Chương IV :

Kết quả giáo dục

Thông thường người ta có thể thu hoạch cây ăn trái sau một thời gian 5, 10 năm chăm sóc. Tuy với kỹ thuật hiện đại, thời gian đó có thể rút ngắn đi. Nhưng việc giáo dục đ̣i hỏi phải qua nhiều thế hệ mới có thể thay đổi được những tập quán, tâm tính, phong cách sống của một con người.

Nước Việt-Nam chúng ta đă sống một thời gian dài trong chiến tranh. Sự mất mát là không thể chối căi. Nhưng có thể nói cái mất mát lớn nhất vẫn là cái mất mát v́ qua một thời gian dài người ta đă sao nhăng việc giáo dục nhân bản. Nếu là một người Việt-Nam, ắt chúng ta ai cũng phải xót xa khi đọc bào báo mang tựa đề « bệnh gian dối » [1] được đăng trên tuần báo « Tuổi trẻ cuối tuần » cách nay vài năm.

Dựa trên những bài báo được đăng trong những ngày gần đây, người ta nhận thấy « bệnh gian dối » lan tràn khá nhanh và trong nhiều lănh vực, không chỉ trong lănh vực kinh tế mà thôi, nhưng hiện tượng đó đă len vào cả trong lănh vực giáo dục, văn hóa, xă hội, thể thao và ngay cả trong lănh vực khoa học, một lănh vực dường như được coi là được đánh giá cao, tôn trọng và nhất là vô tư nữa : ăn gian để lấy của công ; ăn gian để được vinh quang thành công gây ấn tượng; ăn gian để đạt mục tiêu nhắm trước ; ăn gian để củng cố quyền lực ; ăn gian để được vinh quang giả tạo. Và cho dù có những thành tựu khoa học, những phát triển khoa học vĩ đại, nhưng cũng có những nhà khoa học dỏm, tiến sĩ dỏm ! Nhiều việc « ăn gian » đă bị phát hiện : thâm thủng ngân quỹ quốc gia mà không có chứng từ, cho dù đó là ngân quỹ dùng để cho người nghèo, để xóa đói giảm nghèo ; thâm thủng quỹ đầu tư cho việc phát triển vùng sâu vùng xa. Sự gian dối có lẽ nặng nề nhất là ăn cắp vật tư xây dựng đường xá, nhà cao tầng tư nhân hay công cộng, những công tŕnh đường cao tốc…, là một điều làm hết sức sai trái, ảnh hưởng đến sự an toàn của người tiêu dùng và tuổi thọ của công tŕnh.

Những cách gian dối nầy nhiều khi được tính toán rất hoàn hảo, kèm theo những báo cáo, chứng từ giả. Thủ tục kiểm tra nhiều khi cũng rất chặt chẽ, nhưng người ta lọt qua được hết những « cửa » nầy v́ người kiểm tra đôi khi quan liêu hay thiếu khả năng hoặc thiếu đề cao cảnh giác. Nhưng cũng không loại trừ trường hợp bị mua chuộc.

Nhiều loại ăn gian nói dối đă được công khai hóa trong những năm gần đây trên báo chí. Nếu đó là đúng sự thật th́ quả là một nguy cơ của đất nước trong tương lai và những người có trách nhiệm không nên làm ngơ trước tiếng chuông cảnh báo nầy.

Nhất là chúng ta, những nhà giáo dục, chúng ta phải tự chất vấn ḿnh tại sao ngày nay hiện tượng coi thường những giá trị nhân bản ngày thêm trầm trọng, tại sao ngày càng gia tăng sự bạo lực và vi phạm dễ dàng luật lệ nơi người trẻ và thậm chí nơi các trẻ em. Phải, ngày nay chúng ta phải đối diện với một phong trào « bụi đời » ngày càng trẻ ra, và lạnh lùng trước máu chảy với một sự hung bạo ngày càng thường xuyên hơn. Một hiện tượng kết bè kết nhóm cũng ngày càng nhỏ tuổi, không chỉ phát triển trên b́nh diện số lượng mà cũng « chất lượng » nữa. Hiện tượng nầy ngày xưa được gán cho một vài khu vực giữa những thành phố lớn nhưng ngày nay th́ đă có khuynh hướng lan tràn đến những thành phố nhỏ, cả nơi cùng sâu vùng xa nơi mà người dân từ trước đến nay đă quen sống một đời sống thanh b́nh và cần cù. Sự gia tăng những hành động « du côn » đi đôi với trộm cắp, hăm hiếp, giết người cướp của, ma túy …

1- Những chuyện nhỏ nhưng là những tiếng chuông báo

a) Gian dối công khai

Từ lúc c̣n thơ ấu, ông bà và các thầy cô giáo đă không ngừng lặp đi lặp lại cho các học sinh những câu châm ngôn, ca dao tục ngữ, những lời hay ư đẹp của các bậc tiền nhân để chúng có thể sống ḥa hợp với những người chung quanh. Và để dạy chúng học sống lương thiện, tôn trọng của cải của người khác, mọi người trẻ đều thuộc nằm ḷng câu tục ngữ sau : « Lúc nhỏ ăn cắp trứng gà, lớn lên ăn cắp con ḅ » (photo, p. 225).

Thế nhưng, khi đi trên đường phố Saigon, hay đúng hơn trên xa lộ dẫn vào Saigon, một cảnh tượng đập vào mắt mọi người qua đường : người bán cua ngồi bên vệ đường (Photo, p. 222). Một chi tiết khá kỳ lạ là những người bán đều có những thau cua rất giống nhau, cho dù bán rất nhiều nơi trong Saigon và những con cua đó đều được đựng trong cái thau và được cột rất cẩn thận bằng những sợi dây ny-lông màu đỏ (hoặc xanh) to bằng ngón chân cái. V́ sao cần những sợi dây to đùng như thế để cột những con cua ?  Lư do thật dễ hiểu. Một kư cua thật sự chỉ c̣n khoảng 800 hay 900 cà ram cua mà thôi! Cũng vậy, người ta thường vui đùa gọi là nem « bá lộc » (bọc lá), v́ khi mở ra, phải có đến một chục lớp lá chuối ! Sự việc không phải thực sự quan trọng là cột cua nhiều dây hay gói nem nhiều lá. Nhưng điều quan trọng là sự gian dối đó xảy ra nhan nhản trước mắt mọi người nhưng không một ai có một phản ứng nào và những người gian đối đó vẫn tiếp tục sống công khai như thế từ năm nầy sang năm khác. Phải chăng, một cách nào đó, xă hội chấp nhận sự gian dối đó và coi như không có nó là không sống được.

Thông thường th́ chất lượng không được đúng như người bán hàng quảng cáo : rất ngon, tuyệt vời…. Mong một ngày nào đó, bạn đề cao cảnh giác để khỏi rơi vào t́nh trạng nầy. Trên đường đi về lục tỉnh hay ra miền trung, xe khách thường dừng ở một vài nơi cho khách mua hàng hay khi phải đợi phà, hoặc đón khách. Những dịp như thế là cơ hội cho những người bán hàng rong « làm ăn ». Lúc xe dừng, một người phụ nữ đội mâm xoài đến chào hàng. Khi thỏa thuận giá cả xong, người phụ nữ ngồi xuống đất để bỏ xoài vào một bao ny-lông màu đen. Xe vừa bắt đầu lăn bánh th́ người phụ nữ bỏ xoài vào trong bao ny-lông cũng « vừa xong ». Hai bên trao đổi, tiền trao cháo múc.  Khi xe đi được một đoạn, người mua mở ra xem th́ toàn là một túi ny lông xoài thúi ! Thật ra th́ những người khách mua hàng là những người khách văng lai, có lẽ họ không bao giờ quay lại đó mua hàng nữa. Nhưng hành động đó cho thấy một sự gian dối công khai mà lương tâm không mảy may cắn rứt. Thế th́ những người như thế có thể nào giáo dục con cái họ sống lương thiện được không ? Khi mà ngày nầy sang ngày khác, họ sống trong gian dối, luôn luôn nghĩ cách lường gạt người khác.

 b) Người ta đă ăn cắp….một triệu con ḅ : gian dối trong xây dựng. [2]

Vào đêm mùng 2 tháng 3 năm 2003, Công an Hà Nội đă khám phá lần thứ nhất một chuyện « rút ruột công tŕnh » trong công trường xây nhà cao tầng A2, 12 tầng. (photo, p. 223,224).

Sau nhiều này theo dơi, vào lúc 21g ngày 2 tháng 3 năm 2005, công an bắt tại trận ông Hoàng Thành Uyên, sinh năm 1958, đang điều khiển một nhóm thợ đổ bê-tông các cột, không đúng với yêu cầu dự án kỹ thuật và điều nầy là làm theo lệnh của nhà đầu tư. Ông Uyên là tổ trưởng của đội công nhân gồm 8 người của Công Ty Xây Dựng số 1, là thành viên của Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Xây dựng VINACONEX.

Theo dự án kỹ thuật, móng nhà cao tầng A2 được thiết kế áp dụng nguyên tắc bê-tông có 2 lồng sắt có đường kính 1m và 0,8m. Độ sâu của mỗi hố là 43m. Đội thi công công tŕnh phải đưa xuống một chồng 4 lồng sắt 10 ly và 22 ly. Những sợi thép của lồng ở trên th́ dày hơn. Mỗi lồng như thế phải thêm những ống thép 0,50m đường kính để sau nầy kiểm tra tiếng dội. Vào ngày 3 tháng 3 năm 2005, trước sự hiện diện của ông Trần Đ́nh Lộc, ông Trần Thanh Xuân, nhóm thi công và nhiều phóng viên nhà báo, công an bắt buộc đội thi công dự án kéo các lồng sắt từ hố 64 và 86 lên. Kết quả thật bất ngờ : các người thợ chỉ có thể kéo lên được 2 lồng, một lồng 11,75m và một lồng 9,90m, tức là chỉ có 21,65m thay v́ 43m, như bản vẽ kỹ thuật đ̣i hỏi. Nghĩa là hơn 20m bê-tông không có sắt. Hố 86 cũng trong t́nh trạng như vậy!

Điều đáng ngạc nhiên là một công ty lớn như công ty Vinaconex mà dám xây móng kém chất lượng như thế. Hoàng Thanh Uyên, tổ trưởng nhóm thi công cho biết một vài chi tiết quan trọng : dự án xây nhà cao tầng A2 gồm có 132 căn hộ. Công ty của anh thầu với giá 3 triệu đô-la Mỹ. Móng nhà gồm có 135 trụ xi-măng cốt sắt. Ông Hoàng Thanh Uyên đă ra lệnh cho những người thợ của ông chỉ đặt vào mỗi hố 2 lồng sắt thay v́ 4 lồng. Mỗi lồng sắt nặng trung b́nh 500kg. Hoàng Thanh Uyên đă giảm đi 2 lồng, vị chi mỗi hố là 1 tấn sắt bị ăn bớt.

c) Quan sát trên đường phố

Mọi người khách ngoại quốc đến Việt-Nam mà tôi quen biết đều phàn nàn về sự vô kỷ luật trên đường phố. Điều làm họ ngạc nhiên là có quá nhiều xe gắn máy và di chuyển tứ tung.

Ở ngă tư đường, khi không có cảnh sát th́ việc vượt đèn đỏ xảy ra thường xuyên và những người đó coi hành động đó như là một « chiến thắng », một hành động « anh hùng », dám thực hiện điều mà bao nhiêu người khác « không dám » làm. Cũng nên hiểu rằng việc biểu lộ cá nhân của sự can đảm được thực hiện bằng sự vi phạm những luật lệ tập thể. Ai cũng biết rơ là trong một môi trường mà của chung bị coi thường bao nhiêu khi mà người ta không ngừng moi móc chuyện cá nhân bấy nhiêu.

Chạy ngược chiều vi phạm thường xuyên.

Trên xa lộ, đúng là « chưa thấy quan tài, chưa sa lệ » nên cứ phoon phoon trên đường dành cho xe hơi.

Trên đường phố, xe hai bánh muốn quẹo là quẹo, muốn đậu nghe điện thoại th́ đậu.

Chạy tăng tốc để vượt hay để quẹo phải hay quẹo trái mà không cần bật đèn hiệu. Tất cả những điều đó được coi là chuyện « b́nh thường » .

Ư thức trách nhiệm chưa được thâm nhập vào tinh thần người dân Việt-Nam. Người ta chỉ giữ luật đi đường khi có công an.

[3]Từ tháng 10 năm 2004, Sở Giao thông vận tải thuộc Thành phố Chí Minh đă chính thức bắt đầu ghi h́nh những vi phạm luật đi đường. Sau 6 tháng thử nghiệm, từ ngày 10 tháng 9 năm 2004 đến 8 tháng 3 năm 2005, trung tâm điều khiển giao thông đă xác định có 61 928 trường hợp vi phạm ! Cảnh sát giao thông đă tịch biên tạm thời 2000 phương tiện di chuyển, đục  lỗ 50 giấy phép lái xe[4] . Rốt cuộc th́ những vi phạm chỉ quanh quẩn ở những lỗi sau : chạy xe ngược chiều, « không thấy » bảng chỉ đường, chở quá số người được qui định… Nhưng theo báo cáo của Ủy ban đặc trách về an ninh giao thông th́ các tai nạn trong 2 tháng đầu năm 2005 có khuynh hướng gia tăng. Chỉ trong thành phố Hồ Chí Minh mà thôi, đă có 268 trường hợp gây tử vong cho 190 người và bị thương 269 người. Như vậy tính ra trung b́nh mỗi ngày có 3 người chết v́ tai nạn. Theo sự phân tích của những nhà chuyên môn, những lư do gây nên tai nạn vẫn là những lư do đă đề cập ở trên : cứ chạy ngược chiều, thay đổi hướng đột ngột mà không báo hiệu… Phần nhiều những tai nạn là do những người lái xe gắn máy (186 trường hợp gây nên 131 người tử vong) ; xe tải nặng (41 trường hợp, 41 người tử vong). Một điều lư thú không kém là những người đi bộ cũng là kẻ gây tai nạn (16 trường hợp, 10 người tử vong).

d) Mạng người quá rẻ

Dường như đối với người dân, việc đánh giá mạng sống của người khác không đáng một đồng xu. Ở một vài nơi vắng bóng cảnh sát, những cuộc đua xe với vận tốc kinh người của người trẻ đây đó trong thành phố và một điều kiện đủ để tham gia những cuộc đua nầy là tháo thắng ra !  Hoặc chỉ cần vài lời nói làm tổn thương th́ đủ để căi nhau và đưa đến cái chết. Một thảm cảnh xảy ra vào đêm mùng 5 tháng 3 năm 2005 ở huyện Củ Chi làm những người lân cận phải sửng sờ và cay đắng bởi v́ những thủ phạm cũng như nạn nhân đều c̣n rất trẻ.

Anh HUỲNH TẤN TÀI, sinh năm 1989, kể lại rằng : Vào lúc 20g30 đêm mùng 5 tháng 3, anh TÀI và NGUYỄN VĂN ÁI (sinh năm 1988) và 6 đứa bạn khác cùng khu phố đi hội chợ. Trên đường đi, chúng gặp 2 người trẻ khác mà chúng không quen biết,  nhắn một tin có mùi đe dọa như sau : « Tụi bây nhắn với thằng Điền, bạn của thằng Ái, ngày mai ra ngoài ruộng, đánh tay đôi với thằng Chiến ». Khi nghe những lời thách thức đó, tất cả băng của Ái đi đến cửa hàng chơi đua ngựa là nơi Chiến đang có mặt ở đó. Chiến sinh năm 1988. Vừa bước vào cửa hàng, khi thấy Chiến đang đứng bên trong, Ái hét lên để thị uy mà rằng : « Đó mầy dám lặp lại một lần nữa !... ». Không đợi Chiến trả lời, Ái xông vào đấm Chiến túi bụi. Th́nh ĺnh Chiến rút con dao dài khoảng 15cm, đâm Ái một dao bên sườn trái làm cuộc chiến chấm dứt chỉ trong một phút. Thấy Chiến có vũ khí, Tài nhào vô cứu Ái, nhưng chỉ được cái là lănh một con dao ngay cạnh sườn trái như Ái. Thế là đến phiên các bạn của Tài nhào vô. Chúng chận Chiến lại cốt là để mở đường cho Tài và Ái trốn thoát … Và chúng cũng rút lui hết… Những người hàng xóm đưa Ái vào bệnh viện, nhưng bị thương nặng quá nên Ái trút hơi thở cuối cùng  vào lúc 22g00 đêm 5 tháng 3. C̣n phần Chiến, sau khi gây án, trở về nhà minh, cất con dao cẩn thận và đi ngủ tỉnh queo, như không có chuyện ǵ xảy ra.

Thật ra, ngày hôm trước Chiến đă thấy Ái và Tài đánh bạn của anh là Đạt. Chiến đă can thiệp và Điền là bạn của Ái đă tặng Chiến một quả đấm khá mạnh. Chính v́ vậy mà sự hận thù phát sinh trong Chiến và anh t́m một cơ hội để trả thù. Trường hợp giết người nầy không chỉ để lại những đau thương, mất mát cho cả hai gia đ́nh , nhưng c̣n là một cơ hội để các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh, những người có trách nhiệm suy nghĩ phải làm thế nào để pḥng ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra.

e) Xe buưt, xe của « vua » [5]

Đă từ lâu, dân Saigon quên tập quán đi xe buưt cho dù giá rất rẻ. Phương tiện di chuyển của dân chúng ngày nay là xe gắn máy. Phương tiện di chuyển công cộng ở Việt-Nam chưa thể sánh kịp với các nước khác. Điều mà người dân khó chịu nhất là không đúng giờ. Hy vọng trong thời gian tới sẽ khá hơn v́ Dịch vụ công cộng đă canh tân nhiều lần và cũng phải đợi vài năm nữa. Xe buưt càng ngày càng nhiều và nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh. Những tai nạn do xe buưt gây nên cũng gia tăng. Một vài bác tài sẵn sàng chạy đua với các xe khác để…. Giành mối, mặc cho hành khách bực ḿnh. Và chưa hết, khi đă gây nên tai nạn, cả tài xế lẫn phụ xế nhào ra hành hung nạn nhân. Những vụ việc như vậy xảy ra tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (photo, p. 229).

Vào lúc 15 giờ ngày 8 tháng 10m năm 2004, trên con đường Nguyễn thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, hai xe buưt chạy cùng chiều trên đường Đinh Tiên Hoàng về hướng Cách Mạng Tháng 8 : xe buưt màu xanh mang biển số 53N 3857 và xe buưt B màu đỏ mang biển số 53N 3385. Nhiều lần xe buưt xanh A ngừng không đúng nơi quy định để thả và đón khách và cố ư không cho xe buưt B vượt qua. Khi đến ngă tư Nguyễn thi Minh Khai-Pasteur, tài xế xe đỏ B tăng vận tốc, lách qua làn đường bên kia để vượt qua xe A xanh, chẳng thèm quan tâm đến những người đi xe gắn máy ngược chiều . Nhiều khách đi đường hoảng hốt, nhảy lên lề đường để tránh sự xui xẻo có thể xảy ra.

Hàng triệu người dân Saigon bất b́nh v́ việc các tài xế xe buưt coi thường mạng sống của người dân. Trên đường Quang Trung huyện G̣ Vấp thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn,  những chiếc xe buưt chạy trên tuyến đường nầy thường xuyên là chạy với vận tốc rất cao, vừa chạy vừa bấm c̣i inh ỏi và liên tục, chạy lấn tuyến, đánh vơng, muốn ngừng là ngừng, bất kỳ ở đâu để đón và trả khách bất kể luật đi đường và mạng sống người khác.

Xe buưt tuyến số 1 cũng không kém (tuyến 1 đi từ chợ Saigon đến chợ B́nh tây-Chợ lớn), mặc dù có được tiếng tốt và được coi như là xe gương mẫu của tất cả các tuyến đường khác. Trên tuyến nầy, có đường dành riêng cho xe buưt. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2004, anh phóng viên đă lấy xe buưt đường nầy để làm phóng sự. Anh quan sát thấy rằng trên suốt đoạn đường nầy, ít nhất 5 lần, bác tài vi phạm luật giao thông qua việc chạy lấn tuyến dành cho xe hơi hay xe gắn máy, và có khi lấn sang tuyến chạy ngược chiều. C̣n nữa, bác tài vượt cả đèn đỏ một cách thoải mái nữa.

Cách lái xe của các bác tài xe buưt bất kể luật lệ giao thông như thế, đă để lại nhiềuhậu quả nghiêm trọng và thương tâm. Ví dụ như những nạn nhân do xe buưt gây nên trên đường Hai BÀ Trưng quận 1, TP. Hồ Chí Minh chẳng hạn. Bác tài xe buưt mang số 53M-6662 vừa là kẻ gây tai nạn và là người hành hung nạn nhân. Cũng trên tuyến đường nầy mà một xe buưt đă hút đàng sau một xe gắn máy và làm chết một người học sinh. Và vào ngày 2 tháng 10 năm 2004, một nữ sinh 18 tuổi đă bị xe buưt số 53N-3833 chạy cùng chiều cán chết.

Trong 2 năm sau nầy, có ít nhất 10 tai nạn chết người do xe buưt gây nên c̣n xe va chạm th́ nhiều vô kể, theo báo cáo của văn pḥng cảnh sát giao thông. Những vi phạm nghiêm trọng, rơ ràng nhưng không được xử lư nghiêm chỉnh. Ngay ngă tư đường, các bác tài thường hay lấn tuyến, nhưng công an giao thông vẫn nhắm mắt làm ngơ. Một anh công an ngồi trong xe buưt than phiền khi thấy bác tài chạy không giữ luật giao thông mà rằng : « Bác tài nầy không chạy đúng tuyến dành riêng mà cứ lấn sang tuyến khác liên tục. Thật rất nguy hiểm. Nhiều lần tôi muốn kêu các đồng nghiệp tôi thổi bắt xe lại ». Các xe gắn máy chạy loạn xạ cũng là một trong những lư do làm các bác tài xe buưt vi phạm luật giao thông.

Thế nhưng tai nạn có lẽ làm người ta bàng hoàng và ấn tượng nhất có lẽ là tai nạn xe lửa xảy ra ngày 12 tháng 3 năm 2005 vào lúc 11g40 trong vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chiếc xe lửa nhảy ra khỏi đường ray và lật nhào xuống bờ biển. Tai nạn đă gây cho 11 người tử vong và hơn 100 người bị thương, có 70 người được đưa vào bệnh viện Đà Nẳng[6].

Xe lửa E1 thuộc nhóm xe lửa nhanh đi từ Bắc vào Nam. Vào lúc 23g ngày 11 tháng 3 năm 2005, tàu E 1 rời ga Hà-nội gồm 13 toa với 522 tấn hàng và 500 hành khách và 23 nhân viên phục vụ trên tàu (photo, p. 233).

Công an bắt tay vào việc điều tra. Nhưng theo ông Nguyễn Tiến Hiệp, phát ngôn viên của Tổng Giám đốc điều hành Cục đường sắt th́ phải ít nhất một tháng mới có thể hoàn tất cuộc điều tra. Thế nhưng trong khi chờ đợi những kết quả nầy, một số nhận định của những nhà chuyên môn về đường sắt có thể soi sáng cho chúng ta về những lư do gây ra tai nạn đáng tiếc nầy. Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng đă viết một bài đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 14 tháng 3 năm 2004 mà rằng : Trước nhất, …. Là hệ thống đường sắt quá cũ kỷ và hẹp không bảo đảm an toàn cho xe lửa có vận tốc nhanh » [7]iệHiệThế nhưng, những tàu nhanh Bắc-Nam đă lần lượt hạ thấp từ 40 giờ xuống c̣n 36 giờ, rồi từ 36 giờ c̣n 34 giờ, rồi xuống c̣n 32 giờ, rồi 30 giờ và ít hơn nữa…trong khi khả năng kỹ thuật của hệ thống đường sắt bị giới hạn. Hai là đường sắt Bắc-Nam thuộc loại một đường ray. Tất cả xe lửa từ Bắc vô Nam hay ngược lai đều xử dụng con đường duy nhất nầy. Điều đó muốn nói rằng, tàu phải dừng ở một ga nào đó để chờ cho tàu kia qua. Ba là đường sắt hiện nay đi qua nhiều khu dân cư rất đông. Đây là một điều không hợp lư, nhưng đó lại là hiện thực.

T́m ra những nguyên do gây tai nạn là một công việc quan trọng phải hoàn tất, nhưng làm sáng tỏ qui chế trách nhiệm cũng cần thiết. Lư do của tai nạn có thể bắt nguồn từ sự chọn lựa sai lầm, hoặc từ phía lănh đạo hoặc trong tiến tŕnh thực hiện. Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới, những chuẩn mực thuộc về trách nhiệm là quan trọng nhất mà chúng ta phải đạt đến.

2- Văn hóa... tông xe [8]

Vào lúc 15g00 ngày 18 tháng 11 năm 2004, ngay ngă 4 đường Huế-Tuệ Tĩnh (Hà Nội), các khách đi đường đều dừng lại tại ngă tư đèn đỏ. Một anh thanh niên lái một chiếc xe hiệu DREAM II phóng nhanh trên đường Huế và vượt qua đèn đỏ mà không làm chủ được tốc độ của ḿnh nên đă tông sau xe của một người khác đứng tuổi vừa qua đường khi đèn bật xanh. Sự va chạm không mấy nặng , chỉ đủ để làm cho 2 người hùng té xuống đất. Cả hai đều ráng gượng đứng lên và tiến về nhau, để 2 xe nằm ngổn ngang trên đường gây khó khăn cho lưu thông. Khi đến gần nhau, cả hai đều dừng lại cùng một lúc, bắt tay nhau vừa nở một nụ cười thân thiện, trở lại dựng xe lên và đi ngay. Trước đó, các khách đi đường không tưởng nghĩ sự việc sẽ kết thúc như vậy và họ đang chờ đợi một cuộc căi vă ra tṛ… như những lần khác. Ngơ ngác và rồi sau đó thở phào nhẹ nhơm. Đèn xanh đă bật trên đường Huế, nhưng khách đi đường chưa hay. Một cô học sinh đậu xe bên đường đôi mắt đỏ hoe v́ … vui mừng và ngạc nhiên. Cô ta cũng thế, cô ta chờ đợi một cuộc ấu đả….Thật vậy, những cử chỉ đẹp và những cảm giác khích lệ luôn luôn sưởi ấm ḷng người và có thể sự kiện đó làm họ nhớ lại những cách cư xử tương tự mà từ lâu họ mong chờ mới được thấy lại.

Người ta cũng kể rằng : một bà cụ già ốm yếu và bệnh tật đứng lắc lư trên chiếc xe buưt đầy người. Không c̣n một chỗ ngồi nào c̣n trống. Thấy tội nghiệp bà cụ, một người thanh niên trẻ nhường chỗ cho bà cụ mà rằng : « Bà ngồi vào đây ». Bà cụ mở to đôi mắt, ngạc nhiên và th́nh ĺnh ngă xuống bất tỉnh. Vài người hành khách đến cấp cứu, xoa dầu.., rồi bà cụ tỉnh dậy. Họ hỏi lư do tại sao bà lại xỉu bất th́nh ĺnh như thế. Bà cụ trả lời một cách dịu dàng rằng : « Bởi v́ tôi rất cảm động. Tôi chọn xe buưt làm phương tiện di chuyển đă nhiềunăm nay và đây là lần đầu tiên có người nhường chỗ cho tôi ». Rồi quay qua người thanh niên, bà tiếp lời : « cám ơn con ». Khi bà cụ dứt lời, mặt người thanh niên chuyển dần từ đỏ sang tái, rồi đến phiên cậu ta, lăn đùng xuống đất. Các bà cũng sơ cứu, xoa dầu và cậu thanh niên sau cùng th́ cũng hồi tỉnh và nói rằng : « Tôi nhường chỗ cho nhiều người lớn tuổi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe bà cụ nầy nói …. Cám ơn .

Hai câu chuyện trên là những chuyện phiếm được kể lại « cho vui ». Nhưng thực ra cả hai đều được gợi hứng từ cuộc sống thường nhật và biểu lộ sự ao ước của người dân, sao cho cuộc sống trong xă hội nầy ngày càng nhân bản hơn.

3- « Những điều trông thấy... »

a) Những phản ứng rất b́nh thường

Vào lúc 11g30 ngày 13 tháng 11 năm 2004, trên đường Quang trung, G̣ Vấp, T. Hồ Chi Minh, xảy ra một tai nạn 2 xe gắn máy đụng nhau giữa một cô gái trẻ tuổi đôi mươi và một người đứng tuổi. Tóc hoa râm, ăn mặc chỉnh tề cho thấy ông ta có nhiều kinh nghiệm sống và không ít th́ nhiều chắc cũng có ăn học. Dáng vẻ bên ngoài cũng cho thấy sức khỏe cũng tốt. Không biết chắc chắn là lỗi do ai.Người đi đường tưởng chừng ông ta sẽ dùng sự khôn ngoan của ḿnh để giải quyết vấn đề một cách êm thắm. Nhưng th́nh ĺnh, người ta nghe thấy « bụp », và chỉ có thời gian để thấy : quả đấm của ông ta bay đi rất nhanh. Cô gái bị té lật ngữa và một bên má bị sưng lên. Người đàn ông chỉ cho cô gái vết trầy trên xe và đ̣i cô gái đền bù. Cô gái đồng ư và không nói ǵ, móc điện thoại di động ra, kêu gọi người của cô ta đem tiền ra để họ giải quyết vấn đề. Nhưng sự ngu dốt của người đàn ông trước sự thinh lặng kinh hồn của cô gái trước cơn băo táp đă đẩy ông ta vào một hố thất vọng : khi những người của cô ta đến, lập tức, cô ta nhảy vào một cách hết sức nhanh chóng vừa đá vừa đấm ông ta túi bụi.

Những câu chuyện « khó tiêu » và « có qua có lại » nầy h́nh như là cho chúng ta thấy rằng « lao vô kẻ khác », mắt trợn trừng, dữ dằn và tàn bạo như con cọp, th́ giải quyết vấn đề dễ dàng hơn, không cần bất kỳ một người trung gian nào để xem ai lỗi ai phải. Mà thấy cũng khó khăn để hiểu được rằng khi đang tức giận như thế mà lại bắt tay nhau cười giả lả để làm ḥa hoặc nhẫn nại chờ đợi cảnh sát đến. Sự trả thù ở đây c̣n là thành phần của luật danh dự và như vậy sự xin lỗi trong một trường hợp như thế sẽ bị coi như là một sự mất mặt.  

Mỗi ngày một chuyện dường như nghịch lư. Vào một buổi chiều kia, cô nhà báo bị một cô chạy chiếc xe hiệu @ quẹt vào. Cô lái xe @ đang chạy phía tay trái, th́nh ĺnh cúp đầu xe cô nhà báo để quẹo mặt vào một con đường cấm v́ một chiều. Cô nhà báo vội vàng thắng gấp vừa đủ để thoát được tai nạn lớn, nhưng cái đụng nhẹ cũng làm xé cái bửng xe Wave của cô nhà báo. Những người chứng kiến thấy hoàn toàn lỗi ở người lái xe @. Nhưng người la hét to tiếng nhất là cô lái xe @, đ̣i cô nhà báo phải đền bù thiệt hại. Thấy rằng sự việc có thế xấu đi và cô lái xe @ cũng không bị thương tích ǵ, cô lái xe Wave lên xe đi nhanh để lại đàng sau những tiếng la hét đinh tai.

b) Chuyện lạ lùng

Tuy câu chuyện dưới đây chỉ là một chuyện phiếm, được trích từ một bài báo mang tực đề « Chuyện lạ lùng », được đăng trên một tuần báo, chúng ta vẫn có thể xem đây là một phản ảnh suy nghĩ b́nh thường của những người dân Việt Nam hôm nay.

 « Cả gia đ́nh chạy đến ngồi xem truyền h́nh khi phần quảng cáo vừa chấm dứt. Chương tŕnh « những câu chuyện lạ lùng » trong thành phố là một chương tŕnh truyền hành rất được khán giả ưa chuộng. Nhưng chương tŕnh ngày hôm nay có vẻ hấp hẫn hơn nữa qua lời giới thiệu của M.C. : « Kính thưa quư Ông Bà Anh Chị Em, chuyện lạ lùng ngày hôm nay sẽ rất … lạ lùng . Không minh họa, không đối thoại. Quí ông Bà Anh Chị em hăy chăm chỉ theo dơi và câu chuyện lạ lùng sẽ xảy ra ». Vợ tôi phàn nàn lớn tiếng rằng : Nói nhiều quá : nhanh lên ! nhanh lên ! ». Bốn đứa con của tôi phụ họa : Đúng vậy, ông nầy nói dài quá, c̣n hơn mẹ nữa ». Tôi đáp lại : « Im lặng, nh́n ḱa ».

Một người thanh niên xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, vừa ăn sáng vừa nh́n xem tin buối sáng. Sau đó,. Anh ta lấy cái cặp táp nhỏ, rời khỏi căn nhà nhỏ bé của ḿnh, đi theo hẻm hẹp và ngừng ở một trạm xe buưt… Đứa con trai tôi tỏ ra thông minh mà góp ư rằng : « Nhưng chắc chắn câu chuyện lạ lùng sẽ xảy ra trên xe buưt ». Và rồi chẳng có chuyện lạ lùng nào xảy ra trên xe buưt, ngoại trừ sự b́nh thản của anh ta ngồi đọc báo và sự tế nhị của anh ta nhường chỗ cho một bà cụ lớn tuổi …

Bà xă tôi và các con tôi dường như mất kiên nhẫn. Tôi khích lệ chúng : « Kiên nhẫn một chút đi các con, anh M.C. nói là chuyện lạ lùng sẽ đến hết sức bất ngờ ! »… Và người thanh niên xuống xe buưt, tiếp tục đi bộ trên lề đường. Thỉnh thoảng, anh ta lượm cái chai rổng hay vài miếng giấy vứt bừa bải trên đường và bỏ vào những giỏ rác dọc đường đi. Câu chuyện lạ lùng vẫn không xảy ra… Các con tôi ngáp dài và một đứa trong chúng đi lấy quyển truyện h́nh nó thích để đọc.

Truyền h́nh vẫn tiếp tục. Người thanh niên ngừng lại trước một ngôi nhà thật lớn, có lẽ là nơi anh ta làm việc. Anh nh́n đồng hồ và người quay phim phóng to cho thấy là 7 giờ đúng. Anh bước vào nhẹ nhàng, chào người gác cổng và những người khác mà anh gặp trong sân và đi thẳng xuống băi đậu xe và tiến đến một chiếc xe rất mới và nh́n một hồi lâu. Vào lúc đó, vợ tôi reo lên : « Đúng rồi anh ta sẽ dùng hai tay để nhắc bổng cái xe lên ! » Đứa con tôi quăng cuốn sách và hét lên : « Không phải đâu ! ông ta dùng cách không để nổ máy đó. Nhưng chuyện lạ lùng vẫn không xảy ra. Lần nầy ống kính quay về một tấm bảng nhỏ để khán giả thấy ḍng chữ : « Chỉ sử dụng cho công vụ ». Con tôi bực ḿnh lấy cuốn sách đọc tiếp. Vợ tôi, mất hết kiên nhẫn, đứng lên và đi vào nhà bếp.

Trên màn h́nh, khán giả thấy người thanh niên đứng trước cửa một gian pḥng. Anh mở cửa ra và bước vào. Anh ngồi trước một bà buya rô lớn và lấy trong cặp táp ra một một chồng hồ sơ dày cộm. Trên một mặt bàn nhỏ, một bảng nhỏ được đặt trước mặt anh ta, ghi ḍng chữ : Giám đốc.

Phim chấm dứt và anh M.C. xuất hiện và nói : « Chúng ta tiếp tục xem « câu chuyện lạ lùng  thứ hai ».[9]

c) Một băng nhí trả thù

Huyện ngoại thành HỐC MÔN ngày nay phát triển rất nhanh. Nhưng người ta vẫn c̣n thấy dấu vết của đời sống một vùng quê với những vườn cây ăn trái, hay những miếng ruộng rải rác đó đây được thu hẹp theo năm tháng bởi v́ người dân khắp nơi tuôn về đây để đầu tư đất đai. Những dự án có tầm cỡ đă biến mặt tiền vùng yên tĩnh, ôn hoà nầy một khu ồn ào náo nhiệt. Và vào lúc 22g30 ngày 23 tháng 10 năm 2004, người dân ấp Tầm Vông, khu phố Tân Xuân, huyện Hốc Môn kinh hoàng v́ chứng kiến một vụ tấn công bằng dao mác của một băng khoảng 40 côn đồ nhí. Nhưng lực lượng dân pḥng  đă đến can thiệp kịp thời. Nạn nhận là ông Hà Văn Quí kể rằng : « Đêm đó, tôi đi đến nhà ba tôi để t́m đứa con trai của tôi. Khi đi ngang qua cửa của vi-la Phước Đức, một băng trẻ vị thành niên xông vào tôi với bước chân dồn dập. Anh Tí hét lên « chém nó ! chém nó ! », người hàng xóm tôi dẫn đầu. Chúng rất đông, khoảng 40 đứa côn đồ bao vây tôi và chém tôi. Lúc đó tôi chỉ biết né tránh bị chém bằng đôi tay trần và lùi qua cách cổng của vi-la c̣n hé mở. Nhờ vào sự can thiệp của hai người đang xuống hàng từ một xe tải, nên chúng bỏ đi. Và tôi bị hôn mê… »  

Lư do của sự trả thù nầy rất rơ. Đêm hôm trước, ông Hà Văn Quí đă lấy sáng kiến làm ḥa hai băng nhóm trẻ đang đánh nhau trong lúc đám tang của một gia đ́nh gần nhà . Con ông là thành viên của một trong hai nhóm nầy. Băng của Tí bỏ đi không nói lời nào. Trưa hôm sau, khi đám tang chấm dứt, Tí tuyên bố : « chúng tao sẽ trở lại lúc 22g00 ».

Theo điều tra của công an địa phương, việc trả thù nầy do Nguyễn Hữu Đức, tự Tí, chỉ huy, sinh năm 1987. Đức lệnh cho Tâm giấu 15 cái mác, phát ra cho các kẻ ṭng phạm của nó vào giờ J là : ĐẶNG NGUYỄN HOÀI PHONG sinh năm 1984, NGUYỄN ANH DANH sinh năm 1983, LƯ MINH THUẬN sinh năm 1987, NGUYỄN CÔNG VŨ sinh năm 1985. Các đứa khác trốn chạy nhanh chóng. Công an tiếp tục điều tra và t́m những kẻ đồng lơa trong vụ việc nầy.

d) H́nh ảnh và tội ác của hai tên cướp trẻ [10]

Công an đă khép lại cuộc điều tra tội trộm xe hơi có vũ khí ngày 28 tháng 10 năm 2004 tại huyện Củ Chi, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Những can phạm là 2 bạn trẻ đến từ miền Trung : Đặng Duy ANsinh năm 1988 tại Quảng Nam và Nguyễn văn Quốc sinh năm 1985 tại B́nh Định.

DUY AN là con út trong một gia có 8 anh chị em, đă bỏ học một năm trước khi xong cấp hai. An rời quê hương của ḿnh để theo anh chị vào Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, tạm trú tại G̣ Vấp. Mỗi ngày đi lên Thủ Đức để phụ anh chị bán cà-phê.

VĂN QUỐC biết nghề sửa xe gắn máy. Thế nhưng, anh chê nghề đó cực và dơ v́ vậy khi An ngỏ ư mời th́ Quốc nhận công việc không chút do dự.

DUY AN và VAN QUỐC cùng ngủ lại đêm tại quán cà-phê và thường tṛ chuyện  với nhau đến khuya. Anh chị Duy An cũng thấy hài ḷng v́ nghĩ rằng hai đứa hợp nhau.

Vào buổi sáng ngày 19 tháng 7 năm 2004, An mượn xe gắn máy của người anh để đi ra ngoài. Anh của An nhờ Quốc đi mua các băng nhạc VCD vào lúc xế chiều cùng ngày. Nhưng Quốc đi gặp bạn nó thay v́ đi mua các VCD và cả hai cùng hướng về phía Tây Ninh. Hai anh ghé Trảng Bàng, cách Saigon 60 cây số và thuê một pḥng khách sạn để ngủ qua đêm. Sáng hôm sau ngày 20 tháng 7 năm 2004, cả hai dùng chiếc xe đó để qua biên giới Camphuchia, bằng cảng G̣ Chai, huyện Bến Cầu và bán chiếc xe gắn máy với giá 600USD.  Sau đó, chúng t́m người quen ở chợ Xa Bu (Campuchia) để đặt mua một khẩu súng AK và 43 viên đạn với giá 400USD sau đó trở về khách sạn. Hai ngày sau, chúng trở lại Campuchia để nhận cây súng. Chúng tháo khẩu súng ra hết để dễ mang đi và trở về khách sạn ở Trảng Bàng.

Để thực hiện ước mơ có chiếc xe 4 chỗ để đi cướp của ở các cửa hàng mua bán vàng bạc đá quí, chúng gọi một người có xe cho mướn để đưa chúng về Saigon. Khi xe đi đến Hóc Môn, đường xá càng lúc càng đông, nhà cửa san sát bên đường. Hai tên cướp nghĩ rằng cơ hội đă qua đi. Chúng bèn nghĩ kế quên đồ ở khách sạn và kêu tài xế quay lại. Một trong hai đứa chĩa súng vào đầu anh tài xế Hiệp buộc anh phải dừng xe lại. Nó giành lấy tay lái và đẩy Hiệp qua một bên, một tay lái xe, tay kia uy hiếp Hiệp. Tên kia ngồi phía sau Hiệp. Khi đến một chỗ vắng người, tên tài xế mới ngừng xe và ra lệnh cho Hiệp xuống xe. Bất th́nh ĺnh, Hiệp kháng cự. Tên ngồi sau bèn siết cổ Hiệp. Trong khi hai người c̣n đang giằng co th́ tên kia bóp c̣. Hiệp tử thương. Chúng để dựa xác vào ghế và quay xe nhanh về hướng Saigon. V́ anh ta cua gắt quá nên xác anh Hiệp ngă trên vô-lăng làm anh tài xế mới bị lạc tay lái  và chiếc xe leo lên lề. Khách đi đường vội vàng đến giúp chiếc xe « bị nạn ». Hai tên cướp nhanh chóng nhảy xuống đường vừa chạy trốn vừa quăng cây súng qua hàng rào của một nhà dân. Thế nhưng chúng cũng không chạy thoát.

Nhiều ngày tiếp theo sau đó, hai tên tội phạm có máu lạnh nầy bị xét xử nghiêm khắc với 3 tội danh : sát nhân, cướp của và dùng vũ khí trái phép. Cho dù án giết người đă kết thúc, nhưng hiện tượng nầy cho thấy có sự gia tăng tội phạm vị thành niên mà lư do chính quay quanh ở điểm thiếu mục đích đúng của cuộc sống, của ước muốn tiêu thụ mà không làm việc và ước muốn có tiền ngay. Đây là một tiếng chuông báo động cho những ai ưu tư đến tương lai của một dân tộc.

e) Những trẻ con muốn thành những lănh đạo băng nhóm [11]

Vào lúc 22g30 ngày 27 tháng 11 năm 2004, khi mà người dân trong ngơ hẻm số 578 đường Hùng Vương, khu phố 13 của Quận 6, TP. Hồ Chí Minh,  chuẩn bị đi vào giấc ngủ th́ bắt đầu ồn ào, ban đầu là những tranh luận, lời qua tiếng lại to tiếng rồi th́ chuyển sang căi cọ và tiếp theo là những tiếng ve chai và kính bể. Người dân trong xóm vội chạy túa ra và thấy một băng nhóm con nít, chai la-de trong tay, la hét ỏm tỏi, đe dọa tất cả mọi người, ném các chai bia qua cửa sổ và cửa ra vào của ông Dương Hải Nam.

Theo chứng kiến của người dân trong xóm, vào lúc 15 phút trước khi thảm kịch xảy ra, th́ Quốc Anh, sinh năm 1989, và băng nhóm của nó gồm những đứa trẻ vị thành niên tụ tập gây ồn ào trước nhà anh Dương Mộng Long, con của ông Nam. Dĩ nhiên điều đó làm chó sủa vang cả xóm. Long và bọn nhóc căi nhau và dẫn đến xô xác. Một ḿnh không thể chống cả một băng nhóm đang vừa hăng máu vừa hung bạo, Long vừa la lên kêu cứu vừa chạy vào nhà lấy một cây gậy để tự vệ. Nghe tiếng kêu của con, ông Nam chạy đến tiếp cứu và hai phe tiếp tục đánh nhau. Băng của Quốc Anh giựt các chai của quán bên cạnh làm vũ khí. Khi thấy mảnh chai văng tứ tung trên mặt đất, ông Nam bỏ chạy vô nhà c̣n các người hàng xóm cũng giúp Long chạy trốn. Lũ trẻ ở ngoài cổng tiếp tục la hét và quăng ào ào ve chai vào nhà ông Nam và dọa sẽ giết Long và đốt nhà nếu Long không ra. Thấy sự việc trở nên nghiêm trọng, bà con làng xóm liền kêu công an. Nhờ vậy, làng xóm mới được yên lặng trở lại. Ông Nam cũng như Quốc Anh là xếp của băng đều bị thương và được chở vào bệnh viện chăm sóc.

Nhưng, thảm kịch không dừng lại ở đó. Sau khi bọn nhóc giải tán, một người tự xưng là ba của Quốc Anh, xếp của băng nhóc, vào nhà ông Nam chưởi bới, văng tục tùm lum và dọa bắn người nào đă đánh con ông ta.

Công an đă bắt tất cả những ai đă gây rối để hỏi cung.

f) Không để ư

- Vào giờ cao điểm trong một thư viện, nhiều người đang chú tâm đọc sách hay t́m tài liệu. Bầu khi hoàn toàn thinh lặng và rất thuận lợi cho một công việc trí óc. Th́nh ĺnh, những tiếng động của đôi dép kéo lê lết trên sàn và vang lên cùng lúc tiếng của một cô gái trẻ nói chuyện điện thoại. Cuộc nói chuyện của cô ta lôi kéo sự chú ư của nhiều người hiện diện trong Thư Viện v́ cách nói chuyện của cô ta và không từ chối nói những tiếng lóng, kể cả văng tục.  Vài người ngẩng đầu lên chiêm ngưỡng cô gái vừa bước vào cửa, ăn mặc rất mốt. Một cô sinh viên nhíu lông mày và nói: “Vô lễ ǵ đâu!” Cô sinh viên khác th́ khoan dung hơn nên nói: “ Chỉ là sự vô ư! ”

- Ba bệnh nhân nằm trong một pḥng nơi bệnh viện: một bệnh nhân lớn tuổi được người nhà bao quanh săn sóc, gương mặt ai cũng căng thẳng, lo ngại cho bệnh t́nh của ông; người thứ hai th́ vừa mới thiu thiu; người thứ ba th́ c̣n trẻ, đang nói chuyện vui vẻ với hai cô bạn đến thăm. Một trong hai cô gái nầy than phiền về ông nội của cô rằng: “... già  quá trời và c̣n chưa muốn chết nữa..., bắt tụi nầy phục vụ cực quá chừng!” Và cô ta kết luận bằng một lời nói thật sự hết sức vô ơn mà rằng: “Khi nào tôi già một chút, để đừng hành hạ các con tôi, tôi uống thuốc cho chết...” Một trong các bà đến thăm bệnh nhân có tuổi bực ḿnh nói: “ Con gái ǵ mà ăn nói không ư tứ!”. Qua câu chuyện nầy, người ta nhận thấy cần giáo dục ḿnh phải có khả năng im tiếng trong một vài t́nh huống để vượt qua khỏi tư lợi hầu tạo thuận lợi cho tư thế thinh lặng.  

- Hai cô gái trẻ vừa ra khỏi siêu thị, mang nhiều đồ mới mua và nói chuyện với nhau vui vẻ về những điều họ đă thấy và đă mua. V́ măi mê nói chuyện, hai cô tông vào ông bán vé số đang muốn đi qua đường làm hàng hóa các cô mua rơi tung tóe dưới đất. Hai cô vừa lượm lên vừa càu nhàu: “ Ông nầy có mắt mà không tṛng”. Một người đi đường nghe vậy bực ḿnh nên nói lại: “mấy cô có mắt mà không tṛng th́ có! Làm sao người mù mà thấy đường được?”. Nh́n lên, hai cô thấy người bán vé số dùng một cây gậy đang ḍ dẫm để qua đường. Một trong hai cô liền nói: “Chúng ta thật vô ư quá”.[12]

g) Cần phải lương thiện

“Cần phải lương thiện”, đó là tựa đề của một bài báo đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật [13], cho chúng ta thấy cái “bệnh gian đối” nầy rất phổ biến trong đời sống thường nhật ở Việt-Nam mà người dân coi đó là “b́nh thường” và thậm chí có người nói : “ Sống lương thiện th́ không sống được”. Theo thông lệ, tất cả mọi cấp của mỗi tỉnh thành đều phải làm bảng tổng kết cuối năm để tŕnh cho văn pḥng trung ương. Năm nay, các thành phố và các tỉnh đă công bố một con số chóng mặt về sự gia tăng sản xuất địa phương : tỷ lệ GDP (gross Domestic Product) gia tăng từ 10-15%. Đối với thành phố yếu kém nhất cũng là 9-9,9%. Điều nầy cho thấy rằng 64 Tỉnh thành của cả nước có một sự gia tăng quá tuyệt vời. Vài nhà chuyên môn  về kinh tế tự vấn một cách lo âu mà rằng : tỷ lệ GDP của các Tỉnh thành rất cao, thế th́ tại sao tỷ lệ GDP của cả nước chỉ đạt 8,4%. Trong thời gian 15 năm, tỷ lệ GDP của cả nước chưa vượt qua ngưỡng 8,5%.  Trong thời gian từ năm 1991-1997, tỷ số GDP đă đạt đến đỉnh cao là 8,5%. Nhưng từ năm 1998-2000, v́ khủng hoảng kinh tế trong nước  cho nên tỷ lệ GDP chỉ đạt đến 5,8-6,5% và từ năm 2001-2004, tỷ lệ nầy gia tăng đạt trung b́nh là 7,2-7,5%.  Nhưng năm 2005 nầy, tỷ lệ GDP của cả nước đă đạt 8,4%, như vậy là chiếm vị trí vô địch thế giới rồi. Thế nhưng, con số nầy chỉ bằng 2/3 của sự gia tăng tỷ lệ GDP của nhiều tỉnh thành. Điều đó nghịch lư làm sao ! Bởi v́ một con tính nhỏ cho thấy tỷ lệ GDP toàn quốc dựa trên tỷ lệ GDP của 64 tỉnh thành phải đạt đến sự gia tăng từ 12% đến 15%. Nhưng thực ra, một phần v́ đạt đến 8,4% đ̣i hỏi phải chiến đấu không ngừng và nhà nước th́ nhắm mục tiêu tỷ lệ của GDP là 8,6% chỉ riêng cho năm 2006. Mặt khác, khoảng 10 công ty phải chịu mất và nợ hàng tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ của GDP nầy từ đâu mà có vậy ?

Những báo cáo tổng quát, không thực tế như vậy được thấy và được thực hiện ở nhiều nơi và người ta hài ḷng về kết quả không mấy lương thiện nầy. Nói một cách khác, « lư tưởng giáo dục xă hội chủ nghĩa th́ hoàn hảo »[14]. Nhưng những áp lực đến từ tứ phía, « những yếu tố xă hội, và kinh tế đă làm lệch lư tưởng đó đi : giáo dục xă hội chủ nghĩa chỉ nhắm mục tiêu là đào tạo con người xă hội chủ nghĩa bất toàn để phục vụ cho Đảng cũng như những tầng lớp mới đang quản trị ». Chỉ nhắm một mục tiêu mà thôi, có thể là thiển cận, có thể được một sự hăng say vô bờ nhưng cũng có thể là rào cản cho sự phát triển: « Ngoài lư tưởng xă hội chủ nghĩa, không có ǵ khác cả : đạo đức cách mạng, đó là yêu Xă Hội Chủ Nghĩa. Những học sinh được giáo dục trong một chiều duy nhất : bắt chước Bác Hồ ; đấu tranh để trở thành đảng viên ; tiêu diệt kẻ thù ; một người học sinh tốt có nghĩa là một học sinh rất xă hội chủ nghĩa ; gieo vào trí người trẻ sự phân biệt ai thù ai bạn... »

Lời đáp của những người trẻ về những ước mơ của họ biểu lộ một phần sự suy nghĩ của người trẻ ngày hôm nay sẽ được triển khai ở chương tiếp theo.

Các bạn thích ǵ, làm ǵ trong những giờ rảnh rỗi ? (có thể đáng dấu nhiều câu trả lời. Có 364 câu trả lời)

-           Tham gia ca nhạc :                                  29

-           Xem truyền h́nh:                                      34

-           Games vi tính :                                      47

-           Nghe nhạc :                                             26

-           Đọc sách :                                               29

-           Di uống Cà-phê :                                      37

-           Đi nhà hàng :                                            17

-           Hát Karaoke :                                           36

-           Chơi thể thao:                                          35

-           Vô Thư viện:                                           15

-           Đi mua sắm :                                            34

-           Không làm ǵ hết :                                    25

Cũng nên biết rằng, đối với người trẻ, sự lười biếng là một giá trị c̣n quan trọng hơn là đọc sách. Điều đó chứng tỏ rằng kiến thức nơi học đường không luôn luôn là điểm đích mà người ta khao khát…C̣n về kiến thức vi tính th́ nó cũng phát triển dễ dàng như trong các nước Châu âu.

Gian dối công khai của những người bán cua hay bán xoài, rút ruột công tŕnh, vi phạm luật đi đường, đua xe bạt mạng không thắng, trả thù của băng đảng du côn c̣n măng sữa, những phản ứng rất thường của một vụ đụng xe, trả thù của những du côn của những trẻ vị thành niên, h́nh ảnh và tội ác của những tên cướp trẻ, trẻ con muốn học trở thành đại bàng, những cách cư xử dửng dưng hay v́ vô ư, những tṛ chơi với các con số… Tất cả những điều đó xảy ra rất nhiều trong đời thường và ngày nay trở thành « b́nh thường » và một cách nào đó được người dân « chấp nhận ». Vấn đề trở nên trầm trọng là ở chỗ đó.

 

[1] VU QUOC TUAN, Bệnh gian dối, Tuổi trẻ cuối tuần, Số 32, 8/2001.

[2] N.V.HAI, Jounal La Jeunesse, Vendredi 4 mars 2005.

[3] NGUYEN HIEU, Nhật báo Công An, thứ năm ngày 10/3/2005

[4] Mỗi lần vi phạm luật, bị bấm 01 lỗ, bị 03 lần là tịch thu bằng lái.

[5] DINH TRUNG-D. HUY, Báo Tuổi Trẻ ngày thứ tư 20/10/2004

[6] Nhóm phóng viên miền Trung, Nhật báo Tuổi Trẻ ngày thứ hai 14 tháng 3/2005.

[7] Vận tốc trung b́nh xe lửa là 40km/g.

[8] Phóng sự của BUI HUY, Tuần báo Kiến Thức Ngày Nay, No 519, p. 61 ….

[9] PHUONG LINH, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 28/11/2004, trg. 41.

[10] NGUYEN VINH,  Nhật Báo Công An ngày 2/11/2004.

[11] BINH-HIEN, Báo Công An ngày thứ 3 2/11/2004.

[12] Le Thi Ngoc Vi, Tuần báo Phụ Nữ, Saigon, No 15, ngày 24/4/2005.

[13]  “Tuoi Tre Chua Nhat” , 8/01/2006, trg. 9.

[14] Xem Phụ lục từ hàng 890 đến 921.