Chương  II :

Thời kỳ phát triển tột đỉnh (1955-1975)

1- Một cái nh́n nhanh chóng về một thời phát triển

Đặt một điểm mốc như trên cho thời kỳ tạm gọi là phát triển bùng nổ, không có ư nói là từ chối những công tŕnh của các sư huynh trong những năm trước. V́ thực ra có những lư do của sự chọn lựa nầy. Hiệp ước Genève kư kết vào tháng 7 năm 1954 đă chia đôi đất nước ở vĩ tuyến thứ 17: Dân Chủ Cộng Ḥa ở phía Bắc và Việt Nam Cộng Ḥa ở phía Nam. Những công tŕnh của các sư huynh ở ngoài Bắc chấm dứt nơi đây. Sư Huynh Giám Tỉnh lúc đó đă viết cho nhà Mẹ ở Roma như sau : « Bị bắt buộc treo hoạt động của các công tŕnh của chúng ta ở Tonkin (miền Bắc), quá nhiều khó khăn chính trị, trường Puginier ở Hà Nội có 1425 học sinh và trường Saint-Joseph ở Hải Pḥng  có 1097 học sinh đă đóng cửa vào ngày 15 tháng 9 năm 1954 »[1]. Các sư huynh làm việc ngoài Bắc đă phải đau ḷng và luyến tiếc điều mà họ và những người đi trước đă dày công xây dựng để lên đường đi vào miền Nam, mang theo với các sư huynh những chú đệ tử, là những tương lai của nhà Ḍng : Trường Sứ Mạng (trường miễn phí), được thành lập tại Hà Nội năm 1895 ; trường Saint Thomas d’Aquin ở Nam Định với văn pḥng vật lư và pḥng thí nghiệm được thành lập năm 1924,   « một mái ấm rất nhiệt t́nh cho ơn gọi tu sĩ và linh mục »[2] ; trường Phát Diệm, thành lập năm 1932 ; trường Sainte-Famille, thành lập năm 1937 tại Bùi Chu ; Nhà ngoại trú Notre-Dame, thành lập năm 1937 tại Nam Định ; trường miễn phí Hải Pḥng, thành lập năm 1953. Sư huynh Junien-Victor là Bề Trên Phụ Quyền của Sư Huynh Tổng Quyền đă viết những lời nầy sau cuộc thăm viếng các cộng đoàn ở vùng Đông Dương năm 1934, cho chúng ta xác tín về điều tốt và ảnh hưởng mà các sư huynh đă làm và ảnh hưởng trên người trẻ ở Tonkin mà rằng : « Tôi rất vui sướng về cuộc hành tŕnh nầy. Tôi thăm mỗi cộng đoàn 2 lần và tôi tin là chuyến viếng thăm của tôi đem ích lợi cho họ »[3] ; và lời của ông Albert Sarraut, là cựu Toàn Quyền Đông dương rằng : « người ta chỉ gởi đến Đông Dương những người có chất lượng ».[4]  (photo, p. 235)

Trường La San Mossard Thủ Đức là nơi tiếp nhận những người di tản đầu tiên từ ngoài Bắc vào Nam vào năm 1954 gồm các Tiểu chủng sinh và các đệ tử La san. Lúc đó có hơn 5000 người tị nạn tại Saigon và vùng ven. Một trang sử mới đă lật sang. Cuộc sống bắt đầu lại. Từ từ mọi sự rồi cũng được ổn định. Nhiều trường mới mọc lên : La San kim Phước (Kontum), 1956 ; La San B́nh Lợi (Qui Nhơn), 1957 ; La San Bam Mê Thuột, 1958….

Bảy năm sau khi các trường ngoài Bắc bị giải thể, các sư huynh có đủ thời gian để ổn định và phát triển ở miền Nam Việt-Nam. Vào năm 1962, Sư Huynh Tổng Quyền Nicet Joseph đă đánh giá Tỉnh Ḍng Việt Nam như là « một nét đặc thù gần như chiến thắng vinh quang »[5]. Trong các thành phố lớn (nhất là Saigon và Nha Trang) nơi có trường các sư huynh, ngài được tiếp đón như là một ông vua đi kinh lư với những đoàn xe có công an dẫn đầu. « Điều làm ngài rất hănh diện, theo như chính lời ngài nói, là thấy các sư huynh Việt-Nam luôn luôn đáp lại tốt nhất nhu cầu của người dân »[6]. Vị lănh đạo của nhà Ḍng đă có thể thấy được sự phát triển của nhà ḍng tại Việt Nam, « Tỉnh Ḍng La San tuyệt vời »[7]. Có lẽ nhờ vào sự tăng cường của các sư huynh « tị nạn », hay cũng có lẽ nhờ vào sự quyết tâm lấy lại những ǵ đă mất, nhưng cũng có thể nhờ vào « vùng đất ph́ nhiêu » của miền Nam mà 31 công tŕnh đă khai mở trong thời gian 20 năm, từ năm 1954 đến năm 1975.  


 

 

Tên trường

Nơi

khai trường

Đóng cửa

1

Ecole Bénilde (La San Ba Ninh)

Nha Trang

1954

1975

2

 Ecole Saint Joseph (Miễn phí)

Nha Trang

1956

1975

3

 Ecole Nghia Thuc (miễn phí) 

Saigon

1956

1975

4

Ecole Kim Phuoc à (Kon-tum)

Kontum

1956

1971

5

Ecole Binh Loi

Qui Nhon

1957

1972

6

Juvénat de Thu Duc  (Đệ tử viện)

Gia Dinh

1957

1975

7

La San Mai Thon (trại chăn nuôi)

Saigon

1958

 

8

Ecole Ban Me Thuot

Cao Nguyên

1959

1975

9

Scolasticat universitaire (Học Viện)

Da Lat

1959

1975

10

Ecole Technique (LS Kỹ Thuật)

Da Lat

1960

1975

11

Ecole Vân Côi (Hố Nai)

Bien Hoa

1961

1975

12

Ecole Phu Vang (Huế)

Hue

1961

1968

13

Ecole Chánh Hưng (Quận 8)

Saigon

1962

1975

14

Ecole « Têrêsa » (Sainte Thérèse)

Ban Mê Thuot

1963

1963

15

Ecole Primaire (Trung Tâm)

Qui Nhon

1963

1972

16

Ecole Bao Vinh (Miễn phí)

Hue

1963

1964

17

Maison Sainte Famille (Nhà hưu)

Saigon

1963

 

18

Ecole My Xuyen (Sóc Trăng) 

Soc Trang

1966

1972

19

Ecole Ghềnh ráng  (Qui Nhơn)

Qui Nhon

1967

1967

20

Ecole Hiên Vuong (Q.3)

Saigon

1967

1975

21

Trường Mù La San(Q.3)

Saigon

1967

1975

22

Ecole Cân Tho (Kỹ Thuật)

Cân Tho

1967

1975

23

Maison Provinciale (Phú Thọ)

Saigon

1967

1975

24

Foyer Universitaire (ĐH. Đàlạt)

Da Lat

1968

1975

25

Ecole Qui Duc

Qui Nhon

1969

1972

26

Institut des Sciences de l’Education (trong ĐH. Thành Nhân)

Saigon

1970

1970

27

Université Thành Nhân

Saigon

1970

1975

28

Ecole Thạnh Mỹ (Mù)

Saigon

1970

1975

29

Ecole Chư Prong (cho người Dân tộc)

Nha Trang

1972

1975

30

Ecole LangBiang (cho người Dân tộc)

Da Lat

1974

1975

31

Université La San (ĐH. La San)

Saigon

1974

1975

Bảng trên đây cho thấy sự phát triển đặc biệt ở miền Nam từ năm 1954-1975. Kể từ năm 1954, ngoài Bắc không c̣n trường nào nữa. 

1)    Lộ tŕnh giáo dục La San

Quyển « Hướng dẫn các Trường Ki-tô » ( Conduite des Écoles Chrétiennes ), mà thánh Gioan La San đă soạn, được coi như sách gối đầu của quư sư huynh tiên khởi. Tư tưởng của Gioan La San là điều mạc khải, giải thích sự giao tiếp giáo dục được đặt nền tảng trên sự kính trọng, t́nh thương và sự tŕu mến đối với học sinh mà ngài muốn tinh thần đó được ngự trị trong nhà trường. Vài từ được nhắc đi nhắc lại trong những tác phẩm của ngài như: ḷng tốt (222 lần), “đánh động con tim (25 lần), dịu dàng (56 lần), tŕu mến (79 lần)...Như vậy, đối với ngài, trong việc đồng hành với học sinh, chính những t́nh cảm và những thái độ ḷng tốt-dịu dàng-tŕu mến cho phép chúng ta “gặp” được học sinh của ḿnh nơi thâm sâu nhất và nơi riêng tư nhất của chúng: là con tim[8]. Năm động lực nầy vẫn c̣n giá trị và tương thích đến ngày hôm nay mà các sư huynh luôn luôn thực hiện trong các nhà trường qua bao thế hệ, được diễn đạt trong quyển “Hướng dẫn các trường Ki-tô”. Những động lực nầy được cụ thể hóa theo sơ đồ dưới đây: 

Đào tạo con người luôn luôn chiếm vị trí thứ nhất trong giáo dục La San. Theo Gioan La San, hiệu quả trong giáo dục tùy thuộc vào « 12 đức tính » của người thầy  :

a) Nội tâm: nghiêm trang, thinh lặng, khiêm nhường, nhân đức ;

b) cầm ḿnh : thận trọng, khôn ngoan, nhẫn nại,  kềm hăm, dịu dàng ;

c) Dấn thân : tỉnh thức, nhiệt thành, quảng đại ;

Sơ đồ sau đây được sư huynh Léon Lauraire tóm tắt cả lộ tŕnh giáo dục trong nhà trường La San.

Qua bao thế hệ, hệ thống trường La San trên thế giới nói chung và ở Việt-nam nói riêng, cố gắng trung thành với nguyên hứng của Đấng Lập Ḍng của ḿnh.

2- Thời kỳ phát triển tột đỉnh từ năm 1955-1975: một quá khứ nhiều thành công đă làm lệch h́nh ảnh của một sư huynh La San

1)    Thoáng nh́n về một vài ngôi trường La San cũ (photo, p. 238)

Vào những năm đầu tiên, tất cả các trường La San đều miễn phí. Nhưng với thời gian, nhà trường phát triển, một vài trường từ từ có thu học phí. Điều nầy cũng dễ hiểu v́ phải tự túc tài chánh, cần phải xây thêm lớp học, trang bị pḥng thí nghiệm, thư viện, các sư huynh không thể có một lối thoát nào khác ngoài sự đóng góp của phụ huynh.

Thế nhưng các sư huynh cũng không quên truyền thống là giúp đỡ những người kém may mắn nhất. Bên cạnh những nhà trường có thu học phí, luôn luôn có những ngôi trường miễn phí hoặc ngay trong nhà trường có thu học phí, vẫn có một số phần trăm những thành phần miễn hoặc giảm một phần học phí. Điều nầy, chỉ có sư huynh quản lư và các sư huynh có trách nhiệm được biết mà thôi.

Thật ra th́ giữa 31 trường La San được hoạt động trong thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975 và những trường được thành lập trước năm 1954 như Taberd, Mossard, Adran, Saint Joseph (My Tho) và các trường khác ở ngoài Bắc, th́ cũng chỉ có một số trường nổi bật vừa v́ sự hoành tráng bên ngoài vừa ở chất lượng giáo dục. Những người tai mắt th́ gởi con vào các trường Taberd hoặc Mossard hoặc Adran.

Những trường khác ở tỉnh th́ cơ sở vật chất không hoành tráng như Taberd Saigon chẳng hạn, nhưng các sư huynh luôn luôn cố gắng sống tinh thần của Đấng Sáng lập để mang đến cho học sinh của ḿnh một sự giáo dục toàn diện tùy theo phương tiện của ḿnh, đôi khi cũng khiêm tốn tùy theo hoàn cảnh xă hội và kinh tế. Nhưng dù sao, các sư huynh cũng không để thua kém (nếu không nói là hơn) các trường khác trong tỉnh cả về cơ sở vật chất và về chất lượng giáo dục cũng như kiến thức, cho dù đó là một trường miễn phí hay có thu học phí. 

Trường La San Taberd[9]

Trường Taberd là một trong những trường La San lớn nhất trong 31 trường La San tại Việt Nam. Nằm ngay trung tâm Saigon, bên cạnh Vương cung Thánh Đường, vị trí đẹp của nhà trường cũng thu hút sự chọn trường của phụ huynh cho con cái họ. Lúc đầu Taberd có học sinh nội trú, bán trú và ngoại trú. Cuối thập niên 60, Taberd chỉ nhận học sinh ngoại trú. Taberd có từ lớp hai đến lớp 12. Taberd nhận các học sinh từ khắp nơi, rất đa dạng, đủ mọi thành phần xă hội và không phân biệt tôn giáo. (photo, p. 236).

Về học hành, Taberd dạy hai chương tŕnh song song, chương tŕnh Pháp và chương tŕnh Việt « vừa theo sự phát triển tự nhiên của những chương tŕnh chính thức theo thời gian. Vào năm 1900, người ta gọi là « Tiểu học » (cours Supérieurs) ; sau nầy là Trung học (Brevet) và cuối cùng th́ Tú Tài (baccalauriat), thêm vào đó là những môn học về Thương mại và Kỹ thuật »[10]. Điều làm cho các sư huynh ngày càng tin tưởng nơi việc giáo dục của ḿnh hơn, chính v́ những cựu học sinh hănh diện v́ là cựu học sinh Taberd (ancien tabérien)[11] và thấy chúng thành công trong cuộc sống : « Cũng thế, những cựu học sinh Taberd có được những chỗ tốt trong lănh vực Thương mại và Kỹ thuật, trong Quản trị, Quận đội và có cả một vị trí cao trong Thượng, Hạ Nghị Viện »[12]. Một sĩ quan trong quân đội của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa đă khẳng định như sau : « Chúng tôi không có ǵ để so sánh ».[13]

Để đáp lại những khát vọng của quư phụ huynh học sinh, Taberd không ngừng canh tân về sư phạm để phù hợp bới sự phát triển của đất nước và theo sự phát triển của các nước khác. Phương pháp thính thị đă được áp dụng trong hầu hết các lớp. Các học sinh cũng đă bắt đầu làm quen với việc thực tập nơi pḥng thí nghiệm. Ư thức được tầm quan trọng của việc đàm thoại trực tiếp khi học một ngoại ngữ cho nên các sư huynh mời những người ngoại quốc đến trường và ngoài giờ học trong lớp, các sư huynh tạo thuận lợi cho học sinh thực hành. Để giúp các học sinh nắm vững lư thuyết các môn học cũng như để hiểu rơ về sự vận hành của máy móc, các sư huynh tổ chức những lớp về điện nhà, máy nổ và điện tử, chụp ảnh, rửa h́nh.

Giáo dục La San nói chung và của trường Taberd nói riêng luôn luôn nhắm đến sự phát triển toàn diện của con người dưới mọi khía cạnh. Sau một tuần lễ miệt mài học tập, các học sinh có những giờ sinh hoạt ngoại khóa, nhất là vào những ngày cuối tuần, để tham gia các sinh hoạt của phong trào hướng đạo vừa giải trí mà cũng huấn luyện cho ḿnh tháo vát và sống được với kẻ khác. Khóa âm nhạc cũng đầy người ghi danh : piano, gui-ta, violon được liên tục tổ chức quanh năm. Những em nào say mê về mỹ thuật cũng có sân chơi về hội họa hoặc chụp ảnh. Ví dụ vào năm học 1972-1973, các họa sĩ tí hon của trường Ta đă lấy được một huy chương đồng. Cũng vào cuối niên học  nầy, UNESCO Đại hàn đă tổ chức một cuộc thi về hội họa trẻ em và Taberd đă đoạt giải danh dự, một giải hạng hai, một giải hạng ba và nhiều giải khuyến khích khác nữa. Luyện tập thể xác cũng là một điểm quan trọng. V́ vậy mà phong trào thể thao thu hút nhiều học sinh nhất.  Mỗi em tự do chọn lựa môn thể thao ḿnh thích hay những sinh hoạt ngoại khóa như : bóng rỗ, bóng bàn, đá banh, bóng chuyền, vơ thuật…. Mỗi ngày, các học sinh đều có 5 phút thể dục trước khi vào lớp là không thể thiếu.

Những buổi văn nghệ được tổ chức thành công rực rỡ vào những dịp lễ trong năm làm say mê khán giả : « Sau khi tham dự, có những buổi văn nghệ để lại trong ḷng người xem một cái ǵ đó trống rổng và thất vọng, hối hận v́ đă đi xem. Nhưng những buổi tŕnh diễn ở đây th́ người tham dự lúc nào cũng mở to đôi mắt vui sướng, tâm hồn vui như ngày lễ và người ta ra về đầy ắp kỷ niệm làm như ḿnh đang sống lại hạnh phúc của cái thời xa xưa. Đó là những  cảm giác mà người ta có được khi tham dự buổi văn nghệ được tổ chức vào tối thứ bảy (7/3/1959) trong khuôn viên trường Nguyễn Du do hội phụ huynh học sinh trường Taberd tổ chức »[14].

Những chứng từ nầy được công chúng phản ảnh th́ cũng không cần phải minh họa thêm. Sự thành công rực rỡ của đêm văn nghệ đó sẽ là động lực khích lệ trường Taberd trong những sinh hoạt rải rác suốt năm.

Trong năm học, trường Taberd cũng tổ chức nhiều lễ vào những dịp khác như, Thánh lễ  và nghi thức khai giảng năm học, lễ Bổn mạng của trường vào ngày 8/12, lễ Noel, Tết nguyên đán, lễ phát thưởng cuối năm…Trong những dịp nầy, nhiều nhân vật được mời tham dự. Ví dụ buổi lể khai giảng năm học 1971, được đặt dưới sự chủ tọa của ông Bộ trưởng bộ Giáo dục, vị Chủ tịch Thượng Nghị Viện, các thành viên Hội phụ huynh , những cựu học sinh, phụ huynh, bạn hũu và những người đại diện các trường tại Saigon. Buổi lễ khai giảng nầy, vừa trang nghiêm và đồng phục chỉnh tề đă đem lại niềm tin cho người trẻ Việt-Nam.

Cũng vào đêm 24 tháng 12 năm nầy, « trong sân sau » của Taberd, một Thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức hết sức long trọng. Trang trí không thể chê vào đâu được : một tấm tranh (vitraux) 200m2, với chủ đề « Ḥa B́nh Việt-Nam », với một ngôi sao 10m chiếu xuống. Có hơn 2600 người đến tham dự Thánh Lễ. Theo ư của các bạn trẻ, một  buổi biểu diễn nhạc và văn nghệ nghệ thuật được tŕnh diễn vào buổi tối, v́ những thương binh, thu hút một số người tham dự không kém vào dịp Thánh Lễ đêm Giáng Sinh ».[15]

Chúng ta cùng xem sơ đồ dưới đây để thấy sự phát triển của trường Taberd:

Cuộc mít-tinh ấn tượng nhất trong những năm 1950 là vào ngày lễ Thánh Gioan La San tại sân Tao Đàn vào sáng ngày 18 tháng 5 năm 1958 : mít-tinh lớn của các trường Công Giáo tại Saigon để mừng lễ Thánh Gioan La San, Quan Thầy các Nhà Giáo dục. Nhờ vào tài ngoại giao mà trong ṿng một tháng liên lạc, các sư huynh đă nối kết được 32 trường hứa gởi nhiều học sinh đến tham gia cuộc mít-tinh và cuối cùng, con số lên đến 12 000 người. Hiện diện hôm đó có ông Đệ, Hiệu trưởng trường Mỹ thuật. Ngồi trong hàng ghế danh dự, ông đă nói với ông Bộ Trưởng Bộ Giáo dục cảm tưởng của ông như sau : « Hôm qua, tôi đă hiện diện trong cuộc mít-tinh của những trường công lập, đúng là một cuộc lộn xộn ; hôm nay là trật tự và kỷ luật ». Ông Bộ Trưởng gật đầu thừa nhận với một nụ cười hài ḷng. [16]

Kết quả thi cử của nhà trường không hẳn là tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá chất lượng của một nhà trường. Thế nhưng, dưới con mắt của phụ huynh học sinh, đó luôn lại là một mức đo thấy được về sự tiếp thu của học sinh và phụ huynh cũng xét từ đó mà gởi con em ḿnh vào. Sau đây là kết quả kỳ thi Túi Tài niên học 1972-1973, cùng với một trong những kỳ thi khác, đây là một trong những kỳ thi làm phụ huynh hài ḷng và thán phục :

 

1972-1973

Phần trăm

Hạng

 

 

 

Ưu

B́nh

B́nh thứ

Tú Tài toán (CT Pháp)

13/16

81,3%

 

3

6

Tú Tài Khoa học (CT Pháp)

16/21

76,1%

 

1

7

Tú Tài II Ban A (Khoa học)

70/73

96%

 

1

8

Tú Tài II Ban B (Toán)

117/117

100%

2

4

20

Tú Tài II Ban C (Triết)

11/11

100%

 

 

3

Chứng từ của các cựu học sinh :

Từ 10 năm nay, các cựu học sinh trường La San bắt đầu từ từ tụ họp nhau lại, trước hết là để ôn lại những kỷ niệm vui buồn của thời học sinh và nhất là để tính làm một cái ǵ có ích cho thế hệ trẻ đàn em gọi là để « trả một món nợ tri ân các thầy cũ », như họ thường nhắc lại mỗi lần gặp mặt.  Ví dụ như ở Saigon, để thử t́m gặp lại những bạn bè cũ ra trường vào những năm 50, ông Nguyễn văn Công đă lấy sáng kiến kêu gọi sự đóng góp của các cựu học sinh Taberd mà ông biết, trước tiên là ở ngoại quốc và sau đó là trong nước để đi xây những cây cầu xi măng thế cho các cây « cầu khỉ » [17] từ năm 2004. Dự kiến, khi khánh thành, mỗi bên đầu cầu gắn một tấm bảng ghi « cựu học sinh Taberd » kính tặng. Để bắt đầu phổ biến chương tŕnh nầy cho các cựu học sinh Taberd, ông Công đă tổ chức vào đầu năm 2005, bữa ăn đầu tiên mời những bạn cựu học sinh từ hải ngoại về, ông Hồ Ngọc Nhuận và vài người bạn khác ở Saigon tham gia. Chính bữa ăn nầy làm nảy sinh ư tưởng thành lập một « Hiệp Hội cựu học sinh La San ». Một buổi họp mặt lần thứ hai vào tháng 4 năm 2005 gồm có khoảng 30 người cựu học sinh Taberd « thế hệ già ». Lần nầy có một vài nhân vật mà nhiều người biết cũng có mặt,  như : ông Ngô Công Đức, linh mục Huỳnh Công Minh, bác sĩ Nguyễn Duy Diễm, bác sĩ Nguyễn Dũng Chí và dĩ nhiên có ông Hồ ngọc Nhuận. Tất cả những người nầy đều có địa vị trong xă hội. Mỗi người luân phiên kể lại những kỷ niệm tốt và « xấu » thời học sinh của ḿnh, nhưng cũng là để vui đùa, kèm theo những tiếng cười rôm rả, vui tươi và những lời kết luận hữu ích. Một anh cựu học sinh kể lại rằng : « Frère Humbert[18] đă phê trong học bạ tui là « élève nul » (học sinh quá tệ), (kèm theo những tiếng cười vang lên).  Nhưng  nhờ như vậy mà v́ tự ái, tôi đă hết sức cố gắng để trở nên như là bây giờ trong xă hội ». Nhiều câu chuyện nho nhỏ tương tự được lần lượt chia sẻ lẫn lộn với những việc đánh giá cao về nền giáo dục của các trường La San trước năm 1975 và sự phân tích về sự xuống cấp của nền giáo dục hiện nay để đi đến một đề nghị cuối cùng : « mở trường cho các Frères ». Cũng trong thời điểm nầy, một Hội mang tên là FALAISE được thành lập bên Pháp gồm những cựu học sinh Taberd với mục đích là « giúp các sư huynh già yếu và những công tŕnh của các sư huynh ở Việt-Nam»..

Đại Hội lần thứ 1 của Hội FALAISE vào ngày 6 tháng 5 năm 2005 tại nhà hàng Chinetown quận 13, thủ đô Paris, cũng có cùng mục đích trên. Nhân dịp nầy, ông Hoài Việt đă đọc trước các cựu học sinh những vần thơ của ông, coi như là những lời phát xuất từ con tim của những cựu học sinh Taberd gởi đến các tất cả các sư huynh:

« …Quoi qu’il en soit, mes Frères, soyez fiers
Votre disciple a bien profité de vos enseignements
Et il a réussi à l’Université comme dans la vie.
Il essaie aussi de faire ce que vous lui avez appris :
Aimer ses compatriotes, servir son pays,
Faire taire la haine, répandre l’amour,
Ne jamais renoncer, lutter jusqu’au jour
Où la justice et la fraternité règneront
[19]

Hoai Viet NVH

Xin tạm chuyển ngữ:

Thưa Quư Sư Huynh, dù thế nào đi nữa, các sư huynh hăy hănh diện
v́ người đệ tử của quư sư huynh đă lợi dụng đuợc những điều quư sư huynh giảng dạy
Anh đă thành công trên Đại Học cũng như trong xă hội
Anh cũng cố gắng thực hiện điều mà quư sư huynh dạy cho anh:
Hăy yêu thương đồng bào của ḿnh,
phục vụ quê hương,
xóa đi hận thù, trải rộng t́nh thương,
đừng bao giờ từ khước,
đấu tranh đến ngày mà sự công b́nh và t́nh huynh đệ sẽ ngự trị.

Cũng chính trong thời gian nầy  mà các cựu học sinh « Taberd 74 » đă lấy sáng kiến thành lập một quỹ để tương trợ và cấp học bổng cho học sinh nghèo.

Tương tự ở Huế, các cựu học sinh La San B́nh Linh cũng cùng thực hiện những công tác phục vụ người nghèo như: thăm viếng bệnh nhân, những người già yếu neo đơn ; mở lớp t́nh thương để dạy cho các em học đọc học viết ; dạy nghề may, sửa xe gắn máy… Nhân dịp 100 năm các sư huynh hiện diện tại Huế (1904-2004), các cựu học sinh có tổ chức một buổi họp mặt khoảng hơn 100 cựu học sinh trường B́nh Linh trước năm 1975. Một số lớn cựu học sinh khác, trong và ngoài nước cũng muốn làm một cái ǵ đó có ích cho xă hội.

Trường La San Đức Minh[20]

Đầu năm 1923, cha xứ họ Tân Định só mở một ngôi trường và mời các sư huynh cộng đoàn La San Taberd đến điều khiển trường. Đức Cha Giáo Phận Qui Nhơn và Giáo phận Saigon đến tham dự lễ khánh thành vào ngày 18 tháng 11 năm 1923. Ngôi trường mới được đặt tên là « Trường Thánh Louis de Gonzague », có địa chỉ là 146 đường Hiền Vương, Saigon 3.

Năm học bắt đầu với 120 học sinh, chia làm 4 lớp tiểu học. Học sinh cũng như lớp học tăng dần mỗi năm. Lớp cuối cấp tiểu học mở vào năm 1926 với 14 học sinh. Cuối năm 12/14 em đậu được bằng tiểu học Pháp (Certificat d’Etudes du Primaire, CEP).

Vào thời đó, trường thánh Louis de Gonzague được coi như là một vệ tinh của trường Taberd. V́ vậy, các sư huynh làm việc tại đó ban ngày và trở về Taberd vào bàn đêm. Sư huynh Hiệu trưởng đầu tiên của trường nầy là sư huynh Ildéfonse, đă làm cho ngôi trường mới mở nầy có một thành tích đáng chú ư.

Đến năm 1931, sĩ số học sinh lên đến 320 dưới sự điều hành của sư huynh Pierre Quư (từ 1930-1944).

Trong thời kỳ giặc giă, nhà trường tạm ngưng hoạt động. Với sự đồng ư của Cha Sở, các sư huynh Taberd đến trường thánh Louis de Gonzague trong ṿng một năm. Vùng Tân định thời đó là ngoại ô của Saigon, vừa yên tĩnh vừa an ninh.

Trường mở cửa lại vào năm 1946 và các học sinh trở lại trường cũ của ḿnh đông đúc. Sư huynh Urbain Lựu là Hiệu Trưởng đă xây thêm lớp và hướng các học sinh tùy theo khả năng mà thi tiểu học Việt hay Pháp.

Vào năm 1948, các sư huynh mừng kỷ niệm 25 năm của trường thánh Louis de Gonzague. Học sinh lúc đó lên đến 700 em.

Sư huynh Jourdain được đề cử làm Hiệu trưởng vào năm 1951 và từ đó trường độc lập với Taberd. Các sư huynh ở lại luôn tại trường, không trở về Taberd ban đêm nữa. Một cộng đoàn mới được thành lập.  Và từ năm 1952, trường thánh Louis de Gonzague mang một tên mới là « trường La San Đức Minh » ghi nhớ Đấng Sáng Lập Gioan LA SAN và thánh tử đạo Philipphê MINH. Cấp 2 cũng được khai giảng vào năm nầy.  .

Sư huynh Harman Tuấn tiếp tục rất thành công công tŕnh của các vị tiền nhân : thay chương tŕnh Pháp bằng chương tŕnhh Việt, môi trường thuận lợi cho việc học, lối vào trường được tráng nhựa.

Đến năm 1961, La San Đức Minh gởi các thí sinh đi thi Trung Học lần đầu tiên. Kết quả rất đáng khích lệ : 38/48 em đậu, tức 79%, một tỷ lệ khá cao so với các trường khác ở Saigon thời bấy giờ mà tỷ lệ trung b́nh chỉ đạt 30%..

Người kế vị sư huynh Harman là sư huynh Félicien Lương đă điều khiển nhà trường trong 6 năm với tinh thần sáng suốt và cẩn trọng, đă tạo được một niềm tin hoàn toàn nơi phụ huynh và đă tạo được một tinh thần rất tốt nơi giáo viên. Ngài đă xây thêm pḥng lớp mới để đáp ứng nhu cầu gia tăng học sinh mỗi năm.

Người tiếp tục công tŕnh của sư huynh Félicien là sư huynh Elie Trần văn Khoa. Ngài đă mở thêm cấp 3 vào năm 1968 và hoàn tất việc xây cất một dăy nhà mới một tầng lầu, được 6 pḥng lớp mát mẻ và sáng sủa.

Sư huynh Gérard Hồ Tấn Phát thay thế sư huynh Elie Khoa vào năm 1971. Ngài đă xây thêm một tầng cho dăy nhà mới, sửa sang pḥng ở các sư huynh. Sĩ số học sinh lên đến 3000. Phần ngài, ngài chuyển hướng làm linh mục một năm sau đó : năm 1972. 

La San Đức Minh có được một bầu không khí đặc biệt dưới sự điều hành mới của sư huynh Constance Hữu từ niên khóa 1972-1973. Ban giáo sư làm việc hăng say và hiệp nhất. Tinh thần kỷ luật càng ngày càng cao. Các sư huynh Giám học và sư huynh tổng Giám thị được trẻ hóa. Mọi người đều hài ḷng và tin vững vàng vào một tương lai bảo đảm kết quả. Các sư huynh trẻ về làm việc để chuẩn bị mừng 50 thành lập trường, 1923-1973. Ngày lễ được tổ chức hoành tráng với sự hiện diện của nhiều nhân vật chánh quyền và giáo quyền và với sự tham gia của các trường La San khác, trường các Sơ và các trường bạn. Nhiều giải thể thao được tổ chức như : bóng rỗ, bóng chuyền, bóng bàn, được bắt đầu từ một tháng trước. Những khách mời hài ḷng và thán phục về sự đa dạng của pḥng triển lăm về những sinh hoạt tôn giáo và ngoại khóa được tổ chức trong nhà trường từ ngày thành lập đến nay. Buổi lễ chấm dứt bằng một màn tŕnh diễn văn nghệ được tán thưởng nồng nhiệt và để lại nơi tâm hồn khán giả một kỷ niệm khó quên.

Phần đông các học sinh La San Đức Minh thuộc thành phần gia đ́nh có thu nhập trung b́nh. V́ vậy, Đức Minh luôn luôn duy tŕ truyền thống của Ḍng là chăm sóc đặc biệt người nghèo qua việc trao 300 học bổng cho những học sinh con em gia đ́nh gặp khó khăn về kinh tế.

Trường La San Đức Minh cố gắng phát triển tất cả những khả năng tiềm ẩn của học sinh qua những tổ chức nhiều hoạt động khác nhau : lớp nhạc (orgue, gui-ta, trống…), thể thao (bóng rỗ, bóng chuyền, bóng bàn), có huấn luyện viên đến đào tạo hẳn hoi. Một cầu thủ vô địch bóng bàn toàn quốc là một cựu học sinh Đức Minh.

Các sư huynh không quên bổn phận của ḿnh là giáo dục ki-tô cho học sinh. V́ vậy hàng năm, các sư huynh cũng có những lớp giáo lư để dọn cho các em học sinh Công Giáo Rước lễ Vỡ ḷng và lănh nhận bí tích thêm sức.

La San Đức Minh v́ vậy có được tiếng là phát triển ơn gọi cho Ḍng và cho linh mục. Cũng nên nhắc lại nơi đây công lao của sư huynh Aimé Đức, người đi t́m ơn gọi không biết mệt mỏi, gởi vào Ḍng La San và các chủng viện rất nhiều bạn trẻ.

Trước khi Saigon thất thủ vào năm 1975, ban giáo sư trường La San Đức Minh có 14 sư huynh và 120 giáo sư nam nữ chăm lo cho 3300 học sinh từ sáng đến chiều, từ cấp 1 đến cấp 3.

La San Kỹ Thuật Đà Lạt

Trước khi mang tên Kỹ Thuật La San, trường nầy có tên là « Xưởng thánh Nicôla » trong những năm 60, để tưởng nhớ linh mục Fernand Parrel, đồng thời tưởng nhớ đến hiệu trưởng của trường và cha xứ của nhà thờ thánh Nicôla Đà lạt. 

Ngôi trường nằm trên đường Yersin số 25, gần nhà thờ con gà, ngày nay là nhà thờ Chánh Ṭa Đà-lạt. Tư tưởng sáng tạo thành lập ngôi trường nầy là do sư huynh Cyprien Gẫm vào năm 1956, ngài là sư huynh Giám Tỉnh đầu tiên người Việt. Thế nhưng, ngôi trường nầy chỉ được thực hiện vào năm 1960 do người kế vị của ngài là sư huynh Bernard Bường.

Sau 3 tháng chuẩn bị, tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm 1960, những trang thiết bị cho các lớp học nghề được lắp đặt và sẵn sàng hoạt động, dưới sự điều hành của sư huynh Guillaume Khai. Sư huynh tân Hiệu trưởng là sư huynh Alexandre Ánh, tốt nghiệp kỹ sư ở trường ECAM, Lyon, Pháp, đưa vào hoạt động vào ngày 3 tháng 8 năm 1960 và khởi sự nhận đơn thi nhập học cho niên khóa mới 1960-1961. Hơn 200 hồ sơ được gởi đến từ các tỉnh : Nha Trang, Pleiku, Quảng Trị và kể cả Saigon. Thế nhưng, các sư huynh chọn lựa rất kỹ v́ vậy mà chỉ nhận 43 học sinh đầu tiên vào ngày khai giảng, trong đó có 25 em nội trú (13 người Việt, 19 người miền núi và 2 người Tây) và 28 ngoại trú, phân bố thành nhiều lớp khác nhau tùy theo ước vọng của các em : 18 em học về mộc, 8 em học nghề tiện, 6 em học nghề làm xoang chảo, 5 em học thợ rèn, 6 em học hàn điện, đồ thiếc, hàn x́, điện. Ư thức được sứ mạng giáo dục người nghèo , các sư huynh không quên tạo thuận lợi cho những người trẻ khó khăn về kinh tế được đến học. Con số ban đầu rất khiêm tốn như thế. 12 người nội trú trong các em được học miễn phí gồm: 10 em dân tộc và 2 người Việt.

Một năm sau ngày khai giảng, vào năm 1961, nhà trường gặp những khó khăn đầu tiên: hai sư huynh chủ chốt bị tổng động viên và trở thành những giảng viên của trường Vơ Bị Đà Lạt, các ngài chỉ c̣n làm việc bán thời gian ở trường mà thôi. Hiệu trưởng mới là sư huynh Cyprien, lấy quyết định bỏ nội trú. Sĩ số học sinh xuống ngay lập tức và chỉ c̣n 14 em. Vừa suy xét nhu cầu của người trẻ và sự nằn ń của phụ huynh, các sư huynh đành phải rút lại quyết định nầy. Học sinh tăng lên lập tức là 45 em vào đầu năm học 1961-1962. Đồng thời, đế đáp lại nhu cầu người trẻ, 4 ban ngành nữa được mở ra : máy nổ xe hơi, điện kỹ nghệ, vẽ kỹ nghệ, tiện sắt.

Trong năm 1961, các cơ sở vật chất của trường ngày càng được cải tiến : 16/09/1961, khánh thành một nhà xưởng kích thước 12x35m nhân dịp lể bổn mạng của sư huynh Hiệu trưởng. Công tŕnh mới nầy phải nói là mang ơn, nhờ sáng kiến và hợp tác của sư huynh Guillaume Khai, sư huynh trung uư. Cũng vậy, nhờ vào tài ngoại giao của hai sư huynh trung úy là sư huynh Alexandre Ánh và Guillaume Khai, sân trường cũng làm sạch sẽ, biến thành sân bóng rổ và khánh thành ngày 11/11/1961.

Đến từ khắp nơi trên đất nước, từ các hoàn cảnh xă hội và gia đ́nh khác nhau, các học sinh đầu tiên của trường nầy đă có rất nhiều tấn tới trong lănh vực nhân bản : một t́nh thần mới về liên kết, tương trợ, kỷ luật và thông cảm ngự trị giữa chúng. Để giúp đỡ chúng tập quen với kỷ luật, bảo đảm kết quả làm việc, có một tinh thần sáng tạo và ư thức trách nhiệm của ḿnh, các sư huynh áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm trong mọi lănh vực : học hành, chơi, thể thao, văn nghệ, ngay cả trong những cuộc dă ngoạn. Nhiều cuộc viếng thăm của các nhân vật cao cấp đă khích lệ các sư huynh và học sinh của ḿnh, một dấu chỉ của tính thích hợp của ngôi trường kỹ thuật đầu tiên ở Đà lạt nầy như : Ông Nguyễn Ngọc Thơ, phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa đă đến thăm trường vào ngày 29/07/1961. Ông cũng đă gởi con của cho các sư huynh ở La San Adran. Ngài đă ở lại trường 1g30 phút, đi thăm tất cả các lớp và nhà xưởng vừa quan sát vừa hỏi thăm các sư huynh về những sinh hoạt của sáng kiến mới nầy mà ngài đánh giá rất tốt. Ngày 12/12/1961, ông Nguyễn Được là Giám đốc Bộ thuộc ngành kỹ thuật, cũng đă đến thăm trường có ư là để chứng minh cho thấy rằng « Kỹ Thuật La San » đă thực hiện « trong từng chi tiết » những dự tính của Bộ trong lănh vực kỹ thuật.

Năm 1962-1963, năm canh tân. Ban giảng viên được hiệu chỉnh. Nhưng việc đổi mới quan trọng nhất là việc thay đổi chương tŕnh để phù hợp với chương tŕnh nhà nước. Sĩ số học sinh năm nay lên đến 92 em. Tất cả mọi em đều phải thi vào lớp 6 và lớp 7. Những em nào không đạt th́ tiếp tục học nghề như trước.

Nhiều cuộc viếng thăm của các nhân vật cao cấp làm cho ngôi trường nhỏ bé nầy như hứa hẹn có được một tương lai sáng lạn. Trước hết là cuộc viếng thăm của Bề Trên Tổng Quyền Nicet Joseph, với sự đồng hành của sư huynh Phụ Quyền Lawrence O’Tool. Người thứ hai là Giám Mục Dossing, phụ trách hội MISEREOR, đến để xem xét và quyết định trợ cấp xây một một dăy nhà mới cho trường. Cuộc viếng thăm thứ ba để lại một kỷ niệm không phai, đó là cuộc viếng thăm của Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa đầu tiên Ngô Đ́nh Diệm vào ngày 2 tháng 10 năm 1962. Ngài đi thăm tất cả các ban dạy nghề, tất cả các nhà xưởng hỏi thăm các em đang thực hành. Và cuối cùng để chứng minh rằng ngài rất hài ḷng, ngài móc ra 5000 đồng và kư tên vào sổ ân nhân của trường. Những điều làm các sư huynh ngạc nhiên hơn cả là ngài đă tặng cho trường thêm 2 lô đất để nới rộng nhà trường.

Thời gian trôi qua. Nhà trường đă làm một cố gắng tối đa để làm cho vẻ đẹp ngôi trường càng ngày càng tăng. Sĩ số học sinh tăng lên hàng năm. Vào năm 1969, sĩ số là 490, gồm có 49 lưu sinh. Vào năm 1971, sĩ số tăng lên 749 em, có 42 em nội trú. Nhiều công tŕnh đă bắt đầu. Một dăy nhà mới cũng gần hoàn tất để đưa vào hoạt động năm sau, 1972-1973. Kết quả các kỳ thi của năm 1971-1972 thật đáng khích lệ : 

-        CAP (Trung học kỹ thuật , examen du premier cycle Technique et Professionnel) : 43/89, tức  48%.

-        Tú Tài I (ban kỹ thuật) : 39/45, tức 86,7%.

-        Tú Tài II (ban kỹ thuật) : 12/12, tức 100%.

Thế nhưng, nhu cầu th́ nhiều, nhưng nguồn tài chánh th́ giới hạn. V́ vậy, muốn đáp lại một cách tốt nhất cho học, cộng đoàn phải thiếu một món nợ v́ giá cả lên quá nhanh kéo theo những chi tiêu không tính trước được. Nhưng các sư huynh hy vọng rằng năm học 1972-1973 sẽ giúp giải quyết tất cả. 

Phần nầy của công việc của tôi được thực hiện xen lẫn những lời nhận xét và những kư ức của những người được hỏi đến kèm theo những tài liệu t́m thấy trong Tỉnh Ḍng và ở Trung ương bên Roma. Có một nguy cơ liên quan đến khoa học luận khi sử dụng những sự dàn xếp công việc rất khác nhau và có ghi trong danh mục thuộc khoa học nhân văn nhưng những tiếp cận có chất lượng cho phép sự xen trộn những loại nầy để nói lên rằng điều đó gợi lên một t́nh huống chính xác trong một thời điểm nhất định.

Chúng ta hăy trở lại những thống kê : những thống kê ở đây tùy thuộc vào những sĩ số học sinh theo sự biến động của từng năm học:   

N.B. Vào năm 1971,sĩ số học sinh nội trú giảm v́ t́nh h́nh bất an trên đường Saigon-Đà lạt và cũng v́ sự đắt đỏ của cuộc sống.

Chỉ một vài tường thuật trên đây của một số trường đặc thù La San trước năm 1975 có mục đích cho đọc giả có được một cái nh́n tổng thể về trường các sư huynh.  Một số người lớn tuổi biết được các sư huynh La San ngày xưa, biểu lộ một cái ǵ đó luyến tiếc cho sự vắng mặt của các sư huynh trong môi trường giáo dục hiện nay. Điều nầy cũng cho các thế hệ trẻ thấy được phần nào sự thành công của các sư huynh trong lănh vực giáo dục. Tôi không cố ư khoe khoang rằng giáo dục La San ở Việt-Nam là hoàn hảo. V́ gần đây, trên mạng có một người được gọi là Quân Nguyễn và tự xưng là học sinh La San, đă viết một bài báo đưa lên mạng với một cái nh́n khác :

« Tôi vào học với các sư huynh từ lúc 11 tuổi. Phần đông « frères » c̣n rất trẻ và đi tu là để trốn quân dịch, […]. V́ vậy cho nên mấy ngài đánh học sinh dữ lắm. […]. Vào năm 15 tuổi, tôi xin bố tôi đổi trường. Có lẽ lúc đó bố tôi thấy là mấy Frères không tốt nên chấp nhận yêu cầu của tôi » ngay.

Những ḍng trên đây chỉ trích ra một phần của bài viết trên. Khi viết lên bài nầy, không biết tác giả có điều tra chắc chắn để biết được rằng phần đông sư huynh thời đó « đi tu là để trốn quân dịch » hay không? hoặc đây chỉ là một sự trả thù tâm lư hoặc chỉ là một suy diễn vô căn cứ mà v́ chính anh, anh cũng đă bị ba anh cho « ăn roi »  đến « dở sống, dở chết » như anh đă viết trong một đoạn khác mà không trích ra nơi đây. Nhưng dù sau, đây cũng là phản ảnh mặt trái của nền giáo dục La San. V́ thật ra, trên đời nầy không có ǵ hoàn hảo. Ca ngợi một người quá sức một cách mù quáng để nâng họ lên cao vượt bậc hoặc nhấn ch́m họ xuống tận đáy bùn sâu th́ suy cho cùng, điều đó biểu lộ có một quan niệm sai hoặc có một h́nh ảnh sai về người đó. 

Thật vậy, đánh giá một nền giáo dục không phải là một việc dễ làm v́ nó là một trong « ba nghề khó nhất » (Durkheim). Nhưng với một bề dày lịch sử hơn 140 năm hiện diện phục vụ giới trẻ Việt-Nam, một thời gian khá dài, khá đủ và thuận lợi để duyệt xét những thành công của nền giáo dục chúng ta trong quá khứ hầu có thể hành động tốt hơn trong tương lai. Vậy th́ chúng ta có thể dựa vào những tiêu chuẩn nào để đanh giá một nền giáo dục. Có rất nhiều. Nhưng Sư Huynh Alvaro, Bề Trên Tổng Quyền đương nhiệm đề nghị chúng ta tiêu chuẩn sau đây :

« … Nếu, đối với những học sinh (sinh viên) nầy, sự thành công chỉ là để trở nên những ông hay bà chỉ biết “ lo cho ḿnh và gia đ́nh ḿnh mà thôi » chứ không « biết lo cho kẻ khác », cách riêng  những người nghèo nhất và những người bị đẩy ra bên lề, th́ giáo dục mà chúng ta mang đến cho họ sẽ không đạt được mục tiêu của nó…»

 

[1] Frère ALBAN, Histoire de l’Institut, Éditions Générales F.S.C., p.526

[2] Idem. p. 520

[3] Idem. p. 520

[4] Idem.

[5] Frère ALBAN, Histoire de l’Institut, Editions Générales F.S.C., p. 528

[6] Frère ALBAN, Histoire de l’Institut, Editions Générales F.S.C., p. 528

[7] Idem.

[8] Xin xem « : Eduquer par l’amour, non par la crainte (F. Léon Lauraire), Revue Liens LA SALLE, tháng 3/ 96, và các số: 12/ 94, 03/ 95, 06/96. 

[9] Tài liệu được trích từ các quyển Kỷ Yếu La San Taberd từ năm 1960-1974

[10] Frère ALBAN, Histoire de l’Institut, Éditions Générales F.S.C., p. 514.

[11] Tabérien có nghĩa là học sinh trường Taberd.

[12] Frère ALBAN, Histoire de l’Institut, Éditions Générales F.S.C., p. 514.

[13] Idem., p. 513.

[14] Theo báo « Extrême-Orient », bài viết có tựa đề « Brillante soirée à l’Institution Taberd ».

[15] Liên Lạc 1971 (nội san của Tỉnh Ḍng trước năm 1975), p. 26.

[16] Xem thêm ở phần phụ lục từ hàng 566 đến hàng 790.

[17] “Cầu khỉ”: cầu chỉ dùng tre, hay thân cây dừa, dùng cho người đi bộ mà thôi.

[18] Frère Humbert Vu Van Cuong, tiến sĩ về Sinh học, giáo sư trường ISAB, (Institut Supérieur d’Agriculture de Beauvais). Ngày qua đời tại Pháp năm 1998.

[19] Xem nguyên bản văn từ hàng 566 đến hàng 660.

[20] LÊ THÀNH TỐT, Trích « Lịch sử Tỉnh Ḍng La San tại Việt Nam ».