Tif043.gif (5913 bytes)
Đức Ki-tô, Ngài là ai ?

Tôi bị bắt, lần đầu tiên - và hy vọng là lần cuối cùng trong đời. Công an áp giải tôi vào pḥng giam Thủ Đức vào một buổi sáng sớm. Vừa vào trại giam, tôi thấy hàng chữ trên tường: "Có tội th́ đánh cho chừa - Không có tội th́ đánh cho có" mà rùng ḿnh...

Tiếng lẻng kẻng của xâu ch́a khóa các pḥng giam như đánh thức một số tù nhân trong pḥng giam số 4. Họ đứng lố nhố ṭ ṃ nh́n xem "con mới" là hạng người nào. Công an đẩy tôi vào cửa pḥng số 4, mùi tanh hôi ẩm ướt làm tôi rợn nổi da gà.

Nh́n thấy trên dưới 40 "con người" chen chúc lố nhố trong một pḥng quá nhỏ, những "con người" trần truồng như nhộng, phơi bày những mụt nhọt, ghẽ lở đầy thân xác tiều tụy... làm tôi đến buồn nôn. "Ở thời buổi này và xă hội này mà có thể c̣n những lối xử tệ giữa "con người và con người" như vậy sao?" tôi tự hỏi.

Theo thông lệ, "con mới" được chỉ định chỗ nằm ngay tại "phi đạo" [tiếng lóng trong tù để chỉ định nơi mà các tù nhân có thể phóng uế...]! Riêng tôi th́ đă được trại trưởng chỉ định "chỗ nằm" xứng hợp với "tao cắt cái lưỡi mày bây giờ!" = treo cửa sổ 3 ngày 3 đêm, nghĩa là hai tay c̣ng ngoài song sắt cửa sổ, vừa cao đủ để quỳ gối cho đỡ mỏi chân cũng không được, nói chi là ngồi! [xem chi tiết: www.lasan.org\hoiky-journal\hoiky1\phanbon-5.htm]

Ngày thứ nhất trôi qua. Đôi chân bắt đầu sưng lên v́ tụ máu. Sáng sớm ngày thứ hai, một chàng thanh niên khoảng 16-17 tuổi tên là Cường, đến gần tôi và nói nhỏ : "Em có miếng vải này, để em cột làm vơng anh ngồi tạm cho đỡ mỏi nghe!" Thế là một chàng thanh niên khác tên là Hán, cũng khoảng tuổi với Cường, giúp cột tấm vải vào hai song sắt - hai bên song sắt c̣ng tay tôi, và mỗi em đứng một bên như để che dấu miếng vải. [Cường và Hán là thanh thiếu niên trong số gần 40 người "tù xă hội" bị nhốt trong cùng pḥng với tôi. Tôi th́ thuộc thành phần "tù chính trị"]

Tôi "ngồi" trên tấm vơng... Thoải mái làm sao! Êm đềm làm sao! Cảm động làm sao! Ấm ḷng làm sao! Ôi "t́nh người" quá đẹp! quá ủi an! Bỗng "roeeẹetttt!" Tấm vải rách làm hai mănh! Tôi nh́n Cường, th́ thào : "xin lỗi em! v́ anh mà tấm vải duy nhất của em đă bị rách..." Cường vẫn mĩm cười trả lời : "anh đừng lo! - anh được thoải mái một vài giây phút là em mừng rồi!" Tôi nh́n Cường rưng rưng nước mắt và ḷng trí bỗng nhớ đến câu hỏi của Đức Ki-tô : "c̣n anh chị em, anh chị em bảo Tôi là ai?"

***

Chúng ta cùng nhau suy niệm câu của chính Đức Kitô nêu lên hỏi các môn đệ Ngài, và hỏi mỗi một chúng ta, hôm nay, bây giờ : "... C̣n anh chị em, anh chị em bảo Tôi là ai?" (Mat. 16:15)

Thánh Phêrô hăng hái trả lời : "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mat. 16:16), nhưng sau đó chối từ Thầy kính yêu, "Con Thiên Chúa hằng sống". Chẳng những một lần mà đến ba lần! Chẳng những chối "không hề biết", mà c̣n thề "...tôi thề là không biết người đó!" (Mat. 26:69-75; Mc.14:66-71; Lc. 22:54-60; Ga.18:25-27). Tuy nhiên, cuối cùng cũng "tự cảm nhận và công khai tuyên xưng" t́nh yêu thương tuyệt đối của ḿnh dành cho Vị Thầy chí thánh : "... Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự : Thầy biết con yêu mến Thầy!"

Thánh Phaolô, trái lại, hùng hổ lên đường t́m bắt những người tin theo Đức Kitô, "bất luận đàn ông hay đàn bà, đều trói giải về Giêrusalem". Trên đường tới gần Damas, bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngă xuống đất và nghe tiếng nói : "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ tôi?". Ông hỏi lại : "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Tiếng từ trời đáp : "Tôi là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ." (Cv. 9:1-5). Và sau đó, chúng ta biết người đă từng chống đối, phủ nhận và bắt bớ Đức Ki-tô và "bất luận đàn ông hay đàn bà [hay trẻ con]" dám tin theo Đức Ki-tô... đă "sáng mắt sáng ḷng" như thế nào.

Thánh La San bị người nhà chê bai và khinh thị v́ bán hết gia tài phân phát cho người nghèo đói, bị giáo quyền đương thời "treo chén" v́ cùng một số thầy giáo quê mùa dấn thân trọn vẹn dạy dỗ và giáo dục "con em gia đ́nh nghèo hèn giới thợ thuyền không ai chăm lo", để rồi cuối cùng trước khi tắt thở đă thốt lên : "Tôi thờ lạy thánh ư Chúa qua mọi biến cố xảy ra trong đời tôi".

Hai em Cường và Hán - với một lối sống mà bề ngoài lắm kẻ không ưa hoặc gay gắt lên án - và cũng không cần biết "Đức Kitô, Ngài là Ai?", v́ chưa bao giờ nghe nói đến hai chữ "Đức Kitô", nhưng cũng biết đáp trả câu hỏi mà quá nhiều lúc mỗi anh chị em chúng ta "nghe" và từ tai này bay qua tai khác rồi biến mất...

Chắc hẳn một số trong chúng ta cũng đă có lúc nhớ lại câu hỏi của Đức Ki-tô, và thay v́ trả lời trực triếp, chúng ta lại tự hỏi: "ừ nhỉ! giờ này, tại đây, Đức Ki-tô là Ai ?"

Vậy, hôm nay, bây giờ, chúng ta trả lời làm sao cho câu hỏi của chính Đức Kitô "c̣n anh chị em, anh chị bảo Tôi là ai"?

Phải chăng
* mỗi lần chúng ta "thật t́nh yêu thương hướng dẫn một em bé lớn lên trong lối sống đạo đức, lành mạnh" (thánh La San);
* mỗi lần chúng ta đưa tay giúp đỡ một người già yếu;
* mỗi lần chúng ta mĩm cười thông cảm, ủi an một người đang buồn sầu đau khổ;
* mỗi lần chúng ta thật t́nh chung vui chia sẻ với một người gặp điều may mắn và cùng họ cất tiếng tạ ơn Thiên Chúa;
* mỗi lần chúng ta tự dè xẻn chi tiêu hằng ngày để chia sẻ và thông phần giúp đỡ một người đang gặp tai ương;
* mỗi lần v.v....
** cách riêng, những tấm h́nh đầy ư nghĩa của "Đức Kitô hôm qua, hôm nay, và măi măi về sau" [xin xem h́nh ảnh dưới đây]

là câu trả lời thích đáng nhất cho câu hỏi của chính Đức Kitô : "C̣n anh chị em, anh chị em bảo Tôi là ai" ?

CHÚA GIÊSU NGỰ TRỊ L̉NG TA! - LUÔN LUÔN!

Huynh Phong bồng bế, ôm ấp... những em bé vô tội, mang bệnh AIDS khi mới chào đời.

Chắc hẳn các em đă an tâm mỉm cười "ra đi" với Hơi Ấm T́nh Người quá đẹp, quá ấm ḷng tuổi thơ.

*****************************************************


Giáo Hoàng Francis, vị chủ chăn thời đại, nói chuyện với các vị lănh đạo trong giáo hội công giáo:

‘Chúa Giêsu là ai? Chúa Giêsu là sự khiêm nhượng. C̣n kiêu ngạo, tự tôn, quyền lực, không có chỗ trong đời sống của chúng ta, các mục tử. Chúng ta thấy được các mối phúc thật nơi những người ‘biết sự phong phú của t́nh tương thân tương ái, của việc chia sẻ dù là một chút ít ḿnh có.’

Khiêm nhượng, quên ḿnh, các mối phúc thật. Đây là con đường mà Giáo hội phải theo. Hăy thôi ám ảnh về quyền lực, dù cho có muốn quyền lưc để làm được việc.’
Và một minh chứng cho những ǵ ḿnh nói, Đức Phanxicô chọn ăn trưa, không phải với hàng giáo phẩm Tuscan, nhưng là với những người nghèo thành Florence.
Ngài xếp hàng với hàng chục người khác tại điểm phát cháo của Caritas, lấy một thẻ đăng kư như mọi người khác và nhận một phần cháo gà nấu với đậu truyền thống của vùng Florence, trong dĩa nhựa kèm muỗng nhựa.
Trước đó, ở Prato, Đức Phanxicô đă tưởng niệm 5 người đàn ông và 2 phụ nữ người Trung Quốc, những người đă phải sống trong điều kiện tồi tệ và đă thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn công xưởng tại Prato. Vụ hỏa hoạn năm 2013 tại một nhà máy may mặc, đă xảy ra trong đêm, khi các công nhân đang ngủ trong gác xép. Đức Giáo hoàng xem sự kiện này là ‘bi kịch của nạn bóc lột và các điều kiện sống phi nhân.’
Và điều này một lần nữa làm rơ điều mà ngài không ngừng hướng đến, một cuộc sống phẩm giá cho tất cả mọi người.