Chương 1 :

Tóm tắt lịch sử

Lịch sử của Ḍng La San tại Việt nam bắt đầu vào giữa thế kỷ thứ XIX. Vào cuối năm 1865, 6 sư huynh người Pháp xuống tàu ở Toulon (nước Pháp) để đi đến Đông Dương. Các sư huynh cặp bến Saigon vào ngày 6 tháng 1 năm 1866. Sư Huynh Jaime và các sư huynh cùng đi với ngài lănh điều hành trường Adran vào ngày 9 tháng 1 năm 1866. Trường nầy được các linh mục Thừa Sai Paris (M.E.P.) thành lập năm 1861. Nhà Cộng đoàn, lớp học và nhà ngủ chỉ là những ngôi nhà lợp bằng tranh, thấp và ẩm. Trong mùa mưa, nước lên đến hơn 10 phân. Trong mùa hè, nhiệt độ lên đến từ 300 đến 400 C. Sống trong những hoàn cảnh như thế, rất cực khổ đối với người Châu Âu, làm cho cuộc sống của họ có nhiều nguy cơ. Thế nhưng, với sự chịu đựng quá tốt, các sư huynh thích nghi với sự thiếu thốn về nơi ăn chốn ở v́ lợi ích của người dân Việt để chờ đợi một ngày nào đó tươi sáng hơn. 

30 năm sau, nhân dịp Đức Cha mừng Kim Khánh vào ngày 15 tháng 8 năm 1909, linh mục Jean-Baptiste Ṭng (người sẽ trở thành Giám mục người Việt đầu tiên) nói với sư huynh Néopole-de-Jésus rằng ngài khẳng định sự thành công cũng như tính cách anh hùng của các sư huynh tiên khởi nầy: 

« Các sư huynh thuộc nhóm 6 người đầy dũng khí cặp băi biển nầy vào năm 1866… Sư huynh mới 35 tuổi, tuổi tràn đầy sức sống, và sư huynh đă không tiết kiệm sức lực nầy. Thời gian qua đi, thành phố đă mọc lên, những nhà trường đă được xây dựng, những thế hệ đă ngồi trên ghế nhà trường và các các em ngày trước nhỏ bé bên cạnh các sư huynh, ngày hôm nay đă là người lớn, sống rải rác trên khắp đất nước »[1].

Danh tiếng của những ông thầy mới được loan truyền nhanh chóng từ đất Saigon. Qua lời mời gọi của các cha xứ và của dân chúng, các sư huynh mở liên tiếp các trường trong nhiều vùng khác ở miền Nam Việt-Nam  như : Chợ lớn, Mỹ Tho năm 1967 ; tại Vĩnh Long vào năm 1869. Chánh quyền người Pháp tạo thuận lợi cho việc phát triển bằng việc cấp học bổng cho học sinh, nhờ đó các sư huynh có thể sống được.

Vào năm 1873, một linh mục tên là Kerlan, mở một ngôi trường bác ái cho các em trẻ em bị bỏ rơi mà một số là con lai. Ngôi trường nầy mang tên là Taberd, do các linh mục điều hành.

Vào năm 1889, 9 sư huynh lên tàu tại Marseille (Pháp) và đến Saigon sau cuộc hành tŕnh 28 ngày lênh đênh trên biển cả. Ngôi trường Taberd được trao lại cho các sư huynh vào năm 1890 với 160 học sinh mà phân nửa là học sinh nội trú. Năm sau, học sinh tăng nhiều, các sư huynh phải kêu gọi thêm 5 sư huynh nữa tăng cường và mở thêm một khối lớp miễn phí trong khuôn viên trường Taberd. Vào năm 1897, một khối lớp miễn phí thứ hai được mở ra, cũng tại Taberd. Theo hợp đồng kư giữa các sư huynh và Hội Thừa Sai, các sư huynh được Hội bảo trợ về tài chánh.

Vào năm 1898, một ngôi trường khác được khai giảng ở Thủ Đức. Đây là một ngôi trường thực hành dành cho các giáo viên tương lai. Vào năm 1900, cách Saigon 2 cây số, một ngôi trường nữa được cất bằng tre lá được mọc lên  giữa một vườn cây dừa mát mẻ, dành cho những người câm điếc. Các trẻ em học về mộc, về điêu khắc gỗ, đóng giày cũng như học tính tóan, học đọc, học viết. Một công tŕnh khác dành cho người câm điếc được khánh thành ở Lái Thiêu, sau đó di chuyển về Tân Định (Saigon) và các sư huynh lănh điều hành vào năm 1902. Sư Huynh Giám Tỉnh cũng cho mở lớp dạy nghề trong đó. 

Mặc dù không được nhà nước Pháp trợ giúp, nhưng công việc của các sư huynh vẫn phát triển một cách nhanh chóng : Trường Pellerin (Huế) năm 1904 ; trường Saint-Joseph (Hải Pḥng), năm 1906 ; trường Battambang (Campuchia) năm 1906 ; trường Saint-Joseph (Mỹ Tho) năm 1908 ; trường Miche (Campuchia) năm 1911 ; trường Saint Thomas d’Aquin (Nam Định) năm 1924 ; đồi La San Nha Trang, năm 1933 ; trường La San Adran Đà Lạt, 1941 ;  trường La San Kim Phước (Kontum) năm 1956 ; trường La San B́nh Lợi (Qui Nhơn) năm 1957 ; La San Ban Mê Thuột, năm 1958...

Trong thời gian 109 năm hiện diện tại Việt-Nam, từ năm 1866 đến năm 1975, các sư huynh theo đuổi chủ trương của ḿnh là thăng tiến người trẻ Việt-Nam và phục vụ quê hương trong lănh vực giáo dục không tham gia chính trị. Những nhà trường La San được biết đến nhờ vào kỷ luật cũng như về giáo dục nhân bản. Nhiều học sinh La San có được một địa vị quan trọng trong xă hội cũng như trong Giáo hội, như : ông Ngô Đ́nh Diệm, vị Tổng Thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng Ḥa, Tổng Giám mục Saigon Phaolô Nguyễn văn B́nh. Nhiều người khác thuộc thành phần cũng nổi danh trong chế độ cộng sản, như : linh mục Nguyễn Thới Ḥa, ông Ngô Công Đức, ông Hồ Ngọc Nhuận, bác sĩ Hồ Văn Minh, ông Nguyễn Duy Diễm, ông Chu Phạm Ngọc Sơn…Những người nầy đă hoạt động trước 1975 và cũng được nhiều huân chương của nhà nước. Nếu phải liệt kê hết những cựu học sinh La San thành công trong xă hội th́ có lẽ danh sách sẽ rất dài. Nhưng một điều chắc chắn là c̣n nhiều người nữa rất thành công, nhưng « không dám » xưng ḿnh là học sinh La San. Dù sao th́ những cựu học sinh, ở trong nước hay định cư ở nước ngoài, cũng c̣n duy tŕ cảm t́nh tốt đối với trường La San và đến giờ phút nầy, họ ngộ ra giáo dục La San là đạt yêu cầu, rất hănh diện v́ là cựu hoc sinh La San, là cộng sản hay không, vẫn nói với nhau là « nhờ mấy Frères mà tôi được như vầy.

 

[1] Georges Rigault, Histoire générale de l'Institut des Frères des Écoles Chrétiennes, Paris, Plon, 1937, Tome VI, p.418.