Chương 1:
Dạy học và giáo dục

1- Một cái nh́n tổng quát

Dạy học

Để có thể đi xa hơn nữa, chúng ta cũng nên đồng thuận về ư nghĩa của vài từ ngữ được những tác giả lớn định nghĩa và được số đông chấp thuận.

Dạy học là truyền đạt những kiến thức của ḿnh. Hoặc theo ông Durkheim giải thích: Dạy học có nghĩa là truyền, chuyển tải một kiến thức nơi học đường. Nhưng trong thực tế có được bao nhiêu thầy giáo tự hỏi ḿnh sau khi rời khỏi lớp học: “Tôi dạy, nhưng chúng có học không? Vấn đề chính yếu nầy rất thường bị các thầy cô lăng quên v́ cứ theo thói quen mà làm và cũng v́ bị bế tắc trong cái tự ái của họ. Philippe Meirieu đă gợi lên điều nầy trong nhiều tác phẩn của ông khi ông đề cập đến vấn đề căn tính nghề nghiệp của một tập thể đặc biệt nào đó.

Trở lại vấn đề Dạy học và Giáo dục như ông Durkheim đă cho thấy có sự khác biệt : Dạy học có nghĩa là truyền, chuyển tải một kiến thức nơi học đường. Nhưng dạy học không chỉ là “nói” là “tuyên bố”, là “thao thao bất tuyệt” những điều ḿnh biết [1]. Dĩ nhiên việc giảng dạy đ̣i hỏi người giáo viên phải nắm vững môn học mà ḿnh dạy, nhưng chỉ như thế th́ chưa bảo đảm là người nghe sẽ hấp thụ được những điều họ truyền đạt và những điều đó sẽ được phát huy nơi học sinh của họ. V́ vậy, không phải là không có lư do mà Loren Eiseley[2] đă nói: “Tôi biết rằng vào những ngày mà tôi thấy hơi sợ sợ, tôi do dự khi bàn tay tôi đặt lên nắm tay của cửa ra vào lớp học”.  Philippe Meirieu xác định nổi khó khăn của người giáo viên càng ngày càng nhiều trong môi trường học đường như sau: “những người “học sinh tốt” c̣n biểu lộ một sự tôn trọng thuộc loại tốt, nhưng thật sự chúng cũng nghĩ rằng “cái thiết yếu nằm ở chỗ khác”, trong những tác phẩm tầm thường, những tạp chí đặc biệt…”. Những đứa khác, “những đứa kém”  đă cho ông thầy biết từ một thời gian gần đây, có khi um sùm, có khi âm thầm về những học sinh không học hành được, cảm thấy ḿnh đứng bên lề, cảm thấy những môn học không có ư nghĩa ǵ đối với chúng nên “biến đi” qua việc quậy phá hoặc thích trốn “đi nơi khác”, đi coi phim, lang thang nơi nầy nơi nọ, hay đến nhà bạn bè làm việc nầy việc nọ như sửa xe chẳng hạn”[3].   

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng dạy học “không phải chỉ là giảng bài, là truyền đạt những điều ḿnh biết được thể hiện trong chương tŕnh”[4] mà thôi. Nhưng “để cho những học sinh học, nên chăng tập hợp lại những điều kiện liên kết với nhau liên quan đến thời khóa biểu của nhà trường, đến số giờ học giáo khoa trong một môn học và đến mức lương của các thầy cô giáo? Vấn đề nầy không phải là nhỏ, nhưng mà rất cần thiết… nhưng ai dám khẳng định rằng trong các bệnh viện, việc thay đổi giờ ăn, giảm số bệnh nhân trong mỗi pḥng và kéo dài thời gian nằm viện – tất cả những biện pháp có thể thực hiện – nhưng có đủ để chữa lành bệnh nhân và có miễn được việc điều trị không?[5]

Sự suy tư trên đây ước mong đặt lại vị trí của nhà giáo và chức năng của họ trong việc dạy học và làm cho họ xác tín hơn việc phức tạp của vấn đề học tập. Những ai quan tâm đến câu hỏi “tôi dạy, nhưng học tṛ có học chăng?” th́ sẽ không quên vấn đề mà ngày nay người ta rất quan tâm, đó là tự đào tạo ḿnh liên tục “cho dù những nhu cầu của cuộc sống tư” chi phối ḿnh. Thế giới tiến hóa không ngừng và rất nhanh, “những người trẻ đến với chúng ta cùng những vấn đề riêng tư của chúng, những xác tín, những vấn nạn, những ưu tư, những hy vọng, những lo sợ và những tước đoạt. Chúng ta phải gặp chúng “nơi chúng ở”, chứ không phải nơi mà chúng ta nghĩ chúng phải là, không phải vị trí mà chúng ta ở lúc chúng ta cùng tuổi với chúng, không phải nơi mà những học sinh của chúng ta ở vào những năm 60, 70 và 80. Chúng ta phải gặp chúng nơi mà chúng ở ngày hôm nay”[6]. Đúng như Patrick Tapernoux đặt nghi vấn: “Vậy th́, người ta có thể nào dạy học mà không cập nhật hóa những kiến thức của ḿnh không?”[7]

Giáo dục

1. Tư tưởng của vài tác giả Châu âu

a- Tại sao phải giáo dục?

Giáo dục một đứa trẻ gọi là “b́nh thường” để trở thành một “con người” đă là một công việc rất tế nhị. Giáo dục một đứa trẻ để sau nầy có ích cho xă hội th́ có cái khó của nó, nhưng c̣n khó hơn rất nhiều khi phải giáo dục một người trẻ “gặp khó khăn”.

Khi sinh con, cha mẹ nào cũng hy vọng con ḿnh thành đạt, có một chỗ đứng trong xă hội, sống hạnh phúc, cho riêng ḿnh và cho gia đ́nh của nó và có ích cho xă hội. Thế nhưng, sự may mắn không mỉm cười với hết mọi người. T́nh thật mà nói, có rất nhiều người thành công huy hoàng trong cuộc sống, nhưng cũng có không ít những trẻ em lang thang trên đường phố, nhưng người trẻ bỏ học dở dang, những tệ  nạn xă hội, những trẻ bụi đời, nghiện ngập ngày càng trẻ tuổi hơn và không ngừng gia tăng hàng năm: một ưu tư rất lớn cho phụ huynh và cho xă hội, một sự bất an trường kỳ. Thế nhưng, những người nầy không sinh ra để trở nên bụi đời hoặc để sống lang thang.

Con người sinh ra ở “trạng thái thô” (Kant). Ngay từ lúc mới chào đời, em bé đă sống chung với con người. Những cử chỉ, lời nói của những người thân và nhất là những người làm bé vui ḷng khắc ghi trong ḷng bé rất sâu đậm. Nói một cách khác, chính việc sống trong xă hội, đạt được những giá trị thuộc về xă hội, những kinh nghiệm của những người đi trước mà đứa trẻ trở thành người. Nhưng cũng có những trường hợp ngược lại, chính v́ không tuân thủ những luật lệ xă hội mà đứa trẻ vươn lên: v́ vậy, nếu trong những quan sát thực tế tôi nhấn mạnh nhiều về những quy tắc không được tiếp thu và tuân thủ th́ v́ chính những vi phạm đó lại biến thành những luật lệ và chính v́ cả xă hội dựa trên một hợp đồng thuộc về xă hội nên chỉ có thể chấp nhận những luật lệ cá nhân, c̣n hơn điều tốt của tập thể - đó c̣n gọi là phép Vua thua lệ làng là thế. Nhưng chính cái cách được giáo dục bằng những giá trị thuộc về xă hội mà người trẻ được rèn luyện để trở thành người. Thỉnh thoảng chúng ta có thông tin trên báo chí về những “người rừng”, như bác sĩ Itard đă nghiên cứu, bị lạc trong rừng và được các con thú nuôi dưỡng. Những người nầy sống một đời sống như đời sống của  con vật nuôi họ. Họ rất khó khăn sống lại đời sống của con người cho dù có rất nhiều cố gắng muốn giúp đỡ họ về phía con người đă t́m gặp họ.

Từ lúc sinh ra, con vật coi như đă thành h́nh như nó là: một tạo vật hoàn hảo trong loài của nó trong khi con người lại là một con vật “hết sức bất toàn” (Bernard CHARLOT), cần “được giáo dục” (Kant). Để trở thành “cái mà họ là”, “họ cần được giáo dục nhờ những người khác, chính những người nầy bù vào sự yếu đuối ban đầu của họ và họ phải tự giáo dục nữa…” (Bernard CHARLOT). Nói cách khác, khi sinh ra đời, đứa trẻ giống như một con vật không hơn không kém. Nhưng nó càng ngày càng lớn lên và trở thành người, nhờ vào việc sống giữa những con người và có được sự giáo dục của con người. Cũng tương tự, một viên đá quí chỉ có thể tỏa sáng nhờ vào đôi tay khéo léo của người thợ kim hoàn, cho nên một đứa trẻ cũng cần một sự giáo dục tốt để được phát triển và trở nên một con người tốt.

Như vậy chúng ta thấy rằng cho dù đứa trẻ sinh ra là “tốt theo tự nhiên” hay ở “trạng thái thô”, th́ tất cả những hệ thống giáo dục Âu hay Á cũng đều công nhận rằng đứa trẻ cần được giáo dục để trở nên như nó phải trở thành: đó là con người.

a.    Vậy trước hết “giáo dục” có nghĩa là ǵ?

Trong lănh vực nghề nghiệp, kết quả công việc thay đổi tùy theo sự hiểu biết chính xác về cách vận hành, về những nguyên tắc của nghề mà ḿnh chọn… Theo Durkheim, Giáo dục, chăm sóc, lănh đạo là 3 nghề khó nhất. Giáo dục được canh tân luôn luôn tùy theo mức độ phát triển của xă hội, của một xứ và của thời buổi, nhất là vào thời của toàn cầu hóa ngày hôm nay. Việc giáo dục có thể là một yếu tố chính của việc phát triển với điều kiện là phải đào tạo những người công dân tốt, những nhà kỹ thuật giỏi, những người trí thức, những nhà khoa học … bảo đảm cho tiến tŕnh phát triển kinh tế và xă hội.

Chính v́ vậy, để có thể phát triển tất cả những tiềm năng sư phạm và giải đáp những vấn đề giáo dục, một trong những điều kiện thành công cho những ai chọn nghề giáo dục là ư thức ư nghĩa của việc giáo dục vừa có được những kiến thức, những khả năng sư phạm và nghề nghiệp và hiểu biết luật pháp và những phương pháp sư phạm, nghĩa là phải nắm vững những yếu tố về khoa học giáo dục.

Giáo dục có nghĩa là “đào tạo bằng việc giáo dục”, theo định nghĩa tự điển Micro Robert, là công việc đào tạo, là dạy dỗ một đứa trẻ, một con người. Theo tự điển (Larousse-Encyclopédie) th́ Giáo dục cũng có nghĩa là “biết những tập quán của xă hội, những cách sống”. Thành ngữ “thiếu văn hóa” hay “vô giáo dục” đôi khi được dùng để đánh giá cách ăn nết ở của những người không biết cách sống. Thời xưa người ta không biết được những sự phân biệt nầy, nhưng chúng được xây dựng từ từ qua các thế hệ do sự tiến triển của thế giới. Sự giáo dục nơi cha mẹ là ưu tiên. Con cái thời trước nhờ vào việc giáo dục của cha mẹ mà nó được trưởng thành từ từ về mặt t́nh cảm, cách sống ở đời, văn hóa gia đ́nh, xă hội và quốc gia: chính gia đ́nh bảo đảm việc kế thừa giữa các thế hệ với nhau.

Lư thuyết của những triết gia vào thế kỷ thứ 17 như Locke, Helvétius và những tư tưởng phát sinh từ thời Cách Mạng Pháp đă dẫn đến những quan niệm mà xă hội qui nạp thành quan niệm về giáo dục. Chính trong tác phẩm Emile mà Jean Jacques Rousseau đă nghĩ ra một hệ thống giáo dục mới theo tính tự nhiên mà Goethe gọi đó là “Phúc âm của giáo dục”.

Tác giả những Essais[8] đă cho thấy những vấn đề mà việc đào tạo một người công dân tốt và sự kính trọng tự do của nó đặt ra: “Tôi có phản ứng với tất cả mọi bạo lực trong việc giáo dục một tâm hồn non nớt mà người ta giáo dục” (quyển II, chương VIII). Vấn đề được Rousseau nêu lên trong tác phẩm Emile: đó là vấn đề liên quan giữa cá nhân và xă hội…

Như chúng ta đă biết, cụm từ “giáo dục” bắt nguồn từ tiếng la-tinh “educare” và theo José Davin, cụm từ nầy có nghĩa là “dẫn ra khỏi”. Và cũng theo tác giả nầy là “vào thời mà Roma chưa phát triển và tiếng la-tinh “educare” đối với những người mục đồng có nghĩa đơn giản là : đi trước đàn chiên để dẫn chúng ra ngoài. […]. Vấn đề đối với chúng ta là dẫn “ra khỏi” trạng thái trẻ con, được đánh dấu rơ rệt qua việc đứa trẻ không có khả năng ăn nói […], đến trạng thái của đứa trẻ có khả năng phát biểu, giao tiếp với kẻ khác, phản hồi, làm việc, chia sẻ[9]”.

C̣n ông Philippe Meirieu th́ khẳng định rằng: “Giáo dục con người là đưa họ ḥa nhập vào một xă hội; tức là dạy cho họ phục tùng những lề luật mà xă hội đó bó buộc để đi đến thành công. Sự tự do thật sự chính là sự tự do của con người sống trong Thành phố vừa tùng phục luật lệ chung” [10]. Thế nhưng, định nghĩa nầy của một nhà thi sĩ vĩ đại Antonio Machado làm chúng ta phải suy nghĩ: “Giáo dục là dạy suy nghĩ lại điều mà ta suy tư và quên đi điều mà người ta biết” [11].

c- Mục tiêu của giáo dục

Như vậy, chúng ta thấy Giáo dục một đứa trẻ cũng giống như anh tài công điều khiển một con tàu. Để đi đến mục tiêu dự trù, chúng ta phải hết sức đề cao cảnh giác ngay từ lúc khởi hành để không phải đi lạc đường và rơi vào thảm cảnh đáng tiếc mà chúng ta có thể tránh được.

Trong cuộc sống thường nhật, cho dù chúng ta là người Âu hay người Á, cho dù chúng ta sống trong hoàn cảnh xă hội nào bất kỳ, bổn phận của chúng ta là đem đến cho người trẻ một cách trực tiếp hay gián tiếp, cơ hội để trở thành những người hữu dụng. Chu toàn công việc nầy bao gồm nhiều lănh vực: từ bầu khí gia đ́nh đến môi trường xă hội, từ những hoạt động của  đứa trẻ đến cách ăn nết ở của người lớn chung quanh… Tất cả những điều đó được khắc sâu nơi tiềm thức đứa trẻ và góp phần vào việc tạo thành nhân cách của nó. V́ vậy, giáo dục một đứa trẻ phải bảo đảm sự phát triển của nó về khía cạnh cá nhân lẫn xă hội.

Theo ông Pestalozzi, đứa trẻ “lớn lên, được đào tạo, được giáo dục” cùng một lúc. Con người không thể làm cho ḿnh lớn lên một phân nào v́ “làm cho lớn lên là công việc của Thiên Chúa” […] “theo những luật lệ trường cữu”. Con người “được đào tạo do sự may rủi và cái bấp bênh” và bằng sự lệ thuộc vào những hoàn cảnh đổi thay” ở nơi mà họ sống. Nhưng họ được giáo dục bằng cách sống và bằng ư chí của con người”, hoặc chính xác hơn là nhờ xă hội. Công cuộc đào tạo, sự giáo dục, lớn lên phải được hài ḥa để “con người có thể thực sự được đào tạo và được giáo dục. Trong trường hợp ngược lại, là vô giáo dục.

Thế nhưng yêu cầu thiết yếu của giáo dục là làm sao bảo đảm được sự tồn tại của cá nhân trong xă hội. Bởi v́ “để có sự giáo dục, phải có thực tại một thế hệ người lớn và một thế hệ người trẻ, và một tác động được thực hiện của thế hệ trước sang thế hệ sau” [12]. Mặt khác, ông khẳng định rằng “giáo dục là một vấn đề tuyệt vời thuộc về xă hội”, “một hiện tượng cơ bản thuộc về xă hội” [13] cũng như những mục tiêu của nó. Để đạt đến những mục tiêu đó th́ ngay cả những phương thế được dùng cũng phải có cùng một đặc tính. Bởi v́ “những mục đích mà giáo dục theo đuổi hay những phương thế được dùng, chính là đáp lại nhưng nhu cầu của xă hội”. Chúng ta không thể giáo dục những người trẻ theo như chúng ta muốn, nhưng phải “theo những tập quán mà chúng ta cố gắng tập ḿnh noi theo” ngỏ hầu, khi trưởng thành, chúng có thể sống hài ḥa với những người đương thời của chúng, trong những điều kiện sống b́nh thường, biết rằng, nếu chúng ta đi lệch khỏi những tập quán nầy một cách trầm trọng th́ “chúng sẽ đổ trên đầu con cháu chúng ta”.  

Theo ông Bernard CHARLOT, một khi sinh ra trên đời, đứa trẻ « bị bắt buộc phải học ». Học để tự xây dựng ḿnh bao gồm một tiến tŕnh kép: trở thành con người, trở thành một mẫu duy nhất của con người, trở nên thành viên của một cộng đoàn mà đứa trẻ chia sẻ những giá trị và nơi mà nó có một chỗ đứng, chỗ của nó. Những công thức nổi tiếng của Durkheim khẳng định rằng: “Sự giáo dục là tác động thực hiện do những thế hệ người trưởng thành trên thế hệ những người chưa trưởng thành trong đời sống xă hội. Giáo dục có mục tiêu là khích lệ và triển khai nơi người trẻ một số trạng thái thể chất, trí tuệ và luân lư xă hội và đặc biệt môi trường nó sống đ̣i hỏi nơi nó” [14]. Thế giới nầy hiện hữu trước nó. Nhiều thế hệ đă sống trước nó. Những người đang sống với nó được sinh ra trước nó. Nó phải học làm sao để sống cho được với họ. Như vậy tức là “khi bước vào một guồng máy những mối quan hệ và những tiến tŕnh cấu thành một hệ thống mà trong đó mọi người ư thức tự hỏi tôi là ai, thế giới là ai, những kẻ khác là ai”. “Hệ thống nầy được triển khai trong chính động tác mà nhờ nó, tôi tự xây dựng và được kẻ khác xây dựng; cái động tác dài ngày nầy, rất phức tạp, không bao giờ được hoàn chỉnh th́ người ta gọi là giáo dục” .[15].

Ông Philippe MEIRIEU đă nêu lên một vấn đề quan trọng sẽ được đề cập ở phần sau : Giáo dục con người nào, đó chính là dạy cho họ tự ḿnh suy nghĩ và chỉ hành động những ǵ mà người đó có quyết định một cách tự do»[16]. Không có sự góp phần của ḿnh, sẽ là thất bại đáng tiếc.

۩ ۩ ۩ ۩ ۩

Câu hỏi « Dạy học và giáo dục có khác nhau không ? » được gởi đến 150 người để t́m hiểu quan niệm về dạy học và giáo dục và đă nhận được 130 thư hồi đáp. Kết quả nầy cho thấy tại nước Việt-Nam hiện nay, người ta chưa phân biệt rơ ràng giữa dạy học và giáo dục. Sự trùng lắp nầy không phải là nét đặc thù của nước Việt-Nam nhưng hệ thống chính trị hiện nay góp phần vào sự chia cách nầy.

Dạy học và giáo dục có khác nhau không ?

- khác nhau                                                                 63

- giống nhau                                                                67

Tương tự, tôi có dịp nói chuyện với một người dân Úc gốc Việt về vấn đề dạy học và giáo dục. Bà là một nhà tâm lư và đă xác định rằng « ở nước Úc, khi người ta nói về giáo dục, người ta hiểu đó là dạy học ».

Tṛ chuyện với những người Pháp gốc Việt.

Ông Trần Quang Đang và bà Tường Vy và ông Nguyễn văn Công đến đàm đạo với tôi vào một sáng ngày 5 tháng 10 năm 2006. Ông Đang và ông Công là hai cựu học sinh trường La San Taberd vào những năm 50 thế kỷ trước. Ông đang là thành viên của hội FALAISE được thành lập hai năm trước bên nước Pháp, có mục đích t́m những phương cách để hỗ trợ cho các mầm non La San Việt-Nam để tỏ ḷng biết ơn các thầy cũ.

Thừa dịp cuộc nói chuyện kéo dài 90 phút, một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng về đời sống các sư huynh La San, về căn tính La San … cũng như nhu cầu của các sư huynh để nâng cao tŕnh độ các sư huynh trẻ, cho thấy rằng có nhiều quan niệm khác nhau.

NVT : Anh chị cho biết dạy học và giáo dục có khác nhau không ? [17]

Được sự đồng ư của 2 vị kia, bà Tường Vy thay mặt trả lời rằng : Trước hết, tôi xin nói rằng, tôi không phải công giáo và chồng tôi cũng thế (Ông Đang). Tôi quen biết chồng tôi rất lâu và tôi nhận thấy học tṛ La San (ví dụ chồng tôi và ông Công) không như những người khác v́ các anh được các sư huynh giáo dục tốt. Tôi cũng quen biết rất nhiều học sinh trường Tây  khác ở Saigon như trường Chasseloup, Jean-Jacques Rouisseau, Marie Curie… Trong lănh vực học vấn, những học sinh Taberd dứt khoát không kém những học sinh các trường đó, tôi không muốn nói là hơn chúng. Thế nhưng, những người học sinh Taberd được hưởng một sự đào tạo mà những người học sinh kia không có : giáo dục. V́ vậy, trong cuộc sống sau nầy, tôi nhận thấy một cách rơ ràng hơn, những người học sinh Taberd có một sự suy nghĩ và một cách ăn ở hoàn toàn khác. Tất cả những điều đó muốn nói lên rằng dạy học và giáo dục không giống nhau.

Thế nhưng, nếu dựa trên 33 câu trả lời trên 140 câu trả lời th́ quả thật ơn gọi La San đi vào ngỏ cụt.

1- Người ta có thể thực hiện chức năng giáo dục của ḿnh mà không dạy học trong nhà trường không ?

- có thể được :                                                                        73

- Không thể được :                                                                 33

- chắc chắn được :                                                                 24

Trả lời ư nghĩa của giáo dục theo 3 câu trả lời sau đây cũng không phải là một sự khích lệ giúp t́m ra một lối thoát cho ơn gọi La San.

2- Giáo dục để :

- Thi được hạng cao :                                                             04

- Thi cho đậu :                                                                         02

- truyền đạt kiến thức :                                                           47

- Phát triển nhân cách và sống được với người khác           90

Theo tưởng tượng của người đi điều tra, câu trả lời tiếp theo dưới đây phải là « có thể được ». Thế nhưng, một số đông cho rằng « dạy học là giáo dục ». Thật vậy, có những người họ chỉ biết truyền đạt kiến thức nhưng không quan tâm đến giáo dục, chúng ta có dịp nói đến ở chương sau.

3- Dạy học là giáo dục, đúng không ?

- đúng :                                                                                    96

- Không                                                                                   14

- có thể được :                                                                        22

Thế nhưng, phần nhiều những lời đáp của câu hỏi sau đây mở một hướng đi cho các sư huynh đang muốn t́m cho ḿnh một chỗ đứng, chỗ của ḿnh trong xă hội hôm nay.

4- những môi trường nào có thể được để thực hiện việc giáo dục ?

- dạy học trong nhà trường :                                                           01

- đào tạo nghề                                                                                  01

- công tác xă hội                                                                              01

- pḥng ngừa bệnh tật                                                                     00

- tất cả những môi trường trên                                                        110

2- Quan niệm của chánh phủ Việt-Nam

a) Quan niệm tổng quát về giáo dục [18]

Giáo dục là một công tác đặc thù của một xă hội nhằm mục đích đào tạo và phát triển nhân cách của một người theo những đ̣i hỏi của xă hội trong một thời kỳ được xác định của lịch sử. Thành ngữ giáo dục thông thường được hiểu dưới hai nghĩa : nghĩa rộng và nghĩa hệ.

Nghĩa rộng: Giáo dục bao hàm việc dạy và học kèm theo những công tác sư phạm khác trong nhà trường cũng như trong gia đ́nh và trong xă hội. Đó chính là một tiến tŕnh đầy đủ cho việc đào tạo nhân cách qua những giao tiếp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục trong cùng mục đích nắm bắt những kinh nghiệm của xă hội loài người. 

Nghĩa hẹp : giáo dục được hiểu như một tiến tŕnh tác động trên thế hệ trẻ trong lănh vực luân lư, tư tưởng và hành động… nhằm mục đích đào tạo sự xác tín, niềm tin, động cơ thúc đẩy, t́nh cảm, những cách cư xử, những tập quán và những hành động phù hợp với xă hội.

V́ vậy, trong giáo dục, đó là vấn đề tác động của một nhân cách nầy trên một nhân cách khác, của tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Nhờ vào sự giáo dục mà người được giáo dục thực hiện những giao tiếp trong xă hội  mà họ tiếp thu được và nhân cách của họ được đào tạo và phát triển.

b) Mục tiêu giáo dục trong một nhà trường xă hội chủ nghĩa Việt-Nam

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, hệ thống giáo dục mới được đặt trên nền tảng cùng với chế độ cộng ḥa. Đó là một nước độc lập, « một hệ thống giáo dục  sẽ đào tạo con trẻ thành những công dân có ích cho nước Việt-Nam, một hệ thống làm phát triển hoàn toàn những tiềm năng của chúng ».[19]

Khi đă chiến thắng trong phong trào chống Pháp, nước Việt-Nam được chia làm hai, từ vĩ tuyến thứ 17 trở ra phía bắc thuộc xă hội chủ nghĩa và có những trận chiến kéo dài để thống nhất đất nước. Mục tiêu giáo dục ngày càng được hoàn chỉnh và được xác định một cách rơ ràng rằng : « Công tác giáo dục phải được phát triển trên một bậc thang rộng lớn nhằm vào việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người làm việc là những người chủ của đất nước, ư thức xă hội chủ nghĩa, có học vấn, khoa học, với một sức khỏe tốt cho công tác phục vụ có hiệu năng thuộc thành phần những người của đảng và để nâng cao mức học thức của những người lao động  ».[20] 

Khi nhắm mục tiêu nầy, hệ thống giáo dục cách mạng Việt-Nam đă được sử dụng một cách có hiệu quả để chống người Mỹ và thống nhất đất nước. Tiếp theo đó là thời kỳ ḥa b́nh và xây dựng xă hội chủ nghĩa. Sự phát triển về kinh tế và xă hội làm nảy sinh những nhu cầu mới đối với công tác giáo dục. V́ vậy, mục tiêu giáo dục được hiệu chỉnh và nêu rơ trong Nghị Quyết cải cách vào năm 1979, được phổ biến và thực hiện kể từ năm 1981-1985.

Từ năm 1986 đến nay, nhờ vào sự phát triển, nhiều công tác giáo dục phù hợp với việc đổi mới của Đảng (được nêu lên trong các Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII), nhất là sau Nghị Quyết của Đại Hội VII, những công tác giáo dục được phát triển theo sự đổi mới và thích nghi với sự giáo dục của toàn cầu.  Trong lần họp thứ hai của Ủy ban chấp hành trung ương, Đảng đă nêu lên những thành công và những khía cạnh yếu kém trong giáo dục và đă xác định những chức năng và những mục tiêu của sự phát triển giáo dục đến năm 2000.

Những chức năng và những mục tiêu nền tảng của giáo dục ngày hôm nay « nhằm mục tiêu đào tạo con người và những thế hệ bám chặt vào lư tưởng độc lập của đất nước, có một ư chí thật kiên vững để xây dựng và giữ ǵn đất nước : kỹ nghệ hóa ; hiện đại hóa , ǵn giữ và phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc ; có khả năng làm tăng giá trị tinh  hoa của nhân loại ; làm tăng giá trị những khả năng tiềm ẩn của dân tộc và của con người Việt-Nam ; ư thức đời sống chung và làm nổi bật khía cạnh tích cực của cá nhân ; nắm vững những kiến thức khoa học và kỹ thuật hiện đại ; suy tư một cách sáng tạo, biết cách sống, tiếp thu chắc chắn những phương án kỹ nghệ, một đặc tính tổ chức và kỹ luật, một sức khỏe tốt …[21].

Nói tóm lại, theo sự tŕnh bày được trích ra ở trên th́ mục tiêu của giáo dục nhắm trước tiên là đào tạo nhân cách của một con người xă hội chủ nghĩa. Qua việc giáo dục, nhân cách con người không ngừng được phát triển và hoàn thiện. Đây là những hiến chương mới của mỗi người được đào tạo và được phát triển trong tiến tŕnh sống – giao tiếp – học tập – giải trí… Nhờ vào những công tác trong xă hội mà từ lúc c̣n bé, con người đă nắm bắt những kinh nghiệm sống của những người đi trước. Tôi nêu lên nơi đây những điều đơn giản là để t́m hiểu xem nền giáo dục nầy có giúp được người trẻ sống như người công dân có trách nhiệm hay không mà thôi.


 

[1] Michel Saint Onge, Moi, j’enseigne, mais eux apprennent-ils, Collection AGORA, Canada, 1996, p. XIII

[2] Loren Eiseley là nhà triết học sinh năm 1907 tại Lincoln, qua đời ngày 9/7/1977.

[3] Philippe Meirieu, Apprendre…oui, mais comment?, Paris, ESF Editeur, 1995, p. 15.

[4] Michel Saint Onge, Moi, j’enseigne, mais eux apprennent-ils, Collection AGORA, Canada, 1996, p. XIV

[5] Philippe Meirieu, Apprendre…oui, mais comment, ESF Editeur, 1995, p. 18

[6] Frère John Johnston, Congrès lasallien, Le Pirée, Grèce, 29 avril-1er mai 1997.

[7] Patrick Tapernoux, Transversalités, De L’ISP, Janvier-mars 2004, p.21

[8] Les Essais là tác phẩm chính của  Michel Eyquem de Montaigne (1533-1592), ông làm việc từ năm 1572 đến khi qua đời.

[9] José DAVIN/Jean-Marie PETITCLERC, Le paris éducatif, Paris, Centurion, 1991. p.7.

[10] Philippe MEIRIEU, Enseigner…oui, mais comment ?, Paris, ESF éditeur, 1995, p. 31.

[11] Nicolas CAPELLE, Je veux aller dans ton école !, la pédagogie lasallienne au XXIe siècle, SALVATOR, 2006, p. 33

[12] Emile Durkheim, Education et sociologie, PUF 2005, p.47.

[13] Raymond BOUDON, Dictionnaire de Sociologie, Larousse , 2003, p. 77.

[14] E. DURKHEIM, Education et sociologie, PUF, Paris, 190, p.51.

[15] Bernard CHARLOT, Du rapport au savoir, Paris, Anthropos, 1997, p. 60.

[16] Philippe MEIRIEU,  Apprendre…oui, mais comment ?, Paris, ESF Editeur, 1995, p. 32

[17] Annexes, ligne 628

[18] Nguyen van Le-Nguyen Sinh Duy, Généralités de l’Éducation, Ministère de l'Éducation et de Formation, 2001.

[19] Ho Chi Minh, Des questions concernant l’éducation, NXBGX, 1977.

[20] Trích văn kiện Đại Hộo Đảng lần thứ 3, 1960

[21] Đảng Cộng Sản, Văn kiện của Đại Hội toàn quốc lần thứ 2, NXBCTQG, 1997