Chương III :

Thực trạng hiện nay
của công tác giáo dục Việt-Nam

1- Những thực tại của nền giáo dục tại Việt-Nam.

Dường như ai trong chúng ta cũng xác định rằng mục tiêu của công tác giáo dục là « đào tạo con người xă hội », là « dệt bản thể nầy trong mỗi chúng ta »[1] . V́ vậy, giáo dục là một yếu tố chính yếu tạo thuận lợi cho việc phồn thịnh của một xă hội, một quốc gia mà « ở mội thế hệ mới, xă hội hay quốc gia đó thấy ḿnh đứng trước một cái bàn gần như sạch bóng mà trên đó họ phải xây dựng mới »[2] . Nói một cách khác, nền văn minh và sự phát triển của một xă hội hay của một nước tùy thuộc vào kết quả của công tác giáo dục. Khi quan sát tŕnh độ và cách sống của người dân, cách giáo tiếp, người ta biết đo lường được sự phát triển giáo dục của quốc gia đó đạt đến tŕnh độ nào bởi v́ « cho dù các phong tục, tập quán và những cách suy nghĩ của dân chúng, nói tóm lại là văn hóa của họ, đều được sự giáo dục truyền đạt trước tiên ».[3]

Sự xuống dốc của giáo dục dẫn đến nhiều hậu quả không chờ đợi. Sống trong một thế giới mà việc toàn cầu hóa được bành trướng ngày nầy sang ngày khác th́ việc giáo dục không được cập nhật sẽ là nguyên do của bước lùi trong việc phát triển của dân tộc. Đây chính là vấn đề mà nước Việt-Nam đang vấp phải. Chính sách nhà nước bắt đầu cởi mở từ năm 1986, người ta gọi là thời kỳ « đổi mới » và đă bắt đầu vươn lên từ những năm 90. Khi cố gắng hội nhập và giao tiếp với các nước ngoài trong nhiều lănh vực, Việt-Nam nhận ra những thiếu sót của ḿnh trong hệ thống giáo dục hiện nay. Chính v́ vậy mà Việt-Nam đă liên tục « cải cách » trong giáo dục.  Không kể những cải cách trước năm 1975 ở ngoài Bắc, việc « cải cách » đầu tiên ở miền Nam được thực hiện vào năm 1980. « Cải cách » lần thứ 2 vào năm 1987. Sau lần « cải cách » nầy, nhiều « cải cách »  liên tiếp nhau được thực hiện trong hết các cấp, thay đổi sách giáo khoa là một điển h́nh… Việc « cải cách » nh́n chung chung thấy đó là một cố gắng để đi lên. Thế nhưng, mặc dù có rất nhiều cố gắng để « cải cách », tốn nhiều kinh phí mỗi lần « cải cách », nhưng nền giáo dục Việt-nam vẫn chưa đạt được tŕnh độ mong muốn.

Trong những năm về trước, chưa bao giờ vấn đề giáo dục được phân tích một cách công khai và thành thực như năm nay (2004), rất nhiều lần qua báo chí. Chúng ta để ư thấy trong bản báo cáo của vị Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được tŕnh bày luôn luôn dưới một luận chứng : nhiều tiến triển, đầu tư lớn của nhà nước cho giáo dục, tăng cường môn anh văn trong chương tŕnh giảng dạy, tiến triển vượt bực về chất lượng giáo dục trong vùng ngoại ô, tăng gia tỷ lệ tốt nghiệp, xây cất Đại Học Saigon… Một loạt những « thành công » khác được nêu lên tương tự : giảm học phí cho trẻ em nghèo, những di dân, xây những ngôi trường mới, chế độ đăi ngộ những giáo viên vùng sâu vùng xa… Những loại diễn văn nầy chúng ta nghe nhiều trong quá khứ. Người ta e ngại đối diện với t́nh trạng thực và người ta quên rằng không nh́n vào thực trạng, người ta không t́m ra được những phương tiện thích hợp cho phép chúng ta sửa đổi hay vực dậy chất lượng giáo dục. Nhưng, lần nầy, nhiều phản ứng mănh liệt công khai góp ư. Xin liệt kê vài ví dụ sau đây:  .

Ông PHẠM GIA KHIÊM, kiêm chức vụ phó Bộ Trưởng và phó Ban Cố Vấn Giáo dục Quốc gia và Ông NGUYỄN MINH HIỂN, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo đă tổ chức một cuộc họp mặt tại Thánh Phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 4 năm 2004 với khoảng 40 đại biểu giáo viên, những người quản lư giáo dục và nhà nghiên cứu. Ông Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đă khai mạc bằng một bài tóm lược « vài thành công đạt được » và những « vấn đề c̣n tồn đọng cần giải quyết ». Sau lời mở màn của buổi hội nghị chuyên đề nầy, những đại biểu bắt đầu tŕnh bày những phản ứng, ư kiến và những ưu tư của ḿnh. Giáo sư TRẦN THANH ĐẠM đánh giá bản báo cáo của Ông Bộ Trưởng như là « một cách giảng nghĩa thay v́ đi t́m giải quyết vấn đề» trong khi điều Quốc Hội cần là « giải quyết vấn đề ». Về phần Giáo sư DƯƠNG THIỆU TỐNG, ông bày tỏ ư không thuận bởi v́ theo ông bài mở đầu đó chỉ đơn thuần là một bản báo cáo và điều các đại biểu chờ đợi đó là « một sự lượng giá đúng về hiện trạng thực hiện nay của nền giáo dục ». Trong bài tường tŕnh của ḿnh, nhà nghiên cứu TRẦN BẠCH ĐẰNG đă đ̣i hỏi « tính lương thiện » và « nh́n nhận một cách thành thật » và một cách can đảm vấn đề một cách khoa học. Ví dụ, Ông Bộ Trưởng đă tuyên bố « chỉ có phần trăm không đáng kể những học sinh tỏ ra vô lễ và vô giáo dục ». Phải dám đối mặt với vấn đề v́ đôi khi những thảm họa xă hội xuất phát từ những « chuyện nhỏ nhặt », không đáng kể. (Tôi xin phép được đề cập nơi đây  « thảm họa xă hội » thay v́ « sự kiện xă hội » bởi v́ trong nghiên cứu nầy, tôi đứng ở vị trí một nhân vật có liên quan chứ không đơn thuần như là một nhà xă hội học, yêu cầu một sự trung lập tuyệt đối…). Đồng thời, Ông TRẦN BẠCH ĐẰNG đă làm rơ nét những « lỗ hỏng » khác nhau trong bài báo cáo của Ông Bộ Trưởng mà trong đó, ông không đề cập đến lănh vực giáo dục người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn trong gia đ́nh và trong bản báo cáo đó, những mục tiêu lượng giá và những giải pháp được đề nghị rất mơ hồ, ví dụ như vấn đề « dạy thêm » [4]. Điều nầy không phải là một vấn đề lớn trong lănh vực giáo dục. Một công tác quản lư tốt tự động sẽ dẹp được phong trào nầy. Tới phiên Giáo sư TRẦN THANH ĐẠM phát biểu những ư kiến của ông : « Giáo dục Việt-Nam bị rơi vào một tiến tŕnh khủng hoàng, ít nhất là trong 10 năm gần đây ». Theo ông, hầu hết những lư do dẫn đến hiện trạng nầy đều bắt nguồn tự việc chủ quan về điều hành và quản lư trong giáo dục.

Vào buổi chiều ngày 14 tháng 9 năm 2004, tập thể các đại biểu của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, bà PHẠM PHƯƠNG THẢO là chủ tịch, đến gặp các thành viên của Sở Giáo Dục TP. Hồ Chí Minh để xem xét t́nh trạng giáo dục ở thành phố nầy hầu có thể nâng dậy chất lượng trong những năm sắp tới.  Ông LÊ HIẾU ĐANG góp ư rằng « những vấn đề được nêu lên c̣n rất sơ sài ; có lư chăng khi cho rằng ngành dạy học không gặp khó khăn ? ». Ông VƠ VĂN SEN biểu lộ sự lo lắng của ông nên nói : « Chúng ta phải xác định chất lượng giáo dục của chúng đang ở mức nào […] Chúng ta chỉ có thể t́m được những phương pháp thích ứng để vực giáo dục lên với điều kiện nầy mà thôi ».

Mặt khác, tại Hà-Nội, vào ngày 27 tháng 9 năm, một nhóm quan trọng gồm các nhà khoa học và những chuyên gia về giáo dục họp lại để thâu lượm những ư kiến để góp vào bản báo cáo về t́nh trạng hệ thống giáo dục tại Việt-Nam. Cuộc gặp gỡ nầy có mục đích lắng nghe những ư kiến khác nhau và những phản ứng nhằm chuẩn bị bản báo cáo cho Đại Hội Đảng sắp tới. Hầu hết các đại biểu đă đánh giá cao những cố gắng của Ủy ban đă soạn báo cáo số 5 v́ đă có thâu lượm khá nhiều ư kiến của các giáo viên và các chuyên gia giáo dục. Thế nhưng, v́ những lo lắng do nhược điểm và tinh thần chậm tiến về giáo dục mà một số lớn những đại biểu đ̣i phải đào sâu về chất lượng và những phương pháp giảng dạy. Giáo sư HOÀNG Đ̀NH TÚY phát biểu như sau : « Vấn đề cơ bản của nền giáo dục Việt-Nam hôm nay là thiếu tính đồng bộ, vẫn chậm tiến và chậm canh tân. V́ vậy cho nên, những người có trách nhiệm điều khiển con tàu giáo dục phải là những người có một « tầm nh́n rộng » để đáp lại đúng nhu cầu của xă hội càng ngày càng cao ».

Một vài nhà khoa học nhận rằng kết quả giáo dục không đạt được tŕnh độ mong muốn ; những điều kiện nhằm vào sự phát triển của ngành giáo dục bị tụt hậu ; những con trẻ của những gia đ́nh gặp khó khăn, thu nhập thấp, cũng như những trẻ con người dân tộc gặp quá nhiều trở ngại trong việc tiếp cận giáo dục. Vẫn c̣n tồn tại vài hiện tượng tiêu cực rất khó vượt qua, như : báo cáo không đúng về kết quả thành công, gian lận trong thi cử, giáo viên không đủ khả năng, gần như bắt buộc phải đi học thêm...

Buổi họp thứ nhất của lần họp thứ 22 của Ủy Ban thường trực được nhóm họp vào ngày 20 tháng 9 năm 2004. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo NGUYỄN MINH HIỂN đă thực hiện bản báo cáo về t́nh trạng giáo dục ở Việt-Nam. Thực ra, không thấy có ǵ mới đối với những ǵ mà các vị có trách nhiệm của Bộ Giáo dục đă thừa nhận. Xin được nêu lên vài điểm như sau :

- Chất lượng giáo dục không đạt đến tŕnh độ mong muốn, những phương pháp giảng dạy chậm tiến, những hiện tượng tiêu cực chậm khắc phục… Ông NGUYỄN QUANG B̀NH là chủ tịch của Ủy Ban  Nhân Dân Thiện Nguyện của Đại Hội đă tŕnh bày một tổng hợp những quan sát từ phía những người đầu phiếu và những giáo viên, điều đó làm cho ông nói lên một chiều hướng giảm bớt của những giới hạn nầy. Và ông yêu cầu thêm một bản báo cáo tŕnh bày cho Đại Hội tất cả những ư kiến nầy, đáng được quan tâm để vượt qua những giới hạn đó. Theo ông, hệ thống giáo dục của Việt-Nam thực sự chậm tiến. Nếu phải so sánh hệ thống giáo dục của nước ta đối với Thái Lan th́ nước ta chiếm một vị trí rất khiêm nhường : 50 lần tệ hơn Thái Lan. Theo báo cáo của ông Bộ Trưởng, nước ta chỉ có 6% dân số là mù chữ, một tỷ lệ phần trăm tương đối thấp. Cho dù những nước phát triển cũng phải cố gắng để đạt được mục tiêu đó. Ngược lại, ông B́nh đă đưa ra một con số làm mọi người sửng sờ : khoảng 6,8 triệu trẻ em dưới  10 tuổi chưa bao giờ bước chân đến trường. Trong số nầy, có 5,3 triệu trẻ mù chữ. Cũng theo ông B́nh điều nầy cũng không đáng khích lệ lắm là trong đội ngũ những nhà trí thưc, những giáo viên, có rất ít nghiêm cứu có giá trị trong khi những sáng kiến , những nghiên cứu của những người ít học vấn hơn th́ lại có giá trị hơn nhiều và ứng dụng thích hợp hơn trong đời sống xă hội. Cũng vậy, vấn đề luân lư của các thầy cô giáo và cả học sinh ngày càng xuống dốc.  Bên cạnh đó, người nghiện ma túy ngày càng trẻ đi, rồi học tṛ nhục mạ thầy cô, thích xem phim « thiếu văn hóa »... tất cả những điều đó bây giờ coi như là « mốt » mà nhiều khi chúng ta không nghĩ đến. Thế nhưng, những vấn đề nóng bỏng đó được đề cập đến một cách mù mờ trong bản báo cáo khá tổng quát được Bộ trưởng Bộ Giáo dục tŕnh bày. Ông B́nh đă nhận bản báo cáo nầy và như ông đă thú nhận rằng ông đă đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng không thể t́m được một giải pháp thích hợp.  

Cũng vậy, bản báo cáo của « Ủy Ban văn hóa và đào tạo thanh niên và trẻ em» được Ông NGUYỄN Đ̀NH HƯƠNG  là phó Giám đốc của Ủy ban, tŕnh bày có vẻ « rất nghiêm khắc ». Ủy ban nầy nhấn mạnh đến hai thách đố lớn trong ngành giáo dục ngày hôm nay : gian lận trong giáo dục và nhanh chóng lan rộng việc dạy thêm. Bảng tổng kết rất nặng nề. Sự gian dối lan tràn trong rất nhiều vùng và nhiều cấp bậc. Chép bài của các bạn, đưa « bao thơ » cho giáo viên để có được điểm tốt… tất cả những điều đó ngày trước được xem là một điều không tốt, nhưng bây giờ th́ coi như : b́nh thường ».  Trong bản báo cáo nêu lên « Cha mẹ mua bằng cho con cái của ḿnh, th́ chuyện trao « bao thơ » cho giáo viên là một chuyện b́nh thường để được điểm tốt ». Bầu khí Đại hội trở nên sâu lắng và trầm tư trước sự góp ư nầy của Ông Hương : « Trong lịch sử giáo dục Việt-Nam, không bao giờ có chuyện quảng cáo công khai viết giùm luận án hay tiểu luận như ngày hôm nay. Thật ra về mặt kinh tế, những hiện tượng « tiêu cực »  nầy không thể so sánh với những hệ quả do những « bao thơ » đó gây nên. Thế nhưng, việc mất bản chất nhân bản th́ vô cùng hệ trọng … ». V́ vậy nên hiểu rằng, sự khốn cùng làm mất đi những gía trị luân lư đơn giản v́ sự sống c̣n. Và « lội ngược ḍng » đối với một phong trào biến chất trở thành một công việc rất khó khăn, nhất là khi thiên hạ coi sự biến chất đó là một việc « b́nh thường ».

Để chuẩn bị khai giảng niên học mới 2004-2005, hiệu trưởng trường Trương Vĩnh Kư, TP. Hồ Chí Minh đă tổ chức một khóa họp chuyên đề  sư phạm cho các giáo viên của trường. Ông Lê Ngọc Trà, Hiệu trưởng trường nghiên cứu giáo dục của Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh cũng có mặt ngày hôm đó. Trước khi chấm dứt khóa họp, những nhà phóng viên báo Giáo Dục đă đặt với ông nhiều câu hỏi cấp bách về t́nh trạng giáo dục hiện nay. Xin trích ra đây một vài câu hỏi, phản ảnh cho một t́nh trạng không được khích lệ cho lắm. [5]

Thưa ông, việc xuống cấp hệ trọng trong giáo dục là vấn đề cấp bách nhất ngày hôm nay. Theo Ông, giải thích thế nào về hiện tượng đó?

Theo ư tôi, nền giáo dục của quê hương chúng ta là một bức tranh phản ảnh t́nh trạng chung của xă hội. Quê hương chúng ta đang ở trong một thời kỳ thay đổi phức tạp từ hệ thống bao cấp đến kinh tế thị trường theo những định hướng xă hội chủ nghĩa. Dĩ nhiên môi trường học đường không thể đi ra ngoài quỹ đạo nầy, hơn nữa,  bị ảnh hưởng rất mạnh. Cho nên, nhà trường gặp một khó khăn rất lớn để chu toàn bổn phận dạy học của ḿnh. Một mặt, quỹ và đầu tư dành cho giáo dục rất thấp. Mặt khác, nhiều gía trị xă hội, đạo đức, văn hóa… bị tầm thường hóa: hiện tượng « sống ẩn » hoặc « sống hai mặt » trở nên phổ biến trong xă hội hiện nay. Nói một cách khác, mặc dù từ lâu nay giáo dục được xem là « chính sách quốc gia hàng đầu » nhưng đầu tư c̣n rất thấp (khỏang 14% quỹ nhà nước). V́ thấp như vậy, lương bổng giáo viên không đủ  cho nhu cầu của gia đ́nh…, điều đó rất khó bảo đảm cho chất lượng cũng như kết quả tốt trong giáo dục… 

Một lư do khác nữa hăm lại sự phát triển vừa đối với kinh tế và giáo dục  đó là v́ xă hội đ̣i hỏi quá nhiều bằng cấp. Có bằng cấp nhưng không có khả năng thật sự, không có nhân cách th́ cũng không giúp ích ǵ cho xă hội và cho đất nước. Cũng vậy, tổ chức thi cử được thay đổi hàng năm nhưng cũng không ổn định.   

Phải xem lại những mục tiêu giáo dục bởi v́, từ rất lâu quan niệm về lănh vực nầy vẫn c̣n lờ mờ. Đặc biệt, phải xác định rơ ràng mục tiêu của mỗi môn học. Từ lâu nay, tôi rất ưu tư về chất lượng nội dung của chương tŕnh các sách giáo khoa ở mọi cấp : không liên tục cũng như không đồng nhất (v́ nhiều nhóm khác nhau biên sọan ). Tương tự, nó cũng qúa nặng về mặt chất lượng và số lượng. Như thế th́ làm sao các giáo viên có thời gian để canh tân phương pháp giảng dạy của ḿnh và thực hành sư phạm với một nội dung như thế của chương tŕnh ? Vậy th́ tôi đề nghị giảm bớt chương tŕnh giảng dạy và nội dung của nó, giảm bớt giờ lớp của giáo viên. Đồng thời phải thay đổi, phải canh tân  cách lượng giá, kiểm tra, bậc thang điểm…. Nói tóm lại, phải tư duy lại quan niệm của ḿnh, chỉnh lại cho đúng mục tiêu, vị trí và bổn phận của giáo dục từ tiểu học đến đại học.

Trong những tháng sau nầy, các tổ chức quản lư của nhà nước có liên quan đến giáo dục bị chỉ trích rất mạnh trong nhiều lănh vực về thông tin đại chúng cũng như trong Đại Hội. Ư kiến ông về vấn đề nầy như thế nào ? 

Theo quan điểm của tôi, những tổ chức quản trị của chúng ta trong   giáo dục bị hạn chế trong nhiều lănh vực. Cần thiết phải mạnh mẽ cải thiện. Tất cả mọi người không ít th́ nhiều ưu tư về vấn đề giáo dục, nhưng ít có nghiên cứu trong lănh vực nầy. Khoa tâm lư sư phạm của Đại Học đáng lư phải mạnh nhất. Nhưng thực tế không ḥan ṭan như chúng ta nghĩ. Trong các nước ng̣ai, ngành khoa học giáo dục được đánh giá cao và phát triển rất nhanh chóng. Dĩ nhiên chúng ta biết rằng phần đông các giáo viên sống trong một t́nh trạng kinh tế khó khăn : lương thấp, điều kiện sống bấp bênh.  Họ không thể ḥan ṭan đầu tư vào việc dạy học. V́ vậy không được gán ḥan toàn lỗi lầm nơi họ. T́nh thật mà nói, các giáo viên không được trường sư phạm chuẩn bị cho họ những nhu cầu cần thiết, trên b́nh diện chất lượng và khả năng sư phạm. Về chất lượng : ít huấn luyện về nhân cách và t́nh yêu đối với nghề nghiệp của họ. Khả năng sư phạm : người ta chỉ nói đến khả năng giảng dạy, những kiến thức. Các phương pháp sư phạm bị quên lăng và kể cả những cần thiết nghiệp vụ cũng không được đề cập một cách đầy đủ như : công việc liên quan đến thi cử, xếp loại lượng giá học sinh. Các sinh viên không được chuẩn bị cho công việc giáo dục của ḿnh trong tương lai. Nói một cách khác, những giáo viên chỉ biết truyền đạt những kiến thức của ḿnh th́ nhiều nhưng những người biết giáo dục, giúp đỡ những trẻ em trở thành con người th́ thiếu mặc dù đó là điều cần thiết quan trọng nhất. V́ vậy cho nên việc canh tân những phương pháp giảng dạy và học được đặt lại vấn đề. Nhưng vấn đề nầy phải được quan niệm lại, xét lại từ cội nguồn bởi v́ từ trước đến bây giờ chúng ta trí thức hóa việc giáo dục học sinh. Thực tế cho chúng ta thấy hiện tượng nhào nặn, áp đặt tư tưởng một cách máy móc. Đó chính là điều xảy ra trong các trường cấp 3 và trong các Đại học  và điều đó vừa làm bảo ḥa cá nhân mà không tạo thuận lợi cho việc phát triển sự sáng tạo và không cho phép đứa trẻ dám suy nghĩ, hành động và đảm nhận lấy trách nhiệm… Quan niệm giáo dục ngày nay là cá nhân hóa việc giảng dạy. Nghĩa  là việc giảng dạy đ̣i hỏi sự đồng hành với mỗi học sinh vừa giúp đỡ riêng từng em một để cho nó triển nở tài năng, sáng tạo, tư tưởng, nhân cách của nó. Hành động như thế bảo đảm được nhân tính và công b́nh trong giáo dục. 

2- Làm ǵ bây giờ ?

Trước t́nh trạng giáo dục hiện nay, sự canh tân là cần thiết. Đó là một nhu cầu khẩn cấp và cần sự hợp tác của cả xă hội. Nhưng đó cũng là một vấn đề mang nhiều ẩn số. Để có lời giải cho những ẩn số đó, một điều kiện thiết yếu là dám đối đầu với tất cả những thiếu sót nầy mà không bao giờ t́m cách tránh né.

Bà NGUYỄN THỊ B̀NH, là Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong nhiều năm, là một người rất có tâm huyết và rất năng động trong ngành giáo dục của đất nước. Trước t́nh trạng xuống cấp của hệ thống giáo dục, bà đă đề nghị chọn năm 2005 làm năm « giáo dục ». Bà đưa ra những công tác rất thực tiễn cần « thực hiện ngay ». Bà phát biểu như sau : Theo tôi, hơn bao giờ hết, phải yêu mến tính lương thiện, nhân cách của người thầy, của những người quản lư giáo dục. Cần tranh đấu chống gian lận trong thi cử, muốn được kết quả bằng mọi giá, sự bành trướng « tiêu cực » hiện tượng học thêm , đóng thêm tiền phụ trội không được phép. Cuộc nói chuyện của bà với phóng viên báo TUỔI TRẺ đề nghị vài hướng giải quyết sau :[6]

Thưa Bà, để nâng giáo dục lên, ngành dạy học phải làm ǵ ? Theo Bà, những công việc cụ thể  nào là những nhu cầu trước nhất ?

Đây là chiến lược của nhà nước về giáo dục. Từ nay đến năm 2010 : 50% học sinh sẽ lên trung học ; 200/1000 dân số sẽ vào các đại học. Tôi nghi ngờ về kết quả của mục tiêu nầy bởi v́ những điều kiện tiên quyết vẫn chưa đầy đủ. Để đáp lại điều đó, chúng ta phải làm một cố gắng lớn. Nâng giáo dục lên, đó là cố gắng giải quyết những nhu cầu khẩn cấp nhằm giải quyết những thiếu sót của ngành giáo dục hiện nay trong lănh vực chất lượng nói chung, về kỷ luật trong nhà trường, về số lượng và chất lượng giáo viên và nhất là trong lănh vực quản lư.

Theo tôi, đi t́m một giải pháp để nâng giáo dục lên th́ phải trở về điểm khóa : thực tế của chất lượng quản lư việc giáo dục và các giáo viên. Ngày nay, điều đó đ̣i hỏi phải củng cố việc đào tạo một đội ngũ giáo viên hùng hậu trong nhiều khía cạnh, đặc biệt về khía cạnh nhân cách chính trị, về chất lượng của lối sống, về lương tâm nghề nghiệp.

Tại sao nâng dậy, xây dựng một đội ngũ giáo viên, quản lư giáo dục là ưu tiên hàng đầu để nâng giáo dục lên ?

Không phải không có những nhà trường tốt, những giáo viên tốt có tâm và biết trách nhiệm thế hệ trẻ. Thế nhưng, phải nh́n nhận rằng những hiện tượng tiêu cực phổ biến và tiếp tục phổ biến trong các nhà trường. Số các giáo viên mà chất lượng giảm xuống, chạy theo tiền bạc, không nghiêm chỉnh trong trách nhiệm của ḿnh th́ một ngày một gia tăng. Hiện tượng dạy thêm được coi như là một bệnh dịch lan tràn một cách nhanh chóng và một cách « tiêu cực », điều đó dẫn đến gian lận trong thi cử, bằng cấp giả… Những tệ nạn nầy vừa ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của giáo viên và vừa đến luân lư của thế hệ trẻ nữa.

Chỉ thị số 40 đă nêu lên : « Cần thiết phải kiểm tra lại, chọn lọc các giáo viên, các nhà quản lư ». Thật vậy, cần phải nghiêm chỉnh kiểm tra hạnh kiểm của mỗi giáo viên và mỗi nhà quản lư và quyết định di chuyển những người có khả năng và những người không có hạnh kiểm tốt. Duyệt lại đội ngũ giáo viên là một việc làm rất khó và phức tạp. Nhưng không phải v́ nó khó và phức tạp mà để cho trôi qua. Dĩ nhiên, cần phải có một chính sách cụ thể đưa vào hành động. Ngay cả những giáo viên trẻ được đào tạo chính quy cũng không chắc có được tŕnh độ yêu cầu và chất lượng cần thiết để đáp lại những nhu cầu mới …

Và để thực hiện những mục tiêu nầy trong ḥan cảnh hôm nay, những phương thế cụ thể mà văn pḥng quản trị giáo dục cần ? 

Nói một cách cụ thể, cần phải thâm nhập sâu xa khái niệm nầy : « người thầy không chỉ dạy văn hóa mà thôi nhưng giáo dục con người ». Trước hết, người thầy phải làm gương tốt trong lối sống của ḿnh. Người thầy là một thầy giáo giỏi, có khả năng trong việc giáo dục luân lư và nhân bản. Thầy giáo dạy cho học sinh biết kiềm chế ḿnh, năng động. Học sinh phải ư thức rằng học là để hiểu và hành động một cách sáng tạo. Cách riêng, các giáo sư  các trường đại học phải thay đổi và canh tân phương pháp giảng dạy của ḿnh bằng cách giúp đỡ các sinh viên biết học hành một cách tích cực và sáng tạo, liên hệ đến thực tế và chuẩn bị cho ḿnh vào đời một cách chắc chắn.

Theo Bà, qua kinh nghiệm quản trị trực tiếp tại văn pḥng giáo dục trong nhiều năm, bà thấy dịch dạy thêm có thể giải quyết được không ?

Tôi tin hiện tượng dạy thêm tràn lan là kinh doanh… và có thể được giải quyết ḥan ṭan với điều kiện văn pḥng giáo dục phải lấy những biện pháp mạnh và đủ nghiêm khắc. Dạy thêm một cách « tiêu cực » bị xă hội kết án một phần phát xuất từ việc xuống dốc đạo đức,  theo chủ nghĩa thực dụng của một số giáo viên. Nhưng cũng do lỗi của những nhà quản lư giáo dục ở mọi cấp buông lỏng kiểm sóat. Tôi tin có cả việc người ta c̣n « nhắm mắt » và đồng thuận với những phần tử xấu…

3- Bức tranh màu tro

a) Những hậu quả không chờ đợi

Ngay khi bước vào một số nhà trường lớn, một khẩu hiệu được đặt ngay vị trí chính rất ấn tượng :

“V́ lợi ích 10 năm, trồng cây,
V́ lợi ích 100 năm, trồng người ”.
[7]

Lượng giá một hệ thống giáo dục sau thời gian 30 năm là cần thiết để canh tân. Thế nhưng, giáo dục là một vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm. V́ vậy ông Phạm Gia Khiêm, phó Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đă lưu ư rằng cần « lượng giá với sự thận trọng » và ông Nguyễn Văn Hạnh, cựu phụ tá Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói rằng : « một việc lượng giá đúng về hệ thống giáo dục cần một quan niệm đúng ». Thật vậy, cách riêng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Hồ Chí Minh đă có nhiều tiến triển đáng khích lệ trong những năm qua. Thế nhưng, khi xem xét những nhu cầu và t́nh trạng của xă hội hôm nay, những kết quả các kỳ thi, tinh thần và lối sống, cách ăn ở của người trẻ hôm nay th́ phải cố gắng nhiều để tin rằng, nhưng không xác tín cho lắm, về hiệu quả của hệ thống ngày hôm nay.  

b) Trước hết đây là kết quả thi vào Đại học

Theo thống kê t́m thấy trên mạng vào năm 2003, chỉ có 14% các sinh viên thi vào Đại học đạt được trung b́nh cho 3 môn (15/30). Kết quả năm 2002 cũng tương tự.

 

2002

2003

Số Sinh viên dự thi

Trung b́nh

Tỷ lệ dưới trung b́nh

823 402

8,39

86,6%

874 402

8,27

86%

Kết quả nầy biểu lộ chất lượng dạy nơi nhà trường hiện nay. Kết quả nầy tồn tại trong một thời gian dài khi mà các người có trách nhiệm chạy theo thành tích, đặt tiêu chuẩn th́ cao nhưng lại cho đạt được mục tiêu rất dễ dàng và vui v́ thành quả đạt được. Kết quả thi tốt nghiệp cấp III (Tú Tài) lúc nào cũng vượt trên 90%. Vài trường đạt đến 100%. Những chất lượng của các cô cậu Tú th́ không như thế, kết quả rơ ràng ở kỳ thi vào Đại học : 86% không đạt điểm trung b́nh. Đó là kết quả của kiểu « học vẹt » áp dụng trong hầu hết các nhà trường, ở mọi cấp. Các sinh viên đă học cách nầy ở các Đại học sư phạm. Rồi th́ đến phiên họ ra trường đi dạy, họ cũng tiếp tục sử dụng một phương pháp đó với học sinh của ḿnh, y như họ đă học nơi nhà trường, bắt học sinh học thuộc ḷng mà không cần phải hiểu.  V́ vậy mà các học sinh không hiểu cách học và cũng chẳng biết trách nhiệm về việc học của ḿnh. Những đề tài bài kiểm trong năm và đề thi Tú tài c̣n đang theo hướng nầy. Cũng vậy, cũng không ǵ phải ngạc nhiên khi thấy kết quả tuyệt vời ở kỳ thi cuối cấp III.

Cách học đó thật c̣n xa vời đối với việc học mà ông Philippe Meirieu đă nêu lên : « Trước tiên phải có giai đoạn phát hiện (identification), dựa trên những khả năng thuộc về cảm giác (sensoriel), mà trong tiến tŕnh đó người học sinh khởi động bằng những hành động nhận thức được dựa trên những khả năng thuộc về giác quan, tiếp nối là giai đoạn quy về ư nghĩa, mà trong đó người học sinh có thể đưa vào cái mới do sự nhận thấy ích lợi của nó, việc sử dụng mà người học sinh có thể dùng được hay giác quan mà nó có thể cung cấp cho người học sinh và sau hết đến giai đoạn sử dụng lúc mà người học sinh đầu tư lại kiến thức của ḿnh, sử dụng nó cho những mục đích cá nhân, nói tóm lại là nắm vững cách sử dụng nó và thực sự tiếp thu nó. Thực ra, những kiến thức được lồng nhau như thế nầy : tôi phải biết là cái búa ở trong nhà xưởng (phát hiện), tiếp theo tôi phải biết cái búa dùng vào việc ǵ (ư nghĩa) để rồi cuối cùng là sử dụng công cụ nầy (sử dụng)»[8].

V́ vậy, trong kỳ thi vào Đại học, khi những bài thi viết nhằm vào sự hiểu và lư luận, sự sáng tạo th́ phần đông các thí sinh hụt chân. Một kết quả như thế trong nhiều năm liên tiếp không có lư do nào khác ngoài phương pháp dạy và học và việc tổ chức những kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp cuối cấp III không được thích nghi. Phải qui trách nhiệm về cho ai đây ? Vừa ở người giáo viên không ư thức vai tṛ của nhà giáo dục và những học sinh không biết cách học. Vai tṛ của nhà giáo dục  là  « gợi lên và triển khai » những khả năng được nhận dạng tùy theo lợi ích thuộc về xă hội » [9]. Người thầy phải t́m cách làm cho học sinh học, cung cấp cho chúng những công cụ chính xác… : « Điều quan trọng là người thầy phải làm việc trong tinh thần từ bỏ làm cho ông không ngừng từ chối vị trí của người ra lệnh; trong mọi trường hợp, tốt nhất là người thầy tự nói ḿnh chỉ là « người canh thức » và giả định rằng nếu những sự việc nhờ ḿnh mà sản sinh th́ những sự việc đó cũng không từ ḿnh mà sinh ra. V́ vậy mà điều tốt nhất là trong khi ḿnh giảng dạy, người thầy làm cho những học sinh khám phá ra và như vậy người thầy thoát được sức mạnh truyền đạt »[10]. Ngược lại, thầy và tṛ cứ chạy theo sau việc thi đua đạt thành tích. Những tiêu chuẩn lượng giá việc học hành của học sinh c̣n rất mù mờ và không phản ảnh được chất lượng thật sự hay việc ban giám đốc nhà trường đánh giá một giáo viên thay đổi tùy theo số các học sinh lưu ban của lớp ḿnh làm chủ nhiệm cũng thế. Một giáo viên được coi là một giáo viên giỏi nếu học sinh của ḿnh không có ai bị lưu ban cuối năm.

c) Bạo lực trong nhà trường

« Bạo lực nơi học đường không bùng nổ nhưng bị coi là b́nh thường »[11], Ông Bernard GEORGES SHAW đă nhận định như thế[12]. Những bạo lực trong cuộc sống hàng ngày, sự xuống cấp đạo đức, và những việc trộm cắp vặt gia tăng nhiều bên nước Pháp. Việt-Nam cũng có chung t́nh trạng như vậy. Trong cộng đoàn có « nuôi » 70 em nội trú, phần đông đến từ các tỉnh, vùng xa, hoặc tại thành phố nhưng có vấn đề. Chúng đi học bên ngoài. Ăn cắp vặt xảy ra thường ngày mà thi thoảng mới bắt được thủ phạm. Vả lại, kẻ bị mất cắp cũng rất hiếm khi tŕnh bày cho những người phụ trách hay giám thị biết v́ sợ bị trả thù. Có em th́ lấy áo của người khác mặc, hoặc giày dép của các bạn mang một cách thoải mái, chẳng bối rối lương tâm cũng chẳng cần xin phép. Nơi nhà trường, những em lớn trấn lột mấy em nhỏ. Đ̣i cái ǵ là đứa nhỏ phải đưa nhanh chóng. Nhưng những nạn nhân cũng chẳng bao giờ dám tŕnh cho thầy cô trong trường biết.

Ngược lại, những bạo lực trầm trọng nhất th́ ít xảy ra thường xuyên hơn, nhưng cũng có. Năm vừa qua, hai cô học sinh lớp 12 bị giết bằng dao Thái v́ ghen tuông. Cũng vậy, việc các thầy giáo hành hung học tṛ cũng không gia tăng hay có gia tăng chút ít.

Nhưng việc thầy bị học tṛ đánh th́ cũng không hiếm. Ngày nay, t́nh thế xoay ngược rồi : không phải « học sinh bị hành hung » nhưng mà « thầy giáo bị hành hung ». « Những  sự kiện thương tâm khác nhau và những chuyện kể ấn tượng được thông báo trên truyền thông làm trầm trọng sự nhạy cảm của người dân về sự bụi đời của người trẻ. V́ vậy, bên nước ng̣ai cũng thế, vào thứ sáu tuần trước, anh của một học sinh trường trung học ở Alès (Pháp) đă đột nhập vào một lớp học và đánh túi bụi thầy giáo dạy văn chương Pháp. Ngày thứ hai, lại một người học sinh trường Saint-Etienne bị một học sinh trường Saint-Louis đâm giữa sân trường. Những biến cố trầm trọng như thế nhưng có khuynh hướng cắt xén việc tŕnh bày bạo lực trong nhà trường. [13]

Và ở Việt-Nam. Tại sân trường trung học của một tỉnh miền Trung Việt Nam trở thành một ṭa án để xét xử một người học sinh lớp 11 v́ đă đánh thầy giám thị trong pḥng thi.

Hàng trăm người có mặt ngày hôm đó ngẩn ngơ v́ kiến thức hoàn hảo về những phương cách bảo vệ của bị cáo trước ṭa án.

 - Điều ǵ thu hút cái nh́n của anh trước tiên khi bước vào một trường học, trong một lớp học ? - Thưa câu châm ngôn : « Tiên học lễ, hậu học văn » .

- Anh hiểu thế nào về lời nầy của một nhà thông thái Trung Hoa  “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ? – Tôi hiểu là khi có ai dạy tôi một chữ cũng là Thầy, dạy tôi nửa chữ cũng là Thầy. 

- Một trong những truyền thống của dân tộc chúng ta mà tất cả mọi người đều ư thức, anh có biết và có hiểu không ? - Thưa đó là truyền thống : Tôn kính người Thầy và tôn trọng nguyên tắc đạo đức.

- Tốt ! Qua nhiều thế hệ, người Việt-Nam tóm tắc nguyên tắc giao tiếp trong xă hội bằng 3 từ, anh có biết không ? - Dạ biết, đó là 3 từ : Quân, Sư, Phụ. Một quốc gia cần một ông Vua. Cha mẹ cho chúng ta thân xác, nhưng không có người Thầy, chúng ta không thể trở nên người được. 

- Rất tốt ! Anh hiểu biết tất cả ! Vậy tại sao anh đánh Thầy của anh ? - Dạ tại em quên !

Ṭa kết án người học sinh nầy 18 tháng tù, một người học sinh mà những người tham dự có thể coi là một người thông minh, dựa trên những câu trả lời rất thích đáng của cậu và cậu đă diễn giải hành động thô bạo của cậu bằng chữ « quên ». Hành động được nói là « quên » đó được mô tả bằng tờ kết án như sau : một cú đấm vào mặt Thầy giám thị khi Thầy nhắc anh đă « chép » bài nhiều lần. Anh c̣n giáng cho Thầy một cú bằng chiếc ghế. Khi những Thầy khác đến can ra, anh c̣n dọa đốt nhà Thầy Giám thị....

Làm thế nào để thoát khỏi bị kết án trước những bằng chứng nặng nề như thế ? Nhưng qúy phụ huynh, các Thầy cô giáo, tất cả những người có mặt ngày hôm đó phải suy nghĩ về cách xử sự mâu thuẫn của một người thanh niên 17 tuổi đó. Anh thuộc hết những điều người ta dạy cho anh : lễ phép, tôn trọng người Thầy, đạo đức… thế nhưng anh đập !

Phải chăng tất cả những ǵ anh ta học nơi nhà trường, tất cả những ǵ anh ta đă đọc trong sách về đạo đức không c̣n lư do tồn tại trong cuộc sống cũng như trong những quan hệ đối với người khác ? Truyền thống « tôn kính người Thầy và giữ những nguyên tắc đạo đức » được truyền lại từ hàng ngàn năm , ngày nay bị lỗi thời rồi chăng ?      

Cũng vậy, một biến cố xảy ra ngày 8 tháng 5 năm 2004 trong nhà trường Trung Học Hac Dich, huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Năm học sinh của trường nầy đă vây đánh một giáo viên cho đến lúc ông bị xỉu, duy nhất bởi v́ chúng không được điểm tốt[14]. Một người học sinh khác của trường Trần Quốc Tuấn, huyện Phan Rí, tỉnh B́nh Thuận, chạy vào lớp và lao thẳng vào giáo viên Lê Hải Xuân đang dạy trong lớp và nhanh chóng đập vào đầu Thầy bằng một cây dùi cui, lư do duy nhất là bởi v́ anh ta được điểm thấp....  Một trường hợp khác xảy ra tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Dũng và Tùng cùng học lớp 9 căi nhau trong giờ giải lao và Dũng tát Tùng 2 cái. Lập tức, Tùng chạy về kêu cứu. Cha mẹ Tùng lập tức đến trường và đánh Dũng ngay trên sân trường cho đến khi Dũng bị xỉu, trước mắt những Thầy giám thị và những giáo viên mà không có một sự can thiệp nào cả từ phía giáo viên. Dĩ nhiên, những người có tội bị bắt và xét xử. Những hậu quả của hành động gây rối nơi công cộng và làm kẻ khác bị thương càng thêm nặng theo luật pháp Việt-Nam, nhất là khi đụng chạm trực tiếp đến những học sinh và ngay trong sân trường. Ngày xử án, không một giáo viên nào có mặt, cho dù họ được mời. Ṭa đă cho lời phê b́nh như sau : «  Là nhà giáo, Thầy cô phải bảo vệ học tṛ ḿnh cho dù có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng ». Và qua tai nạn nầy, ṭa nhắc nhở sự thiếu an toàn nơi nhà trường bằng cách để mở cửa  cho ai muốn vào cũng được [15]

Nhưng những lư do thật nằm ở nơi đâu : do sự bào ṃn những giá trị gia đ́nh hay do sự xem thường những giá trị truyền thống trong xă hội ? Nhiều người trẻ và người trưởng thành không nghĩ đến điều đó. Biết là một chuyện. Sống là một chuyện khác mà chưa chắc ai cũng làm được..

c) Từ đâu sinh ra những lỗ hỏng đó ?

Dựa theo nghiên cứu [16] cửa anh NGUYỄN QUỐC THANH, tất cả những lỗ hỏng nầy đều do lối sống « tiêu cực » của cuộc sống, sự biến chất của một số cán bộ và những nhân viên trong các xí nghiệp nói chung… Các giáo viên trong ngành giáo dục cũng không thoát khỏi hiện tượng quá phổ biến nầy trong hết mọi lănh vực. Ông NGUYEN TUNG TRUC, hiệu trưởng một nhà trường cán bộ ở TP. Hồ Chí Minh đă khẳng định rằng « việc suy giảm đạo đức của những cán bộ rất trầm trọng và khẩn cấp sửa sai ».

Những thống kê sau đây biểu lộ sự ưu tư của chánh quyền và của dân chúng, bởi v́ hiện tượng nầy ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của đất  nước. Nhóm thực hiện công tŕnh nghiên cứu đă điều tra 311 người gồm có : 74,3% nữ và 25,7% nam. Sau đây là kết quả :

Nhóm người

Phần trăm (%)

Dưới 30 tuổi

11,3

Từ 30-40 tuổi

35,4

Từ 41-50 tuổi

32,5

Trên 50 tuổi

20,9

Cán bộ

40,8

Dân thường

59,2

Phục vụ Đảng

8,0

Quản lư trong nhà nước

17,0

Quản lư kinh tế

15,1

Dịch vụ thương mại

22,5

Bảo vệ luật pháp

4,2

Các dịch vụ khác trong xă hội

8,4

Công chức hưu trí

10,3

Các dịch vụ khác

14,5

Mức độ xuống cấp về đạo đức của những cán bộ, những công chức nói chung tại TP. Hồ Chí Minh. 

Mức độ trầm trọng

Số phần trăm của những người được hỏi

Rất trầm trọng

18,0

Trầm trọng

36,3

Tương đối trầm trọng

40,5

Không đáng kể

5,1

 

10 dấu chỉ đầu tiên thấy được về sự xuống cấp đạo đức đối với 30 người được hỏi.

Những dấu chỉ thấy được của sự xem thường đạo đức

Phần trăm những người được hỏi

Xếp hạng

 

Tham ô

79,4

1

Lạm dụng quyền bính

74,0

2

Thu gom của cải

74,0

3

Phung phí tài sản chung

70,7

4

Quan liêu

69,5

5

Óc bè phái

58,2

6

Mua chức quyền

56,9

7

“Dù che”

55,3

8

Tùy cơ hội

55,0

9

Thiếu trách nhiệm

54

10

Khi nghiên cứu những kết quả trên, chúng ta thấy có 54,3% số người được hỏi cho rằng t́nh trạng vấn đề được nêu lên là trầm trọng: “rất trầm trọng: 18% và “trầm trọng : 36,3%. Với t́nh trạng chạy theo tiền bạc hiện nay, tỷ lệ nầy sẽ ngày càng cao hơn nếu không lấy những biện pháp để ngăn chặn căn bệnh hay lây nầy.

Mười dấu chỉ đầu tiên để thấy được sự kiện xuống dốc của nền đạo đức  cũng cần được nhấn mạnh. Sự biến chất đạo đức nhanh chóng của những cán bộ, của những công chức thúc đẩy họ vượt qua giới hạn đạo đức và vi phạm luật pháp.

« Tham ô », hiện tượng nầy chiếm vị trí thứ nhất theo bảng điều tra và nói lên một phần nào t́nh trạng xă hội hiện nay. “Không có làm ǵ một cách nhưng không”, nhiều người nói lên một cách khẳng định như thế. Lúc nào cũng phải có cái ǵ đó gọi là “bôi trơn” mà ngôn ngữ b́nh dân gọi là « thủ tục đầu tiên », một điều rất phổ biến hiện nay trong mọi lănh vực và nhiều cấp bậc. Ví dụ như khi vào đến cửa khẩu Tân Sơn Nhất, nhiều người Việt Kiều « làm hư » hải quan bằng cách « dúi » những tờ 5 hay 10 đô-la để được làm thủ tục cho nhanh! Ngay nay hiện tượng đó ngày càng ít đi.

Thật thế, sự kiện biến chất về đạo đức của những cán bộ có lư do vừa khách quan vừa chủ quan. Lư do khách quan: một phần v́ hầu hết những người nầy đến từ miền Bắc, có cuộc sống khá khó khăn và nghèo. Dần dần họ quen với những “quà cáp” quá hấp dẫn làm họ không thể nào từ chối được. Ngày càng thấy càng nhiều “nhu cầu”. Một chữ kư, một lời nói giúp mang lại lợi nhuận ngang với tiền lương một năm hay hơn nữa. Như thế, không dễ ǵ mà từ chối. Mặt khác, hệ thống quản lư lỏng lẻo mà lại quan liêu, rắc rối và thiếu kiểm soát. V́ vậy, các ông công chức lợi dụng những kẻ hở của luật pháp để trói buộc người dân. Tôi xin mạn phép kể những chi tiết đó trong lô-gích liên quan đến dân tộc học khẳng định rằng việc thu thập những dữ liệu có thể cung cấp được ư nghĩa. Tư duy xă hội chỉ có thể được xây dựng nên với sự trợ giúp của những dữ liệu có vẻ như vô nghĩa nhất: nếu đôi khi trong công tŕnh của tôi  điều đó có thể cho cảm giác là mất thời gian kể chuyện, nhưng điều đó cho phép người đọc nắm được sự  rắc rối của thực tại mà nó không thể gom tóm trong những tư tưởng lớn một cách tổng quát.

Tôi trở lại tiếp tục việc phân trích của tôi, lư do chủ quan: thành thật mà nói, tŕnh độ kiến thức của một số công chức c̣n thấp, v́ vậy để lộ ra cho thấy kiến thức sai lệch về xă hội, cố bám vào chức vụ để “tranh thủ”. Những thành ngữ “phục vụ nhân dân”, “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”,  “tất cả cho tập thể và không có ǵ cho riêng ḿnh”, những phương châm thuộc loại đó đối với họ giờ đây không c̣n thực tế nữa và rỗng nghĩa mặc dầu khi đi vào các công sở, những phương châm đó đều chiếm chỗ tốt nhất”. Chúng ta thấy đến 79,4% những người được hỏi, nh́n nhận điều đó.

Một cách nghịch lư, những người cán bộ, những công viên chức vi phạm luật lệ, họ có một đời sống không mấy gương mẫu là những người không thiếu thốn ǵ hết. Nhưng ḷng tham của con người th́ không biên giới. Điều đó cho thấy vấn đề lương bổng là cần thiết nhưng không phải là ưu tiên. Một người tài xế xe taxi lương thiện sẽ trả lại cái ví của khách hàng bỏ quên trên xe. Cũng vậy, người công nhân viên chức cũng có thể từ chối không làm điều ǵ trái với đạo đức.

d) Tṛ chơi với các con số

« Bệnh thành tích » ngày nay trở thành một cái ǵ rất b́nh thường hay nói đúng hơn rất quan trọng và rất phổ biến không chỉ nơi thành phố mà đă tràn lan ra các tỉnh. Những công cụ và phương pháp và những cách để thực hiện « thành tích » có thể được tóm lại trong thành ngữ sau: « tṛ chơi với các con số ». Điều nầy cho chúng ta thấy rằng những tiếp cận chất lượng rất thường được đưa ra tranh căi, cũng thường cho thấy sự thật được nâng lên bằng con số ma đó ! Trước hết, phải và chỉ cần tiếp cận « bệnh thành tích » trong giáo dục mà thôi, bởi v́ nó có hại gấp đôi. Một con số được phổ biến không đánh lừa được phụ huynh hay những nhà đầu tư, nghĩa là những người trưởng thành ngày hôm nay nữa. Ngược lại, nó làm hại đến tuổi trẻ, làm cho chúng không c̣n tin vào tính lương thiện của những người trưởng thành và tới phiên chúng, chúng sẽ trở nên sau nầy, những người yêu « bệnh thành tích ». Sau đây là vài con số minh họa cho vấn đề nầy : theo những báo cáo của 50 tỉnh thành, những dữ liệu sơ khởi của kết quả kỳ thi Tú Tài đạt đến 94,71%,  trong đó có 13 tỉnh thành vượt qua ngưỡng cửa nầy. Ví dụ như : Nam Định 99,87%. Quảng Ninh 99,5%, Thanh Hóa 99,2%, hải Pḥng 99,6%, Hà Tây 97,7%. Những tỉnh thành nầy đều ở ngoài miền Bắc. V́ vậy mà kết quả nầy đặt một dấu chấm hỏi rất lớn về sự trung thực của họ bởi v́ khó mà tưởng tượng rằng chất lượng của những trường ở các tỉnh nầy có thể vượt qua được chất lượng của những thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Đặc biệt như Hà Tây chẳng hạn, được coi như là con vật tế thần bị các vị có thẩm quyền « lưu ư » trong những tháng gần đây. Bộ Giáo dục và Đào tạo đă gởi giấy chính thức yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét lại và lượng giá việc tổ chức thi Tú Tài ; làm một bản tự kiểm để xác định rơ ràng trách nhiệm của mỗi phân ban và mỗi cá nhân để làm sáng tỏ những người hay cá nhân nào đă vi phạm qui chế thi cử để xử lư theo luật của nhà nước. Công văn nầy nêu lên  một cách dứt khoát rằng : « Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tây phải thi hành lập tức thành lập lại Hội đồng thi để sửa lại những bài thi của 3 hội đồng thi khác có nhiều vi phạm quy chế trong pḥng thi nhiều nhất, như : những trường trung học Phú Xuyên A, Đồng Quan và Xuân Mai (trường tư thục) ».  Kết quả thi vào Đại học năm nầy cho thấy có 18 000 bài thi nhận điểm 0 (điểm không); khoảng 15 000 bài khác chỉ được 1/3 điểm sàn ! Như vậy th́ « mức độ thật sự » của con số kết quả đậu được các tỉnh thành công bố là ở mức độ nào ? Theo các báo cáo chính thức, các tỉnh thành có được 31 trường đạt được những tiêu chuẩn bắt buộc để mở trường cấp 3. Trong những trường đó, có những trường ở vùng sâu vùng xa mà những người dân tộc theo học, không nói thạo tiếng Việt. Thế nhưng, chúng thi vẫn đậu.

Một cuộc thăm ḍ mới đây về vấn đề đổi mới việc quản lư rất thu hút sự chú ư của người dân. Theo bà Phương Thảo, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, nhiều cơ quan trong thành phố đă công khai con số tỷ lệ rất cao về sự hài ḷng cách làm việc trong các cơ quan : cơ quan Giao Thông và Quản lư công tŕnh công cộng là 99% ; Sở Lao động và Thương Binh Xă Hội là 100% ; cơ quan Phát triển nông thôn là 94,3%. Và bà đă nêu lên một sự nghi ngờ mà rằng: « Có ai tin vào « sự thật » nầy không ? » Gần như chắc chắn là nếu người ta làm một cuộc thăm ḍ kín bằng cách bỏ phiếu kín và cho một cơ quan khác khui phiếu th́ kết quả sẽ không đạt được con số tỷ lệ nầy đâu.

Người ta gọi đó là « tṛ chơi với các con số ».

e) Tàn dư của chế độ cũ ?

Sau khi Saigon thất thủ vào năm 1975, tất cả những giáo viên c̣n muốn tiếp tục nghề dạy học của ḿnh th́ bắt buộc phải tham gia một khóa đào tạo để trở thành một « giáo viên tốt ». Tôi c̣n nhớ lời khẳng định của một giảng viên về vấn đề sửa phạt « học sinh không ngoan »,người thuyết tŕnh viên khẳng định : không có học sinh không ngoan trong một ngôi trường xă hội chủ nghĩa ». Tất cả mọi hệ thống độc đoán được xây dựng trên một sự lư tưởng hóa những hiệu quả mà họ quả quyết quy nạp. Và trong nhiều năm tiếp theo, mặt trái của xă hội luôn luôn được gán cho là « tàn dư Mỹ Ngụy ». Tham vọng hay ảo tưởng của những người có trách nhiệm đă đẩy họ đến việc độc quyền trong giáo dục để tạo nên một thế hệ người xă hội chủ nghĩa.

f) Bát nháo trong pḥng thi

Từ năm 2005, các báo chí đề cập đến vấn đề bát nháo trong pḥng thi và cả ở bên ngoài. Khi thi tuyển vào lớp 10 và cả kỳ thi Tú Tài năm 2006, hiện tượng nầy dường như tăng dần lên. Ví dụ như ở trường Lương Thế Vinh chẳng hạn, « một người thanh niên th́nh ĺnh xông vào pḥng thi toán và giựt lấy đề thi mà không bị các giám thị bắt lại »[17]. Nhưng, trong những tháng cuối cùng của năm học 2006 nầy, điều thường làm nảy sinh những tranh căi và được coi như là « hiện đại » trong giáo dục, đó chính là 4 đoạn phim được một giáo viên quay trong pḥng thi của hội đồng thi Nam Đàn 2, tỉnh Nghệ An. Bốn đoạn phim nầy mang tựa đề « Bên trong pḥng thi », được đưa lên mạng có địa chỉ edu.net.vn dưới « tên » (nickname) là edu2. Những đoạn phim nầy chỉ được đưa lên mạng 3 tháng sau kỳ thi Tú Tài v́ sợ có điều không hay xảy ra. Những đoạn phim nầy được quay bằng điện thoại di động với những h́nh ảnh chính xác và rơ ràng. Những người xem được những đoạn phim đó sửng sốt v́ cảnh « bát nháo trong pḥng thi » : các giám thị ra ngoài hành lang nói chuyện trong khi đó th́ trong pḥng thi, các thí sinh đi lại tự do, giựt bài của các người bên cạnh, quay lên quay xuống chép bài người khác…Đoạn phim « quăng tài liệu » c̣n có nhiều cảnh « ngứa mắt » hơn nữa. Trong sân trường, người ta nhộn nhịp qua lại. Khoảng 10 người đeo bên cửa sổ hay đi qua lại ngoài hàng lang như ở nhà họ. Có mấy người đội nón lính, đi thẳng lên tầng 2, và một người trong họ quăng vô pḥng thi một tờ giấy, c̣n những người khác, để cho chắc ăn, xông vào bên trong pḥng thi đưa luôn. Cuốn phim c̣n cho thấy những h́nh ảnh nầy làm chúng ta lưu tâm hơn. Một người công an mặc quốc phục đàng hoàng đi lên lầu 2, nơi mà các « khách không mời » đang ở đó. Ông ta đi qua những người nầy với một thái độ hết sức thật sự b́nh thản như thể  những người nầy có phận sự ở đây trong khi những người khác ra vô pḥng thi vô cùng thoải mái. Khi anh công an quay lưng lại phía sau th́ anh đội mũ lính làm bộ lảng đi nơi khác. Nhưng khi anh công an xuống cầu thang th́ anh ta lại trở vào pḥng thi tiếp...[18]

Sau khi tung lên mạng những h́nh ảnh bát nháo trong pḥng thi của hội đồng thi Nam Đàn 2, những thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo của Tỉnh Nghệ An yêu cầu 75 giám thị của Hội đồng thi nầy viết báo cáo chi tiết về những ngày đó. Hầu hết những giám thị nầy đính chính việc vô kỷ luật của họ dưới lư do là họ bị một áp lực quá lớn : « các giám thị không muốn nghiêm khắc v́ sợ cha mẹ các thí sinh hành hung. Và điều nầy đă xảy ra trong quá khứ rồi ». C̣n phần ông Trí, giám đốc của Hội đồng thi th́ nói rằng « tất cả đều b́nh thường » ! trong khi thi môn địa lư c̣n khi thi môn Toán, ông xác nhận có mất trật tự và ông muốn xin lệnh để ngưng thi. Nhưng máy điện thoại của ông hết « pin » !!

g) Gian lận có tổ chức

Một sự việc khác cũng hiếm khi xảy ra nhưng cũng gây ấn tượng không ít trong những ngày thi được khám phá ngay bên cạnh văn pḥng của vị Bộ trưởng Giáo dục có liên quan đến người làm trong văn pḥng nầy.

122 thí sinh tham gia thi tuyển công chức do Bộ Giáo dục tổ chức gồm 3 môn học : quản lư, công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Sẽ tuyển 44 thí sinh trên 122 dự thi. Môn ngoại ngữ được thi vào ngày thứ nhất : 11 tháng 9 năm 2006. Cô Hoa (thư kư cán bộ của UBND thành phố Thái B́nh) và anh Việt (cán bộ Sở Giáo dục của tỉnh Thái B́nh, thí sinh dự thi Dự án Tài Chánh) , cả hai xin phép đi vệ sinh. Nhưng ông Hoàng Gia Khiêm là phó Bộ Trưởng Bộ Giáo dục, bất ngờ khám phá ra hai thí sinh nói trên đang ở trong pḥng bà Đào Thị B́nh là trưởng pḥng trực thuộc văn pḥng của Bộ trưởng. Bà B́nh là chị của cô Hoa. Người ta c̣n thấy một nhân vật khác không làm việc ở Bộ Giáo dục cũng đang có mặt trong văn pḥng của bà B́nh. Hai thí sinh đó lập tức bị lập biên bản ngay tại văn pḥng của bà B́nh v́ đă vi phạm qui chế pḥng thi và sau đó cho trở về để thi tiếp. Khi được hỏi lư do sự có mặt của người lạ trong pḥng bà B́nh cùng một lúc với hai thí sinh th́ được bà B́nh trả lời là một cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên. Đó là một người quen của bà ở Thái B́nh t́nh cờ mà đến. Nhưng theo sự điều tra của phóng viên báo Tuổi Trẻ, bà nầy đang trao đổi với hai thí sinh thực sự là bà B.T.H., một giáo viên tiếng Anh.

i)              93,78% thí sinh tốt nghiệp Tú Tài  [19]

Theo những tin tức từ văn pḥng thi cử th́ số học sinh cả nước có 881 795 thi Tú Tài và có 862 932 thí sinh thi đậu, tức 93,78%. Vào năm 2005 th́ chỉ có 90,62%. Năm nay, tỷ lệ ở tỉnh Nam Định là cao nhất : 99,87%. Các tỉnh khác tỷ lệ có phần kém hơn một chút : Bắc Ninh : 99,41% ; Hà Tây : 99,32% ; Thái B́nh : 99,32% ; Hải Pḥng : 99, 18% ; Hà Nam 90% ; trong khi hai thành phố lớn Hà nội và Saigon chiếm một tỷ lệ khiêm tốn hơn : Hà Nội 98,64%, Saigon 96,04%. Sóc Trăng đạt tỷ lệ thấp nhất : 73,87% .

Vài con số được phổ biến trên báo « LAO ĐỘNG » ngày 3 tháng 10 năm 2007 cho thấy tŕnh độ kiến thức của đất nước tiến triển một cách « vượt bực » : số sinh viên năm 2007 là 1540201, nghĩa là có 181 người trên 10 000 có thể tiếp tục đi học Đại học, một tỷ lệ rất cao so với các nước khác ; nước Trung Hoa chẳng hạn, chỉ có 140/10 000 trong khi tỷ lệ trung b́nh của toàn thế giới là 100/10 000. Dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ có 600 Đại Học, gấp đôi số Đại học hiện nay : như vậy mỗi quận trong nước sẽ có một Đại học ! Năm nay, chính phủ dự trù chi phí cho giáo dục là 4000 tỉ đồng. Thế nhưng theo các chuyên gia, phải có 4 lần hơn. Một đầu tư khá cao cho công cuộc giáo dục tại Việt Nam. Nhưng theo các nhà nghiên cứu trên 58 nước có liên quan được công bố trên cùng một tờ báo nầy th́ chất lượng đào tạo của Việt-Nam đứng hàng thứ 53. Và chỉ có 37% sinh viên ra trường là t́m được việc làm. Một cách thực tế, vào năm 2007, có 161 414  sinh viên ra trường. Một con tính nhỏ cho thấy một lăng phí rất lớn đối với 63% sinh viên ra trường không t́m được việc làm nầy : 161 414 x 63% x 4500USD/sinh viên = khoảng 4 triệu 576 đô-la. Như vậy cho thấy rơ ràng rằng hệ thống giáo dục Việt-Nam chưa đáp ứng những nhu cầu của đất nước và dân chúng cứ quay quanh ṿng lẩn quẩn : nghèo khó và lăng phí việc Đào tạo không ứng dụng trong cuộc sống vừa lăng phí tiền của vừa lăng phí thời gian.

j) Khoảng 70 giám thị làm báo cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Mỹ Tho ra lệnh cho nhóm thanh tra làm rơ hiện tượng « 536 thí sinh có những bài giống nhau » và khẳng định rằng đó là một vi phạm trầm trọng cần phải giải quyết tận gốc không loại trừ bất cứ ai. Trong trường hợp người ta khám phá sự việc quá trầm trọng th́ sẽ chuyển cho bộ phận điều tra để giải quyết theo luật. Việc vi phạm nầy quá rơ ràng là có chuẩn bị trước bởi v́ tất cả những bài làm của các ứng sinh trong 23 pḥng thi giống nhau quá sức. Chắc chắn là có người từ ngoài đưa tài liệu vào…

Chính v́ vấn đề nầy mà 70 giám thị phải làm báo cáo về trật tự trong những ngày thi vừa qua.

۩ ۩ ۩ ۩ ۩

Từ năm vừa qua, các báo chí đă nêu lên những hiện tượng rất ấn tượng trong các pḥng thi. Như năm nay, dường như hiện tượng đó c̣n tăng thêm và người ta có những sáng kiến mới tân tiến hơn. Ngày xưa, người ta chưa nghĩ ra là có thể trở thành một học sinh xuất sắc hoặc có điểm cao để được nhận vào những trường chuyên hay trong những lớp qui tụ toàn là những học sinh giỏi bằng cách mua điểm. Ngày nay, hiện tượng đó được xem là « b́nh thường ». Báo chí nhắc đi nhắc lại về chuyện « ngồi nhầm lớp » là hậu quả  của sự việc trên.

Có thể là không ai trong chúng ta đồng ư nói rằng quay cóp trong pḥng thi là điều tốt, nên làm. Nhưng chúng ta phải tự hỏi tại sao phần đông những học sinh coi điều đó là một chuyện  « b́nh thường » ? Tại sao những kỳ thi ngày càng trở nên xấu đi v́ các pḥng thi giống như cái chợ và người ta t́m đủ mọi cách để xác nhận « tŕnh độ giả » bằng những hành động không thành thật một cách công khai như thế ? Dù sao, các học sinh chỉ là những nạn nhân. Khi sự thiếu thành thật và sự nói dối được phát triển ngay trong nhà trường th́ làm sao tránh được điều đó không phát triển ngoài xă hội ? Nếu nhà trường không thể giải quyết được những trục trặc trong xă hội th́ nhà trường cũng có thể chuẩn bị những con người ngày mai sẽ đương đầu hoặc tránh đi, không làm những điều đó chứ ! Một ngôi trường không công chính th́ sẽ tạo nên những người ít quan tâm đến sự công chính là lẽ đương nhiên vậy.

Chính quyền sẽ xét xử « hành vi tiêu cực » nầy ra sao  ? Khẩu hiệu « nói không với tiêu cực trong thi cử » được rao truyền khắp nơi và hành động tiêu cực lại xảy ra ngay bên cạnh văn pḥng ông Bộ Trưởng ! Đây là một điều làm chúng ta suy nghĩ như thế nào đây ? Chắc chắn là có một số đông những cán bộ sẵn sàng chống lại những « hành động tiêu cực trong thi cử » nhưng cũng chắc chắn có những người khác bằng ḷng « sống chung với tiêu cực ». Khi sự không lương thiện và sự gian dối trong xă hội được coi là những « chuyện b́nh thường » th́ nhóm từ ngữ « nói mà không làm » cũng trở thành một « chuyện b́nh thường » và không có ư nghĩa ǵ hết. Biến cố nầy nhắc nhở những người có trách nhiệm rằng, nếu họ không t́m cách giải quyết điều tiêu cực tận căn cơ và  cứng rắn – nghĩa là kể cả những cán bộ - th́ khẩu hiệu « nói không với tiêu cực trong thi cử không đạt đến mục tiêu của nó .[20]

Phải làm ǵ trước bệnh dịch « thành tích » cũng như những lỗ hỏng trong giáo dục nầy đây ? Ông đại biểu Nguyễn Đức Dũng (Kontum) đă đối đáp một cách thẳng thắng rằng : « Chúng ta phải đối mặt với sự thật, lượng giá và t́m một giải đáp có hiệu quả để nâng cao hệ thống giáo dục của đất nước chúng ta ». Ông Nguyễn Thành Tài, phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đă phát biểu cùng những ư kiến trên trước đại hội tại TP Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 6 năm 2007 rằng : «  Phải dám đối đầu với sự thật để phát triển ».  Một thời gian dài 30 năm cũng đủ để chúng ta thấy được chúng ta có thành công hay thất bại.


 

4. Vài gợi ư

1) B́nh đẳng trong học tập

Trước hết là thuộc lănh vực sách giáo khoa, vấn đề nầy mọi gia đ́nh có con đi học đều nắm rơ và làm cho các phụ huynh có thu nhập thấp phải lo lắng. Bởi v́, đối với những gia đ́nh có khó khăn về kinh tế, cho con đi học đối với họ là một cố gắng hết sức lớn lao. Thế nhưng, mỗi năm lại phải mua sách giáo khoa mới cho con là một mối lo âu khác nữa. Cho dù trong các nước phát triển, các học sinh có thể mượn mà không bắt buộc phải mua như trong trường học hiện nay. Làm sao chúng ta có thể khuyến khích con em những người nghèo đến trường được ? Mặt khác, sách giáo khoa liên tục cải cách mà thông thường trong các gia đ́nh khó khăn, người em thường là học sách của người anh  đă học. Vứt đi coi như là một sự lăng phí.

Tiếp theo đó là những đóng góp và những chi phí làm gánh nặng gia đ́nh càng thêm nặng nề, nhất là vào những dịp đầu năm học, như : đồng phục, tập vở, bút, cặp… Mặt khác, những đóng góp bắt buộc mà phụ huynh phải đảm nhận như xây thêm lớp học, trang bị pḥng máy vi tính hay pḥng thí nghiệm… tất cả những việc đó được coi như là bổn phận của phụ huynh. Theo nguyên tắc, tiểu học là hoàn toàn miễn phí. Thế nhưng, những đóng góp đó được lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm học th́ c̣n nhiều hơn gấp mấy lần tiền học phí thực sự mà phụ huynh phải chi trả hàng tháng.

Việc chiêu sinh học sinh đầu năm cũng chưa mấy lạc quan. Trước hết, để vào được trường công lập th́ người học sinh phải có hộ khẩu ở địa phương đó. Từ nhiều năm nay, những phụ huynh khá giả đều muốn gởi con vào thành phố để tiếp tục việc học. Tiền chi phí hàng tháng cho mỗi em như vậy trung b́nh là 3 000 000 đồng. Nhưng t́m được một trường có chất lượng thật sự để gởi con vào là cả một thách đố lớn đối với phụ huynh, nhất là các em từ các tỉnh vào thành phố. Nhưng nếu biết cách, th́ mọi việc cũng êm xuôi, mọi cửa đều mở rộng. Và điều nầy phải thành thật mà nói, rất phổ biến trong mọi lănh vực, nếu muốn ước mơ biến thành hiện thực.

Chúng ta không thể và cũng không đ̣i hỏi một sự công b́nh hoàn hảo. Nhưng làm thế nào để con cái người nghèo có thể tiếp tục việc học của ḿnh hoặc đi đến trường từ lúc 6 tuổi như nhà nước bắt buộc, nhất là những người sống nơi vùng sâu vùng xa ?

2) Không nhượng bộ việc gian dối trong nhà trường

Nhượng bộ sự gian dối, việc không lương thiện trong nhà trường sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được v́ chúng chiếm một chỗ rất quan trọng trong xă hội và trong nhà trường. Với thời gian và nhất là với sự âm thầm đồng thuận của kẻ khác, người ta không nhận ra cái biến chất đó và người ta không c̣n cảm thấy một chút ǵ ăn năn sau mỗi lần ăn gian nữa. Tệ hại hơn nữa, là người ta coi đó như là một chiến thắng khi họ coi thường những đức tin nhân bản hay khi vi phạm luật pháp mà không ai thấy, không bị xử phạt. Những thí sinh gian dối trong thi cử ; các thầy cô giáo, các cơ quan … tŕnh một báo cáo ma, không đúng với sự thật, « bôi trơn » ngày nay rất phổ biến và được coi như là một chuyện « b́nh thường » phải có để mọi việc được trôi qua êm đẹp. Như ông bà chúng ta thường nói : Có tiền mua tiên cũng được là vậy. Nếu ngành giáo dục cũng làm như thế th́ làm sao hy vọng nó mang lại những kết quả tốt được ? Một cựu giáo viên trước năm 1975, có cơ hội trở về thăm quê hương sau nhiều năm xa cách, được mời vào quan sát một pḥng đang thi. Cô rất ngạc nhiên v́ thấy có những thí sinh quay cóp bài công khai, nhưng người giám thị không có một phản ứng nào. Việc coi  thường những giá trị, những truyền thống tốt đẹp, cái quan niệm từ phía giáo viên « không có ǵ quan trọng, tất cả là b́nh thường, là chuyện nhỏ » càng làm thêm trầm trọng, cái « bậc thang giá trị bị đảo lộn. Tiền là trên hết. Những giá trị nhân bản, xưa rồi ». [21]

Vào ngày 14 đến 16 tháng 7 năm 2007, có tổ chức thi tuyển của 125 trường Cao đẳng trên cả đất nước. Khi nh́n kết quả nầy và kết quả của kỳ thi tuyển vào Đại học, người dân thở phào nhẹ nhơm v́ « cách tổ chức nghiêm chỉnh và v́ chất lượng của các đề thi ».[22] Nghiêm khắc phạt 392 thí sinh và 64 giám thị vi phạm qui luật pḥng thi chứng tỏ rằng ngành giáo dục đă nghiêm chỉnh dứt khoát loại trừ tận gốc việc gian dối mặc dù con số nầy chỉ bằng 1/3 năm vừa qua. Nhưng dù sao th́ 392 thí sinh và 64 giám thị[23] chưa tuân giữ những qui chế trong pḥng thi cũng làm chúng ta phải suy nghĩ về ư thức bổn phận và trách nhiệm cũng như việc ư thức về sự lương thiện trong cuộc sống.

V́ vậy mà một điều kiện cần thiết để tái lập sự công b́nh xă hội , xây dựng lại đất nước giàu mạnh và văn minh là loại trừ tận gốc việc gian dối và những thói quen âm thầm đ̣i hỏi phải bôi trơn. V́ tương lai của đất nước, nhà trường phải giáo dục con trẻ sống lương thiện. Không sống lương thiện, chúng ta bị mất tất cả. Nhưng một người trưởng thành làm sao sống lương thiện khi mà từ lúc c̣n trẻ thơ họ đă có một nếp sống không lương thiện ?

Lời đáp của 578 trên 620[24] sinh viên và học sinh cấp 3 được hỏi vào thàng 9 năm 2007  về vấn đề gian dối, minh họa tốt cho t́nh trạng nầy trong các nhà trường, mà phần đông coi đó như là một chuyện b́nh thường. Cũng vậy, một số đông các sinh viên ngạc nhiên về nội dung của bảng câu hỏi mà nói rằng : « Chúng tôi rất ít khi nghe nói vấn đề đó trong nhà trường », điều đó chứng tỏ rằng đó là một thiếu sót trầm trọng về giáo dục tính lương thiện trong trường học. « Anh có khi nào vượt đèn đỏ không ? » Có 365/578 câu trả lời thừa nhận là « có » và « đi ngược chiều », và nhiều câu hỏi như vậy. Nhưng điều làm chúng ta ngạc nhiên và suy nghĩ thế  về số phần trăm ở câu trả lời cho hỏi thứ 11 có nội dung như sau : « Anh cho sự gian dối là? » : ít quan trọng, 90 ; quan trọng 197 ; rất quan trọng, 93. Chúng ta thấy chỉ có 34% (197/578) câu trả lời cho vấn đề gian dối  quan trọng, c̣n 16% (93/578) khẳng định là là rất quan trọng.  Trong những ngày nầy, cả đất nước Việt-Nam chúng ta bàng hoàng về vụ cầu Cần Thơ đang xây dựng bị sập gây cho: 52 người tử vong và 86 người bị thương . Những điều tra c̣n đang tiến hành để xem ai là kẻ đă gây nên thảm họa trên. Nhưng xét cho cùng th́ không có ǵ khác hơn là vấn đề « gian dối » đă từ lâu được xem là « b́nh thường ».

3) Chăm sóc tốt các giáo viên

Trước t́nh trạng  giáo dục hiện nay, các người có trách nhiệm đóng một vai tṛ rất quan trọng để thắng được tính ù ĺ và làm cho ngành giáo dục phát triển thêm lên. Tôi nghĩ đến thành phần tập thể giáo viên. V́ sao ? Xin thưa tại v́ chất lượng giáo dục cuối cùng tùy thuộc vào thành phần tập thể giáo viên. Chúng ta nói đến vấn đề canh tân trong giáo dục mà không nói đến khả năng của giáo viên, lương tâm nghề nghiệp của giáo viên là một điều không thực tế. Nhưng nếu đ̣i hỏi họ làm việc hết ḿnh, với hết lương tâm, khích lệ họ cống hiến hoàn toàn và một cách năng động cho nghề nghiệp đào tạo con người của ḿnh, có một tinh thần sáng tạo trong công việc th́ việc canh tân khẩn cấp nhất thuộc về những cơ quan có trách nhiệm về giáo dục. Trong bất kỳ một xí nghiệp dù lớn dù nhỏ, quy chế của người công chức luôn luôn liên quan đến tiền lương, « tiền thưởng », thông thường rất được quan tâm. V́ rằng « cảm thấy tiền trả không đúng công sức của ḿnh bỏ ra, cảm  thấy tiền trả không bằng bạn bè, sẽ dẫn đến những hậu quả quan trọng đối với căn tính  c̣n hơn việc nhận thấy ḿnh có ít tiền »[25].

Phần nhiều những « tiêu cực » trong giáo dục là bắt nguồn từ lương bổng không đủ sống. Lương thấp, không đủ trang trải chi tiêu gia đ́nh th́ bắt buộc phải t́m kiếm nơi khác thôi. Mà cách kiếm tiền dễ nhất đối với nhà giáo th́ chỉ có một con đường : dạy thêm ! Nhờ đó cuộc sống ngày càng dễ chịu hơn. Ngân quỹ gia đ́nh khá hơn v́ những ai chịu khó dạy thêm như vậy th́ có thể đem về gấp bốn lần lương chính thức hàng tháng  lănh trong nhà trường. Từ đó phát sinh những cách cư xử « tiêu cực »về phía các giáo viên : sao nhăng việc chu toàn bổn phận của một nhà giáo, mất đi tinh thần sáng tạo và tận tâm lo cho học sinh, rất dửng dưng trước việc hiểu hay không hiểu bài của học sinh trong lớp , t́m phương cách để « ép » học sinh ghi danh học « cua » riêng của chính ḿnh dạy. Sự kiện nầy lan đi rất nhanh ở cấp 3, rồi sang đến cấp 2 từ nhiều năm nay. Ngày hôm nay, một phần lớn học sinh cấp 1 và các lớp mẫu giáo vườn trẻ cũng đi học thêm ! Các giáo viên mở lớp dạy thêm ở nhà và giờ đây dường như đó là một cái « mốt », một phong trào. Học sinh và cả phụ huynh, nếu không cho con ḿnh đi học thêm th́ có cảm tưởng là không hợp thời, con ḿnh không giỏi.

V́ lương bổng dạy thêm vượt xa lương chính thức như thế, nên « mồi ngon » nầy lôi cuốn một số đông các giáo viên nhảy vào làm họ không thể từ chối được. Một số giáo viên có khả năng, dạy hay, được nhiều người biết và mời, họ đi dạy hết chỗ nầy đến chỗ khác và chỉ sống bằng nghề dạy thêm mà thôi. Họ đùa vui nói rằng : « Tôi muốn có được nhiều giờ hơn trong một ngày ». Sự giàu sang mĩm cười với họ và chỉ cần một thời gian rất ngắn.

Hơn nữa, trong một cái nh́n nào đó, sự quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên rất chặt chẽ. Nhờ đó, phụ huynh có thể theo sát sự tấn tới của con ḿnh. Họ càng ngày càng ư thức hơn về sự hợp tác cần thiết trong giáo dục con cái của họ qua việc duy tŕ quan hệ thường xuyên với nhà trường và nhất là với giáo viên chủ nhiệm. Nhà trườg bắt buộc phụ huynh hiện diện trong buổi họp đầu năm và cuối năm. Thế nhưng, trong suốt năm học, phụ huynh cũng được cô giáo chủ nhiệm mời lên  để liên lạc về vấn đề học vấn của con cái họ. Nhưng điều không mấy phấn khởi là mỗi lần được mời như thế, phụ huynh lại công tác vào quỹ tài chánh của cô giáo bằng một « bao thơ ». Đôi khi, lư do được mời đến chẳng có chút ǵ quan trọng. Một cú điện thoại là dư sức giải quyết vấn đề và phụ huynh nhiều khi ở rất xa, phải mất một ngày đi đường. Nhưng phụ huynh nào đâu dám phàn nàn. Ngày nay, v́ cuộc sống cũng trở nên khá giả nên nhiều phụ huynh ở các tỉnh cũng muốn gởi con vào thành phố lớn để con cái có thể tiếp tục việc học. V́ vậy họ cần t́m chỗ ở và từ đó những nhà nội trú ra đời.  Hầu hết các cộng đoàn La San đều sắp xếp lại để nhận các em nội trú. Thật vậy, đây là một cơ hội đưa đến để các sư huynh La San có cơ hội tiếp cận người trẻ và tham gia vào công cuộc giáo dục nhân bản và ki-tô cho các em, nếu là công giáo. Và t́nh thật mà nói, đây cũng là cơ hội giúp các sư huynh giải quyết vấn đề kinh tế. Các sư huynh có bổn phận thay cha mẹ theo dơi việc học của các em và trực tiếp liên lạc với nhà trường thay mặt cho cha mẹ các em. Hấu hết th́ các giáo viên có một mối quan hệ tốt đối với các sư huynh. Tuy nhiên có một vài giáo viên vẫn giữ liên lạc trực tiếp đến phụ huynh của các em  mà không cần biết người chăm sóc trực tiếp các em lúc nầy là ai v́ các sư huynh hiếm khi có bao thơ.  

Song song với khía cạnh « tiêu cực » nầy, vài giáo viên đáng ghi công v́ không bao giờ từ chối giúp các học sinh kém và nghèo một cách nhưng không, để chúng đạt được tŕnh độ các bạn bè trong lớp, để « cống hiến » cho chúng những phương tiện để tiến lên, như ông Antoine de la Garanderie đă định hướng. Một số người t́nh nguyện giúp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những trẻ em đường phố, những trẻ em có HIV+ hay mắc bệnh SIDA, hoặc đôi khi sẵn sàng từ bỏ quê hương, gia đ́nh để lên vùng sâu vùng xa, thiếu mọi phương tiện sống của thế giới văn minh. Nhưng sự hy sinh đó lúc nào cũng có cái giá phải trả đối với những người dám dấn thân vào môi trường rất cực nhọc và đôi khi rất vô ơn nầy. Họ sẽ được ǵ bù lại ? Chỉ có nụ cười của người nghèo là phần thưởng cho họ. 

Suy cho cùng th́ cũng không nên phàn nàn v́ chỉ nh́n  những  khía cạnh tiêu cực của những giáo viên v́ những nhu cầu sống đă thúc đẩy họ cho dù họ không muốn. Lỗi không phải duy nhất do họ mà thôi, bởi v́ « công việc cấu tạo một giá trị buôn bán, nó áp đặt một vị trí cho những cá thể đó trong những mối quan hệ tượng trưng (symbolique)”[26] . Những cảnh trong đời thường làm chúng ta phải đau ḷng, ví dụ khi thấy một giáo viên, để kiếm thêm thu nhập cho gia đ́nh, để nuôi dưỡng con cái cho đầy đủ hoặc để mua sách vỡ cho con hoặc để đóng tiền học…, ngoài giờ đi dạy phải đi bán vé số hoặc ngồi trên vệ đường để bán vài bó rau muống hoặc đạp xích lô hay chạy xe ôm, đôi khi phải đến khuya mới về nghỉ ! Thực ra, ít nhất họ cũng muốn kiếm tiền « một cách lương thiện », bằng mồ hôi nước mắt của ḿnh.

Một khi làm việc không đủ trang trải những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đầu óc cứ phải suy nghĩ về cái ăn cái mặc, tất cả những ǵ phải thanh toán mỗi tháng… th́ làm sao họ có thể để hết tâm trí, sức lực và năng lực của ḿnh vào cái nghề mà đồng lương không đủ để họ sinh sống ? V́ vậy mà giá phải trả cho lỗ hỏng nầy rất lớn mặc dù những người có trách nhiệm đă phải chi ra một số tiền không nhỏ  để vận hành hệ thống giáo dục nhưng điều đó chỉ tạo nên một việc giảng dạy và học tập không thích nghi được mà hậu quả của nó đưa đến một nền giáo dục tụt hậu : thành phần giáo viên biến chất để lại những dấu vết sẽ ảnh hưởng một cách sâu đậm đến tương lai của đất nước. H́nh ảnh đẹp của một nhà giáo dục được khắc sâu vào tâm trí người dân ngày một dần dần bị phai mờ. Trường học từ từ biến thành một môi trường kinh doanh, chỉ nhắm vào lợi nhuận.

Ngày hôm nay, thực sự lương bổng của giáo viên cũng đă được nâng lên và một số đông giáo viên cũng tạm đủ sống. Đi dạy kèm không phải là một vấn đề sống c̣n đối với số giáo viên đó. Nhưng cơ cấu mới nầy cũng chưa khích lệ đủ để giáo viên ư thức được trách nhiệm của nhà giáo dục của ḿnh, để chu toàn bổn phận của ḿnh có hiệu quả hơn, sáng tạo hơn và có lương tâm hơn trước kia, trong những giờ dạy chính thức trong lớp. Là v́, việc dạy thêm đă có từ mấy chục năm nay, nó như có một đường xếp quá rơ, rất khó mà xóa đi được. Mặt khác, một số phụ huynh lại nghĩ rằng, đi học thêm là mới giỏi là mới theo kịp bạn bè, cho nên bằng mọi phải cho con đi học thêm. Vấn đề v́ thế trở nên phức tạp hơn và khó mà dẹp hẳn vấn đề đó, cho dù ở nơi những người có cuộc sống tương đối ổn định. Nhưng dù sao th́ công việc khẩn bách vẫn phải xem xét lại qui chế về lương bổng và cách chiêu mộ những giáo viên phải có khả năng chuyên môn và có lương tâm nghề nghiệp để làm sao họ không c̣n phải lúc nào cũng bận tâm về những nhu cầu sống của họ và của gia đ́nh họ. Có như vậy, họ sẽ để hết tâm trí mà chu toàn bổn phận của họ vừa khích lệ họ có tinh thần sáng tạo để luôn luôn canh tân phương pháp giảng dạy phù hợp với sự tiến triển của thế giới bởi v́ « lương bổng « ấn định » qua trung gian hợp đồng, những giá trị mà những người khác gán cho ḿnh » [27] và đối với họ « công việc , nguồn của giá trị của con người, cũng là yếu tố của căn tính và yếu tố khác biệt với kẻ khác » [28] .  Nếu được như vậy, tất cả việc học tập đều được diễn ra trong những giờ học chính thức trong lớp. Không c̣n vấn đề giáo viên dạy không đến nơi để học sinh phải đi học thêm. Học sinh không c̣n phải chi trả thêm món nào nữa v́ học phí chính thức đă là một gánh nặng và một mối lo của những gia đ́nh khó khăn.

Đ̣i hỏi giáo viên phải có khả năng là một điều hợp lư nhất là khi đất nước đang đối đầu với vấn đề hội nhập thế giới. Thế nhưng đó là một điều bất hợp lư khi nhắm vào một mục tiêu quá cao mà xă hội lại không chăm lo cho giáo viên có được một cuộc sống đầy đủ và điều kiện làm việc hợp lư. Xét về lương bổng của giáo viên hiện nay, có thể nói được là khiêm tốn nhất trong các ngành nghề. V́ vậy, những người có trách nhiệm và xă hội không thể không suy nghĩ và bảo đảm vấn đề sinh sống của họ

1)    Bỏ hẳn việc học thêm có khả thi không ?

Cải cách chương tŕnh giảng dạy và thi cử là dự án ưu tiên mà ông Adisai Bodharamik, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan đă thực hiện 3 tháng sau khi nhậm chức vào năm 2003. Ông được các phụ huynh và học sinh của cả nước tiếp nhận một cách nhiệt liệt và vui mừng. Ông Adisai  đă dứt khoát cấm dạy thêm bởi v́ theo ông « đó là mất thời gian và làm cho học sinh bị chứng trầm cảm (stress) càng nặng thêm » .

Vào khóa 3 của Đại Hội Đảng lần thứ XI vào tháng 5 năm 2004, nhiều đại biểu đă chất vấn ông Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo NGUYỄN MINH HIỂN về vấn đề « dạy thêm » rất phổ biến hiện nay từ tiểu học lên đến cấp 3. Theo ông Bộ Trưởng, trong bản báo cáo của Đại Hội  liên quan đến những kết quả thực hiện những « lời hứa » của những Bộ và Sở, ông Bộ Trưởng Bộ Giáo dục mới bắt đầu thực hiện một vài công tác để vượt lên hiện tượng nầy và ông hứa « làm một nghiên cứu sâu về những ư kiến của các đại biểu để t́m một giải đáp khả thi hầu sửa đổi tận gốc t́nh trạng tiêu cực nầy là dạy thêm và học thêm ».

Năm tháng sau, sau khóa thứ 4 của Đại Hội, ông Bộ Trưởng đă phải đối đầu với cùng một chất vấn : « Khi nào th́ sẽ ngưng dạy thêm ? », điều đó chứng tỏ rằng lời hứa trước kia chỉ là một lời hứa suông ! Nhưng lần nầy ông Bộ Trưởng không hứa nữa và lặp lại một cách chậm răi câu trả lời cho cả Đại Hội mà rằng : « Đối với chúng tôi th́ rất khó. Chúng tôi không dám cho một lời đáp khi nào sẽ chấm dứt hiện tượng dạy thêm ». Câu trả lời làm cả cử tọa 500 đại biểu trong pḥng họp và làm cho hàng triệu người của đất nước phải ngạc nhiên khi tham dự  truyền h́nh trực tiếp.

Ông Bộ Trưởng không dám trả lời. Ai sẽ dám trả lời đây ? Ngay sau sự kiện đó, ông Bộ Trưởng nhận thấy hiện thực nầy : « Có những trường hợp giáo viên ép các em đi học thêm để kiếm thêm tiền. Nhưng cũng có những giáo viên cố ư không dạy hết chương tŕnh để bổ túc khi dạy thêm, cho bài làm để chỉ có những học sinh đi học thêm mới có thể giải được những bài đó và v́ vậy mà được điểm cao ».

Một sự kiện xảy ra khá ấn tượng và phổ biến trong năm nầy liên quan đến thi tuyển vào lớp 10 niên học 2006-2007 của trường chuyên Nguyễn Du[29] trên cao nguyên Ban Mê Thuột. Sở Giáo dục đă hủy hết 300 bài thi Hóa với lư do là các học sinh nầy có điểm yếu v́ đề thi quá khó và v́ các giáo viên trường nầy đă đệ đơn xin. Thế nhưng, có 2 thi sinh đạt điểm rất cao   làm gây nên sự nghi ngờ cho các phụ huynh. Sau khi đă làm một cuộc điều tra cấp tốc, họ khám phá ra rằng hai em nầy đă theo học thêm với thầy Nguyễn Trí thuộc ban chuẩn bị đề thi viết.

Tương tự, Đại học Công Nghiệp đă tổ chức thi tuyển vào ngày 25 tháng 7 năm 2006. Nhưng vào chiều hôm trước ngày J, ngày 24 tháng 7, ba em sinh viên của Đại học nầy đến văn pḥng báo THANH NIÊN tŕnh bày lời giải của bài thi ngày hôm sau. Chính thầy Thiên đă tuyên bố như sau : « ai muốn làm bài thi lại, đến trả 50 000 đồng để nhận lời giải đúng và chép vào giấy thi ». Năm đó, ai trả 50 000 đồng th́ có được trung b́nh. Và điểm sẽ thay đổi tùy theo giá tiền đă trả » [30] .

Tại Hà Nội cũng như tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều lớp học thêm lên đến con số 300-400 em, ngồi học trong một môi trường không mấy thuận lợi cho việc học. Ông Bộ Trưởng Giáo dục đă nêu lên công khai ở Đại Hội nhưng, cuối cùng th́ ông cũng b́nh thản góp ư của ḿnh rằng: « Đó là một vấn đề hết sức khó khăn ».

¶¶¶¶

Sự kiện 64 giáo viên vi phạm nội qui pḥng thi cho chúng ta thấy sự yếu kém và nhu cầu phải nâng cao chất lượng của người thầy mới có thể làm cho đất nước phát triển được trong t́nh cảnh hiện nay. Dạy học đúng nghĩa là một nghề rất khó và theo Nhà xă hội học Durkheim, đó là một trong 3 nghề khó nhất. Vấn đề giải quyết không phải là dễ. Cần phải nghiên cứu nghiêm chỉnh để biết được những lỗ hỏng, nhất là trong việc đào tạo các giáo viên.  Trong kỳ Đại hội lần thứ 10 của Đại Hội Đảng vào tháng 11 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đă đặt vấn đề trước Đại Hội 9 điểm “nóng” nhất liên quan đến giáo dục ngày hôm nay, điều đă gây cho các đại biểu một cảm giác vừa lo âu vừa cảm thấy cấp bách. Đó là những cơn bệnh: bệnh “thành tích” và những hành động “tiêu cực” (hay gian dối) trong thi cử, dùng bằng giả quá nhiều, cải cách chương tŕnh học và thay đổi sách giáo khoa, cách soạn và phát hành sách giáo khoa, cung cấp trang thiết bị giảng dạy, tầm nh́n và chất lượng đào tạo và t́m việc cho sinh viên. Thực ra, các vị có trách nhiệm đă lấy nhiều quyết định rồi. Nhưng t́nh h́nh tiêu cực cũng không thấy triến triển tốt hơn bao nhiêu ví dụ hiện tượng « ngồi nhằm lớp »,  dạy thêm một cách « tiêu cực »… Những trường hợp  « tiêu cực » được nêu lên trên báo chí trong những năm gần đây cho thấy việc đào tạo con người ảnh hưởng rất nhiều và cũng biểu lộ sự xuống cấp đạo đức của những người thầy. Trong một cuộc tọa đàm của Đại Hội, ông Bộ Trưởng đă không ngần ngại đưa ra ư kiến của ḿnh rằng :  một số nhỏ ( ?) giáo viên không có lương tâm trong trách nhiệm của ḿnh, không làm gương, vi phạm luật đạo đức, lối sống, qui chế của một nhà giáo dục [31] . Vấn đề cơ bản để canh tân tùy thuộc vào nhiều yếu tố dĩ nhiên, nhưng phải khởi sự từ cái gốc của nó : phải có một đào tạo nghiêm chỉnh các giáo viên, một sự nâng cao đạo đức của đội ngũ các nhà giáo dục. V́ vậy mà Bộ Giáo dục đă tiên liệu để thiết lập « luật giáo viên » nhắm đến những chuẩn nhất là chuẩn về nghề nghiệp và đạo đức bằng cách thiết lập một cách rơ ràng về quyền, bổn phận, trách nhiệm của nhà giáo dục. Chúng ta hy vọng với luật chính thức nầy, nhà giáo sẽ ư thức hơn về trách nhiệm của ḿnh phải đào tạo về nghề nghiệp và về phong cách sống của ḿnh sao cho phù hợp với những chuẩn của một nhà giáo dục.


 

[1] Emile DURKHEIM, Education et Sociologie, QUADRIGE/PUF, 9e édition, Paris, 2005, p.51.

[2] Idem., p. 52

[3] Raymond BOUDON, dictionnaire de Sociologie, Larousse, 2003, p.77.

[4] Một phong trào theo học riêng rất phổ biến và trở thành một « mốt » ở Việt-Nam. Phần đông học sinh đều ghi danh học thêm nơi các thầy giáo của ḿnh. Điều tệ hơn nữa là chỉ có những em đó mới được điểm cao. V́ vậy, dù muốn dù không, cha mẹ t́m hết mọi cách để cho con đi học thêm. Ngay cả những học sinh giỏi cũng phải ghi danh học thêm v́ sợ bị ít điểm.

[5] NGUYEN KHOI, Nhật báo  GIAO DUC. Số đặc biệt hè 2004.

[6] THANH HA,  Nhật báo TUOI TRE, 22/11/2004.

[7] Khỏng Tử, thế kỷ thứ IV-III trước Công nguyên. Nhiều người cho rằng đây là lời của Hồ Chí Minh.

[8] Philippe MEIRIEU,  Apprendre…oui, mais comment ?, Paris, ESF Editeur, 1995, p. 54.

[9] Idem., p.37

[10] Philippe MEIRIEU,  Apprendre…oui, mais comment ?, Paris, ESF Editeur, 1995, p. 35.

[11] Bernard GORCE, Violence ordinaire dans le secondaire, La Croix, Paris, 22 mars 2005.

[12] George Bernard Shaw (sinh ngày 26 /07/1856  tại Dublin – qua đời ngày 2 /11/1950  tại Ayot Saint Lawrence) là một nhà phê b́nh nhạc và nhà soạn kịch người Ái nhĩ Lan, người viết tiểu luận và tác giả danh tiếng về những tác phẩm kịch nghệ, chua chát và khiêu chiến, nhưng là người chủ trương ḥa b́nh và chống chủ nghĩa rập khuôn. Được giải Nobel văn chương năm 1925.

[13] Idem.

[14] Xin xem www.nguoiviet.com., 13/5/2004

[15] Idem.

[16] QUOC THANH, Tuoi Tre Chua Nhat, trg. 4 ….

[17] Idem, No 177, le 26 juin 2006

[18] Xem Nhật báo THANH NIEN , Số 247, ngày 4/9/2006 .

[19] Xem thêm báo THANH NIEN , thứ sáu 23/6/2006

[20] Xem thêm báo TUOI TRE, Số 240, thứ bảy 19/6/2006.

[21] Xin xem Phụ lục, từ hàng 334 đến 384.

[22] Nhật báo “Giao Duc” , 16 thang 7/2007.

[23] Idem.

[24] Phụ lục, trg. 374-379

[25] Patrick TAPERNOUX, Transversalités, De l’ISP, Janvier-mars 2004, p. 23.

[26] Idem..

[27] Idem.

[28] Idem.

[29] “Ecole exclusive” , école où fréquentent  les meilleurs élèves.

[30] Voir aussi Journal THANH NIEN (la Jeunesse) No 207, mercredi 26 juillet 2006.

[31] Xem thêm : Báo “Giáo dục” : Mấu chốt để chấn hưng giáo dục, thứ hai 16 tháng bảy năm 2007.