CĂN TÍNH LA SAN NGAY NAY

 

(trích "LÀ SƯ HUYNH NGÀY NAY" , tài liệu chuẩn bi Tổng Công Hội 44)

chuyển ngữ : SH Siméon Phạm quang Tùng – CIL 2006

 

Tác nhân chính trong qui tŕnh

 

Quyết định đấu tiên và có lẽ cũng là quyết định quan trọng nhất mà các thành viên trong Uy Ban soạn thảo văn bản này đă lấy chính là việc không hành động như những tác nhân chính trong tiến tŕnh t́m hiểu này. Trước hết, chúng tôi muốn để các SH nói lên ư kiến của ḿnh, hết thảy các SH. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng, bứơc đấu chúng tôi không thể tham khảo ư kiến của hết mọi  người. V́ vậy mà chúng tôi đă giới hạn việc tiếp xúc của chúng tôi, trứơc tiên,  đến một số ít SH từ mỗi châu lục, với hy vọng rằng tiếng nói của họ sẽ dấy lên những tiếng nói từ những ngừơi khác trong chính Tỉnh Ḍng hay Đặc khu của họ.

Hơn nữa, chúng tôi cũng muốn bằng mọi cách, bằng mọi giá tránh tiếp cận vấn đề theo cái nh́n ư thúc hệ trong đó các SH lại chăm chú đến việc bảo vệ ư kiến của họ về căn tính La san. Ngược lại, chúng tôi muốn tập trung vào hiện trạng thực tế mà các SH đang sống. Để đạt mục tiêu đó, chúng tôi đă không bắt đầu bằng cách đưa ra một lọat các tài liệu để đọc, cho dù đó là những bản văn Tin Mừng. Chúng tôi mời gọi các Anh Em đọc chính đời của ḿnh.

 

Những câu hỏi cho việc đọc văn bản cùa chính cuộc sống của ḿnh

Những câu hỏi mà chúng tôi nêu lên cho mọi châu lục là những câu hỏi sau đây[1] và củng chính là những câu hỏi mà chúng tôi đă nêu lên cho chính chúng tôi trong công tác của Ủy Ban.

 

Cuối cùng, chúng tôi thăm ḍ ‘những biểu tượng thành lập’ (founding icon) của đời sống Sư Huynh Lasan.

 

Tử ‘biều tượng thành lập’ đựơc hiểu như là những h́nh ảnh đă mang trong chúng sức mạnh hay năng lực tạo nên ư nghĩa hay hướng dẫn cho cuộc sống. Biều tượng với chức năng sức mạnh hay năng lực đó sẽ trở thành những ‘cửa sổ’ giúp chúng ta, từ thực tế cuộc sống, đọc ra được những ǵ siêu việt tàng ẩn trong những thực tại hằng ngày đó. Một cái nh́n đức tin trên những sự kiện hằng ngày hay sự kiện trần thế, giúp đưa chúng ta vào mầu nhiệm Thiên Chúa trong công tŕnh tạo dựng và trong lịch sử. V́ thế, ‘biều tượng’ sẽ cho phép chúng ta nh́n ra và đọc với ḷng tŕu mến, với cảm xúc, với lư trí, với óc tượng tượng, cùng với những thôi thúc hay những ứơc vọng sâu thẳm nhứt, đựơc ư thức rơ ràng hay c̣n trong vô thức. Điều này có nghĩa là các h́nh ảnh sẽ rất ư phức tạp và chúng liên tiếp đưa chúng ta đến với những giải thích khác nhau.

 

Cũng vậy, chúng ta hiều ‘biều tượng Lasan’ như những biến cố trong đời Thánh Lâp Ḍng hoặc một trong những câu chuyện mà ngài kể ra trong các bài suy gẫm hay những trứơc tác khác của ngài, nhất là những câu chuyện có cơ sở Kinh Thánh mà ngài đă minh nhiên hay mặc nhiên trích dẫn một cách thường xuyên. Và kết quả là chúng tôi đă dành ưu tiên cho những ‘biều tượng Kinh Thánh ‘ thí dụ như ngụ ngôn hay  câu chuyện về đời Chúa Giêsu mà Thánh Lập Ḍng đă tập trung vào khi xác định đời sống và sứ mạng của các Sư Huynh.

 

Cuối cùng, chúng ta nh́n đến các’ biểu tượng của cuộc sống chúng ta’ khi chúng ta nói đến tha nhân, các SH, nhũng đồng nghiệp, các môn sinh mà chúng ta đă có quan hệ trong  hành tŕnh đời sống của chúng ta, như là những h́nh ảnh đầy tính biểu tượng và là những địa điểm mà vẫn c̣n luôn mang ư nghĩa và hướng đi cho đời sống chúng ta ngay cả khi họ không hiện diện nữa. Những con người đó hay những biến cố đó c̣n mang nặng ư nghĩa hơn khi chúng hướng cái nh́n của chúng ta tới những giá trị mà chúng ta  xem chúng như là trọng tâm hay thiết yếu trong đời sống SH Lasan.[2]

 

Tất nhiên chúng tôi không gửi những câu hỏi này cho hết mọi SH ở mọi châu lục. Ư thức đến tính đa dạng của các nền văn hóa và ngôn ngữ, chúng tôi đă cố gắng chuyển ngữ chúng một cách sao cho đáp ứng đựoc nét đặc trưng của ngôn ngữ, điểm nhạy cảm  của nền văn hóa. Dựa trên những đặc trưng ngôn ngữ hay văn hóa một số các câu hỏi khác đang đựơc biên sọan.

 

Cuối cùng, dựa trên những suy tư mà các Sư Huynh mà chúng tôi tham vấn, các thành viên trong Ủy Ban đă thảo ra đựơc những văn bản sau :

 

 

LÀ SƯ HUYNH NGÀY NAY TRONG VÙNG CHÂU Á THÁI B̀NH DƯƠNG :

một cuộc hành tŕnh dài lâu trong công cuộc giáo dục ngừơi nghèo

 

Mỗi khi anh chị rơi vào nghi vấn, hoặc khi cái tôi của ḿnh nổi lên quá mạnh trong anh chị, hăy thử làm như sau.

Hăy nhớ lại gương mặt của một người nghèo khổ nhất hay người yếu đuối nhứt mà anh chị dă từng gặp và tự hỏi xem hành động hay bước đường mà anh chị đang dự tính sẽ làm sẽ giúp được ǵ cho ngừơi đó. Họ sẽ nhận đựơc ǵ qua hành động của anh chị? Liệu hành động đó sẽ hoàn lại cho họ hay mang đến cho họ quyền làm chủ đời sống hay vận mạng của chính họ? Nói cách khác, liệu hành động của anh chị sẽ dẫn đến sự giải thóat hằng triệu người đói vật chất hay tinh thần chăng?

Và anh chị sẽ thấy rằng những nghi nan và cái tôi của anh chị tan biến mất. (Mahatma Gandhi)

 

Ai là anh em của tôi ? : Đến với những người bị bỏ rơi

 

·         Bé  trai Niranja sống trong một khu phố nhà ổ chuột và đầy rác rưới. Tóc em chưa được gội từ nhiều tháng nay; chân tay em đầy ghẻ chốc. Tuy rằng mới 8 tuổi nhưng em đă có một cặp mắt của một người già yếu khi em ch́a tay xin tiền người qua đường. Khi bàn tay nhem nhuốc của em đă xin được kha khá, em mua thuốc tẩy, đủ để em quên đi cái đói.

·         Bé trai Thanom, 14 tuổi, đến trường từ 7.30 đến trưa và em phải làm bài tập mà thầy cô giáo cho như nhưn những bạn học khác. Nhưng sau giờ học em không thể ở lại với các bạn v́ em phải đi làm từ 13g đến 20g.

·         Bé gái Myra, 16 tuổi, phải đảo ua đảo lại trên đường phố ban đêm để t́m khách làng chơi. Tiền mà em kiếm đựơc mỗi ngày cũng chẳng đủ để nuôi 3 đức em nhỏ ở nhà.

 








 

Ai là anh em của tôi ?

 

Các em bé trên hẳn đă có lần đặt câu hỏi như vậy khi lang thang trên đường phố. Chúng tôi biết rất rơ những câu chuyện như vậy hay tương tự như vậy trong bước đường tông đồ của chúng tôi. Chúng tôi nghe chuyện về chúng hằng ngày, chúng tôi cũng dễ dàng nhận ra những gương mặt của các em: ăn xin, bán dạo, ăn cắp vặt, tiêm chích ma túy hay măi dâm. Với tư cách một Sư Huynh, chúng tôi đi bên cạnh các em, chúng tôi có thể thấy gương mặt của chúng, gọi tên chúng.

 

 Khi chúng tôi đồng hành với trẻ em, hoặc các thanh niên thậm chí những ngừơi trưởng thành, chúng tôi có thể đă bị sốc hay đau ḷng một cách sâu sắc khi nghe những cầu chuyện của họ. Những câu chuyện đó đă làm chúng tôi  xúc động mạnh mẽ, ḷng chúng tôi se lại và tự hỏi : Chuyện ǵ đă xảy ra trong thế giới này vậy ? Làm thế nào mà co thể ra nông nỗi này ? Cảm nhận đó day dứt chúng tôi. Đă nổi lên trong chúng tôi ư muốn thực sự trở thành ai đó đối với những con ngừoi thương tâm này và làm ǵ giúp các em v́ chính những câu chuyện như vậy sẽ khơi lên trong chúng tôi ḷng trắc ẩn và  thúc đẩy chúng tôi đấu tranh chống lại những rào cản cho sự phát triển của các em.

 

Chính trong bối cảnh hiện nay chúng tôi biết rằng Châu Á-Thái B́nh Dương là một vùng đầy mâu thuẫn[3]: giàu và phát triển / nghèo và chậm phát triển, chế độ dân chủ / chế độ độc tài, các tôn giáo sống chung ḥa b́nh / không khoan nhựng tôn giáo. Chúng tôi phải lưu ư rằng ngừơi trẻ sẽ cang bị stress nhiều hơn khi mà óc tôn sùng sự thành đạt chế ngự trong môi trường của chúng. Sự cạnh tranh trong học tập đă dẫn đến những vụ quyên sinh trong  những nước phát triển tại Châu Á. Ở một số tiểu vùng, sự bất b́nh đẳng trong hệ thống giáo dục đă tạo nên việc các em nhà giàu th́ sẽ đựơc vào những trường đại học tốt nhất, trong khi đó con nhà nghèo phải học các trường công nơi mà những yêu cầu về tŕnh độ ít gay gắt hơn. Đối mặt với những căng thẳng, một số em đă lao vào ma túy và  dấn thân vào con đường phạm pháp vị thành niên hoặc măi dâm như một h́nh thức phản kháng lại nền văn hóa hiện hành. Hẳn là có nhiều bạn trẻ đă đặt câu hỏu cho chúng tôi : ‘Anh em của tôi là ai đây ?’

 

Về mặt tích cực hơn, trong xă hội và trong Giáo Hội cũng đă có những phong trào, tuy nhỏ nhưng lan rông và có hiệu quả, đă phân tích một cách phê phán nghiêm túc những hệ thống hiện hành, t́m ṭi những c̣n đường mới khả dĩ giúp những câu chuyện về những mảnh đời hay những gương mặt trên thêm phẩm giá con người. Theo cách riêng của họ, những phong trào này đă đáp lại câu hỏi : Ai là anh em của tôi ? Họ đă học được bài học về b́nh đẵng và cộng tác từ lịch sử các dân tộc bản địa và họ đă kêu gọi mọi người phản kháng lại nền văn hóa phi nhân bản của hiện đại hóa, tục hóa, tiêu thụ, chế độ công nghệ (technocracy) cũng như quyền hành của Giáo hội và Nhà nước. Họ cố gắng tạo nên những Giáo hội địa phương và những nền thần học tự do, có trách nhiệm và hội nhập văn hóa. Họ dây lên ư thức về phụ nữ, người trẻ và giáo dân. Thật ra họ đă vận dụng đựơc ưu điểm là chính Châu Á là cái nôi của những tôn giáo lớn trên thế giới : Do thái giáo, Kitô giáo, và Hồi giáo xuất phát từ Tây Á ; Ấn giáo, Phật giáo, Jainism và sikhism tại Trung Á ; Khổng giáo, Lăo giáo, Thần giáo gắn liền với Đông Á. Điều nổi bật là các tôn giáo này có cảm thức về siêu việt và tính sâu lắng và huyền bí của thực tại.

 

CHÚNG TÔI LÀ SƯ HUYNH : Tuy tội lỗi nhưng được Thiên Chúa gọi

 

Trên bước đường đồng hành với các em bé, các bạn trẻ, và người trưởng thành, chúng tôi đă không không tái xác định cái danh hiệu ANH và không ngừng tự đặt cho ḿnh những câu hỏi sau :

·         Thần khí sẽ dẫn chúng tôi tới đâu ?

·         Thiên Chúa muốn nói bảo chúng tôi điều ǵ ?

·         Chúng tôi sẽ phải bước đi thế nào để đáp lại những vấn đề cấp bách và những mối ưu tư của Vùng ?

·         Điều ǵ mà những cơ sở sẵn có của chúng tôi có thể làm trước thực tế hiện nay ?

·         Đâu là những cách thức khác mà chúng tôi có thể chọn để có thể đáp ứng được với tiếng gọi của Thần Khí ?

·         Thánh Gioan Lasan sẽ nói với chúng tôi điều ǵ nếu ngài tới vùng PARC này ?

 

Khi chúng ta đồng hành với các trẻ em, với các bạn trẻ với người trưởng thành chúng ta nhận ra rằng chúng ta đầy giới hạn, dễ bị tổn thương, và đầy thương tích. Điều đă giới hạn và khiến chúng ta trở thành nạn nhân và đau khổ không thể t́m thấy trong những mục tiêu mà chúng ta  muốn đạt hay sứ mạng của Thánh Lập Ḍng nhưng chính là thực tế chúng ta đang sống. Đôi khi chúng tôi thấy ḿnh mang gánh nặng của một bên là nhũng cơ sở đang có, một bên là gánh nặng của những thói quen cá  nhân, những thái độ, cách hành xử. Chúng tôi bị dính cứng vào những công việc của chúng tôi, và trở thành quá bận rộn với các bổn phận đến nỗi sứ  vụ của chúng tôi trở thành công việc công chức 8 hay 18 giờ/ngày. Khi công tác xếp nếp thành những thói quen nhàm chán hằng ngày, chúng tôi thực hiện những họat động đó mà chẳng nghĩ ǵ đến lư do tại sao tôi làm và cảm giác mệt mỏi và cực nhọc đă xen vào trong đời chúng tôi.

 

Nhiều khi chúng tôi lănh nhận công tác điều hành và điều này đă khiến chúng tôi càng ngày càng cách ly với việc phục vụ người trẻ, đặc biệt là người nghèo. Lắm khi chúng tôi đă trở nên lười biếng, vô kỷ luật và tự măn đến nỗi cầu nguyện và cuộc sống Cộng đ̣an bị lăng quên và trở thành vô nghĩa. Chúng tôi cũng có lúc tự hỏi các lời khấn c̣n ư nghĩa ǵ chăng khi mà chủ nghĩa tục hóa, tiêu thụ, cá nhân và vật chất là những chuẩn mực mà thế giới đang xem như là những giá trị trung tâm. Lắm khi, một cách vô ư thức, những chuẩn mực này đă là một phần của cuộc sống Sư Huynh của chúng tôi.

 

Là những Sư Huynh, chúng tôi biết rằng ḿnh đă thất bại nhiều mặt v́ những ảo tưởng : để những thói quen và những thành kiến cá nhân ngự trị, im lặng trước những cảnh nghèo đói, thụ động trứơc những vấn đề xă hội, dung túng cho những thỏa măn cá nhân, ích kỷ và thiếu niềm tin vào Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng chúng tôi đă hiện diện trong vùng từ năm 1852. Chúng tôi đă mở rộng các cơ sở của chúng tâi đến tận Nhựt Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapor, Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan, Thái Lan, Myamar, Việt Nam, Mă Lai, Phi Luật Tân, Ú châu, Tân Tây Lan, Papua Tân Guinê, Manado(Indonesia), và mới đây là Cambodia. Khắp nơi người ta biết đến chúng tôi là nhữngngười đă đến với người bị bỏ rơi, đă hiện diện với những người trẻ, chơi thể thao với người trẻ, quản trị các trường học, yêu thích những  buổi tĩnh tâm, các buổi cắm trại cho giới trẻ, chúng tôi dạy Tin Mừng cũng như các môn học đời khác, ở nhiều nơi, chúng tôi đă đến với những người bị thiên tai, chúng tôi tham gia vào những côngtác đối thoại liên tôn, chúng tôi chia sẻ tài nguyên của chúng tôi với người nghèo và chia sẻ sứ vụ của chúng tôi với những đối tác mà chúng tôi liên kết. Đó là một số điều mà chúng tôi đă làm với tư cách Sư Huynh.

 

Chúng tôi đă thực hiện những công việc tuyệt với cho Giáo Hội, cho đất nứơc mà chúng tôi đang sống : những trường học cho người giàu  và cho người nghèo, các lớp ban tối cho người lớn, các trung tâm huấn giáo, các nhà nội trú, các làng bé trai (boys’town), các chương tŕnh học không chính qui cho người nghèo, các trung tâm trẻ phạm pháp, những công nhân lao đồng di dân, cho ngừơi bản xứ, những nồi xúp xă hội … Chúng tôi có mặt tại đó như những Sư Huynh huấn luyện trí năng, cảm háo nhũng con tim và biến đổi những mảnh đời. Không ǵ có thể ngăn cản chúng tôi lằng nghe tiến gọi của những ngùơii bất hạnh.

 

Hơn bao giờ hết, chúng tôi biết rằng chúng tôi mỏng ḍn về vật chất, tâm lư, văn hóa, chúng tôi thiếu tài chánh và vật chất, những khó khăn gắn liền với chi phí gho học hành tăng cao, việc các em phải bỏ học, nạn thất nghiệp và những thiếu nhi phạm pháp … Sống trong một xă hội sôi nổi và đầy ưu tư, chúng tôi phải chú ư rất nhiều đến những nhu cầu mới, và không ngại mở nhửng con đường mới. Chúng tôi biết rằng chúng tôi phải tiếp tục cuộc hành tŕnh của chúng tôi, phai sáng tạo những giải pháp mới, áng tạo trong giao dục nhân bản và kitô, đặc biệt là cho giới nghèo. Chúng tôi cũng biết trằng chúng tôi phải phá vỡ, hay it ra phải đặt lại vấn đề nhũng dự phóng, những cơ cấu, ngày cả Giáo Hội, và cách chúng tôi sống đời thánh hiến. Chúng  tôi biết rằng chúng tôi tội lỗi nhưng chúng tôi đựơc Thiên Chúa gọi làm Sư Huynh.

 

Chúng tôi là  những Sư Huynh, những con người đức tin và nhiệt thành

 

Chúng tôi phải đấm ngực và thú tội, nhưng tiếng kêu của ngưuời nghèo và của người trẻ sẽ c̣n day dứt chúng tôi bao lâu mà chúng tôi c̣n tự ban cho ḿnh quyền xa xỉ chỉ qú đó đọc kinh mà thôi . Những nhu cầu của họ, những dịp để phục vụ, để bày tỏ ḷng độ lượng, tỏ ra quảng đại, những gương lành của các Sư Huynh khác , ḷng mến Thánh Lập Ḍng đă là một số động lực khiến chúng tôi trở thành những con người của đức tin và có ḷng nhiệt thành.

 

Chúng tôi không thể giả điếc với những ǵ Thánh Kinh kêu gọi chúng tôi phải làm: đi t́m con chiên lạc, là mục tử nhân lành, là người cha nhân hậu đối với đứa con hoang đàng, vác thánh giá theo Thày, cho kẻ đói ăn, cho người khát uống, tiếp đăi khách trọ, mặc áo ấm cho người lạnh giá, chăm sóc bệnh nhân …  Những lời này thuyết phục chúng tôi rằng chúng tôi được gọi làm Sư Huynh, nghĩa là những người có tinh thần đức tin và ḷng nhiệt thành . 

 

Những Sư Huynh với dân số quá ít cho một châu lục với sự nghèo đói gia tăng, nhưng không nhụt chí

 

Chúng tôi biết rằng với số người quá ít ỏi chúng tôi không thể làm tất cả. Trừ trường hợp Úc Châu và Việt Nam, chúng tôi chỉ có không tới 50 người cho mỗi quốc gia và chúng tôi có tới 15 quốc gia. Chúng tôi cũng biết rằng chúng tôi không c̣n trẻ trung như xưa nữa. Nếu chúng tôi xét đến công tác tuyển mộ ơn gọi th́ có lẽ chúng tôi sẽ nản ḷng. Đồng thời chúng tôi cũng nhận thấy rằng đôi khi chúng tôi chưa được trang bị đủ và chưa được huấn luyện kỹ càng để đáp ứng quá nhiều tiếng kêu gọi của Vùng. Chúng tôi biết rằng chúng tôi chỉ có 8% số SH trên thế giới nhưng chúng tôi lại phục vụ 23% học sinh các trường Lasan, 23% giáo viên giáo dân, và 15% số trường Lasan trên thế giới

 

Mặc dầu vậy, chúng tôi vẫn c̣n thấy rằng chúng tôi c̣n được ưu đăi và c̣n đầy sức sống và chúng tôi không để các con  số và tuổi tác định nghĩa căn tính Lasan của chúng tôi. Chúng tôi không đông nhưng không nhụt chí. Chúng tôi biết rằng ḿnh đang ở trong một thời kỳ then chốt đánh dấu bởi nhiều kỳ vọng, và chúng tôi rất nhiệt tâm. Bây giờ chúng tôi không thể dừng chân, và buông xuôi việc giáo dục người nghèo. Rất nhiều khía cạnh của sự nghèo khó đang khiến chúng tôi phẫn nộ đă chất vấn và kêu gọi những cố gắng tột cùng của chúng tôi.

 

Các trẻ em, nhất là trẻ em nghèo vẫn luôn ở bên chúng tôi và vẫn  gọi chúng tôi là ANH. Thiên Chúa vẫn luôn ở bên chúng tôi và vẫn  gọi chúng tôi là Sư Huynh. Nói tóm lại, đó chính là điều định nghĩa chúng tôi là ai (=căn tính của chúng tôi) : tiếng gọi của trẻ em nghèo mà chúng tôi luôn luôn có trước mắt và tiếng gọi của Thiên Chúa qua các công tác tông đồ  mà chúng tôi đang thực hiện. Tận đáy ḷng chúng tôi, chúng tôi biết rằng tiếng gọi của trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo, và tiếng gọi của Thiên Chúa là những nguồn mạch cho những hứng khởi đầy đam mê của chúng tôi. V́ khi màn đên buông xuống, chúng tôi biết rằng chúng tôi đang cùng đi với đám trẻ, với các bạn trẻ và với những người trưởng thành và chúng tôi đă cố gắng hết sức khi chúng tôi có thể ngồi xuống bàn ăn và chia sẻ cơm bánh với chúng như những người anh và bạn đồng hành. Khi chúng tôi cho phép chúng tôi tạm nghỉ chân và thiếp đi trong bóng đêm, chúng tôi tự hỏi : « Phải chăng tim chúng tôi đă bừng cháy khi Ngài nói chuyện với chúng tôi trên con dường và giải thich Kinh Thánh cho chúng tôi ? 


 

[1] Một số câu hỏi nhằm thăm ḍ cuộc hành tŕnh đời sống cá nhân:

·         Điều ǵ đă gây hứng khởi (= khơi lên niềm đam mê sống ơn gọi) cho tôi nhất trong đời sống SH Lasan của tôi?

·         T́nh huống nào trong đời mà tôi đă cảm thấy một cách mạnh mẽ nhận ra “ngọn lửa tiên khởi” đă khiến tôi nói lên với Chúa câu “xin vâng” dứt khóat?

·         Khi nào, ở đâu và trong kinh nghiêm sống nào tôi đă cảm thấy tôi là một Sư Huynh Lasan một cách mạnh mẽ nhứt?

·         T́nh huống (hay giai thoại) đời sống nào mà tôi sẽ gợi lên, điều nào mà tôi muốn nói, cách nào mà tôi muốn tŕnh bày điều tôi hiểu về căn tính Lasan (= thế nào là một SH La san)?

·         Tôi nghĩ rằng những ngừơi khác sẽ nghĩ về tôi thế nào khi họ thấy, họ hiều, họ đánh giá đời sống Sư Huynh Lasan của tôi?

·         Những cản trở nào, những vết thương nào, những mối e sợ nào, và những vấn nạn nào đă ghi dấu ấn mạnh mẽ lên hành tŕnh đời sống Sư Huynh Lasan của tôi?

·         Những em bé và người trẻ đă có những gương mặt nào trong trí tôi khi tôi nghĩ đến sứ mạng SH Lasan của tôi?

·         Tôi cảm thấy đựơc gọi phục vụ ai trong cương vị Sư Huynh Lasan của tôi?

 

Những câu hỏi giúp tôi nhận diện ra những giá trị cốt lơi của cộng đoàn các Sư Huynh Lasan:

·         Trong cuộc sống Sư Huynh Lasan của tôi, điều ǵ đă khiến tôi dân thân một cách triệt để nhất?

·         Anh em Lasan chúng ta làm ǵ hay (= giỏi, tốt) nhứt?

·         Điếu ǵ đă dẫn, đă là động cơ thúc đẩy, đă tăng lực cho Cộng Đoàn Sư Huynh Lasan chúng ta? Điều ǵ đă ngăn trở, làm chùn chân và đă giết chết sinh lưc của Cộng Đoàn SH Lasan chúng ta?

·         Tôi cảm thấy tôi liên kết với ai và cho ai ngày nay? Tôi liên kết với họ ra sao?

Những câu hỏi đặt ra giữa cuộc sống, trong  khi thi hằng sứ vụ hằng ngày với người khác; những dấu chỉ nào cho thấy sức sống cho tương lai:

·         Những dấu hiệu, những chỉ báo sinh lực nào nào cho thấy có sự canh tân trong ơn gọi Lasan trong Giáo Hội, và đâu là những rào cản cho công cuộc canh tân này?

·         Đâu là những thách đố và những cơ hội cho cuộc sống Sư Huynh Lasan của chúng ta?

·         Tương lai nào mà tôi cảm thấy có cho cuộc sống Sư Huynh Lasan của tôi?

[2] Những câu hỏi sẽ đựơc dùng để khám phá các biểu tượng của chúng ta:

·         Những giai thọai nào trong đời sống tôi, trong đời và sứ vụ của Đức Giêsu và/ hoặc  trong đời hay các trứơc tác của Thánh Lập Ḍng đă là những ’biểu tượng’ vẫn c̣n tiếp tục là động cơ hay tăng lực cho tơi?

·         Câu chuyện Tin Mừng nào, h́nh ảnh Kinh Thánh nào đă biểu lộ một cách sâu sắc đời sống và sứ mạng của SH Lasan?

·         Đâu là những ‘biểu tượng thời nay” (những con người, những cộng đoàn, công tác v.v.) đă nói lên những khát vọng sâu xa nhút và nhũng lư tưởng cảu tôi?

[3] Theo thống kê LHQ, dân số vùng chiếm 60%  dân số thế giới (trong đó 40% dưới 15 tuổi và 2,9% công giáo) nhưng chỉ chiếm 15% phần đất trên thế giới. Dễ bị tổn thương và không khả năng tự vệ họ chịu nhiều nhất là nạn nghèo cùng cực. Trên tổng số 3,5 tỷ người sống tại Châu Á-TBD, 3/5 không có thiết bị vệ sinh, 1/3 không có nứơc uống sạch, ¼ thiếu nhà ở xứng đáng. 1/5 sống ngại tầm của những cơ sở vệ sinh, 1/5 trẻ em chưa học hết. lớp 5 và 1/5 trẻ suy dinh dưỡng. Trừ phi có phép màu, cứ mỗi 100  học viên 12 tuổi th́ 60 em sẽ chịu cảnh nghèo túng v́ những ai không học hết tiểu học th́ chỉ có thể kiếm đựơc khỏang 1/8 số lương mà những em tốt nghiệp cao đẳng hay đại học có thể kiếm đựợc. Những em này cũng đặt câu hỏi: Ai là anh em của tôi ?”