Chương II :

Quan niệm về giáo dục
của các sư huynh La San

Tất cả được khởi sự từ một sáng thứ ba tháng 3 năm 1679, ngày mà Gioan la San gặp một người có tên là Adrien Nyel đến thành Reims để t́m cách mở một trường miễn phí cho những trẻ em nghèo. Gioan La San được thỉnh cầu t́m được một cha xứ đón nhận ông Nyel trong giáo xứ của ngài. Ngôi trường đầu tiên được mở ra vào ngày 15 tháng 4 năm 1679 tại họ đạo thánh Maurice. Cha sở lúc đó tên là Nicolas Dorigny. Về phần Gioan La San, ngài coi như việc của ngài đă xong.

Nhưng, v́ « năng động, dám nghĩ dám làm, ông Nyel vừa mới xây dựng một trường th́ lại bắt đầu cái mới khác » [1]. Do ông Nyel vắng mặt thường xuyên, nên việc mời các thầy giáo không có kinh nghiệm sư phạm có nguy cơ làm thất bại những ngôi trường vừa chớm mở. V́ không muốn công việc tốt đẹp nầy từ từ bị thất bại ngay từ lúc đầu nên Gioan  La San mới họp các thầy giáo trẻ nầy lại nhằm giúp họ biết công tác giáo dục là như thế nào, đây là bước đầu của một cuộc dấn thân từ từ, tiệm tiến, cho đến những ngày cuối đời của ngài : trước tiên là đem các thầy về ở trong nhà ḿnh, sau đó sống cùng trong xă hội với các thầy và đi đến việc từ bỏ hết của cải để trở nên nghèo, cho người nghèo. Và từ ngày đó đến năm 1918, Gioan La San đă chịu rất nhiều đau khổ v́ những sự hiểu lầm, những thử thách … trước khi soạn thảo Luật Ḍng các sư huynh trường Ki-tô:

« Nhằm mục đích đem lại lợi ích cho những con trẻ của thợ thuyền và người nghèo mà Ḍng Anh Em Trường Ki-tô được lập nên  ».[2]

[bản văn nầy đă có trong Luật Ḍng từ năm 1705, xem CL 25]

1- H́nh ảnh một nhà giáo dục theo Gioan La San

« Nhà trường phải được hoạt động tốt ! » Thành ngữ nầy được lặp lại nhiều lần trong các thư của Gioan La San gởi cho các môn đệ của ngài. Nhiều nhà trường mới được thành lập khắp nước Pháp theo yêu cầu của các cha xứ cũng như từ phía nhà nước, chứng tỏ cho chúng ta thấy sự thành công của nhà trường nầy ! Nhưng chúng ta hiểu thế nào về thành ngữ « trường được hoạt động tốt » ? Sư phạm La San vượt ra ngoài biên giới cứng ngắt của nhà trường, dạy cho học sinh biết sống lễ phép, lịch sự. V́ vậy, ưu tư làm sao để dạy cho các con cái của « những người thợ thuyền và người nghèo » được ḥa nhập vào xă hội, Gioan La San đă viết quyển « Règles de la Bienséance et de la Civilité chrétienne » (Phép lịch sự và xă giao Ki-tô) mà các học sinh phải đọc vào giờ chiều để tập đọc mà trong đó đầy dăy những chi tiết rất cụ thể lối sống trong xă hội vào thế kỷ thứ 17 nhằm giúp các học sinh ḥa nhập được với xă hội. Vả lại, chính sự phê phán của thời đó về kiểu giáo dục nầy cho ta  thấy rơ hơn mục tiêu của nó là làm cho đứa trẻ thích nghi được với những điều kiện đơn giản của xă hội thời bấy giờ và v́ vậy đôi khi giúp đứa trẻ chấp nhận cái không thể chấp nhận được.

Thật vậy, « Gioan La San không có mong ước nào khác ngoài việc đem đến những phương tiện để thăng tiến về nhân bản, thiêng liêng và khi có thể được, thăng tiến về tôn giáo, vừa tầm với người trẻ và một cách đặc biệt những người thiếu thốn nhất về những điều đó. Sự thăng tiến nầy bao hàm tất cả mọi chiều kích của con người »[3], nghĩa là một sự giáo dục toàn diện con người bằng việc quan tâm đến hiện thực mà nơi đó họ đang sống. Một cuốn sách sư phạm được khá phổ biến vào thời bấy giờ, xuất bản vào năm 1706, mang tựa đề là “Conduite des Écoles Chrétiennes ” (Hướng dẫn các trường Ki-tô) hướng dẫn một cách tỉ mỉ các sư huynh đầu tiên chu toàn chức năng nhà giáo dục của ḿnh được cụ thể hóa trong một hành động tay ba như sau : « quan tâm đến thực tại, bức xúc trước những nhu cầu trong thế giới người trẻ  và đi t́m những phương thế để biến đổi thực tại đó với sáng tạo »[4].

2- Đối với những người kế nghiệp Gioan La San

Qua các thế hệ, những người môn đệ của Gioan La San ngày càng ư thức hơn về vai tṛ nhà giáo dục của ḿnh, sự ư thức đó được diễn tả trong Luật Ḍng năm 1987 như sau : « Những trường La San và đường lối sư phạm La San qui về trung tâm là người trẻ, thích ứng với thời đại mà họ sống, ưu tư chuẩn bị cho chúng có được một chỗ đứng của chúng trong xă hội  ».[5]

Đem đến một nền giáo dục nhân bản và Ki-tô cho người nghèo [6]; mở ra những dạng khác về đào tạo và giáo dục thích nghi với nhu cầu của thời đại và của xứ sở [7] ; quan tâm trước hết đến những nhu cầu giáo dục người nghèo đang khát khao sống đúng nhân phẩm của ḿnh [8] ; Trong công tác giáo dục của các sư huynh, các ngài t́m cách kết hợp sự cố gắng thăng tiến văn hóa với việc rao giảng Lời Chúa [9] ; những ngôi trường La San và sư phạm La San được qui về người trẻ, thích nghi với thời đại mà họ sống, ưu tư giúp chúng t́m được chỗ đứng của chúng trong xă hội [10] ; trong một thái độ đồng hành huynh đệ, các sư huynh luôn sẵn sàng với hết mọi người và giúp họ khám phá, đánh giá cao và tiếp thu những giá trị nhân bản và Phúc âm [11] ; trong mục đích dẫn dắt học sinh của ḿnh lănh lấy trách nhiệm việc đào tạo của chính ḿnh và phát triển trách nhiệm thuộc về xă hội của chúng, các sư huynh gán cho ḿnh một vai tṛ chủ động trong suốt cả cuộc sống nơi môi trường giáo dục, trong việc linh hoạt, kỹ luật và trong công việc của ḿnh[12] ; qua việc phục vụ giáo dục, các sư huynh dứt khoát dấn thân vào việc thăng tiến công b́nh và nhân phẩm con người [13]. Với một tinh thần cởi mở và phê b́nh một cách lành mạnh, các sư huynh học hỏi về các tôn giáo, về những hệ tư tưởng và những tiếp thu văn hóa của những vùng mà các sư huynh đang làm việc. V́ vậy mà các sư huynh có khả năng đưa vào những giá trị tích cực và đem  đến một sự góp phần tốt nhất cho công tác giáo dục người dân sống chung quanh các sư huynh [14] ; được đặt nền tảng trên sự miễn phí và niềm hy vọng, Hội Ḍng đi đến những vùng ít phát triển hay không có khả năng phát triển [15] ; “Cùng Chung và Liên Kết”, các sư huynh làm việc cho công tŕnh cứu rỗi  nầy, một cái nghề mà nơi đó « người nghèo được rao giảng Tin Mừng » và nơi mà người trẻ lớn lên như là những con người và con của Thiên Chúa [16]. Đó là những con đường mà Gioan La San đă mở ra và những người nối nghiệp ngài đă theo trong suốt hơn 300 năm nay, được đề cập một cách rơ nét trong Luật Ḍng Anh Em Trường Ki-tô.

Tương tự, trong cuốn  « Tuyên Ngôn của sư huynh trong thế giới ngày hôm nay » tŕnh bày một trong những « văn kiện » chính của Tổng Công Hội thứ 39 của Hội Ḍng các Sư Huynh vào năm 1966-1967. Trong khóa thứ nhất của Tổng Công Hội nầy, rất nhiều lần được nhắc đến nhu cầu có một tài liệu tổng hợp soạn thảo về sứ mạng của sư huynh trong thế giới ngày hôm  nay» [17].

Những trích dẫn dưới đây của Bản Tuyên Ngôn là kết quả của những phúc thảo các sư huynh gởi đến và qua « nhiều trao đổi, nhiều va chạm can đảm, nhiều phản ứng » giữa các Công Hội Viên của Tổng Công Hội khi đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến việc đổi mới Hội Ḍng. Bản Tuyên không mang lại những giải pháp soạn sẵn đối với những vấn đề được nêu lên trong một thế giới đang tiến hóa. Thế nhưng, Bản Tuyên Ngôn giữ một vai tṛ quan trọng và chính yếu trong việc thực hiện công cuộc đổi mới Hội Ḍng và mời gọi mỗi sư huynh lên đường, coi như ḿnh được chất vấn về việc xem lại và có thể một sự hoán cải thực sự, qua việc đón nhận Bản Tuyên Ngôn như là một lời mời gọi vượt lên, dưới ánh sáng của những văn bản của Công Đồng Vaticanô II.

Dưới ánh sáng của Công đồng Vaticanô II, theo Thông điệp Gaudium et Spes [18], Tổng Công Hội xác định rằng « với lư do giá trị văn hóa, nhà trường cấu thành một công cụ ưu việt của việc giáo dục  » [19]. Thật vậy, « chính cái đặc điểm của con người chỉ thực sự và một cách trọn vẹn đạt đến bản chất người bằng văn hóa mà thôi »  (Gaudium et Spes, 53,1). Hơn nữa, « do bản chất sâu kín của ḿnh, con người là một người xă hội và không có quan hệ với người khác, họ không thể nào sống và triển nở những đức tính tốt của ḿnh được » (Gaudium et Spes 12, 4).

Giáo dục những đứa trẻ theo « những tập quán mà chúng ta quyết tuân theo » (Durkheim) , đứa trẻ phải học làm sao để phải sống cho được với những thế hệ trước nó. V́ vậy mà trường La San « đóng một vai tṛ rất quan trọng trong việc đạt đến nền văn hóa » [20] và cố gắng thăng tiến « động lực và truyền bá một văn hóa mới mà không làm biến đi sự trung thành sống động đối với gia tài của những truyền thống ». Trường La San sẽ tạo thuận lợi cho việc « nhân nhiều lên những trao đổi về văn hóa » sao cho « sự khôn ngoan của tổ tiên không bị nguy hại cũng như tinh thần độc đáo của mỗi dân tộc không bị nguy cơ » (Gaudium et Spes) [21].

Câu « Trở thành một con người, có khả năng trong nghề nghiệp của bạn, tự do, liên đới và ki-tô hữu nếu bạn muốn » được diễn đạt và tŕnh bày trong dự tính giáo dục của một trường La San tại Paris, trường Notre-Dame de la Gare. Thực ra đó là phản ảnh của điều 41 trong bản Tuyên Ngôn : « Sư huynh thực hiện thừa tác vụ tông đồ của ḿnh khi sư huynh cố gắng khơi dậy nơi người trẻ có ư thức nghiêm chỉnh về sự tồn tại của ḿnh, xác tín về sự lớn lao của kiếp người ; khi các sư huynh giúp đỡ học sinh của ḿnh đạt đến sự tự quản suy tư cá nhân với một trí óc vững chắc và có ưu tư đi t́m sự thật ; khi sư huynh góp phần vào việc giúp chúng chinh phục được sự tự do của ḿnh đối với những thành kiến và những tư tưởng đă có cũng như những sức ép thuộc về xă hội hay những sức mạnh nội tại của sự phân ră con người ; khi sư huynh sắp xếp để cho chúng cống hiến sự tự do, trí thông minh và khả năng của chúng trong việc phục vụ anh em của chúng, làm cho chúng cởi mở với người khác, dạy chúng biết lắng nghe, t́m hiểu chúng, làm cho chúng tin cậy và yêu thương chúng ; khi sư huynh đưa vào tâm trí chúng ư nghĩa của sự công b́nh, của t́nh huynh đệ, của sự trung tín » [22].

« Chính trong tinh thần nầy mà nhà trường sẽ cố gắng làm phát triển sự quan tâm, đào tạo sự xét đoán, mài dũa tinh thần phê phán một cách đặc biệt trong một thế giới mà chúng ta phải dùng sự biện phân đối với những thông tin truyền thông và duy tŕ sự tự do nội tại bất chấp mọi tuyên truyền. Vai tṛ của sư huynh cần thiết hơn bao giờ hết để đào tạo con người biết suy tư và bằng sự cố gắng tĩnh lặng, suy niệm và học hỏi…» [23]. Trường La san « t́m cách chuẩn bị cho học sinh của ḿnh một cách thực tế đời sống nghề nghiệp, phép hôn phối và đời sống gia đ́nh, phục vụ vương quốc trần gian » [24]. « Để có được một kiến thức tốt nhất về những thực tại nầy và những nhu cầu của một thế giới đang tiến hóa, nhằm mục đích đem đến một nền giáo dục thực tế và thích nghi nhất đối với những đ̣i hỏi của cuộc sống hiện đại, các sư huynh có mối lợi lớn nhất là phải tiếp tục đối thoại với những cựu học sinh … » [25]

Ưu tư về việc đào tạo người trẻ có được một đời sống tốt hơn trong tương lai, để có thể hội nhập ít nhiều trong xă hội, t́m được chỗ đứng của ḿnh, « sư huynh hội nhập vào môi trường của các học sinh của ḿnh mà sự chia sẻ những lợi ích với chúng, những ưu tư, những hy vọng » [26], « bằng cách chuẩn bị cho chúng một cuộc sống ư thức hơn, trách nhiệm hơn hay nói chung nhân bản hơn » [27].

Từ Tổng Công Hội thứ 39 năm 1966-1967, « việc đổi mới là chương tŕnh nghị sự của phần đông các sư huynh » [28]. Trung thành với tinh thần và đoàn sủng của Gioan La San, Hội Ḍng không ngừng phát triển, trước hết là ở nước Pháp và ngày hôm nay trên toàn thế giới. Trung thành với sự bó buộc thích nghi với môi trường và « ở thời đại mà các sư huynh sống », các sư huynh có thể tự hỏi điều ǵ đă xảy đến với họ.  Làm sao để khám phá qua những kinh nghiệm trong quá khứ, tinh thần của Gioan La San trong những t́nh huống phức tạp khác nhau của đất nước ngày hôm nay ? Nhiều sư huynh đă bỏ công đi t́m lư thuyết và cơ bản của những nguồn gốc với ư muốn để thích nghi, để « áp chặt » vào cuộc sống, « bằng việc quan tâm đến cách suy nghĩ hiện đại » [29]. Nhiều nghiên cứu được phổ biến trong những quyển « Cahiers lasalliens » (tập san  La San) minh chứng điều đó, là công lao của các sư huynh như Maurice Auguste, M. Sauvage, L-M. Aroz, M. Campos…mà chúng ta phải ghi ơn.

Thật vậy, bản Tuyên Ngôn của Tổng Công Hội thứ 39 vẫn c̣n là « một thách đố trường kỳ » để « là sư huynh ngày hôm nay », như tựa đề của Thư Mục Vụ năm 1997 của Sư Huynh Tổng Quyền John Johnston.

« Nhưng chúng ta phải làm ǵ để đáp lời những câu hỏi nầy đây : ai, điều ǵ, tại sao, cho ai và làm sao ? Chúng ta không có một lư do nào để chờ đợi sự mạc khải trực tiếp từ Thiên Chúa cả » [30].

Đối với tất cả một động tác giáo dục, không thể nào có được kết quả tức th́ và « cũng không có « phương pháp » biện phân mang đến những « kết quả bảo đảm » [31]. Thật vậy, « … Thế nhưng, chúng ta không « t́m được » những lời đáp ; ngược lại, trong sự hiệp thông cầu nguyện với anh em của chúng ta, chúng ta « quyết định » và « chọn lựa » những lời đáp mà chúng ta tin là phù hợp với thánh ư Thiên Chúa ».[32]

Bản Tuyên Ngôn được Tổng Công Hội thứ 39 chấp thuận vào ngày 6 tháng 9 năm 1967. Khi viết Thư Mục Vụ năm 1997, sư huynh John Johnston đă rất ư thức được rằng thế giới của năm 1997 rất khác thế giới năm 1967 và « năm 1967 là « một thế giới khác » đối với thế giới mà trong đó Đấng Lập Ḍng và những sư huynh tiên khởi đă sống» [33]. Thế nhưng, « cho dù bản Tuyên Ngôn đă 30 tuổi rồi nhưng nó đă và c̣n là một lời mời gọi tiên tri cho một sự trung thành sáng tạo đối với đoàn sủng mà Gioan La San đă nhận lănh từ Chúa Thánh Linh » [34].

Ư thức rằng « Bản Tuyên Ngôn là một sự xác định của căn tính, của vai tṛ và sứ mạng của các sư huynh » [35], cho nên trong suốt chuỗi Thư Mực Vụ, Bề Trên Tổng Quyền John Johnston không ngừng mời gọi « mỗi người phải lên đường đổi mới thích nghi và đáp lại với sự trung tín và năng động đối với những đ̣i hỏi của ơn gọi chúng ta » [36] là mục tiêu của Bản Tuyên Ngôn, « sống đích thực và với hết cả ḷng trí trong giây phút hiện tại – sống với sự năng động, sáng tạo, hăng say, vui mừng, hănh diện... ». Nói tóm lại là phải cố gắng sống như « sư huynh ngày hôm nay ».

Tương tự, Bề Trên Tổng Quyền mong ước các sư huynh « nghiêm chỉnh nghiên cứu những tài liệu nầy », việc nầy giúp đỡ cho các sư huynh « khẳng định những điều ưu tiên trước » mà chúng « phải làm động cơ và ảnh hưởng trên những quyết định của chúng ta vào thời điểm lịch sử nầy  của chúng ta ». Sáng kiến cá nhân rất cần thiết và đáng khích lệ. Nhưng trong một tập thể, nó có nguy cơ « làm lệch khái niệm về căn tính của chúng ta về sự xác tín tự nhiên mà mọi người tiếp thu được từ chính căn tính và từ cuộc sống của ḿnh »[37] và đừng quên rằng « hành động phải luôn luôn được chuẩn bị nhờ vào những suy tư chung quanh bản văn của Đấng Lập Ḍng. Những ưu tiên nầy cần được biến đổi v́ những mục tiêu tổng thể và những mục tiêu cụ thể. Những chương tŕnh có hiệu quả sẽ phải chỉnh lại cho đúng sau đó để cho phép chúng ta thực hiện những mục tiêu và tiến đến những đích của chúng ta » [38].


 

[1] Charles Lapierre, Monsieur De la Salle. 4e éd.,F.E.C., REGION France : 1992, p. 52.

[2] Luật Ḍng Anh Em Trường Ki-tô ấn bản năm 1718, chương 6

[3] Alvaro RODRIGUEZ ECHEVERRIA, Supérieur Général, FSC, Le sens de nos formes lasalliennes dans le monde.

[4] Idem.

[5] Luật Ḍng Anh Em Trường Ki-tô, điều 13

[6] Luật Ḍng Anh Em Trường Ki-tô, điều 3

[7] Idem.

[8] Idem., art. 11.

[9] Idem., art 12.

[10] Idem., art 13.

[11] Idem.

[12] Idem., art. 13b

[13] Idem., art. 14

[14] Idem., art. 18c

[15] Idem., art. 19b.

[16] Idem., art. 20

[17] Sư huynh trong thế giới ngày nay, Tổng Công Hội thứ 39 1966-1967, p. 3

[18] VATICAN, Constitution pastorale GAUDIUM ET SPES sur l’Eglise dans le monde de ce temps, 7 décembre 1965.

[19] Sư Huynh trong thế giới ngày nay, No 44,2

[20] Idem., No 45,3                                                                                            

[21] Idem., No 45,4

[22] Idem., No 41,2

[23] Idem. No 45,4.

[24] Idem., No 46,3.

[25] Idem.

[26] Idem., No 40,4

[27] Idem., No 40,5.

[28] Michel FIEVET, Petite vie de Jean-Baptiste de La Salle, 1990

[29] Michel FIEVET, Petite vie de Jean-Baptiste de La Salle, 1990

[30] JOHN JONHSTON, Être Frères aujourd’hui, Le défi permanent de la Déclaration, Lettre Pastorale 1997, p. 15

[31] Idem.

[32] Idem.

[33] JOHN JONHSTON, Être Frères aujourd’hui, Le défi permanent de la Déclaration, Lettre Pastorale 1997, p. 21

[34] Idem.

[35] Idem., p. 33.

[36] Idem., p. 33

[37] STEPHANE FERRET, L’identité, Flammarion, Paris, 1998, p.186.

[38] JOHN JONHSTON, Être Frères aujourd’hui, Le défi permanent de la Déclaration, Lettre Pastorale 1997, p. 21