Chia Sẻ về Vấn Đề Giáo Dục
CHA MẸ và CON CÁI

Nguyễn Chính Kết

NGHỆ THUẬT LÀM CHA MẸ

Chúng ta thường được giáo dục để trở nên những đứa con tốt trong gia đ́nh, nhưng rất ít khi chúng ta được giáo dục để trở nên những cha mẹ tốt. Ở trường học, chúng ta học rất nhiều môn, nhưng không môn nào dạy ta nghệ thuật làm cha mẹ, là nghệ thuật mà ta phải áp dụng suốt cả cuộc đời kể từ khi có con, đồng thời cũng là một nghệ thuật hết sức quan trọng cho hạnh phúc của ta cũng như cho tương lai con cái ta. V́ thế, đa số nhân loại khi lên làm cha mẹ đă không biết phải đóng vai tṛ đó thế nào cho sáng suốt. Thường th́ chỉ khi đă làm cha mẹ chúng ta mới bắt đầu học nghệ thuật ấy, học theo kiểu «nghề dạy nghề», tự học, học cách ṃ mẫm, phải tự suy nghĩ để t́m ra phương pháp. Cũng có những sách nói về nghệ thuật này, nhưng không nhiều.

Trong ư hướng giúp các bậc cha mẹ nắm vững hơn nghệ thuật này, chúng tôi xin đưa ra một số suy tư hay ư kiến góp phần xây dựng. Sau đây là 10 đề nghị, hay nói khác đi là 10 điều tâm niệm của các bậc cha mẹ

1. Đă là người đương nhiên bất toàn

Ngoài Thiên Chúa ra, không có ai hoàn hảo cả. V́ thế, ta đừng đ̣i hỏi con cái ta phải hoàn hảo, phải làm ta hài ḷng. Chính ta, trong quá khứ cũng như hiện tại, ta có hoàn toàn làm hài ḷng cha mẹ ta đâu ! Chính ta cũng bất toàn. Tuy nhiên, v́ tính cách sư phạm, ta có thể tỏ ra đ̣i hỏi con cái chút ít để chúng cố gắng hơn. Cùng là thân phận con người yếu đuối như nhau, ta nên thông cảm với những tật xấu, những khuyết điểm của con cái. Ta phải tập biết hài ḷng về những cố gắng của con cái ḿnh, về mức độ tốt đẹp mà chúng đă từng nỗ lực để đạt được.

2. Đừng kỳ vọng về con cái quá mức

Ai cũng có giới hạn của ḿnh, dù có cố gắng lắm cũng khó vượt qua giới hạn ấy. Điều quan trọng là biết được đâu là giới hạn của con cái ḿnh để tôn trọng giới hạn đó, để đặt ra mục tiêu thích hợp bắt chúng đạt tới. Thông thường, khi có con, ai cũng kỳ vọng con ḿnh phải thành người thế này thế kia. Ta mong con ta hơn ta, và sẵn sàng hy sinh tất cả để con ta đạt được những ǵ ta kỳ vọng nơi chúng. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, những kỳ vọng đó vượt quá khả năng thực hiện của chúng. Có thể chúng không có nhiều tài năng và nghị lực bẩm sinh như ta, có thể chúng có khuynh hướng khác với ta. Ta không nên lấy ḿnh làm khuôn mẫu để ép con cái phải như ḿnh. Đặt lư tưởng quá cao cho con cái dễ làm cho chúng có mặc cảm tự ty và buồn phiền nếu chúng không thể đạt tới được, đồng thời dễ làm ta thất vọng và chán nản về chúng.

3. Chấp nhận con cái, cầu nguyện cho chúng

Chấp nhận con cái không có nghĩa là không bắt chúng nỗ lực để nên tốt đẹp hơn, mà là chấp nhận mức độ chúng đạt được sau khi ta đă nỗ lực tạo đủ mọi điều kiện để chúng tốt đẹp hơn và chính chúng cũng đă cố gắng. Đừng ép con cái ḿnh phải giống hay bắt chước một trẻ em khác : trên đời này không thể có hai đứa trẻ giống nhau. Để chấp nhận trẻ, ta phải biết đặt ḿnh vào địa vị của trẻ và nh́n theo quan điểm của chúng. Đừng bắt chúng nh́n theo quan điểm của ta. Tích cực hơn, ta nên cầu nguyện cho chúng, xin Thiên Chúa ban thêm sức mạnh để chúng có khả năng cố gắng nhiều hơn nữa. Chỉ có Thiên Chúa mới có khả năng biến đổi tâm hồn chúng.

4. Dành th́ giờ để đối thoại với con cái

Nên bỏ ra mỗi ngày ít nhất 15 hay 30 phút để tiếp xúc với con cái, để nói chuyện, t́m hiểu chúng, trao đổi tư tưởng, cảm nghĩ và tâm t́nh với chúng. Giờ rất thuận tiện là các bữa ăn. Phải lắng nghe chúng nói, khuyến khích chúng bày tỏ những điều chúng nghĩ trong đầu, chứ không phải chỉ biết bắt chúng nghe ḿnh thôi. Đồng thời phải biết phản ứng kịp thời và thích hợp với những ǵ chúng biểu lộ : vui, buồn, ngạc nhiên, sửa sai, bất đồng, tán thành, khuyến khích... Phải luôn luôn nắm được tư tưởng và ư muốn của chúng. Phải tập tṛ chuyện với chúng như với bạn bè, nhất là khi chúng đă lớn, khoảng 10 tuổi trở lên. Đừng để chúng hư lúc nào ta không biết.

5. Cố gắng tạo quan hệ t́nh cảm với con cái

Con cái ta rất cần được yêu thương, khuyến khích, hỗ trợ để chúng có thể phát triển. Do đó, ta phải làm sao để chúng cảm nhận được t́nh thương của ta. Cần phải biểu lộ t́nh thương của ta ra bên ngoài, qua ánh mắt, qua những cử chỉ âu yếm, những lời nói ngọt ngào, những hy sinh cụ thể và thường xuyên của ta. Càng nhỏ, chúng càng nhạy cảm với t́nh thương của ta. Chúng cần t́nh thương để lớn lên và phát triển cũng như cần cơm bánh. Đừng dấu t́nh thương trong ḷng mà phải biểu lộ ra ngoài. Đừng chỉ yêu thương bằng khối óc dù rất cần thiết, mà c̣n phải yêu thương bằng con tim nữa.

6. Phải làm sao cho con cái tin tưởng nơi ta

Trẻ cảm thấy cần được bảo đảm tốt đẹp về mọi phương diện : vật chất cũng như tinh thần. Chúng mong t́m được những bảo đảm đó nơi cha mẹ chúng. V́ thế, ta phải trở nên chỗ dựa vững chắc cho chúng về mọi mặt. Phải sống làm sao để chúng có thể cảm thấy an tâm : mọi lời ta nói phải đúng để chúng tin tưởng, mọi việc ta làm phải tốt để chúng bắt chước. Phải làm sao để chúng tin vào t́nh yêu, sự thành thật, khả năng hy sinh và sự cao thượng của ta. Ta muốn con cái ta tốt tới mức nào th́ ít ra ta phải sống tốt tới mức đó. Hành động của ta - tốt hay xấu - ảnh hưởng tới con cái ta tới mức độ ta không ngờ.

7. Đồng hành với con cái trên đường tiến tới hoàn mỹ

Tuy nhiên ta không nên tự thần tượng hóa ḿnh trước mặt con cái. Tới một lúc nào đó ta phải cho chúng thấy rằng chính ta cũng là người bất toàn đang nỗ lực tiến tới trưởng thành, hoàn thiện và nên thánh. Ta chỉ là người đi trước có nhiệm vụ dẫn dắt chúng trong những bước đầu cuộc đời chúng, đưa chúng đi vào đời sống thần linh (với Thiên Chúa) và nhân bản (với bản thân và người khác). Và sau này chính ta cũng nên sẵn sàng nhận lại sự nâng đỡ của chúng. Cần phải khiêm tốn nhận những khuyết điểm của chính ḿnh. Trên đườøng tiến tới hoàn thiện, ta hăy biến chúng thành những người bạn đồng hành và cho phép chúng được coi lại ta như thế, đồng thời chấp nhận sự xây dựng của chúng. Như thế chúng sẽ tự tin và dễ trưởng thành hơn.

8. Phải tôn trọng phẩm giá của con cái

Con cái ta là người, chúng có quyền và rất cần được đối xử như những con người, như con cái của Thiên Chúa. Đừng xử với chúng như nô lệ hay đầy tớ trong nhà. Hăy tôn trọng tự do của chúng, đừng cấm đoán chúng những ǵ ta xét thấy vô hại. Cũng nên tôn trọng giờ làm việc, giờ ngủ và th́ giờ của chúng một cách vừa phải. Nếu cần phải sửa phạt th́ nên sửa phạt đúng mức, hợp lư, đừng đánh đập chúng quá đáng hoặc chửi rủa chúng những câu thậm tệ, như «Đồ quỉ!», «Đồ chó má!», «Con đĩ!», xúc phạm tới phẩm giá hoặc làm tổn thương tự ái chúng quá mức cần thiết. Đừng bêu xấu con trước mặt người khác hoặc những trẻ em khác. Có tôn trọng chúng th́ chúng mới biết tự trọng và tự tin.

9. Khai phóng cho con cái

Khi c̣n nhỏ, con cái ta lệ thuộc ta mọi mặt. Lúc đó, ta phải bắt chúng vâng lời, làm theo ư ta để chúng đi đúng đường. Nhưng ta phải huấn luyện và giáo dục chúng làm sao để dần dần chúng trưởng thành, có khả năng tự do và tự lập về mọi mặt. Đừng bắt chúng cứ phải lệ thuộc ta măi, cứ phải theo ư muốn của ta hoài. Đó cũng là cách để ta tự giải phóng chính ḿnh. Nên ư thức rằng con cái ta không phải là của ta măi, mà là của cuộc đời. Muốn chúng lệ thuộc ta măi đó là ư muốn của những cha mẹ c̣n non nớt. Cần phải biết biến chúng thành những người bạn mà xét về nhiều mặt là ngang hàng với ḿnh. Có như thế chúng mới dễ phát triển và trưởng thành.

10. Trao cho chúng trách nhiệm

Phải tập cho con cái tinh thần trách nhiệm ngay từ hồi chúng c̣n nhỏ bằng cách trao cho chúng những trách nhiệm từ dễ đến khó, từ nhỏ đến to trong gia đ́nh. Phải tập cho con cái dần dần quán xuyến được mọi việc. Và khi chúng đă lớn, khoảng 20- 25 tuổi, phải tập cho chúng làm những công việc có tầm vóc xă hội : làm ăn, giao thiệp, nhận trách nhiệm nghề nghiệp, điều hành công việc... Phải tập cho chúng làm được hầu hết những công việc của ḿnh, thậm chí có thể thay thế ḿnh trong địa vị của ḿnh.

Hăy bắt chước các nhà vua của ta ngày xưa biết nhường ngôi cho con ngay khi chúng tạm đủ tư cách thay thế ḿnh giải quyết mọi việc, c̣n ḿnh th́ đứng đằng sau hướng dẫn, cố vấn, làm «thái thượng hoàng». Tại nhiều nước đang phát triển mạnh, các giám đốc công ty, xí nghiệp, thậm chí các bộ trưởng... đa số thuộc giới trẻ (25- 40 tuổi) rất năng nổ hoạt động. Người ta không sợ họ đi quá lố v́ đằng sau những người trẻ ấy c̣n có cha mẹ của họ cố vấn, chỉ đạo và hỗ trợ họ. Nhờ vậy, đất nước của họ tiến bộ rất mau.

Trong gia đ́nh, chúng ta cũng nên sớm giao trọng trách cho con cái đang khi chúng ta c̣n có thể đứng sau để hướng dẫn giúp đỡ. Đừng để tới lúc ta không c̣n làm được ǵ nữa mới nhường trách nhiệm cho chúng. Tới lúc đó chúng mới tập sự làm việc th́ đă hơi muộn, nên sẽ ít hữu hiệu và mắc nhiều sai lầm.

Kết luận

Thế hệ con cái của chúng ta có đức hạnh và tài năng hay không tùy thuộc vào sự giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ chúng rất nhiều. V́ thế, ta cần phải giáo dục chúng một cách khôn ngoan sáng suốt. Đừng phó mặc công việc quan trọng này cho may rủi, cũng đừng làm một cách tùy tiện, thiếu suy nghĩ. Hăy lắng nghe thế hệ của chúng ta đang lên tiếng : «Hăy giáo dục chúng tôi cho tử tế, chúng tôi sẽ biến xă hội và thế giới này thành thiên đường». Và một điều rất quan trọng là hăy cầu nguyện cho chúng, xin Thiên Chúa chúc lành, bảo vệ và thánh hóa chúng.

NUÔI DẠY CON CÁI
Để xây dựng thế giới, Giáo Hội, Nước Trời

Thiên Chúa nói với tổ tông loài người: «Hăy sinh sản cho đầy mặt đất» (St 1,23). Lời Chúa truyền ngày xưa nhân loại chúng ta đă tương đối hoàn thành. Hiện nay, số lượng người đă trở nên viên măn, khiến người ta phải nghĩ tới việc hạn chế hay kế hoạch hóa sinh sản. Nhưng đó mới chỉ là bổn phận về số lượng.
C̣n bổn phận về chất lượng th́ sao? Chúa nói : «Anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ... dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em» (Mt 28,19-20). Bổn phận này chúng ta c̣n thiếu xót nhiều lắm. Chất lượng của nhân loại quả rất đáng lo ngại. Thế giới hiện nay đang bị đảo điên, đau khổ v́ tội lỗi, chiến tranh, bất công, bạo hành, người bóc lột người, nạn đói, nạn mù chữ, măi dâm, ma túy, buôn bán trẻ em, v.v... Tội lỗi, chiến tranh, bất ḥa, ghen ghét, hận thù đă đi vào thế giới ngay từ khi xuất hiện những con người đầu tiên : Ađam, Evà, Cain, Abel... Và chất lượng của thế giới từ xa xưa đến giờ vẫn chưa tiến triển được bao nhiêu.

Nhiều khi chúng ta than phiền về thế giới, về những người đang điều hành thế giới này. Nhưng ít khi chúng ta ư thức rằng : Gia đ́nh của chúng ta là một «thế giới nhỏ». Hai thế giới - lớn và nhỏ - ảnh hưởng và phản ảnh lẫn nhau. Thế giới này thay đổi th́ thế giới kia cũng sẽ thay đổi. Là cha mẹ, chúng ta đang làm chủ, đang điều hành cái thế giới nhỏ bé là gia đ́nh của chúng ta. Nếu chúng ta không làm cho cái thế giới nhỏ bé mà chúng ta đang làm chủ ấy trở nên tốt đẹp hơn, nếu trong cái thế giới nhỏ bé của chúng ta vẫn c̣n có những điều không tốt đẹp, những điều xấu, th́ chúng ta không có quyền than phiền về thế giới, hay trách cứ những người đang điều hành thế giới. V́ chính chúng ta cũng phải chia sẻ trách nhiệm với họ, khi chúng ta không làm cho thế giới nhỏ bé của chúng ta tốt đẹp, hạnh phúc, ḥa b́nh hơn. Do đó, chúng ta phải xây dựng thế giới bắt đầu từ chính gia đ́nh của chúng ta.

Là người Kitô hữu, chúng ta không chỉ có bổn phận xây dựng thế giới, mà c̣n xây dựng Giáo Hội và Nước Trời, trong hiện tại và tương lai, nghĩa là làm sao để Chúa Kitô thống trị thế giới và mọi tâm hồn. Cách tốt nhất và căn bản nhất vẫn là bắt đầu từ chính gia đ́nh của chúng ta. V́ gia đ́nh chính là một «giáo hội nhỏ» mà chúng ta có bổn phận phải biến thành một «Nước Trời nhỏ», trong đó, có t́nh yêu ngự trị, và mọi sự đều tốt đẹp. Chúng ta phải Phúc Âm hóa gia đ́nh của chúng ta, làm sao để mọi người trong gia đ́nh chúng ta sống tốt đẹp, yên vui, hạnh phúc.

... hăy nuôi dạy con cái cho tốt đẹp

Đi vào cụ thể, để góp phần xây dựng thế giới, Giáo Hội, các bậc cha mẹ phải sống tốt đẹp, phải hoàn thiện bản thân, đồng thời làm cho con cái ḿnh cũng sống tốt đẹp và hoàn thiện hơn. Trong hai việc đó, nuôi dạy con cái là việc hết sức quan trọng và có rất nhiều khó khăn, đ̣i hỏi các bậc cha mẹ không những phải đầy thiện chí mà c̣n phải đầy khôn ngoan, không những phải chính ḿnh sống tốt đẹp làm gương mà c̣n phải giỏi nghệ thuật nuôi dạy con nữa. Sau đây là một vài điểm cần thiết để việc nuôi dạy con thành công.

1. Hăy cầu nguyện, phó thác, và vững tin vào Chúa

Chúng ta có bổn phận phải nuôi dạy con cái, nhưng kết quả công việc đó không hoàn toàn tùy thuộc vào nỗ lực của chúng ta, mà c̣n tùy thuộc ở Thiên Chúa nữa. Chúng ta chỉ giống như người trồng cây, tưới, bón phân, chăm sóc cây... nhưng chỉ Thiên Chúa mới làm cho cây lớn lên (Xem 1 Cr 3,6-7). V́ thế, để nuôi dạy con cái cho kết quả, chúng ta cần cầu nguyện, phó thác và vững tin vào Chúa. Không có Ngài, chúng ta không làm được việc ǵ (Xem Ga 15,5b). Chúng ta đừng quá cậy dựa vào sức ḿnh, vào khả năng dạy dỗ của ḿnh. Nhiều khi chúng ta đem hết tâm hồn và nỗ lực ra để khuyên lơn, dạy điều hay lẽ phải cho con cái, nhưng chúng vẫn chứng nào tật nấy. Tại sao ? V́ ư chí của con người đă bị tội lỗi làm cho yếu đuối. Ai trong chúng ta cũng đều cảm nghiệm được sự yếu đuối ấy như thánh Phaolô đă diễn tả : «Điều tôi muốn th́ tôi không làm, nhưng điều tôi ghét th́ tôi lại cứ làm... Muốn sự thiện th́ tôi có thể muốn, nhưng làm th́ không. Sự thiện tôi muốn th́ tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn th́ tôi lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không muốn, th́ không c̣n phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội vẫn ở trong tôi» (Rm 7,15.18b-20). Con cái chúng ta cũng yếu đuối như chúng ta, chúng rất hiểu những ǵ là tốt đẹp phải làm, những ǵ là xấu xa phải tránh, nhưng cũng như chúng ta, chúng không làm nổi, không tránh nổi. Và theo thánh Phaolô, Đức Kitô chính là người có thể giải thoát chúng ta và con cái chúng ta khỏi sự yếu đuối ấy : «Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta» (Rm 7,24-25). V́ thế, trong việc nuôi dạy con cái, chúng ta phải nhờ cậy vào Đức Kitô rất nhiều. Không có sự giúp đỡ và thêm sức của Ngài, việc dạy dỗ của chúng ta sẽ thất bại.

Thêm vào đó, không phải chúng ta như thế nào, hay muốn con cái chúng ta như thế nào th́ chúng sẽ ra như thế ấy. Tục ngữ có câu : «Cha mẹ sinh con, trời sinh tính». Hăy xem lại chuyện cổ : Lưu Bị, Quang Trung... cha mẹ đều là những bậc anh hùng cái thế, luôn cố công dạy dỗ con cái với đủ mọi phương tiện trong tay, thế mà con cái chả ra làm sao : bố anh hùng mà con th́ hèn nhát ! Nhiều người dạy dỗ con cái người khác th́ thành công, nhưng dạy dỗ con ḿnh th́ thất bại : «Dao sắc không gọt được chuôi». V́ thế, chúng ta đừng chỉ cậy vào khả năng dạy dỗ của ḿnh, mà hăy trông cậy vào Thiên Chúa, bằng cầu nguyện, hy sinh, hăm ḿnh, và vững tin. Cũng đừng bao giờ thất vọng khi thấy con cái không được như ư ḿnh. C̣n ai đáng thất vọng về con cái hơn bà thánh Monica, thế mà nhờ cầu nguyện, hy sinh, hăm ḿnh và vững tin, con của bà cho dù hết sức tội lỗi, đă trở về với Chúa, không những thế, c̣n trở nên một giám mục, và hơn nữa, một vị thánh, là thánh Âu-Tinh.

2. Hăy giúp con cái sống đời Kitô hữu tốt đẹp

Lệnh truyền của Chúa «Anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ... dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em» (Mt 28,19-20) phải được áp dụng trước tiên trong gia đ́nh. Trước khi Phúc Âm hóa xă hội, thế giới, ta hăy Phúc Âm hóa chính ḿnh và gia đ́nh ḿnh đă. Hăy biến con cái của chúng ta thành những Kitô hữu tốt. Làm sao để chúng thật sự tin, yêu và dấn thân theo Chúa. Khi chúng thật sự tin và yêu Chúa, việc giáo dục chúng coi như đă thành công.
V́ thế, phải làm sao để đời sống tâm linh của chúng đi vào chiều sâu, nghĩa là có tương quan thân thiện với Chúa, có đời sống cầu nguyện, biết hy sinh bản thân cho Chúa và tha nhân. Hăy tập cho chúng ngay từ hồi c̣n nhỏ có thói quen đọc Kinh Thánh, và bày tỏ với Chúa những tư tưởng, tâm t́nh có trong đầu. Tất cả những việc đó là thức ăn cần thiết cho đời sống tâm linh của chúng.

Những cha mẹ nào có đời sống tâm linh vững vàng sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đào luyện đời sống tâm linh cho con cái. Thật vậy, người ta chỉ có thể cho đi những ǵ người ta có, và không thể cho những ǵ người ta không có. V́ thế, muốn con cái có đời sống nội tâm sâu xa, th́ chính cha mẹ phải có trước đă. Khi con cái đă có tương quan thân thiện với Thiên Chúa rồi, th́ việc giáo dục chúng trở nên nhẹ nhàng, v́ không phải ta giáo dục chúng, mà chính Thiên Chúa giáo dục chúng.

3. Hăy biểu lộ t́nh thương cho con cái

Con người luôn luôn cần t́nh thương. Không t́nh thương, con người không thể sống và phát triển được. Con cái chúng ta cũng thế. T́nh thương chính là thức ăn, là cơm bánh chúng phải dùng hàng ngày để có thể phát triển b́nh thường về tâm linh, tâm ư, để có thể trở nên tốt lành, xả kỷ, vị tha... Những đứa trẻ không cảm nhận được t́nh thương của cha mẹ thường dễ trở nên ích kỷ, khó thương và khó dạy. Các bậc cha mẹ tuy rất yêu thương con, nhưng lại hay ngại tỏ ra cho chúng thấy, cứ sợ chúng ỷ lại, nhơng nhẽo, mà không nh́n thấy tai hại của việc ấy. Nhiều đứa trẻ than phiền với chúng bạn, hay với hàng xóm rằng cha mẹ không hiểu và không yêu thương chúng. Ư nghĩ đó khiến tâm hồn chúng càng ngày càng trở nên cằn cỗi, chua cay, co ḿnh lại, và tệ hại nhất là chúng không thể tin tưởng vào t́nh yêu của Thiên Chúa.

Thật vậy, đối với con cái, cha mẹ là h́nh ảnh cụ thể nhất của Thiên Chúa, và t́nh yêu của cha mẹ là h́nh ảnh cụ thể nhất của t́nh yêu Thiên Chúa. Chính qua t́nh thương của cha mẹ mà con cái hiểu và cảm nghiệm được t́nh yêu thương của Thiên Chúa. Có điều ǵ chúng ta cảm nhận được về Thiên Chúa mà không xuất phát từ những kinh nghiệm cụ thể đâu ? V́ thế, muốn con cái ḿnh cảm nhận được t́nh yêu của Thiên Chúa, để đáp lại t́nh yêu của Ngài, để sẵn sàng hiến thân cho Ngài, trước hết chúng ta phải làm sao để chúng cảm nghiệm được chính t́nh thương của chúng ta, rồi mới nói về t́nh yêu của Thiên Chúa sau.

4. Không những «dạy» mà c̣n phải «dỗ»

Như đă nói trên, con cái của chúng ta cũng gặp t́nh trạng yếu đuối như chúng ta: «Điều tôi muốn th́ tôi không làm, nhưng điều tôi ghét th́ tôi lại cứ làm...». Chúng cũng cần một sức mạnh bên ngoài nào đó tác động vào trợ giúp cho ư chí yếu đuối của chúng. Và không có sự trợ giúp nào hữu hiệu, vô hại và hữu ích cho bằng t́nh thương, được biểu lộ qua sự dỗ dành. Tiếng Việt của chúng ta thường ghép hai từ «dạy» và «dỗ» lại với nhau : «dạy dỗ» . Muốn dạy th́ phải dỗ, không dỗ không dạy được.
Thật vậy, cổ nhân nói : «Giáo đa thành oán». Dạy nhiều, nói nhiều, răn đe nhiều, roi vọt nhiều mà không biết khéo léo dỗ dành, con cái của chúng ta sẽ khó chịu với những lời dạy đó, thậm chí chúng không thèm nghe nữa. Khi ta dạy nhiều quá, chúng có thể im lặng mà không lắng nghe, và có thể bỏ ngoài tai tất cả. «Dỗ» bao hàm nhiều nghĩa : có thể là vỗ về, an ủi, dẫn dụ, có thể là khuyến khích, van lơn, hứa điều tốt đẹp, có thể là bảo chúng làm điều ḿnh dạy làm để đạt được điều chúng đang mong ước, v.v... Nhưng «dỗ» luôn luôn là một biểu lộ êm ái, ngọt ngào của t́nh thương, của sự mềm dẻo, ân cần. Dỗ cách này không được th́ dỗ cách khác, dỗ đủ cách không được mới nên dùng tới đe dọa, h́nh phạt. Thay v́ nói : «Con học đi, không học là bố đánh đ̣n đấy !» th́ nói thật ngọt ngào : «Con ráng học đi, học xong bố sẽ chở con đi chơi một ṿng», hay «Ráng học nhe con, hôm nọ bố nghe cô giáo khen con trước mặt các phụ huynh khác làm bố hănh diện về con lắm !».

5. Năng nói chuyện tâm t́nh với con cái

Con cái và cha mẹ chỉ thông cảm nhau, hiểu được t́nh thương của nhau khi đối thoại với nhau thường xuyên. Không đối thoại, t́nh thân giữa cha mẹ và con cái không thể có được. Sở dĩ một người nào đó trở thành bạn thân của ta là v́ ta và người ấy năng nói chuyện tâm t́nh, tâm sự với nhau, nên hiểu được ḷng ruột nhau. V́ thế, cha mẹ phải cảm thấy thích thú khi nói chuyện với con cái, khi lắng nghe chúng tâm sự, và làm sao để chúng cũng thích thú khi nói chuyện với ḿnh. Hăy coi chúng là những người bạn hơn là người dưới ḿnh. Hăy bắt chước thái độ của Đức Kitô đối với môn đệ : «Thầy không gọi anh em là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đă cho anh em biết» (Ga 15,15). Chỉ khi con cái ta sẵn sàng bầy tỏ tất cả những ǵ chúng nghĩ trong đầu, không dấu diếm v́ sợ hăi hay ngại ngùng, ta mới có thể dạy dỗ chúng đúng hướng và hữu hiệu.

Kết luận

Mỗi gia đ́nh là một thế giới nho nhỏ, một giáo hội nho nhỏ, một xứ đạo nho nhỏ mà chúng ta, những bậc cha mẹ, phải làm chủ, hướng dẫn, làm mục tử. Là mục tử của gia đ́nh, chúng ta hăy trở nên mục tử tốt lành theo gương Đức Giêsu (Xem Ga 10, 11.14). Hăy làm sao để nói được như Ngài : «Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào» (Ga 10,10b), «Tôi biết các chiên tôi và các chiên tôi biết tôi» (Ga 10,14), «Tôi hy sinh mạng sống ḿnh v́ đàn chiên» (Ga 10,11b.15b).

Cái thế giới hay giáo hội nho nhỏ ấy tốt hay xấu, có biến thành một «Nước Trời nho nhỏ» hay không, tùy thuộc vào chúng ta rất nhiều, vào sự điều khiển gia đ́nh và nuôi dạy con cái của chúng ta. Nuôi dạy con cái cho tốt, chính là góp phần làm tăng chất lượng của thế giới và Giáo Hội lên. Và đó cũng là góp phần xây dựng Nước Trời, biến trần gian thành Vương Quốc của Thiên Chúa (Kh 11,15).