Giáo Dục Kitô Trong Thiên Niên Thứ Ba

Frère Kế, fsc.
viết căn cứ vào văn kiện của
Thánh Bộ Ṭa Thánh Vatican đảm trách giáo dục trong các trường học Kitô.

Phần thứ nhất

1-Thời gian săp bước vào thiên niên thứ ba của lịch sử Giáo Hội Kitô, vấn đề giáo dục được nêu lên: Giáo dục Kitô phải đối phó với nhiều vấn đề xă-hội-chính-trị, và văn hóa của các dân tộc trên mặt địa cầu:

Vấn đề thứ nhất:

Chúng ta phải đối phó với cơn khủng hoảng về gía trị của mọi sự việc liên quan đến đời sống của loài người, một cách riêng là phải nhận định rơ ràng về cách sinh hoạt của nhân loại chi phối bởi ảnh hưởng của kỹ thuật truyền thông xă hội. Cách sinh sống của nhân loại đang được truyền bá khắp nơi là mỗi cá nhân sống tùy thời, tùy xu hướng, tùy sở thích của cá nhân ḿnh; cái thuyết luân lư tùy thời, tùy sở thích cá nhân, chiều theo chủ-nghĩa vô-tính (nihilism).

Chủ nghĩa vô tính hoặc hư vô dạy rằng: trên đời chẳng có ǵ gọi được là bất biến, là trật tự, là luật pháp, là công bằng bác ái, là thiện là ác, mà cũng chẳng có linh hồn bất diệt, chẳng có cơi trường sinh ... nihilism... chẳng có chi hết! Nôm na mà nói là chủ nghĩa sống trên đời mà chẳng tin có linh hồn bất diệt, chẳng tin có thần thánh, chẳng tin có Thiên Chúa Tạo Hóa muôn loài, chẳng có sự sống đời sau trường cửu. Nghĩa là: chẳng c̣n cần có tôn giáo, cũng chẳng có thiện, có ác, chẳng cần ǵ có giáo hội nọ, giáo hội kia, đạo này đạo nọ... chỉ có cá nhân ḿnh muốn làm ǵ th́ làm, muốn sống thế nào tùy ư ḿnh ... rồi chết đi là hết chuyện làm người.

= Nihilism: một thứ dịch tả tinh thần nguy hiểm hơn tất cả mọi thứ thuốc độc giết ngưới v́ nihilism giết đức tin, giết tôn giáo, giết luân thường đạo lư, đi ngược với lư trí và lương tri con người, nihilism không nh́n nhận con người có một linh hồn bất diệt.
= Nihilism không tin có một Thiên Chúa Tạo Hóa muôn loài.
= Nihilism phát sinh ra cái tà thuyết vô thần, vô và vô... chỉ c̣n có vật chất mà thôi (materialisme athée): chủ nghĩa vô thần và duy vật chủ nghĩa.

Thuyết đa dạng: (pluralism)

Đa dạng thái qúa thấm nhập xă hội ḷai người hiện tại dẫn đến những kiểu sống đối nghịch lẫn nhau, tiêu diệt quan niệm xă hội, xóa bỏ cái đặc tính của từng xă hội, của từng dân tộc. Sự biến đổi qúa mau lẹ trong kết cấu xă hội, kỹ thuật tiến những bước khổng lồ phi thường, luôn luôn có những khám phá tân tiến, tinh vi, và hiện tượng kinh tế bao qúat hoàn cầu, tất cả những bước tiến đó trong xă hội, trong kỹ thuật và khoa học ảnh hưởng sâu xa đến đời sống con người khắp hoàn cầu.

Những bước tiến đó rất tốt đẹp, nếu toàn thể nhân loại được hưởng thụ: tân tiến hữu ích cho mọi người; trái lại những bước tiến đó đă đào hố sâu chia rẽ người giàu có triệu phú với đám quần chúng nghèo đói, không nhà ở, không của ăn. Những bước tiến khoa học, và kỹ thuật tân thời đă tạo nên hiện tượng khổng lồ chưa từng thấy của những đám dân di tản, mạo hiểm đi t́m nơi trú ngụ, từ biệt những xứ sở kém mở mang đến những nước mở mang cao độ.

Hiện tượng có nhiều nền văn hóa,và có nhiều dân tộc, nhiều nước đă theo đạo Phúc Âm, và có nhiều dân nhiều nước có tôn giáo riêng biệt , hiện tượng đó vừa là nguồn làm giàu cho nhau nhưng cũng là nguyên nhân đẻ ra nhiều xích mích, chống đối, oán thù lẫn nhau và gấy chiến tranh. Đó là những vấn đề gai góc muôn dân trên mặt địa cầu phải giải quyết với nhau trong ḥa b́nh và t́nh huynh đệ trong cùng một nhân loại.

Chúng ta nên nh́n vào t́nh trạng các dân tộc, các quốc gia đă nghe giảng và tin theo Phúc Âm của Chúa Giêsu qua cả ngàn thế hệ, nhưng nay đă càng ngày càng xa biệt những tín lư đúng ra th́ phảitrở nên như ánh sáng soi lối đi trên cơi đời và thông ban một ư nghĩa cho cuộc sống thực tế trần gian.

2-Trong phạm vi ngành giáo dục, một cách riêng nhiệm vụ giáo dục đă bành trướng rộng răi, đă trở nên phức tạp,và chuyên nghiệp hơn. Khoa sư phạm, thuở trước đă chăm chú vào sự hiểu biết trẻ con , học sinh, và việc đào tạo giáo chức. Nay đă trở nên rộng răi hơn bao bọc những giai đoạn tăng trưởng , tuổi tác của một đời người, và gồm nhiều khu vực và t́nh trạng vượt qúa phạm vi nhà trường.

Có nhiều đ̣i hỏi mới v́ có nhiều nhu cầu mới lạ, có nhiều khả năng tân tiến, và nhiều kiểu cách gíao dục hợp thời vẫn có thể tiếp nối với những cách giáo dục truyền thống. Sứ mạng giáo dục đặt ra nhiều điều kiện nghề nghiệp hơn trước và trở nên khó nhọc hơn xưa.

3- Cách nh́n xét giáo dục ở thời đại mới như vậy đ̣i hỏi một nỗ lực để canh tân các trường học Kitô. Gia sản qúi báu của cái vốn kinh nghiệm sẵn có và đă thu thập được qua nhiều thế kỷ đă diễn tả cho ta thấy sức sống qúi báu của nền giáo dục Kitô để khuyến khích những cuộc canh tân một cách thận trọng trong các trường Kitô ở thời đại này và những thời đại sẽ đến.

Như vậy hiện bây giờ cũng như trong qúa khứ, nhà trường Kitô có thể nói lên sức sống của ḿnh và khả năng ḿnh có thể đổi mới. Đây chẳng phải chỉ là một sự thích ứng với thời đại, nhưng là một đ̣i hỏi của sứ mạng,một bổn phận phải thi hành để truyền bá Phúc Âm của Chúa Giêsu đến với những con người sống ở mỗi tầng lớp xă hội, và trong mỗi giai đoạn tuổi tác để giúp họ nhận lấy ơn cứu rỗi.

4-V́ những lư do ấy, Thánh Bộ đảm trách nhiệm vụ giáo dục Kitô, trong thời gian chuẩn bị Đại Ân Toàn Xá năm 2000, và cũng để mừng ba mươi năm thành lập Học Đường Vụ và hai mươi năm tưởng niệm Nhà Trường Kitô, đă công bố ngày 19 tháng 3 năm 1977, và dề nghị chú ư đến bản chất và tính cách đặc loại của Nhà Trường có cơ may tự diễn tả ḿnh là một Nhà trường Kitô với những đặc tính gọi được là Trường Kitô. Cũng v́ những lư do ấy Thánh Bộ đảm trách Sứ Mạng Giáo dục Kitô chuyển Bản Tin này đến cùng những vị có trách nhiệm điều khiển trường Kitô để trao cho họ lời khuyến khích và khuyên nhủ họ nuôi ḷng cậy trông.

Một cách riêng, qua bức thư này, Thánh Bộ đảm trách giáo dục Kitô, chia sẻ niềm vui mà các trường Kitô đă thưởng thức v́ đă hái được những qủa tốt trong sứ mạng giáo dục, và đồng thời cũng chia sẻ nỗi lo âu của các bậc làm thày dạy dỗ tuổi trẻ, v́ biết rằng: Trường Kitô sẽ phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu trở ngại tương lai trên đường thi hành sứ mạng dạy dỗ con em.

Vả lại :
- đă có những huấn giáo của Công Đồng Vatican 2,
- đă có rất nhiều lần Đức Giáo Hoàng can thiệp và trao những huấn từ của Ngài liên quan đến nền giáo dục Kitô
- đă có những cuộc hội họp và những lần các Gíam Mục cùng nhau trao đổi ư kiến và lấy quyết định về nền giáo dục Kitô và các ngài đă ban bố những chỉ thị liên quan đến các trường Kitô trong giáo phận của các Ngài,
- đă có những cuộc hội họp quốc tế để trao đổi ư kiến, sáng kiến và nhắc nhở đến sứ mạng giáo dục thanh niên thiếu nữ theo đạo Phúc Âm của Chúa Kitô.

+ Tất cả những tổ chức ấy đều nói lên nỗi băn khoăn của các dân các nước thế gian đối với một nền giáo dục Kitô chân chính;
+ Tất cả những tổ chức ấy đều ủng hộ nỗi ḷng xác tín của chúng tôi rằng:nhà trường công giáo phải chú ư đặc biệt đến những đặc tính căn bản của trường học Kitô: là nơi phải có một nền giáo dục toàn vẹn con người căn cứ vào giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô trong Bản Tin Mừng của Ngài gửi đến cho nhân loại qua mỗi thời đại.

a+ Đặc tính của một nền giáo dục Kitô ắt phải có cá tính Giáo Hội nghĩa là luôn luôn phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo căn cứ trên nền tảng Phúc Âm của Chúa Kitô;
b+ Đặc tính thứ hai của một học đường Kitô đ̣i phải thi hành một sứ mạng yêu thương;
c+ Đặc tính thứ ba của một nhà trường Kitô đ̣i phải là một ḷ luyện t́nh người đối với toàn thể nhân loại nói chung và đối với cái xă hội thu hẹp là quê hương ḿnh và gia đ́nh ḿnh nói riêng;
d+ Đặc tính thứ tư: trường Kitô là ḷ luyện những tâm hồn nồng cháy bác ái, sẵn sàng cứu giúp tha nhân và dấn thân làm việc xă hội. Trường Kitô giáo dục con em biết đón nhận mọi người anh em chị em, không kỳ thị màu da , tiếng nói, tôn giáo, hoăc quê hương đất nước.

Tất cả những đặc tính kể trên đều là dấu hiệu của một nhà trường Kitô: kể như một ḷ luyện những con người có đức tin vào Thày Giêsu Kitô và theo huấn giáo của Ngài.
Những mối hỉ hoan và những gian nan khổ đau của Trường Học Kitô.

5-Chúng tôi vui ḷng nhắc lại những bước tiến thành công của nhà trường Kitô trong những thập niên vừa qua.

Trước hết, chúng tôi ghi nhận sự giúp đỡ của nhà trường Kitô đă làm cho việc truyền bá Phúc Âm được thấm nhập các quốc gia trên ḥan cầu, kể cả những địa hạt đóng kín mà chỉ có nhà trường Kitô mới có thể họat động được ở đấy mà thôi. Thêm nữa là mặc dù gặp nhiều cản trở, trường Kitô vẫn tiếp tục hoạt động để chia sẻ sứ mạng mở mang, cải thiện nếp sống dân chúng trong các nước và các dân tộc khép kín đối với Công Giáo.

Trường Kitô chia sẻ nhứng mối hân hoan và hy vọng, những nỗi khổ đau, những khó khăn, của các dân tộc kém mở mang; trường Kitô nỗ lực làm cho các dân chậm tiến bước trên đường nhân đạo và dạy quần chúng biết họat động công cộng, giúp đỡ lẫn nhau trong một đ̣an thể.

Cũng trong sự nhận xét công lao của trường Kitô chúng ta phải đề cập đến việc làm quan trọng của trường Kitô là đă giúp rất nhiều vào công tŕnh khai tâm mở trí về đời sống đạo đức, đời sống siêu-nhiên trong ơn nghĩa với Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng như đă đóng góp vào việc khai triễn đời sống vật chất trong các nước chậm tiến về đủ mọi mặt.

Chúng ta c̣n phải công b́nh nh́n nhận công trạng trường Kitô trong lănh vực sư phạm, và việc học hành khai tâm mở trí cho con em của đám quần chúng lao động và khó nghèo. Chúng ta nh́n nhận công nghiệp của những tu sĩ nam hoặc nữ thuộc các ḍng chuyên giáo dục trẻ thơ và thanh niên thiếu nữ và người trưởng thành. Họ là những người dấn thân làm việc tông đồ, bác ái trong những nhà trường, họ thi hành một nhiệm vụ đầy t́nh thương. Nhà trường, lớp học của họ là những trung tâm truyền giáo đích thật. Cuộc đời họ là một cuộc đời thi hành sứ mạng truyền bá Phúc Âm của Chúa Kitô cho các linh hồn con trẻ non nớt, và cho thanh niên thiếu nữ và cho người trưởng thành nữa.

Sau cùng chúng tôi không quên công lao của những nhà trường Kitô giúp đỡ những gia đ́nh qua sứ mạng dạy dỗ con em bất trị của họ. Việc làm của các tu sĩ nam nữ chuyên giáo dục trẻ nít và thanh niên thiếu nữ là nhiệm vụ rất hữu ích: phụ giúp các gia đ́nh để cho cha mẹ an tâm v́ họ có thể gửi gắm con em họ trong những trường Kitô có tổ chức chăm lo cho con cái non dại hoặc thanh niên thiếu nữ bất trị mà gia đ́nh không có đủ thời giờ để lo lắng chăm sóc việc học hành và hạnh kiểm tốt cho chúng.

Việc làm giúp đỡ các gia đ́nh giáo dục con cái càng ngày càng thấy cần thiết và hữu ích trong các nước tiền tiến và kỹ nghệ hóa. Những tu sĩ chuyên nghiệp giáo dục thanh niên thiếu nữ là những bậc ân nhân cần thiết cho các gia đ́nh bận việc làm ăn hoặc phân ly tan vỡ.

6-Nhà trường là nơi rất thích hợp để gặp gỡ nhau trao đổi ư kiến, bàn bạc và giải quyết những vấn đề gai góc liên quan đến giáo dục con cái và tuổi trẻ ở cuối thiên niên kỷ thứ hai này và đầu thiên niên kỷ thứ ba.

Hiện nay Trừơng Kitô phải đương đầu với những cô cậu học sinh bất trị hoặc hư hỏng. Có những cô cậu lười biếng không thích nỗ lực học hành, có những cô cậu bướng bỉnh, cha mẹ chẳng biết đối phó cách nào với những đứa con hư thân mất nết như vậy. Hư thân kể được như một chứng bệnh truyền nhiễm lây đến cả đám thanh niên thiếu nữ trong một vùng ,một phố phường, một quận, một đô thị. Chúng hư v́ chúng không gặp được những gương mẫu tốt lành, đạo đức, có sức hướng dẫn, lôi cuốn chúng trên đường lành. Tại gia đ́nh chúng cũng không gặp những mẫu mực đạo đức để d́u dắt chúng trên đường làm lành lánh dữ. Càng ngày càng gặp nhiều trường hợp thanh niên thiếu nữ không giữ đạo, không ăn ở theo luân thường đạo lư, nhưng c̣n tệ hơn nữa chúng không được dạy dỗ để phân biệt thiện ác, đức với tội.

Chúng ngu dốt về luân thường đạo lư, chúng không gặp những gương lành đạo đức. Chúng sống vô đạo,không biết ǵ về Thiên Chúa Tạo Hóa, không biết ǵ về tôn giáo...vậy th́: không lạ ǵ nếu chúng ăn ở ngạo ngược, bất trị v́ chúng đă hư hỏng, lớn lên trong vô kỷ luật, và chúng kết bè kết lũ với những đứa bạn hư hỏng suy đồi hơn chúng để mà làm loạn phá phách gia đ́nh phố xá, đô thị... Xă hội loạn v́ tuổi trẻ không được giáo dục để nên người sống theo lương tri.

Chưa hết, chúng ta c̣n phải thêm chi tiết này nữa: trong thực tế và theo dư luận: cha mẹ và con cái của họ ngày định cho con nhập học một trường Kitô th́ đă có ư định là con ḿnh học để có bằng cấp và có bảo đảm lúc ra trường được thu nhập làm việc trong một sở kỹ nghệ, thương mại, nhà thương nào đó... để kiếm tiền mua xe hơi, thuê nhà ở, có bánh thịt nuôi sống, có tiền đầy túi để đi du lịch ăn chơi... thế là đầy đủ lắm rồi. Chẳng mơ ước ǵ thêm và cũng chẳng đ̣i hỏi ǵ thêm ở nhà trường.

Chính trong những hoàn cảnh đóù, trong ḥan cảnh xă hội, và tâm lư quần chúng hiện nay, như chúng ta vừa diễn tả, là vô thần, là vô đạo, là nhửng nhưng đối với luân thường đạo lư , là duy vật, là sống để hưởng đời, không tin có linh hồn bất diệt và cơi trường sinh, Đức tin chẳng có, đức cậy cũng không, ḷng mến yêu trút cả cho bản thân và tiền bạc và vui thú trên đời.

Vậy th́ thử hỏi: Trường Kitô có chỗ đứng không, trường Kitô c̣n có thể hoạt động được không, và c̣n có giá trị ǵ không?
- Đáp: có chứ sao lại không?

Mặt trời vẫn c̣n cần thiết cho mọi sinh vật, cho cây cối, cụm cỏ, nụ hoa.. Trường Kitô là như mặt trời sưởi ấm và soi sáng, và là niềm hỉ hoan và cậy trông.. Trường Kitô là như ngọn hải đăng giữa phong ba băo táp... tàu bè ngoài khơi vẫn nh́n vào và định hướng đi để cho con tàu cập bến b́nh an nơi Thiên Chúa Hằng Sống.

Điều quan trọng là trường Kitô phải thật là trường có Chúa Giêsu Kitô làm Thày: những thày cô dạy học ở đấy phải thật là những người có đức tin, những người cầu nguyện và sống đạo Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, làm gương sáng cho học tṛ, trong mọi cử chỉ và lời nói. Thày giáo và cô giáo chính là ngọn đèn soi sáng trong đêm tối.

Học sinh có mắt, có tâm và có trí... biết nhận định đâu tốt, đâu xấu, đâu thiện, đâu ác. Một lời nói của thày cô đánh động tâm trí học sinh. Học sinh sẽ nhớ suốt đời, và đúng lúc sẽ đốt sáng lương tâm của học sinh trong cuộc đời.

Nghĩ vậy thày cô sẽ tự tin và tin vào sứ mạng của ḿnh trong nghề dạy học, và tin ở sứ mạng của trường Kitô. Có Chúa ở cùng nhà trường Kitô... là có tất cả.

7-C̣n một chướng ngại vật đặt trước cổng vào trường Kitô.

Đó là những mối khó khăn nêu lên bởi : chính trị, xă hội, văn hóa những thứ ấy dựng lên những bức tường ngăn cản con em gia nhập trường Kitô. Nghèo đói, tai họa nhiều nơi trên thế giới, những nước bị quẫn bức bởi giặc dă, chiến tranh nội địa, đô thị bị tàn phá bởi nước lụt, động đất, núi lửa, băo tố... cướp phá, bạo động giết người gây nguy hiểm cho trẻ con cũng là những mối lo âu và ngăn cản không cho nhà trường Kitô hoạt động đều đặn, và cũng không cho trẻ em, học sinh đến trường thường xuyên để thụ huấn và để được giáo dục một cách liên tục.

Có những nước cấm trường Kitô họat động: Trường Kitô không được mở cửa tiêp nhận học sinh; có những chính phủ vô thần, duy vật chơi tṛ chơi ác chúa tịch thu nhà trường Kitô, ngăn cấm tu sĩ là những bậc giáo sư dạy học, d́u dắt thanh niên thiếu nữ trên đường lương thiện, trên đường đạo đức.

Có những nước, luật lệ giựa trên nguyên lư, gọi là quảng đại, tôn trọng quyền tự do cá nhân, chính phủ duy nhất có quyền giáo dục quần chúng, mở trường học, điều khiển nhà trường. Trường Kitô bị tướt đoạt, đất đai bị tịch thu. Tu sĩ chuyên giáo dục tuổi trẻ bị như tê liệt hóa.

Kinh tế eo hẹp túng thiếu cũng là một nguồn khó khăn cho trường Kitô họat động đều đặn. Tại nhiều quốc gia chính phủ chỉ đài thọ cho những trường nhà nước mà thôi. Trường tư không được nh́n nhận và không được một đồng xu chính phủ thí cho. Như vậy th́ tiền nong mà nhà trường cần để điều khiển nhà trường các phụ huynh đem con đến học phải đảm trách, phải thường xuyên đóng góp cho nhà trường để trường Kitô tiếp tục sinh họat.

Chính v́ thế mà các gia đ́nh bị thiệt tḥi, mặc dù họ đă đóng thuế cho nhà nước như mọi công dân khác. Nhưng họ lại c̣n phải chi thêm một món tiền phải đóng cho con em đi học tại những trường tư, trường Kitô.

Vấn đề kinh tế trong những trường hợp bất công ấy cũng là một mối nguy đe dọa trường Kitô-gíao phải đóng cửa, ngưng họat động. Vấn đề kinh tế cũng là một mối đe dọa không cho tất cả các trẻ em ghi danh học trường Kitô v́ cha mẹ thiếu tiền , và nhà trường cũng v́ tiền nong mà phải đau ḷng từ chối không nhận những con em không tiền đóng góp.

Đấy là một tai họa khiến trường Kitô đi ngược lại nguyên tắc : Trường Kitô mở cửa tiếp rước tất cả mọi trẻ em cần được giáo dục. Hăy nh́n về tương lai.

8-Việc chúng ta vừa làm: nh́n nhận những mối hỉ hoan và những mối lo âu, những chướng ngại, những đe dọa sự tồn tại của trường Kitô.

Những khó khăn và đe dọa ấy không thể ngăn chúng tasuy tư về tương lai, và nuôi cậy trông và lạc quan: Trường Kitô sẽ vẫn sống, vẫn hoạt động được dưới nhiều h́nh thức, nhiều cách nhiều kiểu... trong thiên niên kỷ thứ ba của lịch sử nhân loại và Giáo Hội Công Giáo.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă viết: "Tương lai của hoàn cầu và của Giáo Hội nằm trong tay những thế hệ tương lai, trong tay những người trẻ sinh ra trong thế kỷ của chúng ta và những người trẻ sẽ sinh ra trong năm 2000; những người trẻ ấy sẽ trưởng thành trong thế kỷ đầu tiên của thiên niên mới".

Với sự kiện ấy, nh́n về tương lai của thế hệ đến sau,Trường Kitô phải có thể hiến cho thế hệ trẻ những phương tiện để trưởng thành, để học hỏi cách sinh sống và sống khôn ngoan với những tài khiếu và đức hạnh và phẩm chức của những con người. Và có thể sinh sống trong những xă hội xử dụng những kỹ thuăt tân kỳ, với những khoa học càng ngày càng tinh vi sắc sảo . Và đồng thời những người trẻ hiện tại cần được dạy dỗ khuyên bảo về nhân phẩm, về luân thường đạo lư, về đức tin công giáo.

Và trường Kitô là một phương tiện giáo dục những người trẻ; chúng tôi xác tín rằng: những đức tính căn bản mà trường Kitô phải có th́ phải được duy tŕ và củng cố một cách nghiêm chỉnh. Trường Kitô là công tŕnh của Thiên Chúa: Thiên Chúa làm chủ thời gian và không gian. Ngài sẽ biết ǵn giữ Nhà trường Kitô, v́ trường Kitô làm việc cho Ngài: xây dựng những đền thờ thiêng liêng trong tâm hồn những người trẻ. Chúa Giêsu đă phán:" Hăy để trẻ nít đến cùng Ta."

Trường Kitô làm nhiệm vụ dạy dỗ khuyên răn, hướng dẫn trẻ nít về cùng Chúa Giêsu. Trường Kitô chia sẻ lời hứa của Chúa Giêsu với Giáo Hội: "Ta sẽ xây dựng Giáo Hội của Ta trên Đá này và cửa hỏa ngục không lay chuyển phá đổ nổi."

Con người là một nhân vị, cần được giáo dục để sống xứng hợp với nhân phẩm của ḿnh. Thánh Kinh viết:"Thiên Chúa đă tạo con người giống như H́nh Ảnh Ngài". V́ thế, thày giáo cô giáo khi dạy học cần phải có đức tin để nh́n nhận Thiên Chúa hiện diện trong học sinh của ḿnh: tôn trọng và cầu nguyện Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trong linh hồn học sinh của ḿnh.

9-Trường Kitô-giáo được tạo nên bởi những con người cho con người.

Nhân vị trong mọi cá nhân đều có những nhu cầu với tính nết riêng của ḿnh. Và chính con người ấy là trung tâm điểm trọng đại của Lời Giảng Dạy của Chúa Yêsu Kitô. Nhớ rằng Thiên Chúa đă Tạo Nên từng linh hồn một và mỗi linh hồn con người có trách nhiệm cá biệt đối với chính bản thân. Và mỗi một con người có riêng cái cá tính của ḿnh. Đó là điểm trọng đại trong sư phạm Kitô. Thày giáo cô giáo phải tôn trọng con người trong từng học tṛ hoặc sinh viên của ḿnh là v́ lư do đó. Và thày cô phải biết tính t́nh, tâm lư từng người học tṛ của ḿnh mới ḥng giáo dục và dạy bảo được người học tṛ của ḿnh.

V́ vậy cho nên Ngôi vị của mỗi cá nhân được tôn trọng và đề cao trong trường học Kitô. Mỗi cá nhân đều là một con người đă được Thiên Chúa dựng nên giống H́nh Ánh Ngài. Chân lư ấy đă được đề cao và xác tín: là chân lư nền tảng của giáo dục Kitô vậy.

Qủa quyết như vậy về con người tạo nên mối liên hệ với Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô chúng ta mới t́m thấy đầy đủ chân lư về con người. V́ thế, giáo dục Kitô nỗ lực giúp con người, từng cá nhân một, được phát triển toàn diện và được tăng trưởng liên tục cho đến mức trọn hảo do Chúa Kitô đă chỉ định:"Hăy trở nên trọn lành ḥan hảo như Cha trên trời là Đấng trọn lành hoàn hảo hoàn thiện"(Mt. 5:48). "Nếu ngươi muốn nên trọn lành....." (Mt.19:21; Luke:1:17 ; 6:40; 8:15; John:4:34; 5:36)

Và c̣n nhiều huấn dụ khác trong Kinh Thánh, trong các Thánh Thư...cũng nói đến sự trọn lành, hoàn hảo chỉ định cho thế nhân. Ḷng xác tín ấy về sự hoàn hảo trong con người trở nên một khẩu hiệu cho trường Kitô. Và theo nguyên lư ấy th́ trường Kitô là ḷ luyện những con người có một nhân vị can trường,hướng thượng, luôn luôn chiều về sự thiện, sẵn sàng giúp đỡ tha nhân và là những công dân hảo hạng cho đất nước dân tộc và cho ṭan thể nhân loại.

Phần thứ hai

10-Trường Kitô lâm nguy ở thời đại chúng ta, ở giữa xă hội hiện tại với cách sinh họat và tư tưởng của thế hệ này. Lâm nguy v́ những gía trị của trường Kitô bị lu mờ, lâm nguy v́ những gía trị căn bản của trường Kitô để tồn sinh bị chôn vùi, chê bai, loại bỏ. Thế nhưng chính những gía trị ấy mới là lư do tồn sinh của sứ mạng truyền bá đức tin của trường Kitô.

Thật vậy trong những năm gần đây quần chúng đă chú ư đến ích lợi của việc giáo dục và học hỏi; và đă nh́n nhận sự cần thiết của nhà trường; dư luận về sự cần thiết của học đường đă thức tỉnh các chính phủ và các tổ chức quốc tế chú ư đến việc giáo huấn tuổi trẻ. Nhưng giáo huấn ấy lại chú trọng nhất đến việc đào tạo những chuyên viên kỹ thuật và dạy cách sinh sống theo trào lưu duy vật, thụ hưởng! Chứ đâu có quan tâm đến việc gíao dục đạo đức và mở mang ṭan diện những quan năng và tài khiếu trong trẻ con và thanh niên thiếu nữ.

Giáo dục tân thời không quan tâm đến việc dạy chúng ăn ở như những con người có lương tri và lư tri. Luân thường đạo lư bị loại ra khỏi nhà trường. Rơ hơn, th́ phải nói: "Thiên Chúa đă bị loại ra khỏi nhà trường"

Một khía cạnh khác của giáo dục tân thời: Khoa sư phạm và những ngành khoa học về giáo dục có danh hiệu kêu vang như vậy chú ư đến khảo cứu về những hiện tượng và những phương cách tŕnh bày, giải thích, thí nghiệm: cốt làm sao cho học sinh hiểu biết và áp dụng, đi đến kỹ thuật tạo ra những máy móc đủ thứ đủ loại để xử dụng vào đời sống hằng ngày, và để buôn bán khắp hoàn cầu cho giới tiêu thụ...vét tiền chất đống trong những ngân hàng, và ngân hàng th́ thi nhau cho vay vốn và chuốc lời lăi... cũng để làm giàu. Quần chúng tiêu thụ è lưng ra đóng góp tiền bạc bỏ ngân hàng cũng để có lăi và tiện dùng khi cần tiền mua sắm đồ dùng,người người như say sưa tiêu thụ!

Không có không được, cái ṿng nô lệ vật chất máy móc là thế mà vẫn lấy làm sang khi có xe hơi đẹp, có nhà cửa cao ráo là oai là sướng lắm rồi. Đó giáo dục tân thời để có một nghề trong tay, có một việc làm để có tiền thỏa măn óc tiêu thụ là như vậy. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ như những thế hệ thượng cổ.

Người đời xưa quen gọi là cái học v́ "manh áo túi cơm." C̣n có ai nghĩ đến giá trị tinh thần và đạo đức? Nhà trường im lặng cho yên thân chứ đâu có chú tâm đến bản chất của giáo dục: Tiên học lễ hậu học văn; chứ đâu có quan tâm đến những gía trị có ư nghĩa sâu xa đối với con người và đời sống tâm linh, đạo đức của thế nhân sống trên đời, sống trong gia đ́nh, trong xă hội và liên hệ đạo đức: tin cậy mến đối với Đấng Tối Cao.

Giáo dục tùy thời, giáo dục khoa học, giáo duc vô nhân đạo, vô tôn giáo, giáo dục vô tín ngưỡng, vô luân thường đạo lư... đó là trào lưu giáo dục của thời đại này. Nhà trường tân thời chỉ có mục đích thông tin. Học sinh học hỏi cái ǵ?
+ Học hỏi về những hiện tượng, những việc xẩy ra trong trời đất, trong các dân các nứơc thế gian, trong những bệnh tật, trong những ngôn ngữ, trong sự việc gọi là lịch sử, và trời đất có những biến cố ǵ, có những thay đổi ǵ... và ngừng lại ở mặt ng̣ai, khả giác như vậy , chứ không đi xa đến nguyên nhân,và từ đó lần đến nguyên nhân đệ nhất, cội rễ của những hiện tượng, của những ǵ tai nghe mắt thấy...
+ Giáo dục hiện tại không làm cho con người dùng đến lư trí, và suy luận, và lương tâm và linh hồn và từ đó lên đến Thượng Đế Tạo Hóa muôn ḷai. Cái thứ giáo dục gọi là khoa học và kỹ thuật xét cho kỹ là thứ giáo dục vô thần, duy vật, kỹ thuật, mang cái danh rất vang là giáo dục khoa-học, sẽ biến hóa con người thành những vật để xử dụng như tất cả các thứ vật dụng trong cuộc đời mà mọi người có thể mua sắm được ở các chợ búa, cửa hiệu bán hàng.Hiện nay có cách nói "mua bán những bộ óc - chất xám của con người", và cái ngành thương mại ây rất thịnh hành. Kỹ thuật hóa nhà trường: dạy kỹ thuật phá thai, kỹ thuật giết người ǵa lăo, bệnh hoạn nan y. Nhân phẩm chẳng c̣n được nh́n nhận.

Như vậy th́ đừng ngạc nhiên thấy người giết người xảy ra khắp nơi cùng chốn ,và chiến tranh ác nghiệt với những thứ khí giới...tiêu diệt hàng triệu người, tàn phá những đô thị, xua đuổi từng đàn từng lũ những con người không nhà ở, không quê hương, chạy lọan...thóat thân khỏi bị giết! Giết người từng vạn, từng triệu mà chỉ cần bấm một cái nút; và người bấm nút chỉ là một chuyên viên kỹ thuật mà thôi, chứ đâu có phải là một con người c̣n có lư trí và lương tâm luân thường đạo lư, hoặc ít nhất là c̣n có cảm giác thông cảm với tha nhân đau đớn, rên xiết v́ bị tàng tật.

Giáo dục tân thời đào tạo những con người máy (robot). Kết qủa là tai họa: Những thanh niên thiếu nữ giết người, giết cha mẹ, chỉ cần có trong tay một khẩu súng là chúng làm chúa thiên hạ... Ấy robot dữ tợn là thế đó, những con người máy theo bản năng ác thú  v́ không có lương tâm luân thường đạo lư để làm như một bộ thắng mạnh mẽ kiềm hăm những đam mê trên đường ác. Con người vô giáo dục, con người không được dạy đạo làm người th́ hành động như ác thú: không suy tư, không lương tâm, không lương tri làm cái thắng để chế ngự đam mê, t́nh dục hận thù.

Rồi báo chí, tivi kể lại chuyện giết người...một cách máy móc, khách quan... như loan một tin động trời động đất mà không một lời khuyên răn chỉ dạy, không có suy tư luân thường đạo lư chi cả. Lại c̣n t́m cách giải thích một cách khoa học về bộ óc...của sát nhân là v́ óc của họ tự lúc sơ sinh đa bị gài vào bạo động giết người như vậy rồi. Và người đọc cũng chỉ đọc để biết tin tức, thỏa măn ḷng tọc mạch thế thôi, chứ đâu có nghĩ đến gía trị luân thường đạo lư của hành vi của một con người.

Đời nay là vậy, và đa số thế nhân cũng vậy, hành vi tư tưởng đều máy móc. Đó là kết qủa của nhà trường tân thời, của hệ thống giáo dục theo phương pháp khoa học quan sát và theo dơi những hiện tượng, những kết qủa của pḥng thí nghiệm. Mọi sự việc đều bỏ vào hạng "hiện tượng" đời là đời, sự việc là sự việc, chiến tranh là chiến tranh, học sinh giết chúng bạn là cách chơi súng đạn, như một thứ sport... mà bỏ quên gía trị luân lư và lương tâm đạo đức.

Đến đây chúng ta nên nhắc lại lời phán quyết của một nhà văn, người nước Pháp, đă viết: "Science sans conscience n'est que ruine de l'âme" Nôm na mà nói th́ là:"Khoa học mà chẳng có lương tâm điều khiển th́ chỉ tạo nên tai họa cho linh hồn." Hoặc nhớ lại lời phán quyết của Thày Lăo Tử: "Làm văn hóa mà lầm th́ giết muôn thế hệ." Và đừng quên Thiên Chúa đă ban mười điều luật cho Maisen để giáo dục dân Ngài. Và Thiên Chúa đă sai Con Một duy nhất của Ngài xuống thế làm ngựi để dạy cho loài người biết Đường về cùng Đức Chúa Cha. Đường là ĐẠO của Chúa Kitô, và nhà trường Kitô có nghĩa-vụ dạy Đạo của Chúa Kitô: tất cả các môn học đều thấm nhuần tinh thấn của Chúa Kitô. Nhà trường Kitô dạy học tṛ biết Chúa Giêsu là Đường, là Chân lư và là Sự Sống, như Thánh Lasan Quan Thày các nhà giáo dục đă truyền dạy trong kho tàng văn kiện của Ngài về cách thức điều khiển những nhà trường.

Cách giáo dục rời rạc từng mảnh vụn, các trị giá giáo dục phân loại, và lắm khi chiếu theo phương tiện ấy để dễ đi đến một sự đồng tâm nhất trí nơi quần chúng, kiểu đó gây tai hại cho giáo dục, lắm khi làm lu mờ cái bản chất của giáo dục; cái kiểu điều khiển nhà trường tùy theo sự ưng thuận của đại đa số theo cách chính trị dân chủ như vậy càng ngày càng lui về chánh sách "trung lập" : nhà trường đứng ở thế trung lập để thỏa măn mọi thứ dư luận đối với giáo dục tuổi trẻ, là nguyên nhân gây hại đến sứ mạng giáo dục tuổi trẻ.

Sứ mạng nhà trường là giáo dục những người trẻ, là khai tâm mở trí cho con em, chuẩn bị những công dân lương thiện cho đất nước, cho nhân loại, và giáo huấn những người trẻ biết sống theo nhân phẩm và trung thành với sứ mạng làm người đối với những người đồng loại trong một xă hội an ḥa, giữ đạo làm người - người đối xử với người, những người trẻ phải tin biết họ có một lư trí cần được soi sáng, hướng chiều về sự thiện - làm lành lánh dữ. Đó là lương tâm của con người. Một nền giáo dục không có mục tiêu ấy th́ bị nêu án là phản giáo dục. Chúng ta phải điều chỉnh cái xu hướng dần dần quên bỏ cái phận sự nền tảng của giáo dục là phải quan niệm con người và đời sống của con người cho rơ ràng và chính đáng.

Nhà trường Kitô có sứ mạng giáo dục những con người có thân xác và linh hồn, có tự do, có lư trí, có chí quyết cá biệt và có trách nhiệm, giáo dục một con người có quyền tự do, luôn luôn được mời gọi hướng thượng, sống xứng hợp với nhân phẩm của ḿnh.

Nếu vấn đề trung-lập-hóa nhà trường có nghĩa là, trong thực tế, dần dần tôn giáo sẽ bị loại ra ngoài mọi hành động giáo dục và mọi nền văn hóa, th́ đấy là một hành động ác ôn ngang trái. Trung lập hóa nhà trường để dần dần tiêu diệt học đường kitô-giáo là một tội ác. Ngành sư phạm phải mở rộng cái nh́n đối với sứ mạng giáo dục một cách quyết liệt và khách quan thiết thực và công b́nh v́ lợi ích của con em, gia đ́nh, quốc gia và nhân loại ḥan cầu.

Một chút suy tư: Nhà giáo và phụ huynh c̣n phải quan tâm suy nghĩ đến vấn đề: "làm cách nào để giáo dục con em" và phải nêu lên vấn đề nguyên nhân : "tại sao?".

Muốn thế th́ cần phải bỏ qua mọi cái hiểu lầm về sự đ̣i hỏi nhà trường phải đứng ở thế trung dung...tùy thời.... ví dụ như thế trung lập không được quyết định lành hay dữ , tin hoặc không tin... tự do...tín ngưỡng phải hay không phải, bổn phận lương tâm, xét đoán, phải theo cách ăn nói lịch thiệp là tôn trọng tư tửơng dư luận của kẻ khác: cái ǵ cũng được, cái ǵ cũng good, good... great, great...

Sư phạm tân thời nếu có, th́ đ̣i hỏi: " Nhà trường phải đứng ở thế trung lập" trong việc giáo dục con em, và tái lập sự thống nhất trong những bước tiến của sứ mạng giáo dục, có như vậy mới tránh được sự tản mát trong việc học hỏi và những quanh quẩn rối loạn của những dư luận bên hữu hoặc bên tả...trong những sự hiểu biết và rừng dư luận đối với những sự kiện và những biến cố lịch sử, hoặc thiên nhiên hoặc khoa học..."

Quyết rằng: nhà trường phải trung lập như vừa diễn tả trên đây " quyết định ấy có gía trị ǵ? và sinh ra những hậu qủa ǵ?

Chúng ta nên hiểu biết rằng: Đời của người dương thế không bao giờ đứng vững ở thế trung lập. Trong thực tế của đời sống chúng ta phải chọn lựa phải hoặc trái, lành mạnh hoặc đau ốm, khổ đau hoặc sung sướng, cười hay khóc, tươi sáng hoặc buồn phiền, sáng trí hoặc mê muội...ánh sáng hay bóng tối, đêm hay ngày...đường đi nẻo bước cũng vẫy lên hoặc xuống, đi bên hữu hoặc đi bên tả...không lung tung lộn xộn được...

Giáo dục con em biết chọn lựa cho đúng với lương tâm, với lư trí với luật pháp... Đó là giáo dục xây dựng đất nước và giúp những con người trẻ trưởng thành: lương thiện trong hành vi tư tưởng. Nhà trường Kitô gieo ánh sáng vào mỗi hành động của con người: chú trọng đến gía trị thiết thực của con người trong cái cá tính biệt hiệu của mỗi con người học sinh - một nhân vị toàn vẹn, trác tuyệt, và cá biệt của từng học sinh kể như một nhân vị đáng tôn trọng.

Mỗi người có trách nhiệm, có tự do quyết định, có lương tâm xét xử, có tự do chọn lựa lành hoặc dữ... và ư thức xâu xa rằng: việc lành, bổn phận phải làm, việc ác phải tránh; việc lành được thưởng việc ác bị phạt bởi Chúa Hằng Sống và công b́nh vô cùng.

Nhà trường Kitô gieo ánh sáng vào mọi hành vi tư tưởng của con người, và dạy cho học sinh biết phân biệt lành dữ, phải trái...trong mọi sự việc, mọi tư tưởng, mọi câu chữ đọc trong sách, giáo dục óc suy tư, và óc phán đoán chính trực.

Trường Kitô hướng theo Đạo Phúc Âm của Chúa Kitô và ư thức rằng:" Chỉ khi được soi sáng bởi ánh sáng Chúa Kitô hiện thân làm người th́ cái sự nhiệm màu trong con người mới được soi sáng và nhân loại mới thấu hiểu thiên mệnh của ḿnh".

11-Trường Kitô là mối quan tâm đặc biệt của Giáo Hội.

Ở giữa một thời đại muôn màu muôn sắc, muôn chí hướng, muôn nhu cầu, muôn rắc rối, muôn mặt, muôn ước vọng...Giáo Hội lại càng phải ư thức rằng: "giáo dục phải có những đặc tính Kitô-giáo." Đặc tính Kitô ấy của nhà trường làm cho nhà trường trở nên khí cụ trong tay Giáo Hội và là một nơi thuận lợi cho Giáo Hội để thi hành sứ mạng truyền bá đức tin vào Chúa Giêsu Kitô là Thày Thiên Hạ, là Ánh Sáng thế gian, là chân lư và là sự sống của các linh hồn.
= Trường Kitô tham gia vào sứ mạng truyền bá Phúc Âm với Giáo Hội, và là nơi thuận lợi cho Giáo Hội thi hành nhiệm vụ săn sóc các linh hồn.
= Trường Kitô là những trung tâm truyền bá Phúc Âm, là ḷ tập luyện trọn vẹn con người, là nơi học hỏi về văn hóa, là nơi luyện nghề, là nơi học tập nên người, nên công dân tốt cho đất nước, và cũng là nơi tiện lợi cho các người trẻ đối thoại với nhau, học hỏi lẫn nhau, trao đổi văn hóa, khuyến khích lẫn nhau nên người khôn ngoan đạo đức và cũng là nơi kết t́nh bằng hữu,suốt đời vẫn c̣n nhớ nhau và nhớ những thày giáo đă dạy ḿnh năm xưa và nhà trường ḿnh đă quen thuộc mến yêu thủơ ấu thơ thanh xuân.
= Nhà trường Kitô là h́nh bóng sống động của Giáo Hội Công Giáo: ở đấy những người trẻ được huấn luyện trong đức tin, được dạy dỗ sống như những con người tin cậy mến Thiên Chúa, và có một nền văn hóa sáng ngời, ư thức rơ ràng về phẩm gía thế nhân và đời sống con người phải thi hành một sứ mạng trên cơi đời, tất cả những gía trị và đức tính cao qúi ấy được đề cao và khuyếch trương một cách êm ấm dịu dàng.
= Nhà trường Kitô luôn gợi ư nghĩa và h́nh bóng một Alma Mater: "Một Hiền Mẫu nuôi con khôn lớn trong ḷng tôn thờ tŕu mến Cha ngự ở trên trời."

12 -Trường Kitô phải được coi như một thành phần trong một giáo-phận và một xứ đạo.

Nhà trường Kitô sống cùng một đức tin trong đoàn thể những tín hữu trong một xứ đạo, một giáo phận dưới quyền một Đấng chăn chiên là Giám mục địa phận. Đấy là tinh thần hiệp nhất của những người con hiếu thảo của Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo Hội Công Giáo luôn nh́n nhận nhà trường Kitô là bằng chứng thiết thật của ḷng thành hiến dâng cuộc đời của những tu sĩ để làm việc truyền giáo và làm chứng đức tin của ḿnh trong nhiệm vụ giáo dục tuổi trẻ.

Ở thời đại chúng ta, việc dạy dỗ tuổi trẻ đă gặp nhiều trở ngại và khó nhọc, sự kiện ấy đă làm cho một số tu sĩ của những ḍng tu chuyên việc giáo dục đă bỏ cuộc, thêm vào sự kiện ấy c̣n có sự giảm thiểu những ơn kêu gọi đi tu những ḍng tu chuyên sứ mạng giáo dục tuổi trẻ. Đấy là mối lo âu của Giáo Hội nói chung và các Giáo Phận nói riêng. Chúng ta phải nh́n nhận sự hiện diện và việc làm của những tu sĩ hiến thánh cho Thiên Chúa để thi hành sứ mạng giáo dục tuổi trẻ trong những nhà trường Kitô là cần thiết và là một ơn trọng đại Thiên Chúa ban xuống cho ta. Những tu sĩ chuyên nghề giáo dục tuổi trẻ, d́u dắt thanh niên thiếu nữ trên đường đạo đức là một đại hồng ân Chúa ban cho một giáo phận, cho Giáo Hội và cho một quốc gia dân tộc.

Những tu sĩ giáo chức ấy phải luôn trung thành với tinh thần của nhà ḍng của họ:là tinh thần của các thánh lập ḍng của họ đă để lại cho họ trong những văn kiện qúi báu mà họ để lại làm gia tài cho Ḍng của họ qua các thế hệ. Sự hiện diện của các tu sĩ chuyên nghiệp giáo dục là một đại ân cho các gia đ́nh, cho họ đaọ, và cho một giáo phận. Họ làm gương sáng qua một đời hiến thánh và tận tụy nghề dạy học, là một nghề khó nhất và đ̣i hỏi nhiều hy sinh, nhiều nhẫn nại và t́nh thương tuổi trẻ.

Sự hiện diện của các tu sĩ nam nữ bên cạnh các linh mục và Giám Mục Địa Phận và những nhà giáo khác lo cho tuổi trẻ sống đạo dức trong kỷ luật theo giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô là h́nh ảnh trung thực nhất của Giáo Hội của Chúa Kitô giữa một họ đạo, một giáo phận và một đô thị.

Như vậy nhà trường Kitô đứng lên làm chứng về đức tin và ḷng trung thành sống theo Phúc Âm của Chúa Kitô vậy.

Ước ǵ được như vậy! Nghĩa là chúc nguyện cho nhà trường Kitô họat động trung thành với sứ mạng của ḿnh th́ mới thật là như một Hải Đăng hoặc một V́ Sao Đức Tin soi đường cho giới trẻ về cùng Chúa Giêsu Kitô để được ơn cứu rỗi trường cửu.

Phần thứ ba

13-Trường Kitô có sứ mạng hiệp ḥa một nền văn hóa với đức tin Kitô.

Hoặc là đức tin Kitô thấm nhuần văn hóa của từng xứ sở, từng đất nước dân tộc để thanh lọc và siêu nhiên hóa theo đạo Phúc Âm của Chúa Kitô là Thày Thiên Hạ, là Ánh Sáng thế gian, là Chân Lư, là Đàng và là Sự Sống. Kitô-giáo là muối, là men: làm cho một nền văn hóa dân tộc trỡ nên tinh tuyền và được thánh hóa. Chúa Giêsu đă phán cùng các Tông Đồ vả những tín hữu của Ngài: Hăy là ánh sáng thế gian.
+ Trường Kitô phải là như một ngọn đèn, hoặc một v́ sao soi sáng các linh hồn , chỉ bảo đàng lành, dạy chân lư của Chúa cho các linh hồn biết và tin. "Các con hăy là muối" ǵn giữ các dân các nước trong sự thật, trong sự thiện.
+ Trường Kitô là như ngọn hải đăng, như một v́ sao soi sáng các linh hồn đi trên đường lành trong chân lư để về cùng Thiên Chúa Cha.
+ Trường Kitô dạy chân lư và luân thường đạo lư: về mọi sự, mọi môn học trong chương tŕnh một lớp học, một nhà trường, không ǵ là dối trá, là tội ác trong một nhà trường Kitô.

Ánh sáng là sự lành nhân đức, là lẽ phải, là sự thật, dạy cho học tṛ quan niệm đời sống như thánh Ư Thiên Chúa Tạo Hóa đă in trong lương tâm con người từ thuở ban đầu. Cách dạy học trong một nhà trường Kitô th́ đồng thời học và hành: học để biết và đồng thời cũng để tập học sinh phán đoán cho ngay chính, phân biệt thiện với ác, học biết Ư Thiên Chúa định loài người phải yêu sự lành ghét sự dữ; luyện óc phán đoán, phân biệt lành với dữ, phân biệt chân lư và sự sai lầm, tập luyện dùng quyền tự do chọn sự lành tránh sự dữ, theo chân lư và từ biệt sai lầm. Như vậy là trở nên người khôn ngoan, người có học thức. Chính Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người tin kính Ngài và vâng phục Ngài.

Người con của Đấng Tối Cao th́ tin như vậy, sống như vậy trong đức tin, đức cậy, và đức mến siêu nhiên. Đó là sứ mạng của trường Kitô: giáo dục con em sống theo đạo làm người. "Đạo làm con của Thiên Chúa Hóa Công Hằng Sống".

Trong chương tŕnh giáo dục Kitô, không có sự tách biệt thời gian học hỏi và thời gian luyện óc phán đoán và ḷng đạo đức, cũng không có phân ly việc sưu tầm kiến thức với sự tăng trưởng khôn ngoan.
Chương tŕnh những môn học hỏi không phải chỉ học để biết nhiều sự việc, nhiều khoa học và kỹ thuật... nhưng c̣n phải biết khám phá ra những sự chân thật và phân biệt với những dối trá.

Nhà trường Kitô là một trung tâm t́m sự thật và luyện đức hạnh v́ thế cho nên đ̣an giáo sư phải là những người xác tín mạnh mẽ về sứ mạng nhà giáo phải có khiếu năng liên tục thi hành sứ mạng giáo huấn và tập luyện học tṛ trên đường học vấn và tu thân tích đức.

Trường Kitô đ̣i hỏi tất cả mọi môn giảng dạy phải qui tụ vào việc đào tạo những con người trưởng thành trong tâm trí và trong chí quyết t́m kiếm chân thiện mỹ và nuôi ḷng đạo đức. "Ân cần học hỏi có nghĩa là yêu thích, mộ mến." (sách Khôn Ngoan: 6,17)

Mộ mến sự ǵ? Mộ mến sự khôn ngoan, lẽ phải, sự thật, lẽ công bằng, thánh thiện, và Thiên Chúa là Đấng đă tạo ra vũ trụ và bản thân con người.

14-Theo sứ mạng và ư muốn của Giáo Hội, th́ nhà trường Kitô phải mở cửa cho mọi trẻ em, mọi thanh niên thiếu nữ, mọi người cần được giáo huấn và giáo dục để nên người. Thế nhưng Giáo Hôi c̣n quan tâm đặc biệt đến những người yếu kém về mặt kinh tế. Một cách rơ ràng hơn: Giáo Hội quan tâm đến những trẻ con, thanh niên thiêu nữ thuộc thành phần nghèo túng trong xă hội.

Giáo hội ao ước nhà trường kitô-giáo day cho trẻ em biết đọc biết viết, biết những điều căn bản trí tri, tập luyện nghề nghiệp, cầm trong tay một kế sinh nhai, nuôi thân và gia đ́nh để sống xứng hợp với phẩm chức một con người là con của Thượng Đế. "Trường Kitô mưu ích chung cho xă hội loài người."

15- Một trường học không thể nào tự tách biệt khỏi những trường học khác và tổ chức giáo dục quốc tế!

Trái lại trường học Kitô phải liên hệ với thế giới chính trị, kinh tế, văn hóa và với toàn thể nhân loại. V́ rằng: Một con người sống trên trần gian th́ liên đới với toàn thể nhân loại. "Người trong bốn biển đều là anh em" (Khổng Tử) , "Tôi là công dân của hoàn vũ" (Socrates).

Chúa Giêsu dạy:" Các con chỉ có một Cha Ngự ở trên trời" nghĩa là tất cả mọi người trong nhân loại đều là anh em chị em với nhau trong t́nh yêu Thiên Chúa Tạo Hóa. Chân lư ấy là luật căn bản cho mọi trường học và mọi hành động giáo dục con em. Ghi khắc trong tâm khảm trẻ con và trong thanh niên thiếu nữ t́nh yêu thiết tha đối với loài người, và tôn trọng mọi người, yêu thương mọi người như anh em chị em một nhà.

Trường Kitô phải giữ lấy thế đứng của ḿnh trong ḷng nhân loại. V́ vậy cho nên trường Kitô phải chống lại tất cả mọi luật lệ và kế hoạch hoặc dư luận đề xường sự chia rẽ, sự dị biệt chủng tộc màu da, tiếng nói hoăc ṇi giống, phe phái chính trị, hoặc tôn giáo, chủ trương nuôi ḷng hận thù, ghen ghét chống đối và tạo chiến tranh tiêu diệt lẫn nhau.

Như vậy th́ trường Kitô không phải là một trường tư, một trường giành riêng cho một tôn giáo hoặc một phe phái chính trị, hoặc tầng lớp xă hội nào. Trường Kitô là trường mở rộng cửa đón tất cả mọi trẻ em và thanh niên thiếu nữ hoặc người trưởng thành hoặc tuổi tác c̣n muốn học hỏi và suy tư và khuyếch trương trí óc, và mở mang văn hóa cho bản thân ḿnh để sống trong ánh sáng của chân lư và sự thiện.

Từ thủơ khởi nguyên trường Kitô đă được Giáo Hội Công Giáo đề xướng: v́ thế trường Kitô có tính cách bao quát ṭan thể nhân loại do bản tính và sứ mạng của Giáo Hội Công Giáo (Catholique: nghĩa là bao qúat hoàn cầu nhân loại không loại trừ ai, không loại trừ dân tộc nào).

Tiếng Chúa Giêsu kêu gọi:" Tất cả mọi người hăy đến cùng Thày". Cũng như Thày Khổng Tử đă giang hai tay đón nhận mọi người trong hoàn cầu như anh em với nhau. Cũng như Đức Phật đă rao giảng đạo "Từ Bi" cho mọi người trong thế gian.

Chúa Giêsu truyền lệnh cho các Tông Đồ đi rao giảng tin mừng cho tất cả mọi dân mọi nước thế gian. Vậy trường Kitô không dành riêng cho người theo đạo công giáo mà thôi. Trường Kitô mở cửa đón nhận tất cả mọi trẻ học sinh không kỳ thị tôn giáo khác hoặc chủng tộc nào khác.

16-V́ vậy cho nên trự̀ng Kitô khởi xướng một cuộc đối thoại xây dựng với những quốc gia và với những nhà cầm quyền chính trị trong các nước trên địa cầu.

Cuộc đối thoại và cộng tác ấy phải đặt nền tảng trên một sự cung kính lẫn nhau, nh́n nhận lẫn nhau mỗi bên có sứ mạng và phận sự riêng của ḿnh trong nghĩa vụ chung là phụng sự nhân loại. Để thực hiện nghĩa vụ chung ấy, trường Kitô đ̣i có chỗ đứng của ḿnh trong hệ thống trường học của các quốc gia, và trong luật pháp của mọi nước, mọi tiểu bang. Một cách đặc biệt trường Kitô đ̣i cho mạng sống của mỗi cá nhân được tôn trọng, và tất cả mọi nhân quyền của con người phải được bảo đảm và tôn trọng trong tất cả mọi quốc gia, mọi gia đ́nh, mọi chính phủ, trên hoàn cầu và khởi điểm từ sự tôn trọng mạng sống của con người; và quyền tự do hành động tôn giáo,sống đời đạo đức, và tín ngưỡng của từng cá nhân. Và trường Kitô có phận sự và có quyền giảng dạy về những nhân quyền căn bản ấy trong chương tŕnh giáo huấn của ḿnh.

Ấy là sứ mạng và lư do tồn sinh của trường Kitô giữa ḷng nhân loại, trong các quốc gia và các dân tộc trên hoàn cầu.