Chương 3 :

Thời kỳ dao động và tản mát (1975-1985)

Trong những tháng đầu năm 1975, những tháng trước ngày khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nhiều cuộc tấn công dồn dập. Người dân Saigon hoảng sợ, nhà cửa bị cháy v́ bom đạn… Trong những năm bị pháo kích, Taberd lănh tổng cộng 4 quả pháo 220 ly, gây tử vong một sư huynh và người gác-dan…

Trong thời điểm nóng nầy, các trường La San ở Saigon trở thành những điểm đón người tị nạn đến từ các tỉnh thành. Tuần lễ cuối cùng ở Saigon giới nghiêm 24/24. Thế nhưng, ngày 29/04 ngoài phố lại th́nh ĺnh trở nên nhộn nhịp. Người ta đi đâu đông thế ? Các sư huynh làm ǵ trong những ngày đó ? Nhiều tin đồn, đủ thứ tin đồn, làm người dân xôn xao. Và các sư huynh cũng bị ảnh hưởng lây. Tôi thấy rơ ràng sức nặng của Lịch sử trên những thể chế và trên cách suy nghĩ  như Edgar Morin (Nhà xă hội học và triết gia người Pháp sinh ngày 9 tháng 7 năm 1921) nhắc lại thường xuyên trong nhật kư của ông ! Trước hết, khi nghe tin Ban Mê Thuột thất thủ, các sư huynh ở các tỉnh hoảng hốt và t́m hết cách để về Saigon : từ Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Mỹ Tho, bỏ hết mọi sự : nhà cửa, trường học, của cải chung cũng như riêng…Sư huynh Giám Tỉnh thời đó ra lệnh cho các Huynh Trưởng ở các cộng đoàn, trao cho mỗi sư huynh 100 000 đồng[1] để pḥng thân khi tản mát và không c̣n liên lạc được với nhau. V́ vị chủ chăn lần nầy đă gởi thông báo cho toàn thể Dân Chúa là không « bỏ rơi con chiên » như sự việc xảy ra hồi năm 1954, sư huynh Giám Tỉnh và Hội đồng Cố Vấn quyết định không tổ chức chính thức ra khỏi nước dù dưới h́nh thức nào. Thế nhưng, ngài vẫn để các sư huynh tự do, những ai v́ lư do cá nhân nào đó, có thể theo làn sóng những người chuẩn bị làm một cuộc xuất hành … Được lệnh chung như vậy, một số các sư huynh ra Phước Tỉnh chuẩn bị chờ cơ hội thuận tiện để rời quê hương. Phần tôi, tôi chưa có kinh nghiệm ǵ về cuộc sống ở nước ngoài, cho nên tôi thấy không biết ḿnh sẽ làm ǵ ở tuổi 30 nầy. Cho nên, vào trưa ngày 29/04/1975, tôi đă lái xe đưa một số người ra bến Ba Son để xuống tàu, c̣n tôi, lái xe trở về.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, vào lúc 10g sáng, Tổng Thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, người đă giữ chức vụ Tổng Thống ngắn nhất : 3 ngày ! Có người vui , có người khóc. Bề Trên nhà Ḍng bối rối không biết làm sao. Các sư huynh tản mát hết, chẳng ai lo cho ḿnh, mỗi người phải bương chảy, đi t́m một cách nào đó để sống. Có người giờ nầy mới muốn đi nên đă t́m đường hoặc Rạch Giá, hoặc Vũng Tàu hay nơi miền biển nào đó, chẳng cần phải xin phép ai. Hậu quả của sự tản mát nầy ảnh hưởng sâu đậm trong hàng mấy chục năm và rất khó biến đổi.

Trong sự nghi nan, vị lănh đạo không biết phải làm ǵ, đi theo hướng nào cho tốt, có cái có lợi, có cái không. T́nh thế rối như mớ ḅng bong. Tôi kể lại những sự kiện trên đây chỉ là để minh họa điều được nghe và thấy.

Sau đây là tiến tŕnh « quốc hữu hóa » các trường học và hành động « hiến » của 6 trường La San ở Saigon : Taberd, Mossard, Đức Minh, Hiền Vương, Thạnh Mỹ, Chánh Hưng, kèm theo những quyết định của Tỏa Tổng Giám Mục và của nhà nước làm bằng chứng. Pellerin  ở Huế không « hiến » và Vũng Tàu, nhà hưu dưỡng, cũng không hiến. Thế nhưng, cho dù có « hiến » hay không « hiến », cho đến giờ phút nầy, việc đ̣i lại cũng không dễ dàng.

« Hiến » trường

Từ khi TP. Nha Trang bị thất thủ, người dân Saigon thấy rằng chế độ Saigon chấm dứt.

Sau ngày 30/04/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Đức Tổng Giám Mục TP. Hồ Chí Minh đă thành lập một Ủy Ban Giáo dục để t́m cách giải quyết cách tốt nhất vấn đề các trường công giáo và tư thục tại Saigon. Ủy Ban nầy gồm các thành viên chủ chốt sau: Lm Nguyễn Thới Ḥa, Hiệu Trưởng trường Trung Học  Chí Thiện và sư huynh Nguyễn Văn Linh, phụ tá Giám Tỉnh Tỉnh Ḍng La San Việt Nam. Lư do mà Đức Tổng Giám Mục tuyển chọn Lm Ḥa làm trưởng ban v́ ngài có công với chánh quyền Cách Mạng. Đức Tổng Giám Mục đă quyết định chọn đúng người trong hoàn cảnh chính trị phức tạp thời bấy giờ. Ủy Ban nầy bắt tay vào việc ngay để chuẩn bị cho niên học mới vào tháng 9 năm 1975 bằng cách : thương lượng với các chủ trường, phân tích lợi hại, nghiên cứu hợp đồng chuyển nhượng quản trị các trường học với Sở Giáo dục. Và v́ vậy mà hợp đồng thứ nhất được kư.

1- Quốc hữu hóa các trường

Trên khắp đất nước Việt-Nam, cộng đoàn các sư huynh đều nằm trong khuôn viên, xen kẻ trong nhà trường. Quốc hữu hóa nhà trường cũng đồng nghĩa với việc không sớm th́ muộn, loại các sư huynh ra khỏi nơi mà các sư huynh đă bỏ biết bao tâm huyết và công sức gầy dựng.

Trường La San Đức Minh

Tháng 3 năm 1975 : Do những biến cố dồn dập xảy đến trên cao nguyên và ở miền Trung, trường đă tổ chức thi học kỳ 2 sớm hơn thường niên..

Giữa tháng 4/1975 : Sau khi cho học sinh về, sư huynh Giám Tỉnh lúc đó (Sư huynh Lucien Hoàng Gia Quảng) đă đưa văn pḥng Giám Tỉnh từ Cư xá Lữ Gia về Đức Minh.

Cuối tháng 4/ 1975 : Sư Huynh Bruno đă xây một hầm chắc chắn trong sân sau của trường để tránh pháo kích, nhưng không chưa có dịp sử dụng dù chỉ một lần.

Trong thời gian nầy, La San Đức Minh biến thành trung tâm tiếp nhận các sư huynh tị nạn, đến từ Mossard, Thánh Giuse (Mỹ Tho) và các sư huynh đến từ miền Trung.

3/5/1975 : Một đội lính đến đóng trong trường.

Thánh 8/1975 : sư huynh Maurice Nguyễn Phú Triều được đặt làm Hiệu Trưởng trường La San Đức Minh.

16/9/1975 : Chánh quyền ra lệnh mở trường lại. La San Đức Minh đón nhận 1500 học sinh ngay từ hôm đầu tiên. Tuy sư huynh Maurice Triều làm hiệu trưởng nhưng dưới quyền một người của Sở Giáo dục gởi đến.

7/10/1975 : La San Đức Minh nhận một thư Luân Lưu chính thức từ Văn Pḥng của Giáo Phận Saigon, số No 576/VP-75, nội dung cho biết có sự thỏa thuận giữa Ṭa Giám Mục và Chánh Quyền Lâm Thời Miền Nam Việt Nam về việc quốc hữu hóa các trường công giáo. Đây là nội dung của thỏa thuận nầy :

10/10/1975 : Thông tin của Ủy Ban Giáo dục Công giáo và của Sở Giáo dục TP. Hồ Chí Minh về việc thi hành chính sách quốc hữu hóa các trường công giáo.

9/12/1975 : Bàn Giao quyền điều hành trường La San Đức Minh cho Sở Giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Sư huynh Boniface Phạm toàn Hoàn đảm nhận trách nhiệm chỉ những phần nào của cơ sở và đất đai thuộc Tu Viện..

Vài sư huynh c̣n tiếp tục dạy trong nhà trường của chánh phủ và nhận tiền lương là 35 đồng một tháng.

Xin xem Phụ Lục Văn kiện những thông tin tổng quát liên quan đến sự kiện quốc hữu hóa các trường công giáo tại Saigon, trang 398.

Vào ngày 9 tháng 12 năm 1975, Trường La San Đức Minh đă có‎ biên bản bàn giao Trường Trung Tiểu Học cho nhà nước có nội dung theo tinh thần của Thông báo được kư ngày 15 tháng 10 năm 1975 như trên. Bên nhà trường có Sư Huynh Nguyễn Phú Triều đương kiêm Hiệu Trưởng, Sư Huynh Phạm Toàn Hoàn, quản l‎ư, kư tên ; bên nhà nước có linh mục Nguyễn thới Ḥa , Đại diện Sở Giáo dục và ông Phạm văn Trung, đại diện cho Quận 3 xác nhận.

Tháng 5/1976 : Ban Tiểu học và cấp hai của La San Đức Minh bị giải thể. Trường La San Đức Minh từ nay mang tên là Trường cấp 3 TRẦN QUỐC TUẤN. Cộng đoàn của các sư huynh bị một cuộc khủng hoảng hoàn toàn, vừa về khía cạnh kinh tế vừa ở khía cạnh thiêng liêng. Một phần, như bao nhiều người dân miền Nam khác, các sư huynh phải ăn cơm độn với khoai ḿ và thức ăn chỉ là một con cá nhỏ và một chén súp. Ngày nào cũng như ngày đó. Trưa cá chiều cá. Nhiều sư huynh đă bỏ nghề dạy học để t́m một nghề khác sinh sống, như : dạy kèm chui, làm đồ mỹ nghệ gởi bán ngoài các cửa hàng, vài sư huynh khác th́ đi « kinh tế mới », v..v…Phần khác, v́ « sợ »  bị người ta « khám phá là tu sĩ », nên không ai mặc áo ḍng nữa ; trong cộng đoàn cũng không có Thánh Lễ ; v́ phải đi làm, giờ giấc không thuận lợi cho thời khóa biểu ở nhà cho nên giờ kinh nguyện thường vắng mặt ….

10/6/1978 : Theo bức thư Luân Lưu của Ủy Ban Giáo dục Công giáo, đại diện cho Ṭa Giám Mục TP. Hồ Chí Minh, và chiếu theo « Thông báo chung của Sở Giáo dục Thanh Phố Hồ Chí Minh và Ủy Ban Liên Lạc Giáo dục Công Giáo về việc công lập hóa các Tư Thục Công Giáo » điều 2, do Ông Lương Lê Đồng và linh mục Nguyễn Thới Ḥa kư‎ ngày 15 tháng 10 năm 1975, có nôi dung như sau : « quyền sở hữu của các cơ sở nói vẫn thuộc về Giáo Hội Công Giáo. Trong trường hợp muốn dành cơ sở phục vụ cho mục tiêu khác ngoài mục tiêu giáo dục cần phải có sự thỏa thuận của đôi bên ». Văn kiện nầy phải nói là nhờ công lao do sự nhiệt t́nh của Lm Nguyễn Thới Ḥa, Chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo.

Thế nhưng, đối với Linh Mục Ḥa, sự nhiệt t́nh đó chưa đủ để chứng tỏ sự trung thành và sự tận tâm tận lực của ḿnh, ngài đă t́m cách để đi bước thứ hai, sự kiện có tính cách « anh hùng » hơn nhiều : làm sao để các trường công giáo « hiến » cho nhà nước. Và ngài đă thành công. Hành động « hiến » nầy, cho đến ngày hôm nay, đă làm bế tắc hết tất cả những khát vọng xin lại những ngôi trường nầy.

Đây là Văn Kiện « hiến »[2] những ngôi trường La San tại Saigon do sư huynh Lucien Hoàng Gia Quảng là Giám tỉnh thời đó, đă ấn kư, theo sáng kiến của Linh Mục Nguyễn Thới Ḥa và người phụ tá của ngài là sư huynh Fidèle Nguyễn van Linh, phụ tá Giám Tỉnh Tỉnh Ḍng La San Việt Nam. 

Và bản sao hồi đáp của ông Văn Đại phó UBND Thành Phố Hồ Chí Minh k‎ư ngày 16 tháng 10 năm 1978, Quyết Định Quốc Hữu Hóa các Trường Tư Thục của Ḍng La San (Xin xem Phụ Lục trang 401).

Bản sao của SH. Phan Văn Chức Hiệu trưởng và SH. Đỗ van Liên kư bàn giao Taberd. Xem Phụ lục trang 402.

Tháng 6/1980 : Trường Trần Quốc Tuấn bị giải thể, nhường chỗ cho trường mới mang tên « Trung Tâm bồi dưỡng Cán bộ ».

T́nh trạng tài chánh của cộng đoàn đến thời báo động, quỹ cộng đoàn hết sạch. Một số tiền ít oi để trong ngân hàng cũng bị mất. Các sư huynh phải đem những đồ dùng trong nhà ra bán chợ trời để sống: tôn, đồ dùng nhà bếp, bàn, ghế, xe gắn máy..v..v…

Điều đáng nói là mỗi sư huynh chỉ lo cho đời sống cá nhân của ḿnh, t́m mọi cách để kiếm tiền mà sống và chỉ đóng góp vừa đủ cần thiết cho các bữa ăn trong cộng đoàn. Tiền dư kiếm được, mỗi người cất giữ để « bảo đảm tương lai » như một sư huynh đă nói!

Anh em căng thẳng nên cũng nhiều lúc to tiếng với nhau, tranh luận về ư thức hệ cũng có, v́ sự bất an trong cộng đoàn cũng có v́ nhiều cuộc viếng thăm liên tục của công an vào lúc nửa đêm… Nhưng cũng thấy tương lai mờ mịt do hậu quả của hành động « hiến » trường của sư huynh Hoàng Gia Quảng làm cho các sư huynh thấy cuộc đời tu La San « thế là hết ». Luôn luôn sống trong một thời kỳ khắc khoải, lo âu liên tục, sợ lúc nào đó sẽ bị đuổi ra khỏi khuôn viên nhà trường… tất cả những cái đó làm cho tinh thần các sư huynh hoàn toàn sa sút. Anh em không c̣n tin tưởng ở nhà Ḍng, không c̣n tin tưởng lẫn nhau. Cho nên, tinh thần là sống cho qua ngày, không có một dự tính ǵ cho tương lai. Cộng đoàn chẳng khác ǵ là một nhà trọ nơi mà mỗi người chỉ biết lo cho ḿnh, thu gom riêng cho ḿnh, không quan tâm đến bất kỳ một điều ǵ mà không mang lại lợi ích cá nhân, đúng như điều Bề Trên Tổng Quyền John Johnston đă viết : « Cộng đoàn các sư huynh c̣n vượt xa nhiều « một sức mạnh chiến lược » hay một « đội làm việc ». Đó là một cộng đoàn với một sứ mạng. Đồng thời phải hơn là « một trạm dừng để đổ đầy xăng !». Tôi phải nh́n nhận rằng đôi khi tôi có cảm tưởng có vài người trong anh em xem những cộng đoàn của chúng ta như là « những trạm dừng chân » được đặt trên những xa lộ của cuộc sống hàng ngày, những trạm dừng chân mà nơi đó anh em được thỏa măn những nhu cầu của ḿnh về ăn uống, chỗ ở và áo mặc. Tôi xin lỗi anh em v́ nói ra điều nầy có vẻ châm biếm. Tôi không có ư như thế và tôi biết rằng lời nhận xét của tôi là quá đáng. Dù sao, tôi tin rằng rất nhiều cộng đoàn chúng ta không đạt đến việc dành một ưu tiên thật sự cho đời sống cộng đoàn » [3] .

V́ vậy mà, hết người nầy đến người khác rời bỏ nhà Ḍng. Có những năm cộng đoàn chỉ c̣n có 4 sư huynh.

La San Hiền Vương

Vào thời đó, tôi làm việc ở trường nầy, số 282 đường Hiền Vương,  Quận 3 Saigon, hoặc 45 đường Nguyễn Thông Saigon 3. Tôi có tham gia vào buổi họp của các giáo viên để bầu Ban Điều Hành mới dưới sự điều khiển của 2 người đại diện của Sở Giáo dục. Để cho thấy có tính dân chủ, người đại diện để tập thể giáo viên chọn người Hiệu Trưởng và các thành viên khác của Ban Điều Hành, trong tập thể giáo viên cũ. V́ vậy mà họ đề nghị một sư huynh đảm nhận vào chức vụ hiệu trưởng. Tuy nhiên, không biết v́ lư do ǵ, tất cả đều từ chối. Một sư huynh trả lời thẳng rằng : « Tôi không làm, có bầu tôi, tôi cũng không làm ». Một sư huynh khác th́ nói : « Tôi sẽ về quê làm rẫy ». Cảm thấy bị bế tắc, người đại diện nói lời cuối cùng: « Nếu các anh chị không thể chọn người hiệu trưởng giữa các anh chị, th́ tôi sẽ gởi người đến ». Nghe vậy, các giáo viên hoảng hốt rồi sau cùng cũng có t́m được một người « giữa các anh chị ». Người đó là sư huynh Théophile Nguyễn Tịnh, là Bề Trên của cộng đoàn.

Sư huynh Hiệu Trưởng mơ ước trong mỗi ban có một sư huynh để gọi là « bảo đảm sự hiện diện ».  Anh em có người không chấp nhận ư kiến đó, nhưng không nói ra v́ trong tận thâm tâm, sự nghi ngờ lảng vảng chung quanh, không ai tin ai và điều chua xót là  « anh em nghi ngờ nhau ». Người ta thấy có một sức nặng nào đó đè nặng, không thấy rơ và cũng không biết có hay không, hay chỉ là tưởng tượng. Có 2 thành viên trong cộng đoàn ghi danh vào « Hội nhà giáo yêu nước » là một hội được thành lập trong thời chiến tranh. Hành động ghi danh vào đó gieo một tinh thần chia rẻ và đề pḥng nhau trong giao tiếp ngay cả giữa anh em với nhau.

Vài tháng sau ngày khai giảng năm học 1975-1976, nhà trường bắt đầu đi kiểm kê tài sản vào tháng 10 : bàn , ghế, tủ… và tất cả những ǵ dùng cho học sinh. Khi Hiệu trưởng là người của nhà Ḍng, với hy vọng sẽ c̣n được kéo dài thời gian làm chủ trường và dĩ nhiên với mong muốn cho việc tổ chức nhà trường được tốt, tất cả phương tiện đều được giữ nguyên. Sau khi kiểm kê tài sản, là niêm phong từ cái bàn, cái ghế... Từ nay những phương tiện đó là tài sản thuộc nhà trường.

Cộng đoàn có 8 sư huynh vào năm 1975. Hai tháng sau, tôi và 2 người khác chọn nghề làm rẩy và có 3 sư huynh khác gia nhập cộng đoàn nhưng không làm việc trong nhà trường. Hai sư huynh trẻ chỉ ở một thời gian ngắn và thay đổi nơi ở. Tiếp sau đó có 2 sư huynh khác xin phép đặc biệt ra ở nhà của một cựu đệ tử ở đường Lê Văn Sĩ với tư cách thử nghiệm. Thí nghiệm nầy không đạt : một người xin ra Ḍng và người kia trở về cộng đoàn La San Taberd. Như vậy, Cộng đoàn La San Hiền Vương c̣n 4 sư huynh. Hai sư huynh qua đời, 01 sư huynh ra Ḍng. C̣n một người ở lại và kư giấy « hiến » cho nhà trường tầng lầu cộng đoàn đang sử dụng. Cộng đoàn La San Hiền Vương bị xóa sổ.

Trường B́nh Linh – Huế (Pellerin )

Pellerin là một trong những ngôi trường lớn ở miền Trung. Nhiều người biết ngôi trường nầy v́ trường chiếm một vị trí rất đẹp và có một không gian rất rộng. Các sư huynh rất tiếc khi phải bỏ lại ngôi trường để vào Saigon, một tháng trước khi Saigon thất thủ. Họ phải ra đi sớm như vậy v́ thật sự, các cấp trên không muốn « lịch sử lặp lại » như hồi năm 1968. Vào năm đó, tất cả các sư huynh đều ở lại cho dù đang chiến tranh. Và rồi 2 sư huynh làm việc trong một nhà trường vệ tinh đă tử trận.

4/1975 : Bỏ trường vào Nam ;  

5/1975 : Chỉ có sư huynh Rodriguez Hoàng Kim Đào trở lại để « giữ trường » sau khi thống nhất đất nước.

15.8.1975 : Ông Tư Sơn, đại diện cho Ủy Ban Nhân Dân TP Thừa Thiên-Huế, tới gặp sư huynh Đào để « mượn » trường với mục đích mở lớp bổ túc cho những cán bộ. Sau khi thương lượng, hợp đồng được kư kết giữa sư huynh Hoàng Kim Đào và ông Nguyễn Khắc Mai, đại diện cho Sở Giáo dục Thừa Thiên-Huế với chữ kư và con dấu của ông Tư Sơn, trong thời hạn là 5 năm. Bắt đầu từ đó, sư huynh Đào dọn về ở trong ngôi nhà trong vườn , bên cạnh cổng nhà trường.

Sau 4 năm hoạt động, trường chuyển cho một ban điều hành khác, nhưng không báo cho chủ trường biết : Trường Đảng chuyển thành một trường thể dục thể thao.

Sư huynh Hoàng Kim Đào và sư huynh Nguyễn Cao Quí đă làm đơn nhân danh nhà Ḍng để đ̣i lại từ năm 1994, nhưng không nhận được giải quyết từ đó cho đến ngày hôm nay.

Nhà hưu Vũng Tàu

Nằm trên một ngọn đồi thấp, cách bờ biển « băi sau » 5 phút đi bộ. Ba sư huynh vào tuổi hưu, đang ở đó để « giữ nhà », một công hai việc, ngôi nhà mới mà sư huynh Bruno đă sửa sang rất tiện nghi với mục đích dùng làm nơi hội họp các sư huynh vùng Châu Á khi có nhu cầu.

Thấy ngôi nhà « không người ở » (ngôn từ do văn pḥng Nhà đất dùng), Sở Nhà đất thành phố Vũng Tàu đề nghị với sư huynh Giám Tỉnh « mượn tạm » ngôi nhà nầy để phục vụ công ích. Giấy mượn nầy do ông Đặng Tấn Thành kư ngày 18 tháng 10 năm 1977[4]

Việc quản lư ngôi nhà v́ thế mà chuyển cho Vũng Tàu với một điều kiện : nhà nước can thiệp với chánh quyền quận B́nh Thạnh, cho các sư huynh về thường trú ở đó. « Rất dễ », nhà nước đă trả lời như thế. Thế nhưng, 10 năm sau khi rời khỏi Vũng Tàu, các sư huynh già nầy, cứ 6 tháng một lần, phải trở ra Vũng Tàu để xin giấy tạm vắng và về B́nh Thạnh đăng kư tạm trú mà các vị đă kư giấy trao nhà không một ai can thiệp. Một cuộc trao đổi không tương xứng và không được thỏa măn.

Sư huynh Nguyễn Cao Quư cũng đă làm đơn đ̣i nhà  lần đầu tiên vào năm 1996 nhưng không kết quả. Nhiều lần làm đơn tiếp theo, nhưng cũng chưa có kết quả.

 ۩ ۩ ۩ ۩ ۩

Những trường ở Saigon và ngoại ô bị quốc hữu hóa theo tiến tŕnh như thế sau năm 1975, lần lượt hết cái nầy đến cái khác. Ba năm sau, một hành động « anh hùng » là « hiến » vào năm 1978. Nhưng cho dù có « hiến » hay không « hiến », như trường hợp của Vũng Tàu, B́nh Linh, và nhiều nơi khác, cũng không đ̣i được. Dù sao, những nhà trường ở Saigon đă « hiến », các sư huynh vẫn c̣n trụ lại được trong các cộng đoàn, mặc dầu nhiều lần các hiệu trưởng các trường t́m cách đưa ra ngoài, nhưng không thành công. Có một lúc, các sư huynh ở Taberd tưởng chừng như sắp ra đi. Nhờ vào sự cứng rắn hoặc do sự khôn ngoan không biết, nhưng chắc chắn nhờ sự che chở của Thiên Chúa, của Mẹ Maria và Thánh Cả Giu-se, các Thánh La San mà các sư huynh Taberd c̣n giữ lại được một không gian tương đối rộng, tuy hơi cao ở tầng thứ 4, dùng để làm hội trường trong những dịp lễ lớn, lễ Thánh Gioan La San, và ngày nay, có chỗ để nuôi nội trú sinh viên, trong khi đó, những nơi như Sóc Trăng, Mỹ Tho, Cần Thơ là mất trắng, các sư huynh ra khỏi hẳn các cộng đoàn. Cũng vậy, ở Ban Mê Thuột, các sư huynh cũng mất trắng, nhưng Thiên Chúa trả lại qua Ṭa Giám Mục, một ngôi nhà và một vườn cà-phê để … bắt đầu lại. Và cứ tuần tự như thế. Những người quen biết một chút về quá khứ của các sư huynh La San, đều thốt lên : « Tội nghiệp các sư huynh quá ! các sư huynh đă mất tất cả ! » 

2- Các sư huynh ra đi

Những sự kiện thực tế buộc anh em La San phải đặt lại vấn đề căn tính của ḿnh.

Các sư huynh rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam vào năm 1954, vào năm 1975, ra hải ngoại, rồi hàng loạt các sư huynh bỏ nghề dạy học của ḿnh để chọn một nghề khác không có liên quan ǵ đến nghề cũ ; những cuộc ra đi hàng loạt và lặp lại liên tục ; mất hết tinh thần ; luôn đặt vấn đề tương lai ra sao. Ngay cả lúc hiện tại cũng không được yên ; ban đêm ngủ cũng không yên v́ có những cuộc viếng thăm bất th́nh ĺnh của công an; nhiều sư huynh về nhà lo cho gia đ́nh, làm rẩy ; các cộng đoàn lộn xộn ; các sư huynh bị thải hồi ra khỏi nhà trường v́ « không có khả năng » … tất cả những điều đó gây nên một sự thông cảm nơi người nầy, sự nghi ngờ nơi người khác về lư do tồn tại của sư huynh La San.

Năm nay, nước Việt-Nam mừng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 7 tháng 5 năm 1954. Năm tháng qua đi. Nhắc lại sự kiện lịch sử nầy không có mục tiêu khuấy lại vết thương hay duy tŕ sự hận thù. Đơn giản muốn nói Ḍng La San và sứ mạng giáo dục của các sư huynh được liên kết chặt chẽ với cuộc sống xă hội của đất nước và biến cố chính trị ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự tồn tại của nhà Ḍng. Vài người nói rằng sự kiện ngày « 30 tháng 4  năm 1975 » là một sự « sản sinh vô tính » (clonage) của ngày « 7 tháng 5 năm 1954 » đối với người công giáo nói chung và đối với Ḍng La San nói riêng. Hàng triệu người công giáo đă bỏ tất cả, gia đ́nh, tài sản, sự nghiệp… kể cả mạng sống ḿnh, để di cư vào Nam. Đối với các sư huynh, tất cả các trường phải đóng cửa : Puginier Hà-nội, thành lập năm 1894 với 1425 học sinh ; trường Saint Joseph Hải Pḥng, thành lập năm 1906, với 1097 học sinh. Hai trường nầy đóng cửa vĩnh viễn ngày 15 tháng 9 năm 1954 cùng một lúc với các trường ở Nam Định, thành lập năm 1924, Phát Diệm, thành lập năm 1932…. Đó có phải là một « cái chết huy hoàng, lộng lẫy » chăng ? Điều đó luôn luôn có thể ! Nhưng dù sao đi nữa, đó cũng là một vết thương ḷng đối với Tỉnh Ḍng La San Việt-Nam.

Rồi đến một tháng trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, các sư huynh ở ng̣ai miền Trung cũng theo ḍng người di tản vào miền Nam, bỏ hết : nhà trường, cha mẹ, bạn bè, tất cả những công tŕnh đă đổ mồ hôi nước mắt để gầy dựng nên… Dọc đường, các chú bộ đội hẹn nhau với các ngài : « Ḿnh sẽ gặp nhau ở miền Nam ». Một lời nói tiên tri.

Lịch sử đă lặp lại và lời nói tiên tri trên được thực hiện vào ngày 30/4/1975, c̣n vĩ đại hơn năm 1954. Đó là hiện tượng « vượt biên ».

Tháng 3/1975 : Ban Mê Thuột thất thủ nơi mà 12 sư huynh đang sống và điều khiển 2 ngôi trường lớn, đang đến tthời sung măn. Tin tức từ Ban Mê Thuột cho hay các sư huynh bị bắt, bị đưa vào rừng cùng với đoàn người dân. Ai cũng nghĩ rằng, thế là hết. Nhưng may mắn vẫn chờ đón họ và tất cả được trả tự do sau 10 ngày học tập.

3/4/1975 : Nha Trang thất thủ. Tất cả các sư huynh sống tại Đà Lạt và Nha Trang t́m mọi cách để về Saigon. Cũng như bao nhiêu người khác, không mang ǵ theo : một cuộc xuất hành đúng nghĩa..

30/4/1975 : Chánh quyền Saigon đầu hàng. Lúc 10 giờ ngày 30.04.1975, Vị tân Tổng Thống Việt-Nam Cộng Ḥa đầu hàng…

Cũng như người dân miền Nam, các sư huynh La San cũng bắt đầu một trang sử mới.

Rời Việt-nam

Trong tháng cuối cùng c̣n lại, các sư huynh cũng sống cùng tâm trạng lo âu và sợ sệt như những người dân Saigon và cũng rục rịch …. Ai cũng bối rối v́ vậy mà Sư Huynh Giám Tỉnh để mặc các sư huynh « có thể chọn một con đường thuận lợi, theo sự suy xét cá nhân, phù hợp với tinh thần tu tŕ và v́ sự an toàn của cuộc sống ». V́ vậy mà mỗi sư huynh nhận được 100 000 đồng để thực hiện « dự tính cá nhân » của ḿnh. Mỗi người lo tính chuyện riêng, đi theo con đường của ḿnh. Phần lớn đi ra Vũng Tàu hay Phước Tĩnh, nơi mà các thuyền chài sẵn sàng nhổ neo ra khơi bất kỳ lúc nào để đi đến một chiếc tàu « đệ Thất Hạm đội » đang đậu đâu đó ngoài khơi.

Khi hay tin Saigon thất thủ, hơn 150 000 người Việt, trong đó có các sư huynh, giả từ Việt-Nam. Kể từ ngày đó kéo dài hàng chục năm trời, có hàng triệu người « vượt biên » chính thức, bán chính thức hay « chui ». Kể từ năm đó, biển mang tên là « Thái B́nh  Dương » trở thành một nghĩa địa khổng lồ, chôn vùi hàng trăm ngàn người chết ch́m trong đó. Nạn « cướp biển » cũng bắt đầu hoành hành những năm sau đó. Người ta thống kê cho thấy, cứ 4 người vượt biên th́ có một người làm mồi cho cá. Vào thời đó, người nào rời Việt-Nam dù bằng con đường chính thức hay vượt biên, đều có cảm tưởng như là măi măi ra đi và được coi như là « phản bội ». Nhưng giờ đây họ được coi như là yêu nước v́ sự đóng góp rất lớn của họ cho sự phát triển của đất nước.

Tổng số các sư huynh rời Việt-Nam nơi hải ngoại trong những năm sau 1975 lên đến ngoài 100 sư huynh khấn trọn và khoảng 30 sư huynh trẻ Học Viện. Hiện nay chỉ c̣n lại khoảng 20 anh em, sống rải rác trong các cộng đoàn bên Mỹ, Pháp, Úc. Nhiều lư do làm cho các sư huynh rời Ḍng : nói chung là không thích nghi được. Lúc đầu mới qua, anh em Việt-Nam sống chung với nhau, c̣n nâng đỡ nhau trong những năm tháng đang buồn v́ xa nhớ quê hương. Sau đó, v́ sự suy tính thế nào của cấp trên, quyết định không để anh em sống chung với nhau nữa mà đưa vào trong các cộng đoàn Mỹ, từng hai hay ba người một. Anh em kể lại, « lớn rồi mà khóc như con nít » khi chia tay. Nơi đây chỉ lấy lại sự kiện, không xét đoán quyết định trên đúng hay sai. Không ai có thể chắc chắn, nếu để các sư huynh Việt-Nam sống chung với nhau th́ anh em sẽ không ra đi. Biết được lư do v́ sao họ rời Ḍng đông như thế giải  đáp được phần nào qua các những ư kiến được trích lại trong phần phụ lục.[5]

Các sư huynh sống tạm thời bên ngoài hay về phụ giúp gia đ́nh

Cũng để đáp lại nhu cầu cá nhân, Sư huynh Giám Tỉnh đă cho phép một số anh em sống ngoài cộng đoàn trong thời hạn 3 năm hay hơn nữa để phụ giúp gia đ́nh đang gặp khó khăn hoặc sống riêng rẻ đâu đó. Một vài anh em về sống với gia đ́nh chỉ là để làm rẩy. Một số anh em được nhà Ḍng cấp cho gia đ́nh (hay cá nhân) một lô đất bên Thạnh Mỹ, rồi cất nhà một ḿnh ở đó… T́nh thật mà nói, qua những tiếp xúc, cho thấy tận trong ḷng, lối sống đó không ít th́ nhiều là một sự « phản đối nhẹ nhàng » hay chỉ là một sự « chờ đợi thời cơ » ước mong sẽ có ngày nào đó nhà trường được hoạt động lại, v́ theo như ư kiến của một vài anh em, thấy rằng « cách quản lư không phù hợp với lương tâm nghề nghiệp của tôi khi khám phá ra những lương lẹo của những bạn đồng nghiệp, kết quả học tập của học sinh không phản ảnh kiến thức thực sự của chúng… » [6] hoặc « một sự chấp nhận nhẫn nhục thụ động» hay một sự từ chối dứt khoát cộng tác với nhà trường để quan sát coi diễn tiến ra sao với hy vọng « sẽ được tiếp tục cái nghề giáo dục » [7]. Điều nầy cũng dễ hiểu v́ quan điểm và lối làm việc khác nhau, nhất là đối với các sư huynh đă sống lâu năm đă có cái nếp trong nghề, rất khó mà thích nghi theo lối mới. V́ vậy mà họ luôn luôn « có một mơ ước (cho dù không rơ ràng), có ngày họ được tiếp tục nghề cũ » [8] .

Đất Thạnh Mỹ : Tỉnh Ḍng có một lô đất vài mẫu, cách trung tâm Saigon khoảng 2 cây số mà các sư huynh muốn biến thành một trung tâm thể thao cho các trường ở Saigon và các trường lân cận. Nhưng dự tính nầy không thành v́ biến cố 1975. V́ vậy mà các Bề Trên nghĩ, để giữ đất được th́ chia ra cho gia đ́nh mỗi sư huynh nào muốn, mỗi lô 1000m2. Nhưng thật ra th́ hầu hết gia đ́nh các sư huynh không đến đó ở, mà chính sư huynh đó tách rời cộng đoàn và ra đó sinh sống một ḿnh. Sư Huynh Giám Tỉnh chấp nhận cho các sư huynh nầy sống như vậy là một sự du di hết sức đặc biệt và chỉ thấy ở Tỉnh Ḍng La San Việt Nam mới có. Mỗi sư huynh sống riêng đó, liên kết với cộng đoàn gần nhất và đến đó theo định kỳ để « hâm nóng » lại. Nhưng t́nh trạng các cộng đoàn thời bấy giờ cũng không mấy lạc quan, như đă đề cập ở trên. Vài năm sau, một cộng đoàn mới được sản sinh, mang tên là « cộng đoàn Đường Mới » hay c̣n gọi là « Cộng đoàn Du Mục » (diaspora) gồm những anh em « lưu lạc », v́ lư do đặc biệt, sống ngoài các cộng đoàn truyền thống. Giải pháp nầy không phải tốt nhất, nhưng dù sao cũng hợp thức hóa được phần nào t́nh trạng bất hợp lệ sự vắng mặt của họ. Cộng đoàn nầy bị giải thể v́ các thành viên c̣n lại, từ từ trở về cộng đoàn truyền thống, c̣n một số khác dứt khoát về gia đ́nh, có người th́ xuất ngoại.

Các sư huynh bỏ nghề nhà giáo của ḿnh

Cuối năm 1978, một công văn gởi đến cho các linh mục, tu sĩ nam và nữ nghỉ việc v́ « không phù hợp với việc giảng dạy trong nhà trường xă hội chủ nghĩa ». Chủ nghĩa vật chất trong lịch sử mà Karl Marx ca ngợi đă không thể ḥa hợp với các tu sĩ v́ vậy mà chỉ c̣n 6 sư huynh tiếp tục v́ nhà trường cần họ. Các sư huynh khác « về vườn ». Hiện nay chỉ c̣n 2 người tiếp tục dạy trong Đại Học.

Các sư huynh làm ǵ khi không c̣n tiếp tục nghề truyền thống của ḿnh nữa ? Tất cả ngưồn lợi vật chất bị mất hết. Không c̣n dự trữ, mỗi cộng đoàn phải tự túc để mà sống. Chính nhờ đó mới thấy ông bà nói đúng : « Trời sinh voi, trời sinh cỏ ». Nhờ tài tháo vát của dân Saigon mà các sư huynh cũng được hưởng lây. Sau khi giải phóng, dân miền Bắc vô miền Nam ào ạt. Một cơ hội để cho người dân Saigon « làm ăn » v́ ngoài Bắc, người ta có tiền mà không biết mua ǵ. Thế là dân miền Nam đem đồ ra bán. Chợ trời từ đó mọc lên khắp nơi.  Cái ǵ cũng bán được. V́ vậy mà các sư huynh cũng bắt chước đem đồ nhà ra bán : giường, bàn, tủ, tôn lợp nhà, chén dĩa, xe cộ… để giải quyết trong thời kỳ kham khổ. Bảo tŕ nhà hưu cũng là một vấn đề nan giải : gần 40 sư già phải chăm sóc và nuôi ăn. Cũng như người dân, các sư huynh cũng nhận được hàng từ ngoại quốc gởi về. Cứ 3 tháng một lần, các sư huynh Việt-Nam ở ngoại quốc cứu trợ những người ở quê nhà. 

Những người c̣n sức khỏe tốt cũng phải đi làm việc kiếm tiền để sống : chăn nuôi, làm nấm rơm, chụp h́nh dạo, cưa lộng, làm việc nơi công tŕnh xây dựng…Nhưng nghề phù hợp nhất vẫn là nghề dạy kèm : sinh ngữ và  Toán Lư hóa là hai môn các sư huynh rất rành. Trước năm 1975, các sư huynh cứ miệt mài làm việc cho sứ mạng, không quan tâm đến vấn đề thu nhập. Giờ đây, mỗi người phải tự túc. Điều nầy cũng có cái hay là không c̣n ỷ lại nữa, các sư huynh trưởng thành hơn, độc lập hơn, nhưng có cái giá phải trả : với thời gian, chủ nghĩa cá nhân và « thu gom » ngày càng lớn dần ; chỉ biết lo cho ḿnh, đề pḥng tương lai… như đă đề cập ở trên. Điều nầy thật sự trái với lời khấn khó nghèo của người tu sĩ : mọi sự đều để chung. Điều cũng nên đề cập đến là tinh thần đó thấm nhập sâu vào tâm, rất khó thay đổi. Nhưng thật ra cũng dễ hiểu khi thấy nhà Ḍng không đủ sức lo cho anh em, th́ theo sự suy nghĩ thông thường, ḿnh phải lo cho ḿnh thôi. Sư huynh Tổng Quyền John Johnston đă lưu ư vấn đề nầy như sau : « Nếu thành ngữ « muốn ǵ làm nấy » trở thành một câu nói rập khuôn, th́ nó cũng là một sự mô tả một cách chung chung đúng với điều xảy ra phần đông đối với chúng ta và với một số lớn các cộng đoàn và Tỉnh Ḍng. Trong quá nhiều trường hợp, các cộng đoàn trở thành như những « Hiệp Hội những cá nhân độc lập », các Tỉnh Ḍng của chúng ta là « những Hiệp Hội các Cộng đoàn độc lập » và Ḍng là « những Hiệp Hội của các khu độc lập ». Nhiều người trong chúng ta nhấn mạnh không chỉ về « quyền » của họ quyết định họ sống làm sao, ở nơi đâu và phục vụ bằng cách nào nhưng họ c̣n khẳng định rằng trên nhiều b́nh diện, nhà Ḍng có trách nhiệm mang đến cho họ chỗ dựa hoàn toàn và như một số người chờ đợi, không dự trữ. Trong những trường hợp cực độ nhất, - phải nói là tạ ơn Chúa v́ sự ngoại lệ - có những cộng đoàn và ngay cả Tỉnh Ḍng của chúng ta trở thành những « nơi ẩn an ṭan » cho những cá nhân coi ḿnh là trung tâm » [9]

Nhà cửa bị chiếm, tài sản bị tịch thu

Các phụ huynh học sinh, bạn bè thân hữu, ân nhân… mỗi khi gặp các sư huynh đều chép miệng than thở : « Các sư huynh mất nhiều quá ». Họ nói không sai. 23 nhà trường La San trao cho nhà nước quản lư. Càng sống xa thành phố, người ta cảm thấy những bất lợi.

Trên nguyên tắc, như đă đề cập ở phần trên, những phần nào sử dụng cho học sinh th́ bàn giao cho nhà nước, những phần nào dành cho nhà ở của các sư huynh th́ được giữ lại, không bàn giao. Thành ra, có những nơi cơ sở của các sư huynh và nhà trường lẫn lộn với nhau như người ta dùng để mô tả sự việc đó : « răng lược » hoặc « da beo ». Nhà trường và các sư huynh đi chung một cổng. Điều cũng dễ hiểu, làm sao có được sự thân thiện giữa người bị mất của và người dùng của. V́ vậy mà không thể nào tránh được những cái nh́n, những lời nói không mấy dễ nghe. Sự đi qua đi lại của có các sư huynh như là những cái gai cần nhổ đi. Đó là trường hợp ở Sóc Trăng, Mossard Thủ Đức. Nhà trường, nhà ở các sư huynh bị quét sạch và các sư huynh đi cải tạo. La San Cần Thơ, Mỹ Tho, Huế, Ban Mê Thuột, Nha Trang… tất cả những nơi đó, các sư huynh bị ra khỏi nơi mà đă bao nhiêu đời anh em chen vai sát cánh trong sứ mạng. Riêng ở Taberd và La San Đức Minh là các sư huynh vẫn c̣n bám được chỗ cũ, tuy phải thu gọn lại.

Nếu nghĩ rằng trường « hiến » cho nhà nước rồi th́ các sư huynh sẽ được đối xử như là những ân nhân, điều nầy c̣n hơi xa vời. Ngược lại, sự nghi ngờ luôn luôn ngự trị giữa họ. Ví dụ, một sư huynh của Cộng đoàn La San Taberd nghe nhạc tận trên lầu 4, nơi cộng đoàn c̣n giữ được. V́ không muốn phá rầy người khác, nên sư huynh dùng « head phone » để nghe.  Th́nh ĺnh một toán công an chạy lên, xông thẳng vào pḥng « bắt tại trận » sư huynh đang nghe nhạc, mà họ nghĩa rằng đang liên lạc với địch ! bắt dẫn đi, với y hiện trạng, áo thun quần cộc, đeo « head phone », dẫn đi với vẻ chiến thắng như « bắt được tội phạm » mà họ truy nă từ lâu. Sư huynh được thả ra ngay sau đó, v́ (ít nhất như thế) họ thấy sự thiếu hiểu biết của ḿnh ! « Sư huynh đang nghe nhạc trong pḥng, ở tầng lầu thứ 4 », chi tiết đó cho biết rằng, các sư huynh thời đó bị theo dơi sát rạt. Lỗi ai ở đây ? Có lẽ của cả hai bên. Các sư huynh đi ra đi vô cùng cổng với nhà trường, có lẽ với một dáng vẻ nghênh ngang, khiêu khích,  như nói rằng : « Nhà tao, tao đi », coi như ở trong tư thế sẵn sàng tranh đấu. Nhưng dù sao th́ nhờ thái độ đó mà các sư huynh c̣n trụ lại được ở Taberd. Sau nhiều năm kinh nghiệm, người ta ngộ ra được điều nầy : « người ta chỉ tấn công khi thấy ḿnh sợ, chấp nhận thụt lùi ».

Những trường học bị chiếm đă đành, những nơi không có trường cũng không ở yên được : đất đai La San Mai Thôn (Q. B́nh Thạnh) chiếm một diện tích hơn 16 mẫu, 10 mẫu vào hợp tác xă. Vũng Tàu, mất hết 13000m2 ; 31 mẫu ở Đồng Nai : sư huynh Hoàng Gia Quảng đă « hiến » cho nhà nước 27 mẫu gọi là để « chia sẻ với người nghèo » trong vùng ; những người có vũ khí xông vô, chiếm 5 mẫu ở Phú Sơn, Đồng Nai để nới rộng trại heo…..

Cơn khủng hoảng chính trị và những hệ quả của nó giúp chúng ta phải suy nghĩ, học thích nghi với hoàn cảnh tệ hại nhất của cuộc sống hiện tại mới có thể sống c̣n.  Thế hệ trẻ ngày hôm nay không biết được giai đoạn nầy của lịch sử nước Việt-Nam nói chung và lịch sử Tỉnh Ḍng La San Việt Nam nói riêng. Họ sẽ không quan tâm mấy đến « chuyện đời xưa », những sự kiện tầm cỡ của những chiến đấu thực sự và thuộc về hệ tư tưởng.

Các sư huynh manh nha chuẩn bị làm linh mục

Ư của Thánh Lập Ḍng muốn rằng người lănh đạo nhà Ḍng là một sư huynh. Ngài thường nói với các sư huynh như thế và nhấn mạnh nhiều lần để các sư huynh chọn người Bề Trên kế nhiệm ngài là người trong các sư huynh.

Nhớ lại vào năm 1686, « giáo quyền » đă hủy bỏ việc chọn một sư huynh làm Bề Trên cộng đoàn các sư huynh thay cho v́ Lập Ḍng. Một người giáo dân thường « không dấu ấn  » không thể đạt được một trách nhiệm như thế ! Không hề ǵ ! Gioan La San chọn một người giữa anh em là sư huynh l’Heureux chuẩn bị cho lănh chức linh mục để thay thế ngài. Mục đích của ngài như thế xem ra không ǵ thay đổi : trao cho chính các sư huynh trách nhiệm « Hội » [10] của họ. Để bù lại thiếu sót nầy một cách cụ thể, vị Sáng Lập đă dạy cho sư huynh nầy tiếng la-tinh và cho theo các bài học thần học. Tiếp theo, ngài gởi sư huynh về Paris để chuẩn bị trực tiếp cho sư huynh lănh chức linh mục hy vọng rằng, khi trở thành linh mục, không ǵ có thể chống đối việc ngài thay Cha Gioan La San điều khiển nhà ḍng. Sư huynh l’Heureux là một người bền chí và im lặng, được đặt tên là « con ḅ mộng », qua sự nhận xét bề ngoài to con và cách cư xử của ngài. Thế như, sư huynh l’Heureux ngă bệnh th́nh ĺnh và qua đời sau một thời gian hết sức ngắn. Sự ra đi đột ngột nầy được hiểu ra như là một dấu chỉ rơ rệt mà ơn gọi  đ̣i hỏi nơi một sư huynh La San[11] : Các sư huynh không thể trở thành linh mục, hay manh nha trở thành linh mục ». Bề Trên Tổng Quyền sẽ không là linh mục nhưng là một sư huynh như các anh em khác. 

Trực cảm nầy của Gioan La San rất phù hợp với tinh thần của Giáo hội, điều mà Giáo Hội sẽ xác định rơ ràng 274 năm sau, vào thời kỳ Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chương nói về Giáo Hội : [12]

“Ai đă nhận lănh thừa tác vụ tư tế hưởng một quyền thánh để đào tạo và dẫn dắt dân tư tế, để trong vai tṛ của Đức Ki-tô, truyền phép và dâng lên Thiên Chúa nhân danh tất cả dân chúng ; c̣n những người tín hữu do chức tư tế thuộc về ḍng tộc vua chúa, đồng quy về của lễ Thánh Thể và thực hiệc chức vụ tư tế của ḿnh bằng việc nhận lănh các bí tích, kinh nguyện và tạ ơn, chứng từ của một đời sống thánh thiện và do sự từ bỏ và đức ái thực sự của họ”.

Luật chính thức nầy vẫn c̣n có giá trị cho đến ngày nay như vào năm 1686. Việc chịu chức linh mục trong Ḍng đă được đặt đi đặt lại nhiều lần qua các Tổng Công Hội tại Roma.  Thế nhưng, quyết định nầy luôn luôn vẫn là một nét đặc thù của nhà Ḍng các sư huynh trường Ki-tô, diễn tả qua chương 2 của Luật Ḍng Anh em Trường Ki-tô được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn ngày 26 tháng giêng năm 1987 như sau :

“Một Hội Ḍng Giáo Hoàng gồm toàn các tu sĩ giáo dân » (LD 1,2)

Trước năm 1975, vài người đă rời khỏi Ḍng để xin làm linh mục. Nhưng một phong trào đổi hướng đồng loạt sau ngày giải phóng, và lại là những cột trụ của Tỉnh Ḍng, th́ dù muốn dù không, sự kiện đó cũng làm cho những người  c̣n lại phải suy nghĩ về căn tính của Ḍng tại Việt-Nam.  Xin liệt kê vài ví dụ sau đây:

Sư huynh Piô Dổ Văn Đông : Bề Trên trường Trung Tiểu Học La San Vân Côi, Hố Nai, cùng làm việc với Sư huynh Archange Triệu Văn Lộc, sư huynh « hiến » trường cho nhà nước vào năm 1976 và xin chuyển hướng làm linh mục ở Giáo phận Nha Trang. Ngài được thụ phong linh mục sau hai năm chuẩn bị. Cuộc đời của ngài dường như hạnh phúc và có hiệu quả. Cha Đông là một người rất hoạt bát, có tài nên được rất nhiều Ḍng mời dạy nhiều khóa học tập hoặc giảng tĩnh tâm. Thế nhưng, v́ những lư cá nhân, ngài rời khỏi Giáo phận Nha Trang và sống trong ba hay bốn cộng đoàn khác nhau. Ngài cũng có tŕnh ư muốn của ngài với các Bề Trên xin một chỗ trong cộng đoàn các sư huynh ở Saigon nhưng Hội Đồng Cố Vấn không chấp thuận. Cộng đoàn Na-gia Thủ Đức là nơi ở cuối cùng của ngài. Vào năm 2003, ngài sang Mỹ để thăm bà con và bạn bè. Một cơn đau tim đă đưa ngài về bên kia thế giới. Người ta đă đưa xác của ngài về Việt Nam và được đưa về an táng trong giáo phận gốc là Giáo Phận Nha Trang.

Trong khi đó, sư huynh Archange, lớn tuổi hơn sư huynh Đông rất nhiều, cũng giă từ La San và xin vào Đan Viện Phước Lư, cùng một năm với sư huynh Đông, năm 1976. Ngài qua đời vào đầu năm 2005 tại Đan Viện.

Sư huynh Liguori, giáo sư rất giỏi về tiếng Hoa, tiếng Pháp, dạy trong các trường lớn La San, cũng xin sang Đan Viện Châu Sơn , B́nh Triệu sau khi đất nước thống nhất. Là một con người có học thức, tầm cỡ, ngài rất thành công trong đời sống mới, qua việc phục vụ. Thế nhưng, có một sự nhớ nhung hay một sự hối hận nào đó mà sư huynh đă đệ đơn xin quay lại La San ít nhất hai lần, nhưng đều bị Hội đồng Cố Vấn từ chối. Cuối cùng ngài qua đời trong Đan Viện vào đầu  những năm 90 .

Sư huynh Camille Nguyễn Văn Châu, cựu Bề Trên trường La San Adran Đà Lạt, giáo sư triết, cũng muốn đổi hướng làm linh mục. Sư huynh theo học lớp chuẩn bị linh mục cùng với một sư huynh khác trong hai năm: sư huynh Guillaume Nguyễn Phú Khai. Nhưng sau cùng, th́ hai ngài vẫn bền đỗ đến cùng trong Ḍng La San và cho rằng, họ muốn làm linh mục, những vẫn c̣n là sư huynh La San, điều chưa bao giờ có trong Ḍng La San. Sư huynh Camille Châu qua đời năm 1987 tại La San Đức Minh, hưởng thọ 81 tuổi, c̣n sư huynh Guillaume hiện nay c̣n sống với anh em trong nhà hưu La San Mai Thôn[13].

Sư huynh Casimir Phan Văn Chức, tiến sĩ triết Đại Học Lille (Pháp), hiệu trưởng trường La San Taberd trước và sau năm 1975, Bề Trên Học Viện La San Đà Lạt, nhà giáo dục những sư huynh trẻ, cũng chuẩn bị làm linh mục. Ngài có một thái độ rất lạc quan đối với chế độ, đối với sự hiểu biết của những lănh đạo mới. Là huynh trưởng cộng đoàn La San Taberd[14], ngài tuyên bố : « Nhà trường nầy là của chúng ta. Cái ǵ thuộc nhà trường là của chúng ta. Chúng ta sử dụng thế nào như chúng ta muốn cho dù đem đốt cũng được ».  Sự xác tín nầy dẫn ngài đi rất xa qua việc kư giấy tờ cho người nầy người nọ, những căn nhà nơi nầy nơi nọ. Trong thời kỳ chao đảo nầy, sư huynh cũng theo lớp đào tạo chuẩn bị làm linh mục. Nhưng cuối cùng th́ bị từ chối và ngài qua đời trong áo Ḍng La San.

« Tôi suưt trở thành linh mục », sư huynh Albert Nguyễn Quan Tiên đă kể như thế. Vào năm 1975, ngày đă 54 tuổi, thuộc cộng đoàn La San Taberd và rất thành công trong việc dạy con nít. Không phải là không có lư do mà ngài đă bỏ  nghề dạy học của ḿnh và bỏ cộng đoàn để về quê nơi miền Nam Việt Nam mà không đau xót. Trong thời gian tạm sống với gia đ́nh, ngài giữ tốt tinh thần tu sĩ và đi t́m việc làm nơi cha xứ. Thấy ngài làm việc tốt, Đức Cha muốn thụ phong linh mục cho ngài. Nhưng thư phê chuẩn bị thất lạc và lại nhận được thư của sư huynh Trần Văn Ánh triệu về. Ngài tái ḥa nhập với cộng đoàn La San Taberd, cộng đoàn cũ của ngài, sau 8 năm vắng mặt. Năm nay, ngài đă 84 tuổi và có sức khỏe tốt. Ngài vẫn tiếp tục dạy con nít tập đọc tập viết và Pháp van cho một ít người. Ngài vẫn nói ḿnh « luôn luôn cảm thấy ḿnh là La San ».

Người mới được thụ phong linh mục vào đầu năm 2006 bên Úc dường như rất được nhiều người biết đến, trong nước cũng như ngoài nước : linh mục Michel Phạm Quang Hồng. Sinh năm 1947, mặc áo Ḍng La San năm 1966. Lm. Hồng là một con người đa tài, đa năng : họa sĩ, hướng đạo, giáo sư Nhu đạo, Karaté, rất thành công bên người trẻ v́ lợi khẩu. Ngài phải đi cải tạo từ năm 1978 và được trả tự do năm 1987. Sau khi đi cải tạo về là những năm rất cực khổ cho ngài, tuy nhiên ngài cũng tập thích nghi từ từ vào đời sống với anh em, lấy lại nhịp sống và tỏ ra có ích và có khả năng. Ngài được mời đi giảng hầu hết các nhà Ḍng và các họ đạo, tĩnh tâm cho người trẻ, người lớn, phụ huynh… Những bài giảng của ngài được người ta thu băng và truyền bá khắp nơi. Vào năm 1996, ngài được bổ nhiệm làm huynh trưởng cộng đoàn Học Viện. Năm 1997, ngài sang Úc lần đầu trong 2 tuần với nhóm vơ thuật Karaté. Năm 1998, ngài sang Úc lần thứ ba và xin tị nạn chính trị. Nhờ sự can thiệp của Sư huynh Rummery, giấy tờ cũng êm xuôi. Năm 2000 ngài bắt đầu sắp xếp để chuyển sang làm linh mục : « sau khi đă suy nghĩ kỹ và sau khi đă tham khảo ư kiến của những người khôn ngoan, tôi thấy ḿnh không phù hợp với đời sống La San nữa. Tôi xin phép ra Ḍng để làm linh mục ».  Tin sư huynh Hồng chuyển sang linh mục được loan truyền rộng răi trên Internet. Vài người tôi quen biết đồng t́nh mà rằng « ngài không làm ǵ hết nơi các sư huynh » hay nói cách khác, Ḍng La San không có việc làm cho sư huynh nầy. Vài người khác luyến tiếc v́ mất đi một người có tài. Dù trong trường hợp nào, sự ra đi của sư huynh Hồng cũng làm một số anh em bàng hoàng, nhất là những đệ tử của ngài khi c̣n ở trong nhà huấn luyện mà chính ngài là Bề Trên.

Thay đổi hướng để chọn con đường linh mục là điều b́nh thường, xảy ra trong mọi thời. Nhưng xin đi hàng loạt trong một hoàn cảnh xă hội khó khăn như thế càng gây nên sự nghi ngờ về căn tính La San dưới chế độ mới. Nhất là những « cột trụ » của Tỉnh Ḍng, những nhà huấn luyện đă biết bao nhiêu lần khẳng định với người trẻ, những đệ tử, các sư huynh c̣n trong nhà huấn luyện rằng Ḍng La San rất cần thiết và mục tiêu của Ḍng là phục vụ người trẻ và đặc biệt người nghèo. Thế rồi, các ngài lại chọn, hay dự định chọn nhưng không được, một con đường khác. Họ có quyền hành động theo ư của ḿnh. Nhưng dù ǵ đi nữa, sự ra đi của họ cũng gieo vào ḷng những người ở lại một chút suy tư và một câu hỏi được đặt ra về lư do tồn tại của căn tính La San trong xă hội ngày hôm nay.

Những sự ra Ḍng dồn dập

Tất cả những liên lạc với Nhà Mẹ bên Roma đều bị cắt đứt kể từ ngày 30/4 năm đó. Theo luật, những sư huynh khấn trọn đời, muốn ra Ḍng, phải làm đơn xin phép Ṭa Thánh qua Bề Trên Tổng Quyền ở Roma. Nhưng trong hoàn cảnh thời bấy giờ, v́ liên lạc cần có thời gian, cho nên sư huynh Giám Tỉnh được lệnh từ Roma có thể tự giải quyết vấn đề. Riêng về việc xin chuẩn lời khấn, sư huynh Giám Tỉnh tŕnh đơn cho của đương sự với chữ kư của sư huynh Giám Tỉnh cho Đức Tổng Giám mục và ngài sẽ giải lời khấn. Có lẽ Ḍng La San là một Ḍng bị ảnh hưởng nhiều nhất sau biến cố 1975 đến nỗi Đức Tổng thốt lên một cách bông đùa với sư huynh Giám Tỉnh khi ngài đến đưa đơn : « Tôi không muốn gặp sư huynh nữa ». Lời nói tuy bông đùa, nhưng biểu lộ một sự đau xót v́ thấy một số lớn các sư huynh ra đi. Điều đó có thể suy ra tâm t́nh của sư huynh Giám Tỉnh và của anh em c̣n ở lại. Không chỉ đơn thuần một sự đau buồn nhưng c̣n là một sự dao động cho những ai c̣n bám trụ trong nhà Ḍng.

Không kể 6 năm nơi nhà đệ tử, các sư huynh phải có một thời gian dài được huấn luyện trước khi khấn trọn đời : từ 4 tháng đến 1 năm ở Thỉnh Viện, 2 năm (hoặc 1 năm) nhà tập ; 3 năm (hoặc 4 năm) Học viện, và ít nhất 3 năm làm việc trong các cộng đoàn. Nghĩa là được huấn luyện từ 7 năm đến 11 năm tập luyện trước khi lấy quyết định cam kết vĩnh viễn trung thành đến cuối đời trong Ḍng. Một thời gian đủ để có được một suy nghĩ chín chắn.

Trước năm 1975 cũng có vài trường hợp xin giải lời khấn sau khi khấn trọn. Nhưng hầu hết các trường hợp chuyển hướng là từ khi c̣n khấn tạm. Nhưng sau 1975, có đến 65 sư huynh khấn trọn đời xin ra Ḍng, những sư huynh đă khấn vào những năm 40 hay 50. Phần lớn trong số những người nầy là Bề Trên, những nhà huấn luyện ; một cựu sư huynh làm Giám Tỉnh trong thời gian 9 năm, cũng đă xin hồi tục và là vị sáng lập Ḍng nữ La San ! Những sự ra đi dồn dập như thế trong một thời gian vài năm chưa bao giờ xảy ra trên đất nước Việt-Nam, th́ bắt buộc những người có trách nhiệm phải suy nghĩ lại t́nh trạng của Ḍng La San tại Việt-Nam. Tại sao có t́nh trạng nầy ? Phải chăng sự « nhận thức mà sư huynh La San có về căn tính của ḿnh dường như bị ảnh hưởng do một vài biến số, ví dụ như : tuổi tác, cách huấn luyện, khả năng liên hệ với những đối tác[15], hiểu biết về chức tư tế…. ».

3- Người dân nghĩ ǵ

Thông cảm (hay thương hại) từ các cựu học sinh

« Căn tính được xây dựng nên từ từ ; nó không chỉ tùy thuộc vào chúng ta mà thôi, nhưng cũng c̣n tùy thuộc vào h́nh ảnh mà người khác phản chiếu lại cho chúng ta nữa »[16].

Điều nầy cũng đúng là người ta không c̣n « thấy » anh em La San nữa sau 1975. Người ta không « thấy » họ trong nhà thờ. Không c̣n « thấy » họ trên đường phố. Ngay cả khi dạy giáo lư trong nhà thờ họ, các sư huynh cũng mặc đồ thường. Người dân nghĩ rằng : « các sư huynh đă « biến mất » rồi ». Nhân dịp lễ Thầy cô 20 tháng 11 năm 2003, được tổ chức ở nhà thờ Cầu kho, các sư huynh được mời dự Thánh Lễ v́ cha sở là một cựu học sinh La San. Khi thấy các sư huynh mặc áo ḍng đông đúc, một cô bạn trẻ phải thốt lên ngạc nhiên : « các Frères đông quá xá!». Và sau Thánh lễ, một người lớn tuổi đến nói nhỏ với một sư huynh rằng : «  từ năm 1975 đến nay, tôi chưa bao giờ thấy xuất hiện nhiều Frères trẻ như hôm nay ». Sự ngạc nhiên của những người đă quen biết với các Frères từ trước cũng ngầm nói rằng theo suy nghĩ của họ, quan niệm của họ hoặc tưởng tượng của họ là việc các sư huynh có tồn tại  đi đôi với sự tồn tại của nhà trường.

 Các cựu học sinh, các ân nhân, những người quen biết La San nói chung, mỗi lần gặp các sư huynh đều hỏi như nhau, và hạ thấp giọng, với một sự cảm thông và luyến tiếc : « Các Frères bây giờ  làm ǵ? ». « Khi nào các Frères lấy trường lại ? » hoặc « các Frères có hy vọng lấy trường lại được không ? ». Một anh bạn cùng khóa, đă đổi hướng sau năm 1975, khi gặp tôi lang thang ở Saigon, anh ta cũng hỏi tôi : « Bây giờ làm ăn ra sao ?....Lư do tồn tại của Ḍng mất rồi… !». Những câu hỏi tương tự như thế phản ảnh phần nào quan niệm về h́nh ảnh của một sư huynh   La San : một giáo viên trong trường học hoặc phương tiện giáo dục duy nhất của các sư huynh La San là điều khiển nhà trường. Như vậy, không c̣n nhà trường, v́ vậy không c̣n La San, không c̣n các sư huynh La San đúng nghĩa. Đó là cái lô-gich của những người đă biết các sư huynh La San. Họ không tưởng tượng được các sư huynh La San tồn tại được mà không có nhà trường..

Gần đây, các cựu học sinh trường Taberd hội họp nhau lại trong một nhà hàng tạI Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm mục đích nối lại t́nh thân bạn bè của các cựu học sinh La San. Tất cả anh em gần như là về hưu hết. Họ biểu lộ sự vui mừng và cảm động mà nói rằng đă 30 năm nay, họ « mong đợi có ngày nầy ».  Hôm đó cũng có mặt những « cựu học sinh già ». Cho dù hôm đó có đủ thành phần, nhưng họ chỉ đề cập đến những kỷ niệm xưa, không liên quan đến chính trị. Tôi cũng được mời và đến tham dự với một sư huynh khác. Khi thấy chúng tôi đến, tất cả đều reo lên vui sướng v́ gặp được những kế vị các thầy cũ của họ. Bữa tiệc được tiến hành trong bầu khí huynh đệ, cởi mở và hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Một vài câu hỏi được nêu lên và muốn có được câu trả lời chính thức của tôi với tư cách là sư huynh Giám Tỉnh đương kim của Tỉnh Ḍng La San Việt Nam : « các sư huynh « c̣n sống » à ? » một người hỏi đầu tiên câu đó với một vẻ hết sức ngạc nhiên. Một anh khác nói thêm vừa ngạc nhiên cũng vừa vui mừng: « tôi tưởng các sư huynh « chết » hết rồi ! ». Một anh khác phụ họa : « chúng ḿnh sẽ nghiên cứu xem có làm ǵ được cho các Frères ». Một anh khác thắc mắc : « Sư huynh Giám Tỉnh làm ǵ bây giờ v́ không c̣n nhà trường nữa ? ». Tôi tóm tắt để trả lời tất cả những thắc mắc trên, nói sơ qua về sứ mạng giáo dục và sự cần thiết phải thích nghi theo hoàn cảnh xă hội để sống ơn gọi của ḿnh cho dù không có nhà trường.

Những câu hỏi đơn sơ chan chứa t́nh cảm thầy tṛ kia cũng cho thấy rằng có một sự trùng lắp, mập mờ về h́nh ảnh của một sư huynh giáo viên-nhà giáo dục đă in sâu vào tâm thức của những thế hệ xưa kia mà Tổng Công Hội thứ 43 đă nhắc đến : « Có một sự lẫn lộn giữa cái chúng ta là và cái chúng ta làm. Đặt trên một căn tính hoàn toàn dựa trên cái chuyên năng mà thôi có thể tạo nên một sự mất quân b́nh giữa những khía cạnh nghề nghiệp và ơn gọi của cuộc sống chúng ta » [17].

• nhận xét của một linh mục cựu học sinh La San nhân dịp một ngày lễ

Là một cựu học sinh La San và là cha xứ một họ đạo lớn ở TP. Hồ Chí Minh, ngài được các sư huynh mời đến dâng Thánh Lễ bế mạc Tĩnh Tâm năm vào tháng 6 năm 2004. Theo thông lệ của Tỉnh Ḍng, các sư huynh mặc áo ḍng trong những dịp : đám tang, các lễ lớn, bế mạc Tĩnh Tâm…nói chung là những lễ được tổ chức trong khuôn viên của các cộng đ̣an, hay có tính cách tư nhân, nội bộ. Ngài rất ngạc nhiên v́ « thấy c̣n » các sư huynh đông như vậy với chiếc áo ḍng quen thuộc, ngài chia sẻ trong buổi lễ như sau : « Tôi không nghĩ các sư huynh c̣n đông như vậy… ». Hay nói cách khác, tôi nghĩ Ḍng La San đă bị xóa sổ cùng với các ngôi trường La San.

• Chia sẻ của một vị Bề Trên Thượng Cấp thuộc Ḍng Giáo Hoàng

Nhân một kỳ họp của các Bề Trên Thượng Cấp đang hoạt động tại Việt-Nam vào tháng 5 năm 2003, một bà Bề Trên ngồi cạnh tôi, nói nhỏ với tôi rằng : « Các sư huynh hết làm giáo dục rồi phải không ? ». Khi nghe đặt câu hỏi như thế, một câu hỏi có tính vừa thương hại vừa cảm thông, tôi ngồi chết trân không biết nói ǵ, hết sức kinh ngạc v́ quan niệm về giáo dục của một bà Bề Trên một Ḍng cũng chuyên lo giáo dục, và v́ thế tôi càng ư thức thêm rằng sự lẫn lộn ư nghĩa dạy học và giáo dục đă ăn sâu vào tâm khảm của bà Bề Trên một nhà Ḍng có mục tiêu là giáo dục, th́ những người dân thường hiểu lệch về h́nh ảnh một sư huynh La San âu cũng là chuyện b́nh thường.

• Ngay cả những người Châu Âu

Tương tự, trong một buổi họp các sư huynh Giám Tỉnh tất cả các Tỉnh Ḍng trên thế giới, vị đại diện của mỗi Tỉnh Ḍng tŕnh bày cho Đại Hội, Tỉnh Ḍng của ḿnh sống Đề Nghị thứ 12 của Tổng Công Hội năm 2000 như thế nào trong những năm qua : 

Đề nghị 12

Nhằm mục đích làm tiến triển việc phục vụ giáo dục người nghèo, Tổng Công Hội yêu cầu các Sư Huynh Giám Tỉnh các Tỉnh Ḍng, các Phụ Tỉnh, những Đặc khu và hội đồng Cố Vấn xem việc phục vụ giáo dục người nghèo trong Tỉnh Ḍng, Phụ Tỉnh, Đặc khu của ḿnh đạt đến mức độ nào.

Vài Tỉnh Ḍng chỉ c̣n là những sư huynh cao niên mà không có ơn gọi mới từ nhiều năm qua. Trong một vài nước, nhà trường vẫn c̣n là của La San, nhưng v́ đă đến tuổi hưu, nên không c̣n ai có đủ điều kiện để tiếp tục nghề dạy học của ḿnh nữa. Vài người cảm thấy đau khổ, một số người khác th́ thấy có một sự mất mát nào đó v́ không thể sống được ơn gọi của ḿnh là « phục vụ giáo dục người nghèo » mà Đề Nghị 12 đă nêu lên. V́ vậy mà có một báo cáo viên đă nêu đề nghị sau : Có thể phải định nghĩa lại căn tính. Một sư huynh khác góp ư kiến cũng có ư nghĩa tương tự : Có lẽ phải định nghĩa lại sứ mạng La San. Tôi đă chia sẻ ư nghĩ của tôi trong nhóm  của tôi như sau : Vấn đề ở đây không phải là định nghĩa lại căn tính La San hay sứ mạng La San, nhưng vấn đề ở đây là phải  tái khám phá h́nh ảnh một sư huynh đă từ lâu bị che khuất bằng một lớp dày của sự thành công của những ngôi trường lớn, điều đó làm ai cũng nghĩ rằng nhà trường là phương tiện duy nhất để sống sứ mạng giáo dục của chúng ta ». Các sư huynh trong nhóm không có ư kiến thêm. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là họ tin vào điều tôi đă phát biểu.

Suy cho cùng, một Tỉnh Ḍng chỉ có toàn là người lớn tuổi, không c̣n quyền được làm việc trong nhà trường nữa hay một Tỉnh Ḍng bị mất hết trường học như Việt-Nam, th́ trong cả hai trường hợp đều có một điểm chung : mất trường, mất phương tiện giáo dục ưu việt. Và như thế cũng có một điểm chung : phải « sáng tạo » để sống thiết thực ơn gọi La San.

 

[1] Nên biết vào lúc đó, vàng chỉ có 100 000đ /lượng (tiền cũ), ngày nay tại thời điểm nầy là 12 000 000đ (tiền hiện nay).

[2] Xin xem Phụ lục Bản sao  trang 399 và tiếp theo

[3] John Johnston, Lettre Pastorale, 1987, page 27.

[4] Xin xem bản sao: Phụ luc trang 403

[5] Xin xem Phụ Lục từ hàng 3 đến hàng 565

[6] Xin xem Phụ lục từ hàng 145 đến hàng 182.

[7] Như trên

[8] Như trên.

[9] John Johnston, Lettre Pastorale, 1989, page 26.

[10] Charles LAPIERRE, Monsieur De La Salle, 1992, p.75

[11] Charles LAPIERRE, Monsieur De La Salle, 1992, p. 74

[12] Idem, p. 75

[13] SH. Nguyễn Phú Khai qua đời năm 9/2011, tại La San mai Thôn.

[14] Xin xem bản sao gia Taberd , phụ lục trang 402.

[15] Văn kiện Tổng Công Hội thứ 43, trang 35

[16] idem

[17] Văn kiện TCH thứ 43, trang 35.