Chương 1:

Về nguồn: Nếu ngày hôm nay Gioan La San đến Việt-Nam…

« Nếu ngày hôm nay Gioan La San đến Việt-Nam, Ngài sẽ làm ǵ… ? »

1- Hội nhập : nét độc đáo của Gioan La San

Chúng ta có thể nói sự kiện nầy là một sự hội nhập văn hóa thực sự. Đó là biến cố ngày 14 tháng 6 năm 1682, ngày mà Gioan La San đă ĺa khỏi ngôi nhà cha mẹ với những kỷ niệm thân thương ở đường Marguerite để đến cư ngụ trong một ngôi nhà mướn khiêm tốn trong một khu phố ở thành Reims, khởi đầu cho một cuộc phiêu lưu vâng theo lời khuyên của linh mục Barré mà ngài đă đến xin tư vấn ở Paris. Chính sự phiêu lưu nầy dẫn đưa ngài hội vào trong thế giới người nghèo,:

« Cha muốn đào tạo các thầy trên con đường nhân đức và làm cho họ yêu mến địa vị của ḿnh v́ điều tốt mà họ có thể làm. Cha phải để họ ở trong nhà của Cha và Cha phải sống với họ trong cùng xă hội của họ ».[1]

Gioan La San ắt đă phải suy nghĩ rất nhiều trước khi lấy một quyết định quan trọng như thế. Có thể nào huấn luyện được những thầy giáo nầy được chăng, « những thứ dân thô kệch nầy » (ces roturiers mal dégrossis »[2], trong khi ḿnh ở trong ngôi nhà của ḿnh và quản lư một gia tài khỏng lồ như thế ? Có thể nào được chăng khi ḿnh vẫn giữ chức kinh sĩ của Vương Cung Thánh đường và đồng thời điều khiển trường học ? Có thể nào biến đổi « những đứa con của những người thợ thuyền và người nghèo » mà chỉ thăm viếng chúng một vài lần trong tuần khi mà hoàn cảnh xă hội giữa ḿnh và chúng, khoảng cách giữa giàu và nghèo c̣n quá xa hay không ? Gioan La San có thể theo sát công việc của các thầy giáo của ḿnh hay không ?

« Ngài nói thoải mái khi ngài không thiếu thốn điều ǵ cả. Có một chức kinh sĩ và một tài sản như thế, th́ ngài được bảo đảm khỏi sợ chết đói. Khi mà nhà trường có sụp đổ, ngài vẫn đứng vững… C̣n chúng tôi là những người không của cải, không lợi tức và cả nghề nghiệp cũng không có : chúng tôi sẽ đi đâu, chúng tôi sẽ ra sao khi nhà trường không c̣n nữa ? »[3]

Thật vậy, những lời của Thánh Phao-lô làm việc một cách mănh liệt nơi Gioan La San trong cuộc chiến đấu nội tâm liên lĩ, vượt quá sức của con người:

« Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đă trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. (20) Với người Do thái, tôi đă trở nên Do thái, để chinh phục người Do thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đă trở nên người sống theo Lề Luật, dù không c̣n phải sống theo Lề Luật nữa, để chinh phục những người sống theo Lề Luật. »  (1 Cor 9, 19-20 ).

Thật vậy, những lời của Thánh Phao lô chỉ là phản ảnh của chính Đức Giêsu Ki-tô. Người là Đấng giàu có, thế nhưng Người đă từ chối tất cả để trở nên nghèo hèn để lôi kéo chúng ta về với Người. Người đă chấp nhận tất cả kiếp số con người, ngoại trừ tội lỗi ; đă sống trong một bối cảnh xă hội và lịch sử cụ thể ; đă chấp nhận hội nhập hoàn toàn vào một nền văn minh cụ thể. Và Người thấy rằng đó là con đường hoàn hảo để dẫn đưa con người đến với Thiên Chúa và giúp họ nhận biết nhân cách thực của và số phận thực sự của ḿnh.

(6) Đức Giêsu Kitô

vốn dĩ là Thiên Chúa

mà không nghĩ phải nhất quyết duy tŕ

địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

(7) nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang

mặc lấy thân nô lệ,

trở nên giống phàm nhân

sống như người trần thế.

(8) Người lại c̣n hạ ḿnh,

vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết,

chết trên cây thập tự.  (Ph 2,6-8).

Trong nhiều ngày đi bộ từ Paris về thành Reims, hẳn Gioan La San đă có thời gian đủ để suy nghĩ về quyết định của ngài theo lời khuyên khôn ngoan và dứt khoát của của linh mục Barré  về việc từ bỏ hoàn toàn nầy : « Cha phải sống trong cùng hoàn cảnh xă hội của các thầy ».

Sau cùng, những biến cố liên tiếp được thực hiện : « ngày 24 tháng 6 năm 1682, Gioan La San đă ĺa khỏi ngôi nhà cha mẹ với những kỷ niệm thân thương !… Đến một khu phố yên tĩnh, ở phía đông thành Reims, ngài đă thuê một ngôi nhà khiêm tốn. Ngài sống nơi đó với một hai hay ba người trẻ c̣n trung thành với những ngôi trường bác ái»[4]. Đó chính là bước đầu của việc hội nhập của Gioan La San trong thế giới những người nghèo để trở nên nghèo với và cho người nghèo. C̣n chức kinh sĩ th́ sao ? Điều nầy không dễ ǵ làm cho các vị Bề Trên của ngài chấp nhận dễ dàng sự từ chức của ngài : « người ta quư trọng ngài, những lời khuyên và những gương lành của ngài rất quư báu. Vả lại, tưởng nhường chức kinh sĩ cho linh mục Louis là người em của ngài, nào ngờ nhường cho một linh mục nghèo tên là Faubert !... Nhưng sau 9 tháng làm thủ tục kiên tŕ, Gioan La San đă đạt được ư nguyện vào ngày 16 tháng 8 năm 1683»[5].

C̣n một điều cuối cùng phải từ bỏ : gia tài của ngài. Cơ hội đến vào năm 1683-1684 nhân dịp nạn đói xảy ra trong vùng. « Ngài thừa cơ hội đó để bán tài sản của ngài, mua lương thực và quần áo để phát cho những người đói khổ».

Kể từ ngày đó, Gioan La San trở nên nghèo, là một người « anh em » giữa những người anh em của ngài, ngài sống với những « người thô lỗ thiếu giáo dục » đó, hoàn toàn thuộc về nhóm những người nầy mà họ đón nhận sự nghèo khổ của họ để phục vụ người nghèo tốt hơn và mang đến cho họ sự cứu rỗi có kết quả hơn.

Sự kiện nầy là một phương diện rất độc đáo của Gioan La San, ngài đă sống một cách triệt để điều mà 300 năm sau, Giáo hội gọi là : hội nhập văn hóa », là điều kiện cần thiết để thành công của tất cả mọi cố gắng hội nhập xă hội. Cũng vậy, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đă nhấn mạnh : « Phúc Âm thật sự chỉ cắm rễ  một cách sâu xa khi Phúc Âm được thấm nhập vào chiều sâu của văn hóa và trong phong cách thực tế của cuộc sống của một con người, của một dân tộc ».

2- Lộ tŕnh lập Ḍng, con đường đầy cam go

Sau sự thành công do sự can thiệp với ngài Dorigny để mở một trường bác ái ở họ đạo Thánh Maurice, theo sự nài nỉ của ông Nyel, Gioan La San « lui về lều của ḿnh », tin rằng không c̣n liên quan ǵ nữa[6]. Đó là vào tháng 4 năm 1679.  Tin tức về sự thành công và lợi ích của ngôi trường miễn phí đầu tiên cho nam sinh nầy được loan truyền nhanh chóng. Một bà góa nhân đức, không người thừa kế, ở họ đạo thánh Jacques, rất giàu, tŕnh bày ư muốn của bà muốn mở một trường thứ hai cho trẻ em nghèo của họ đạo của bà. Gioan La San th́ dè dặt. Ông Nyel th́ táo bạo, đến gặp bà nhân đức nầy và « cho bà biết những điều kiện vật chất cần thiết cho một trường hoạt động tốt »[7]. Và 5 tháng sau, vào tháng 9 năm 1679, hai lớp học nữa ra đời.

Ư thức rằng nhà trường bác ái là một phương tiện ưu việt để đem đến cho con em thợ thuyền và người nghèo một nền giáo dục nhân bản và ki-tô, v́ vậy ông Nyel, là con người xông xáo và táo bạo « vừa mới thực hiện cái nầy th́ lại bắt đầu cái khác »[8]. V́ vậy, trong 3 năm, từ năm 1679-1682, ông đă mở « 3 trường trong thành Reims và 4 trường liên tiếp tại Rethel, Château-Porcien, Guise và Laon »[9]. Như vậy dĩ nhiên ông không có thời gian để mà quan tâm đến chất lượng của các thầy mà ông chiêu mộ. Một cách nào đó có thể nói ông âm thầm « khoán » cho Gioan La San công việc đào tạo nầy như ông sử gia Blain đă viết . « Nếu người giáo dân nầy không mở các trường ki-tô và miễn phí ; nếu ông không đặt vị kinh sĩ thánh thiện nầy vào cuộc để chăm sóc họ…»[10].

Đó là vào một thời phồn vinh trong những năm cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Nhiều trường mới mọc lên : thành lập trường ở Chartres vào năm 1699 ; ở Calais năm 1700 ; ở Troyes năm 1701 và Avignon năm 1703… Sự thành công của các trường nầy thực sự lại là cội nguồn của nhiều thử thách. Nhiều trẻ em đường phố trực tiếp đến học. Nhưng cũng không ít có những học sinh khác bỏ lớp của các thầy giáo dạy viết để theo học các lớp của quư sư huynh. « và kịch bản năm 1690 bắt đầu lại, theo luật pháp liên quan đến các trường gọi là « chui », nghĩa là không được phép : tịch biên tài sản, đóng cửa trường… Gioan La San được tin, đến vào lúc « mà bàn ghế, tập, sách bay qua cửa ra vào và cửa sổ ». V́ vậy, « vào lúc mà ngài tưởng đă t́m được sự b́nh an th́ Gioan La San phải đối đầu với một sự tấn công hợp pháp »[11].

« Ngài bị các Thầy Dạy Viết tố cáo công khai. Những sự phản bội đă hai lần liên tiếp đánh gục, đóng cửa trường cho các thầy giáo vùng quê rất có ích và độc đáo. Nhưng cũng trong thời gian đó, v́ Ḍng các sư huynh bị tấn công, ghen tuông, rúng động từ cơ sở, bị ṭa kết án, được biết đến từ Bắc chí Nam trên đất nước »[12].

Nhiều thử thách khác liên tiếp xảy đến. Cái nầy vừa dứt th́ cái khác tiếp theo ngay. Gioan La San làm việc từ nhiều năm nay mà không dưỡng sức. Ngài kiệt sức và ngă bệnh. « Một sự bí tiểu làm e ngại nghiêm trọng những người chung quanh ».

« Bác sĩ đề nghị một toa thuốc và bào trước rằng nó quyết định sự sống c̣n của bệnh nhân cho nên trước hết phải cho ngài lănh những phép sau hết […]. Sau khi cha xứ ra về, thầy thuốc cho người bệnh liều thuốc đạt được hiệu quả mà mọi người mong ước. Sự bí tiểu ngừng hẳn, và chẳng bao lâu, ngài ăn uống được. Ngài lấy lại sức trong một thời gian ngắn »[13].

Vài linh mục t́m cách « xen vào cuộc sống thường nhật của các sư huynh »[14]. Nhưng can thiệp của các cho xứ khác vào việc tổ chức nội bộ Ḍng vào lúc mới chớm nở làm Gioan La San suy nghĩ về số phận của Ḍng sau nầy. Linh tính của Gioan La San là « để cho chính các sư huynh toàn quyền trên Hội Ḍng » là một cái ǵ đó vừa độc đáo vừa cách mạng và có tính cách tiên tri tuyệt vời v́ 274 năm sau « công đồng Vatican II sẽ xác định điều đó trong Quy Chế về Giáo Hội như sau :

« Người đă lănh nhận chức vụ tư tế hưởng một quyền lực thánh để huấn luyện và dẵn dắt dân Chúa, để trong vài tṛ của Đức Ki-tô, thực hiện bí tích Thánh Thể và dâng lên Thiên Chúa, nhân danh toàn thể dân Chúa ; những người tín hữu, do bởi chức tư tế của chính họ, qui tụ về của lễ của Phép Thánh Thể và thực hiện chức vụ tư tế của ḿnh do sự nhận lănh những pháp bí tích, kinh nguyện và tạ ơn, chứng tá cuộc sống và do sự từ bỏ và sự bác ái thực của họ ».

Ngài nghĩ rằng một sư huynh được chịu chức linh mục sẽ là một phương thế tốt nhứt cho việc thừa kế. V́ vậy mà ngài chuẩn bị một người : sư huynh  Henry L’Heureux, trẻ trung, lực lưởng… dạy cho sư huynh tiếng la-tinh, cho theo các khóa học thần học và đưa lên Paris để dọn ḿnh chịu chức linh mục. Cái chết bất th́nh ĺnh của sư huynh nầy vào năm 1690 làm cho ngài hụt hẩng. Chắc chắn đây hẳn là một thử thách cam go cho ngài, nhưng nó cũng giúp ngài suy nghĩ và đi đến một kết luận làm sửng sốt khâm phục : « Bề Trên Hội Ḍng nầy sẽ không phải là một linh mục nhưng là một người giáo dân như các anh em của ḿnh », điều đó trở thành một nét độc đáo phân biệt của ơn gọi các sư huynh La San : « các sư huynh sẽ không thể là linh mục, cũng không manh nha sống đời giáo sĩ »[15].

Thật quả là một « giai đoạn biến động nhất » như sử gia Georges Rigault đă mô tả. Những thành công và những thất bại chen lẫn nhau. Nhiều công cuộc thành lập trường mới được mở ra rồi lại đóng cửa vài năm sau : thành lập khóa bồi dưỡng thứ hai cho các thầy giáo ở vùng ven đường Saint-Marcel vào năm 1699 và đóng cửa vào năm 1705 ; thành lập trường thứ ba ở Saint-Denis vào năm 1709 và đóng cửa năm 1712. Sự tấn công của thành phần những giáo viên với Gioan La San «gần như liên tục từ tháng  hai năm 1704 đến tháng 10 năm 1706 » ; nhưng thời gian từ năm « 1702 đến năm 1712, tại Paris, t́nh trạng của Gioan La San cũng không hết bấp bênh và đau buồn »[16].

Nhưng năm 1705 là năm đánh dấu thành công lớn của việc « dời Nhà tập và thành lập một nhà nội trú ở Saint-Yon trong thành tŕ Rouen »[17]. Mà cũng vào năm đó, người ta thấy Gioan La San « lang thang từ đường Charonne đến đường Princesse và trên đường Saint Honoré, đau buồn v́ sự phản bội của Vuyart »[18].

Trong khi mà những tấn công của các Thầy dạy viết chưa tắt th́ bị Hồng y Noaille cách chức tiếp theo. Đó là vào năm 1702 :

« Thưa ông, ông hết là Bề Trên cộng đoàn của ông; tôi đă bổ nhiệm người khác rồi»[19].

V́ vậy, ngày 3 tháng 9 năm 1702, Đức Hồng Y sai người đến nhà các sư huynh báo cho các ngài là từ nay linh mục Bricot sẽ là Bề Trên của họ. Tất cả các sư huynh « cùng phản đối »   và  các ngài tuyên  bố « không nh́n nhận quyền điều khiển của một ai khác ». Vị Tổng quản đă đưa nhận xét nầy cho Hồng Y Noaille rằng : « Nếu tất cả các Tu sĩ cũng gắn kết với Bề Trên của họ như các sư huynh th́ các cộng đoàn sẽ là một nước thiên đàng»[20].

Thế nhưng, những « vị giáo sĩ tốt lành nầy » muốn tách rời các sư huynh với vị Bề Trên của họ cũng không nản ḷng. Một cách âm thầm, « họ có thể tách ra 6 người đă làm Gioan La San rơi vào t́nh trạng lúng túng khi rời bỏ cộng đoàn ra đi vào năm 1705 ». Nhất là hai trong những người đó, phụ trách Trường Chúa nhật và người kia là « vị Giám tập mà nguồn gốc của việc điều tra của Ṭa Giám mục là do sự đối xử thô bạo của vị nầy »[21].

Được các linh mục ở bên cạnh Hồng y và các vị kinh sĩ nâng đỡ, các Thầy giáo dạy viết khuấy lên những tấn công mới và đ̣i hỏi « ông Argenson bắt buộc ngài Gioan La San và 18 sư huynh đang dạy không có phép của chánh quyền, phải ngưng ngay mọi hoạt động »[22]. Các trường học đóng cửa. Trường Chúa nhật lại ngừng hoạt động một lần thứ hai.

Trong khi mà ở Paris các sư huynh phải đối đầu với chánh quyền và khi mà « Pháp Viện tối cao Paris cho bị cáo lần cuối vừa xác định bản án nghiêm khắc của giáo quyền »[23], và khi mà Paris loại trừ các sư huynh ra th́ ở tỉnh các trường được nhân lên. Chỉ riêng năm 1707, nhiều trường được được mở ra : Tại Mende, Valréas, Alès, Grenoble.

Gioan La San lần lượt viếng thăm các trường mới thành lập nầy để nâng đỡ các sư huynh vừa thiêng liêng vừa sư phạm. Ví dụ, Ngài mời 2 sư huynh trường Thánh Laurent ở Marseille « tham gia đời sống Nhà tập – linh thao, ăn uống, nghỉ ngơi ». Ngài được các sư huynh tiếp đón niềm nở và « thu hút nhiều t́nh cảm về phía những kẻ khiêm tốn nhất đến những người có chức vị ». Nhưng qua năm tháng, sự nồng nhiệt cũng lịm dần và 2 sư huynh nầy chịu không nổi những đ̣i hỏi của Gioan La San và phàn nàn lên Văn pḥng quản lư trường học. Một ít người hiểu và đồng ư. Một số người khác – nhiều người hơn và dường như cao cấp hơn cho rằng ngài là « một con người cứng rắn, không mềm dẻo và theo tinh thần đó th́ không đem lợi ích ǵ », ông  Maillefer đă viết như vậy[24].

Sống trong những năm khó khăn, chịu đựng những băo táp đến từ mọi phía và nhất là kinh nghiệm những biến cố ở Marseille, Gioan La San « bắt đầu nghi ngờ không biết công việc nầy là do Thiên Chúa hay là một công tŕnh mà tất cả mọi người chống đối, th́ không phải là công tŕnh của chính Thánh Thần của Ngài »[25]. Ngài tự hỏi phải chăng thật sự là sự hiện diện của ngài lôi kéo sự bất hạnh cho Ḍng, ở Marseille cũng như ở Paris. V́ vậy, ngày mà sư huynh Bề Trên Timothée đến báo cho ngài Nhà tập ở Marseille dứt khoát đóng cửa th́ « câu trả lời lễ phép của ngài không che giấu được sự bối rối : « sư huynh không biết những thiếu sót của tôi để ra lệnh cho người khác sao ? Sư huynh không biết  là nhiều sư huynh không muốn tôi điều hành nữa sao ? »[26]  Với trạng thái tâm hồn như thế, Gioan La San cảm thấy cần sống trong sự yên tĩnh, vắng lặng. Đó là ở Sainte Baume mà Gioan La San đắm ḿnh trong cầu nguyện suy tư trong 40 đêm ngày vừa chia sẻ đời sống với các anh em Ḍng Đa Minh. Chắc cũng có một lúc nào đó, ngài nghĩ đến chuyện chấm dứt đời ḿnh ở nơi thinh lặng nầy. Nhưng tiếng gọi của bổn phận lớn hơn sở thích chiêm niệm và ngài đă lên đường trở về với các sư huynh.

Từ rất lâu, Gioan La San đă ư thức sự cần thiết việc chọn một Bề Trên giữa các sư huynh để thay thế người. V́ vậy, khi trở về Saint Yon, ngài đă quyết định « đạt được dự tính bầu chọn đă chín mùi từ năm 1686 »[27]. Một triệu tập tất cả các Bề Trên ở Saint Yon vào ngày 16 tháng 5 năm 1717 với mục tiêu thực hiện dự tính nầy. Và sư huynh Barthélémy được chọn làm người kế vị đầu tiên của Gioan La San. Gioan La San đă biểu lộ sự hài ḷng của ngài rằng : « Từ lâu sư huynh đă thi hành chức vụ đó rồi ».

Khi mà các sư huynh đă có Bề Trên của ḿnh, Gioan La San ẩn ḿnh và tự coi ḿnh như một trong các anh em, tùng phục quyền bính của vị Bề Trên mới.  Được trút hết trách nhiệm quản trị, ngài lao ḿnh vào trong kinh nguyện và viết các bài nguyện gẫm, một tác phẩm nhỏ bé mang tựa đề « Giảng nghĩa phương pháp Nguyện Gẫm ».

Sức khỏe ngài yếu dần. Ngài lănh nhận phép Xức dầu ngày 5 tháng 4 năm 1719. Thế nhưng thử thách vẫn không buông tha ngài. Đúng lúc mà ngài xin nhận lănh phép bí tích nầy « ngài phải chịu một thử thách cuối cùng và đáng cười nhạo : bị cất chén thánh ! »[28]. Gioan La San đáp lại sự lên án cuối cùng nầy bằng một sự từ bỏ hoàn toàn qua những lời nói sau cùng của ngài:

« Tôi thờ lạy trong mọi sự Thánh Ư Chúa đối với tôi ».

Và ngài trút hởi thở cuối cùng vào ngày 7 tháng 4 năm 1719, hai ngày sau khi thử thách cuối cùng.

Thế đó, một con đường cam go mở ra trước Gioan La San mà nhưng ổ gà và những ḥn đá được gọi là : kiện tụng, đau đớn… Nhiều sư huynh nản ḷng đă ra đi. Những cái chết, gia đ́nh ruồng bỏ, các môn đệ bỏ rơi… thật là cả một cuộc phiêu lưu. Nếu tôi lồng vào nơi đây một vài biến cố, đó là để ư thức nhiều hơn một chút rằng  cái giá phải trả rất đắt cho gia sản mà Gioan La San đă để lại cho những người môn đệ của ḿnh. Đây là một cuộc phiên lưu vượt quá sức con người, một con đường cát bụi và bất ổn mà Blain, sử gia đă làm nổi bật qua lời tâm sự của Gioan La San với 2 trong những người bạn của ngài vào một ngày tháng 5 năm 1716 : «Tôi sẽ nói với  các anh rằng nếu Thiên Chúa, vừa biểu lộ cho tôi thấy điều tốt mà Hội Ḍng nầy có thể mang lại, cũng vừa cho tôi khám phá ra những cực nhọc và những thánh giá phải cùng đi theo đó, th́ tôi không đủ can đảm và tôi sẽ không dám đụng ngón tay vào, chắc tôi không dám đảm nhận công việc đó. Đứng trước sự mâu thuẩn đó, tôi bị nhiều vị giáo sĩ cao cấp làm khổ tôi, ngay cả những người mà tôi hy vọng cầu cứu đến. ».[29]

Nhưng dù sao, những trở ngại rải rác trên đường không phải là một rào chắn cắt ngang sự tiến bước của chúng ta, nhưng là một cơ hội thử thách sự bền chí của chúng ta và để sự sáng tạo của chúng ta bắt đầu hoạt động để thực hiện sứ mạng giáo dục sao cho phù hợp với hoàn cảnh và những nhu cầu hiện tại, theo tầm của người trẻ và theo lợi ích của xă hội mà chúng ta đang sống bởi v́ « chúng ta được mời gọi – trong kế hoạch đào tạo của chúng ta – để mở ra những con đường khác hơn những đường thường đi, những con đường vượt lên trên những tiêu chuẩn và những qui tắc được sắp sẵn, được mở ra cho sự giáo dục toàn diện và phù hợp với cuộc sống »[30]

Ḍng Anh Em trường Ki-tô, 300 năm sau khi Gioan La San qua đời.
(M. De Lasalle, p. 194)


 

[1] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 54.

[2] Idem, p. 53

[3] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 57

[4] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 55

[5] Idem. p. 58

[6] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 50

[7] Idem. p. 51

[8] Idem., p. 52

[9] Idem. p. 51

[10] Idem, p. 52. 

[11]Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 72

[12] Georges Rigault, Histoire de l’Institut, Paris, PLON, 1937, Tome 1, p. 226.

[13] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 73

[14] Idem. p. 104

[15] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 74

[16] Georges Rigault, Histoire de l’Institut, Paris, PLON, 1937, Tome 1, p.230

[17] Idem. p. 231

[18] Idem. p. 231

[19] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 104

[20] Idem. p. 105

[21] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 106

[22] Idem., p. 112.

[23] Georges Rigault, Histoire de l’Institut, Paris, PLON, 1937, Tome 1, p. 231

[24] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 136

[25] Idem., p. 138

[26] Michel FIEVET, Petite vie de Saint Jean-Baptiste de La Salle, Desclée de Brouwer, 1990, p. 104

[27] Charles LAPIERRE, Monsieur de La Salle, 4e édition, F.E.C. Région de France, 1992, p. 170

[28] Michel Fiévet, Petite vie de Jean-Baptiste de La Salle, Desclée de Brouwer, Paris, 1990, p. 124.

[29] Georges Rigault, Histoire de l’Institut, Paris, PLON, 1937, Tome 1, p. 232

[30] Nicolas CAPELLE, Je veux aller dans ton école!, La pédagogie lasallienne au XXIe siècle, 2006, p. 34.