Chương 3:

Những môi trường khả thi

Như tôi đă lưu ư, công việc của tôi là cầu nối giữa một tiến tŕnh liên quan đến dân tộc học và một nghiên cứu-hành động. Tôi muốn nêu lên ở đây vài lối mới  cho một cuộc hội nhập vào mối liên kết xă hội tại Việt-Nam để đáp trả một cách thực tiễn sống sứ mạng La San theo lời mời gọi của Tổng Công Hội thứ 44.

I- Một dân tộc rất trẻ

Theo thống kê tổng thể vào năm 1989, dân số Việt-Nam có 64,4 triệu người. Vào năm 2001, con số nầy tăng lên 78 685 800 người, tỷ lệ tăng trưởng là 2,5% một năm. Dân số rất trẻ. Có 33 494 246 người trẻ dưới 19 tuổi. Nếu tính tuổi dưới 30 th́ tỷ lệ nầy sẽ lên đến 55%, trong khi đó người trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ là 3,8% dân số .

Một cách cụ thể, dân số tính theo tuổi người trẻ :

1 tuổi                           1 263 599

1-4 tuổi                        5 908 643

5-9 tuổi                        9 033 162

10-14 tuổi                    9 066 562

15-17 tuổi                    5 204 065

18-19 tuổi                    3 018 215

20-24 tuổi                    6 925 387

25-29 tuổi                    6 925 387

Dân chúng sống nghề nông chiếm tỷ lệ đế 81%. Mật độ trung b́nh 190 người trên km2 . Trên đồng bằng sông Cửu Long và Sông Hồng, tỷ lệ lên đến từ 1000-1500 người trên km2 . Nguồn lợi chính là trồng lúa. Trong đồng bằng sông Mêkong, nhờ vào thời tiết thuận ḥa, người dân có thể trồng lúa trong ruộng 3 mùa một năm. Vào năm 1989, Việt-Nam đứng hạng 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Mỹ và Thái Lan, đem về cho Việt-Nam 250 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh đó, người dân cũng sống bằng nghề trồng hoa mầu : bắp, đậu nành, khoai ḿ, khoai lang, các lọai cà và nhiều loại rau khác. Nghề trồng cây công nghiệp cũng quan trọng không kém như : cao su, cà-phê, trà, dừa, mía, thuốc lá, vải sợi…Nghề chăn nuôi cũng được phát triển như: heo, gà vịt, ḅ, cá bè… Các gia đ́nh ngư dân sống ven biển bằng nghề đánh cá… 

Dân tộc chủ yếu là người Việt, chiếm tỷ lệ 84% dân số và nói cùng một ngôn ngữ : tiếng Việt. Ngoài ra c̣n có người Trung Hoa, người dân tộc thiểu số, chiếm 15% dân số. Người dân tộc thiểu số chia thành 53 bộ tộc, sống bằng nghề nông, ở nhà sàn.

2- Một giới trẻ rất năng động

a) « mùa hè xanh »

Bắt đầu vào những năm 90, nhà nước phát động phong trào « mùa hè xanh » và rất có nhiều người trẻ tham gia : dạy bổ túc, sinh hoạt, xây cất nhà t́nh thương… Cũng có những nhà tâm lư t́nh nguyện đến vùng sâu vùng xa chia sẻ đời sống với người dân ở thôn quê hoặc các y bác sĩ đến khám bệnh, giáo dục về vệ sinh y tế. Và liên tiếp trong nhiều năm như thế và mỗi năm người tham gia càng nhiều hơn. (photo, p. 437, 438).

Sau đây là ư kiến của vài em thanh niên đă t́nh nguyện tham gia những mùa hè xanh nầy : Anh Trần văn Thuận, sinh viên năm 2 đại học, t́nh nguyện đi tham dự « mùa hè xanh » ở Nha Trang, dạy phụ đạo cho các em cấp 2. Theo em Thuận, công tác nầy rất bổ ích cho em và giúp em khám phá ra những thiếu sót của ḿnh để bổ túc.

- Anh đi thực tập ở đâu vậy ? – Dạ ở Nha Trang, trong một ngôi làng nhỏ, rất xa thành phố.

Anh cho biết vài cảm tưởng và kinh nghiệm của anh thâu lượm được sau một tháng thực tập nầy ?

 Đây là lần thứ hai tôi tham gia vào chiến dịch « Mùa hè xanh ». Năm nay, tôi phụ trách lớp 6 và lớp 7 vào buổi chiều, ôn tập toán và tiếng Việt. Các học sinh tập họp vào thứ bảy để sinh hoạt ngoại khóa : tṛ chơi đồng đội, cắm trại…So sánh với năm trước, tôi thấy ḿnh có kinh nghiệm hơn một chút để giữ kỷ luật trong lớp. Thế nhưng, tôi thật sự phải sáng tạo nhiều hơn bằng cách t́m ṭi những phương pháp học tập mới để giúp những đứa trẻ nầy học và nhớ bài. Sau một tháng sống chung với các em, tôi ư thức được rằng ḿnh cần phải có tính lạc quan, năng động và kiên tŕ cũng như có tinh thần đồng đội. Đó là những đức tính tích cực mới  đem đến cho tôi sức mạnh để tiếp tục cho đến hết khóa hè cho dù có những khó khăn gặp phải.

* Anh Đinh văn Phụng, sinh viên năm thứ 3 Đại học, t́nh nguyện đi Cà Mau. Như các nơi đồng bằng khác của sông Mê-kông, Cà mau nổi tiếng về mồng, muỗi và ghe thuyền. Sông nước chằng chịt như mạng nhện. Để đi từ làng nầy sang làng khác, dân chúng ở đây thường dùng xuồng máy hay chèo, bơi bằng cây dầm. Phương tiện di chuyển chính ở xứ nầy là xuồng như ở Saigon là xe gắn máy. Anh Phụng đến một làng có 22 000 dân, trong đó có 800 người công giáo. Nơi đây có  khoảng 350 người khuyết tật. Công việc chính của anh Phụng và 3 anh sinh viên khác trong mùa hè năm nay là ôn bài cho các em và đi thăm viếng các gia đ́nh trong những giờ rảnh rỗi.

- Xin anh chia sẻ một vào suy tư của anh trong chuyến đi Mục vụ hè năm nay.

Trước hết, tôi thấy quá nhiều người nghèo. Cái nghèo về kinh tế kéo theo cái nghèo về tri thức. Không tiền, không phương tiện di chuyển, nghèo quá, một số khá đông trẻ con bỏ học nửa chừng. Ví dụ tôi đến thăm một gia đ́nh kia có 4 người con mà 2 đứa lớn phải đi làm để thêm thu nhập cho gia đ́nh. Hai cô bé nhỏ nhờ có linh mục giúp đỡ nên có thể tiếp tục việc học của ḿnh, một em học lớp 6, em kia học tiểu học. C̣n gia đ́nh kia có 6 người con, nhưng chỉ có một em biết đọc biết viết. Ngôi nhà bị sập mà không có tiền để cất lại.

Mặc dù tôi không có phương tiện để giúp đỡ họ, nhưng tôi có ước mơ làm sao để giúp những người nầy thoát khỏi cảnh nghèo khổ bằng cách : giúp họ có một ngôi nhà tương đối ở được, một phương tiện di chuyển, có điều kiện để các em trong tuổi đi học có thể đến trường, để được giải trí chút chút…Nghĩa là tất cả những ǵ góp phần vào việc thăng tiến con người : xây nhà, đào giếng, thay thế cầu khỉ bằng cầu bê-tông, nhà cho người già neo đơn và người khuyết tật…Tôi mơ ước có những nhà hảo tâm biết được những khốn khổ của những người sống c̣n quá xa nền văn minh hiện đại.

* Y-Brôn, một sinh viên người dân tộc vừa xong cấp 3, cũng tham gia vào « mùa hè xanh » với nhóm nầy trên xứ muỗi trong một xă có tên Cây Bốn. Có được cơ may học hết Trung Học, Y-Brôn không dừng lại ở đó và muốn tiếp tục học Đại học. Đây là lần đầu tiên Y-Brôn đến vùng sâu vùng xa nơi miền Nam. Anh không tưởng tượng có những nơi người kinh mà hoàn toàn mù chữ và người ta thiếu thốn đủ thứ.

Với những kinh nghiệm mà anh thu lượm được khi tiếp cần với cái nghèo của dân vùng sâu vùng xa, anh có những đề nghị nào ?

Tôi cảm thấy thực sự vui sướng có cơ hội sống giữa người nghèo trong tỉnh Cà mau trong một tháng hè v́ chính tôi cũng nghèo và sinh ra trong một gia đ́nh nghèo. Nhưng sự nghèo khó của làng nầy hoàn toàn khác với sự nghèo khó của làng tôi trên cao nguyên : phương tiện di chuyển khó khăn ; hầu như những người lớn ai cũng thất nghiệp và thậm chí có khi người trẻ cũng thất nghiệp; ai cũng không biết chữ v́ nghèo và đến trường khó khăn, điều đó dẫn đến thất nghiệp; những ca bệnh cấp cứu hầu như khó mà t́m được thầy thuốc, nhất là về đêm ; cũng không có tiền để mua thuốc. Về đời sống tâm linh, đến nhà thờ th́ quá khó khăn mà cũng không t́m được người có khả năng để hướng dẫn và nâng đỡ cho họ về mặt thiêng liêng trước những khó khăn nầy.

Sau đây, tôi xin đưa ra vài đề nghị với các nhà hảo tâm và các bạn thiện nguyện :

-         Thăm viếng định kỳ người già neo đơn trong những dịp lễ lớn trong năm như : Noel, Phục Sinh, năm mới với chút quà phù hợp với nhu cầu cuộc sống hăng ngày như : quần áo, gạo, thực phẩm….

-         Tổ chức các lớp dạy nghề cho người trẻ : cơ khí, điện nhà, may mặc, hớt tóc…

-         Dạy giáo lư chuẩn bị rửa tội, rước lễ lần đầu , thêm sức…

-         Khám bệnh và phát thuốc miễn phí. Nếu được, mở một pḥng khám.

-         Ôn tập bài vở cho học sinh cấp 2 và cấp 3 : toán, vật lư và hoa học…

* Anh Trần văn Tuấn, sinh viên năm 1 cũng đi Muc vụ hè ở Cà mau, trong một làng khác có tên là Tân Lộc. Đây cũng là vùng sâu vùng xa nên người dân nơi đây cũng gặp những vấn đề như các nơi khác. Vẫn luôn luôn là vấn đề di chuyển khó khăn làm cho người dân dậm chân tại chỗ nghèo không mong có ngày vươn lên trong xă hội. Anh chia sẻ những quan sát của ḿnh như sau :

Xin anh cho biết những cảm tưởng và những đề nghị của anh sau chuyến đi « Mùa hè xanh » ?

– Một số rất đông con trẻ bỏ học sau tiểu học v́ phải đi đến Cà mau cách đó 16 cây số để lên cấp 2 và v́ phải chi phí rất nhiều, vượt quá túi tiền của gia đ́nh.  Những khó khăn ở đây cũng giống như ở các nơi khác. Nói chung, mức văn hóa rất thấp và thiếu phương tiện để học hành và vươn lên trong xă hội. Những lớp dạy nghề rất cần chỗ học : cơ khí, hàn tiện, may mặc… Nhờ vào sự quan sát và những kinh nghiệm cá nhân của tôi đối với người dân ở nơi tận cùng của đất nước nầy, tôi thấy một tầm nh́n rất lớn công việc đang mở ra cho những ai muốn hy sinh khả năng của ḿnh để phục vụ người nghèo. Riêng tôi, tôi tự nói ḿnh phải làm một cố gắng rất lớn để tự trau giồi nhằm đáp lại một cách có hiệu quả hơn những nhu cầu của các người trẻ nầy, những người đă chịu thiệt tḥi qua nhiều thế hệ. Các tu sĩ nam nữ đă chen chân vào những nơi đó. Thế nhưng, họ chỉ có khả năng lấp đầy một phần những nhu cầu khẩn cấp và rất tiếc họ chưa nghĩ đến những dự tính dài hạn như tổ chức đào tạo dạy nghề.

b) Thiện nguyện

Làng Ealủ cách tỉnh Pleiku 16 cây số, nằm trên sườn núi. Một trường tiểu học được xây dựng ở đó cho người dân tộc ít người. Trường không lớn lắm, nhưng đủ tiện nghi nếu so sánh với những nhà sàn của dân tộc ít người. Học sinh nghèo lắm. Đôi khi không có đủ quần áo để mặc. Một cô giáo lớp 1 tên là Mai thị Hương tâm sự : « Khi tôi được gởi đến ngôi trường nầy, mọi sự đều thiếu thốn. Hoàn toàn thất vọng, tôi đă muốn bỏ nghề. Nhưng dần dần sau khi nói chuyện với học sinh và phụ huynh, tôi ư thức là tôi phải ở lại ».

Thật vậy, những khó khăn không chỉ bắt nguồn từ những thiếu thốn vật chất, nhưng từ vấn đề ngôn ngữ khác nhau và những suy tư không ăn khớp giữa cô giáo và học sinh cũng như giữa cô giáo và phụ huynh, đó là điều có vẻ khó khăn nhất trong lănh vực truyền giáo bên cạnh người dân tộc ít người. Chưa hết. Luôn luôn có người mới vào lớp. Cô giáo Miên tŕnh bày cho chúng ta : « Mỗi ngày như thế, không hôm nào không có ít nhất một học sinh mới. Hôm nay nó vào lớp và tôi chưa có thời giờ nhớ mặt nó th́ nó đă biến mất. Và sau vài buổi hay vài tháng vắng mặt, nó lại đến. Làm ǵ bây giờ ? La rầy nó chăng ? Tôi chưa áp dụng biện pháp đó. Ngược lại, phải đối xử với nó bằng t́nh thương vừa mời nó vào lớp »

3- Tŕnh độ học vấn của giới trẻ

Theo đợt tổng kiểm tra của Văn pḥng trung ương vào năm 2001, dân số trên 10 tuổi đă lên đến 60 117 769 trong đó có 54 746 873 người biết đọc biết viết và 5 351 918 là mù chữ. Nhưng sự bất lợi lúc nào cũng chạy theo người ở tỉnh. Trong những người mù chữ đó th́ có đến 4 644 138 là sống trong đồng quê và chỉ có 707 780 là trẻ sống trong thành thị.  

Những người mù chữ từ 10 đến 30 tuổi có tới 1 718 683 người mà chỉ có 188 932 người sống nơi thành phố và c̣n lại 1 529 751 sống trong vùng quê. Như vậy, con số những người cần xóa mù không phải là ít..

Thống kê theo tuổi đưới đây minh họa cho chúng ta dễ hiểu hơn : 

Tuổi

(1)

Tổng

(2)

Biết đọc +viết

(3)

Mù chữ

(4)

Không xác định

(5)

10-14 tuổi

9 066 550

8 673 320

390 440

2 790

15-17 t

5 204 060

4 955 200

248 030

830

18-19 t

3 018 210

2 826 860

190 610

740

20-29

13 493 550

12 601 200

889 590

2 760

Tổng cộng

30 782 370

29 056 580

1 718 670

7 120

N.B. Tổng (2) = (3) + (4) + (5)

Tổng Cộng = Cộng cột (2)

Theo tổng kiểm tra dân số chính thức năm 2001, bảng dưới đây cho thấy t́nh trạng người trẻ ở tuổi đi học mà không tiếp tục học hay không đi đến trường nữa :

Tuổi


 

(1)

Tổng t́nh h́nh dân số

 

(2)

Đang đi học

 

(3)

Không đi học nữa

(4)

Chưa bao giờ đến trường

(5)

Không xác định

 

(6)

 

69 150 931

18 840 764

43 415 437

6 891 873

2 857

5 tuổi

1 682 306

339 654

3756

1 338 896

0

6-9

7 350 836

6 428 883

80 499

839 825

1 649

10

1 776 096

1 656 873

51 653

67 210

360

11-14

7 290 466

6 068 539

956 455

264 809

663

15-17

5 204 065

2 797 122

2 192 249

214 686

8

18-19

3 018 215

800 088

2 052 286

165 775

66

20-29

13 493 561

652 960

12 067 432

773 065

104

N.B. Tổng cột 2 (2) = (3) + (4) + (5) + (6)

Quan sát : Phần đông học sinh đang đi đến trường thuộc thành phần trẻ. Chỉ có 96 645 sinh viên trên 30 tuổi.

Thông thường trẻ con 5 tuổi bắt đầu đến Mẫu giáo. Những chỉ có 21,18% được hưởng quyền lợi đó. Có rất nhiều lư do mà phụ huynh giữ chúng ở nhà : hoặc không đủ pḥng ốc hoặc v́ nghèo, tiền học phí trường tư cao quá, vượt qua những phương tiện của cha mẹ.

Trẻ con từ 6 đến 10 tuổi phải đến trường 100% theo khuyến cáo của chánh quyền. Nhưng theo thống kê nầy, c̣n hơn một triệu trẻ không đến trường hay bỏ học nửa chừng, tức 88,59%. Những đứa trẻ nầy ở xa thành phố, trong những làng mạc xa xôi, trên cao nguyên và dĩ nhiên thuộc gia đ́nh khó khăn về kinh tế.

Các trẻ em từ 11 tuổi đến 14 tuổi là tuổi phải học cấp 2. Những con số nầy chỉ đạt 83,23%. Từ 15 đến 17 tuổi , chỉ c̣n 57,74%. Từ 18-19 tuổi, sinh viên năm 1 và 2 Đại học, chỉ c̣n 29,5%. Và phần trăm của các sinh viên trên 20 tuổi chỉ đạt 4,83%.

Tại sao các học sinh c̣n đang tuổi đi học mà không đi học hay bỏ học nửa chứng ? Lư do chính thật dễ hiểu : v́ nghèo. Các em nầy phải bỏ học để vào đời sớm giúp kinh tế cho gia đ́nh. Lư do khác v́ nhiều làng vùng sâu vùng xa không có trường học. Nhưng cũng có một số thấy không cần phải biết đọc biết viết hay nghĩ rằng người nữ không cần đi học nhiều v́ sẽ khó lấy chồng. V́ vậy mà số trẻ nữ không đến trường nhiều gần gấp hai lần số con trai : 4 334 296 nữ/2557 577 trai.

Không tính những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học tiểu học, tŕnh độ học vấn của người dân Việt-nam c̣n rất thấp : gần phân nửa dân số hết bậc tiểu học, phân nửa kia, hết trung học. Chỉ có 2,06% là tốt nghiệp Đại học.

Trên 5 tuổi

69 150 931

Phần trăm

Không đi học

6 891 873

9,96%

Tiểu học

25 538 581

36,93%

Cấp 2

20 255 574

29,29%

Cấp 3

14 428 591

20,8%

Cao đẳng  (Tú Tài + 2)

555 058

0,80%

Đại học (Tú tài + 5)

1 424 910

2,06%

Trên Đại học (Tú Tài + 7)

44 068

0,06%

Không xác định

7 995

 

Một cách thực tiễn, khi quan sát tŕnh độ học vấn theo tuổi của những người đi đến trường và những người bỏ học, chúng ta có bảng sau :

 

Lớp

Đang đi học

Không đi học nữa

1

 2 450 091

512 589

2

2 180 471

2 075 620

3

2 090 205

3 324 700

4

1 928 792

3 520 634

5

1 813 894

5 631 227

6

1 677 391

3 021 127

7

1 383 716

4 174 819

8

1 305 556

8 692 965

9

1 205 106

3 626 709

10

780 178

1 298 952

11

626 041

933 769

12

809 628

5 148 208

Không xác định

2 209

2 071

Quan sát : Phần đông các người đi đến trường thuộc thành phần c̣n trong tuổi đi học. Nhưng con số học sinh bỏ trường cũng khá cao : 2 450 091 học sinh lớp 1, và chỉ c̣n 809 628 học lớp 12, tức 33%.

Người trẻ trong cả xứ tốt nghiệp trung học đạt số phần trăm rất khiêm tốn : 5 957 836 tức 7,8% dân số. Tỷ lệ nầy không khích lệ lắm nếu phải so sánh với các nước khác.

4- Môi trường quanh tôi

Cho dù nhà nước đă phát động chương tŕnh « xóa đói giảm nghèo », nhưng sự giàu sang của thành phố Hồ Chí Minh thật sự chỉ là bên ngoài. Hơn nửa dân Saigon c̣n sống trong sự nghèo khó. Khoảng cách giữa người nghèo ngày càng xa. Mặt tiền sang trọng phía trước của những đường phố che giấu có thể nói là sự bần cùng của thế giới thứ tư đàng sau.

A- Phường TÂN KIÊNG

1- Nh́n tổng quát Phường Tân Kiểng [1]

Phường Tân Kiểng là một trong 10 phường của Quận 7 tp. HCM được tách khỏi huyện Nhà Bè vào năm 1997 trong chương tŕnh đô thị hóa (photo, p. 430).

TÂN KIÊNG là một Phường có nhiều vấn đề xă hội. Một lư do để nhận định Tân Kiểng trong thành phần nầy v́ lư do trong thời kỳ ổn định một Quận mới, nhiều người nhập cư đến từ khắp nơi, đủ mọi thành phần trong xă hội đến tạm trú không mấy khó khăn. Không biết làm cách nào để kiếm tiền đủ sống nơi làng quê, dân tỉnh đến những thành phố lớn ngày càng nhiều và Saigon là nơi thu hút nhất. Nhưng sự thật làm họ điêu đứng. Phần đông trong họ không có được một nghề chuyên môn và thông thường là ít học. V́ vậy, họ chấp nhận làm bất cứ điều ǵ miễn có tiền là được : buôn bán lẻ, thợ hồ, khuân vác, thợ may, chạy xe ôm, xích lô, đánh giày, bán vé số, ăn xin…. Và cả ăn cắp khi có cơ hội… ! Con của họ dĩ nhiên không thể đến trường được v́ không có giấy tờ. Bối cảnh xă hội phức tạp như vậy, phường Tân Kiểng là một điểm nóng của thành phố và cũng là nơi mà nhiều cơ quan xă hội quan tâm đến.

2- Vài nét đặc thù

a) Vị trí địa dư và dân số

Với một diện tích là 99,96 hecta, dọc theo sông Kinh Tẻ, một nhánh của sông Saigon, phường Tân Kiểng được chia thành 4 khu phố gồm có 76 tổ với 16 822 nhân khẩu mà hết 4 989 là dân nhập cư, khoảng 30%, một tỷ lệ hơi cao ; có 3452 người trẻ dưới 16 tuổi, trong đó có 1706 là nữ.

b) Đời sống kinh tế

Tân Kiểng được coi như là một phường nghèo của Quận 7. Như đă đề cập bên trên, 30% dân chúng là đến từ các tỉnh. Không có nghề nghiệp chuyên môn, không có tŕnh độ kiến thức, v́ vậy nghề nghiệp của thành phần nầy tập trung vào những nghề không cần chuyên môn như : buôn bán lẻ, đạp xích lô, chạy xe ôm, bán vé số….và có thu nhập không cao và không ổn định. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên thuộc thành phần nầy khoảng 20%. Nhưng dù sau, những ai chịu khó làm việc một chút th́ cũng kiếm được cái ăn sống qua ngày.  (photo, p. 435).

Trên mặt bằng của phường, người ta có thể đếm được 66 văn pḥng của nhiều Công Ty khác nhau, một cảng đường sông và một cái chợ. Ba mươi gia đ́nh làm việc trong các công sở, 39 gia đ́nh khác làm việc trong các doanh nghiệp. Mục tiêu của chánh quyền địa phương trong năm 2004-2010 là « xóa nghèo » đối với tất cả các gia đ́nh nào mà mỗi người không kiếm được 40USD/tháng.

c) cơ sở hạ tầng

Những con đường chính được tráng nhựa, có nước, có điện. Phường Tân Kiểng có một trường cấp 3, hai trường cấp 2 và 2 trường Tiểu học. Ngoài ra c̣n có 5 trường Mẫu giáo, 3 lớp t́nh thương và một Mái ấm dành cho các cô gái lầm lỡ, để đáp ứng nhu cầu của người trẻ hôm nay.

d) tôn giáo

Hầu hết dân chúng đến từ nơi khác, cho nên tôn giáo của họ rất đa dạng và họ duy tŕ những phong tục của họ. Thế nhưng, như t́nh h́nh cả nước, Phật Giáo vẫn chiếm đa số. Ở đó có 2 nhà thờ công giáo, một nhà nguyện Tin Lành,  3 nhà Chùa và 4 đền thờ Phật.

e) Điểm « văn hóa »

Tân Kiểng cũng như các nơi khác trong thành phố, những điểm Karaoke và chơi Games cũng thu hút người trẻ rất nhiều. Đến nỗi, theo người dân địa phương, họ coi đây như là « văn hóa đặc thù và đa dạng »..

f) giáo dục

Theo thống kê chính thức của chánh quyền địa phương th́ với 2 trường tiểu học, 2 trường cấp 2 và 1 trường cấp 3 là đáp ứng đủ nhu cầu của người trẻ đang độ tuổi đi học. Thế nhưng thực sự chỉ có 81,7% người trẻ học hết cấp 2, nghĩa là có 18,3% người trẻ bỏ học nửa chừng. Bên cạnh đó, luôn luôn có những trẻ không bao giờ đặt chân đến trường. Thông thường, đó là những đứa trẻ con gia đ́nh nghèo, những gia đ́nh đến từ các tỉnh, hay c̣n gọi là những gia đ́nh nhập cư. Để giải quyết phần nào t́nh trạng nầy, các lớp học t́nh thương được mở ra đón nhận khoảng 200 em diện nầy. Cũng nên biết rằng thống kê chính thức chỉ tính những người dân có hộ khẩu ở đó mà thôi. Người dân nhập cư coi như không thuộc phường đó. Họ và con cái họ không được hưởng quyền lợi ǵ hết. , Mặc dầu có hiện diện của họ là có thực, nhưng đôi khi người ta c̣n quên là có họ hiện diện trong phường nữa ! Không khai sinh, không hộ khẩu, dĩ nhiên con cái họ không đến trường chính thức được. Nhân viên xă hội phải đi t́m chúng trong hang cùng ngỏ hẽm, trong những căn nhà tranh lụp xụp để động viên chúng đến lớp học t́nh thương. Trong một phương diện nào đó, các thông kê chính thức đưa ra một con số rất đẹp là 100% con trẻ trong phường đều đến lớp th́ không có liệt kê những em nầy.

3- Đời sống xă hội

Quận 7 nói chung và phường Tân Kiểng nói riêng là một môi trường xă hội khá phức tạp. Vấn đề nhập cư là một nguyên nhân. Rồi cảng đường sông, các kho chứa hàng.. thu hút nhiều người từ khắp nơi đến để làm việc, khuân vác, chạy xe 3 bánh, xe hạng nặng để chở hàng…bất kể giờ giấc, đêm cũng như ngày. Bên cạnh những người làm ăn chân chính th́ có những người khác « ít chân chính » hơn cũng đến đó t́m một nơi trú ẩn bất hợp pháp : nghiện ngập, gái làng chơi, đánh bài, giựt dọc…, ổ của những tệ nạn mà chánh quyền rất khó giải quyết. 

Thực tế vào năm 2003, để làm giảm bới tệ nạn nầy, chánh quyền đă áp tải 75 người nghiện vào trại cai nghiện. C̣n 119 người khác đang được nhắm đến trong tương lai gần.  Những người do gia đ́nh khai báo hay do chánh quyền ḍ ra. Dĩ nhiên c̣n một số khác đang lẫn trách và chỉ xuất hiện phá rối khi có dịp thuận lợi. Một điều cũng nên nói ra là giữa những người nghiện nầy, người ta nhận thấy có 38 trẻ em và 3 thanh niên ! C̣n 70 em khác cũng đang bị nghi ngờ. Con số nầy cũng khá lớn, nếu so với số thanh niên bị nghiện và gái điếm th́ càng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Trộm cắp, móc túi, lường gạt... là xảy ra như cơm bữa. Những băng nhí hành nghề trộm cắp phải nói là hoành hành ở Quận 7.

4- Điều có thể làm trong lănh vực giáo dục

- tạo nên một công việc ổn định bằng cách mở các trung tâm dạy nghề như : vi tính, may mặc, thêu…

- giáo dục vệ sinh y tế để sống và giữ môi trường sạch sẽ để không vứt rác lung tung, trên đường phố, trên sông… gây ô nhiễm bằng cách mở một trạm phát thuốc và khám bệnh miễn phí cho người nghèo, đồng thời giáo dục họ biết tại sao phải giữ vệ sinh, pḥng chống bệnh tật...

- giáo dục công dân, dạy sống những giá trị nhân bản để chống lại thói quen ăn cắp, lạm dụng t́nh dục, gái điếm, buôn bán ma túy ….

Đây là một khu phố nghèo của thành phố Hồ Chí Minh nơi mà người ta thấy nhiều nhà chọc trời mọc lên với những pḥng ốc hạng sang, kể từ khi có phong trào đổi mới vào năm 1986, nhưng nhất là vào những năm gần đây, lúc mà Việt-Nam nôn nóng vào WTO. Thế nhưng, đàng sau những mặt tiền sang trọng đó là những căn nhà ọp ẹp, che giấu sự bần cùng của một số người dân. 

B- Xóm của những người bị bệnh chạy thận[2]

Nhiều dăy nhà ổ chuột, thấp lè tè, khốn khổ và ẩm thấp, vào sâu trong đường hẽm Côt Co, trước bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), là nơi cư ngụ của nhiều bệnh nhân chạy thận giai đoạn cuối, phải đi lọc máu định kỳ để kéo dài cuộc sống. Mỗi người đến từ một nơi khác nhau với một hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng họ có cùng một điểm chung : chạy tiền để giành cuộc sống của họ với Thần Chết.

Ví dụ cô Nguyễn Hồng Công chẳng hạn, là một sinh viên rất thông minh ước mơ một tương lai sáng lạng. Nhưng tất cả dường như sụp đổ khi bác sĩ thông báo cho cô biết bị bệnh thận nầy ở giai đoạn cuối. Kể từ ngày hôm đó, một cuộc chiến đấu liên lĩ để duy tŕ cuộc sống. Cô sinh ở Bắc Giang, mất cha vào lúc mới 3 tháng tuổi, v́ chiến trận năm 1979. Cơn bệnh đó đă « đăng kư » hộ khẩu  của cô vào « xóm chạy thận » từ 7 năm nay. Mọi người gọi bệnh nầy là « bệnh nhà giàu » v́ tiền chữa bệnh rất cao. Mỗi người bệnh phải đến nhà thương một tuần 3 lần để lọc thận và mỗi lần như vậy kéo dài trong 3 giờ để kéo dài cuộc sống. Mỗi lần lọc thận như thế tốn hết 300 000 đồng. Đối với những người có bảo hiểm y tế th́ không có vấn đề. Nhưng, đối với những người không có tiền th́ cả một vấn đề được đặt ra.

Cô Công có thẻ bảo hiểm y tế. Một phần lớn vấn đề được giải quyết. Nhưng cô Công cần có tiền để mua các loại thuốc khác cần cho việc lọc máu tốn khoảng 30 000 đồng. Những chi phí khác như thuê chỗ ở và ăn uống cũng như những chi phí nhỏ khác, tốn khoảng 300 000 đồng. Kể từ ngày cô Công bị bệnh, cha mẹ cô đă bán cả ngôi nhà để lo cho cô. Cả gia đ́nh bây giờ trú nơi nhà ông bà ngoại. Trong xóm bệnh, Cô Công đi chăm sóc những bệnh nhân khác trong xóm và cũng kiếm được 12 000 đồng/ngày nên cô cũng có thể trang trải chút ít chi tiêu hàng ngày.  

 Trong những căn nhà lụp xụp thuộc « xóm chạy thận » nầy trú ngụ khoảng 100 gia đ́nh của bệnh viện Bạch Mai. Một trường hợp khác cũng nên nhắc đến đó là trường hợp gia đ́nh của ông Hiếu. Thật vậy, gia đ́nh nầy chỉ có hai cha con. Người con tên Hùng đă bị bệnh nầy khi anh mới học lớp 7 trường làng Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Từ 10 năm nay, gia đ́nh nầy đă chọn xóm nầy như là nơi chôn nhau cắt rún. Hai cha con phải làm bất cứ việc ǵ để sinh sống : bán « cạt », sửa xe đạp, làm vệ sinh, chăm sóc bệnh nhân… Người cha cuối cùng t́m được một « nghề » dường như ổn định : cung cấp nước sôi cho bệnh nhân trong nhà thương. Ông Hiếu tâm sự : « Tôi đă sống từ 10 năm nơi đây rồi. Cho dù người giàu đi nữa, nếu họ có bị bệnh nầy th́ cuối cùng cũng thành nghèo »

Trong « xóm chạy thận » nầy, thỉnh thoảng có một người « từ giă » những người bên cạnh. Ví dụ bà Gành chẳng hạn, đă ở đó được 2 năm, đă về với gia đ́nh ở Thái B́nh để chờ Thần Chết v́ quỹ gia đ́nh đă cạn kiệt.

C- Bóng tối công viên[3]

Chánh quyền thành phố Hà nội phải chi ra hàng tỷ đồng để vét giao thông hào, làm đẹp công viên, tạo nên những thảm cỏ… Nhưng ngay tại nơi nầy, những tệ nạn xă hội như trộm cắp, x́ ke ma túy, gái mại dâm… chưa được giải quyết. Những lư thuyết về  sự lệch lạc, một trong những tài liệu do Trường Chicago xuất bản, chỉ rơ rằng tất cả mọi lệch lạc có hai mặt là làm gây rối công cộng nhưng cũng thuộc về căn tính cá nhân. Tôi muốn nhấn mạnh nơi đây về sự lệch lạc như là một sự phá rầy nhưng không phải về một lănh vực xă hội riêng biệt nhưng như là một sự việc phá vỡ mối quan hệ xă hội.

Trên những ghế đá ở cửa hồ Bảy Mẫu thuộc công viên Thống Nhất, trên đường Lê Duẫn, Hà Nội, những đứa móc túi nằm ngủ co queo, đợi đêm xuống. Trong ngày, chúng ngủ như chết, đôi mắt mơ mơ màng màng như thiếu x́ ke, nhưng mà lại sáng lên như chim cú khi màn đêm buông xuống. Những người mà chúng nhắm là những cặp t́nh nhân. Kịch bản bắt đầu từ 19g30. Nhiều cặp đến ngồi tâm sự trên ghế đá. Các tên cướp giựt lén lén đến chôm các túi xách, ví tiền, một cách tài t́nh. Chúng nó có khoảng 12 đứa lang thang được chia làm 2 thành phần : những đứa x́ ke cần tiền mua thuốc để hít và những đứa ăn cắp thuần túy cần tiền để sống qua ngày. Chúng đi qua đi lại, biến mất rồi lại xuất hiện với dáng vẻ gian xảo và nham hiểm, làm dân chúng ngán. Theo lời những nạn nhân kể lại, chúng không bao giờ làm ăn một ḿnh. Một ngày kia, một tên thành công chôm được cái ví nhưng người chủ phát hiện và lập tức rượt theo. Thế nhưng có một nhóm 5, 6 tên không biết từ đâu đến, cũng nhanh nhẹn như nó, nhảy ra chận đường.

Cũng vậy, vườn bách thú Hồ Thu Lê ở Hà nội cũng trở thành một ổ tệ nạn xă hội. Ban ngày rất b́nh an. Nhưng khi màn đêm xuống, những bóng tối rất thuận lợi cho những cặp t́nh nhân nhưng cũng là « đất thánh » của những tên ăn cắp, cướp giựt, chích choát, mại dâm...

Dường như những đứa cướp vặt, những đứa x́ ke, gái mại dâm…. qui tụ về các công viên và quanh các con sông càng ngày càng nhiều. Hồ Ngọc Khánh là một trong các hồ đẹp nhất. Buổi sáng th́ không có ai. Nhưng từ 11g00 đến 12 là « chợ » ma túy mọc lên một cách th́nh ĺnh. Và những tên x́ ke chích lẫn cho nhau một cách công khái. « Chợ » nầy mới mọc lên không lâu. Không có sự can thiệp của chánh quyền th́ nó sẽ phát triển thôi, như bên hồ Thiên Quang vậy.

Có 3 điểm giải trí mà người dân từ lâu gọi là « nghĩa địa người nghiện ». Đó là hồ Thiên Quang, hồ Bảy Mẫu và hồ Thanh Nhàn. Mỗi ngày, ít nhất là 10 cô gái ngồi trên ghế đá để trang điểm nhưng trong túi th́ có ít nhất 30 cây kim tiêm. Mỗi kim tiêm như vậy giá từ 300 000 ngàn đến 600 000 ngàn đồng.

Hà Nội có nhiều nơi để giải trí nhưng loại giải trí lành mạnh đó được thay thế bằng những tệ nạn xă hội.

D- Về đồng quê

1) PHƯỚC HÀ, một ngôi làng cùng khổ

Nằm cách Phan rang vài chục cây số về hướng Saigon, đường đến đó tráng nhựa đàng hoàng, nhưng Phước Hà là một làng thật sự cùng khổ, rất nghèo. (photo, p. 432).

PHƯỚC HÀ là một vùng kháng chiến và được trao huy chương anh hùng của quân đội vào năm 1988 v́ đă góp phần rất lớn vào việc giải phóng dân tộc. Nhưng sau 30 năm giải phóng, Phước Hà vẫn luôn là một làng nghèo của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cả làng chỉ có 2800 nhân khẩu sống trong 6 xóm. 95% là người dân tộc Raglei. Thu nhập b́nh quân khoảng 200 000 đồng/tháng. Già làng tâm sự : « Khi Trời cho mưa, dân làng có thể trồng bắp, chúng tôi không đói. Nếu không mưa, chúng tôi thiếu lương thực từ 2 đến 3 tháng. Có tất cả 256 căn nhà lợp bằng rơm trong đó có 65 căn nhà xây tường. Nhưng sau khi xây, họ coi như không c̣n ǵ hết, v́ họ phải bán đất hay bán ḅ để xây nhà. (photo, p. 433) .

2) Làng Cây Bôn, tỉnh Cà Mau

a) Nh́n tổng quát

Như đă được các bạn sinh viên đi Mục vụ Hè thuật lại, làng Cây Bốn là một làng nghèo, thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Cà Mau. Để đi từ Cà Mau về Cây Bốn phải mất 1g30 bằng thuyền. Cây Bốn có 22 000 dân, trong đó có 800 người dân Công giáo. Số c̣n lại theo đạo ông bà hay đạo Phật.

b) Đời sống kinh tế và văn hóa

Sống bằng nghề nông là chính. Trong những năm sau nầy người ta thay trông lúa bằng nuôi tôm. Nhưng 20% dân chúng ở đây không có đất, v́ vậy họ đi làm công cho những gia đ́nh nầy để sống qua ngày. Số thất nghiệp cũng không kém. Người trẻ đi làm trong các xí nghiệp để bốc vỏ tôm tại chỗ hoặc rời làng để đi kiếm việc nơi các thành phố lớn.

Phần đông dân chúng ở đây sống trong những túp lều tranh dột nát. Cái nghèo về kinh tế kéo theo cái nghèo về tri thức. Nhiều gia đ́nh không đủ cái ăn th́ làm sao t́m đâu ra tiền để gởi con đến trường ? Đi đến trường đôi khi coi như là xa xí phẩm. Một số khác đến trường khi đă lớn khôn : 10 tuổi học lớp 1 hoặc 15 tuổi mà mới học lớp 3.  

c) Sức khỏe

Trong vùng nầy, con sông là thùng rác, cái ǵ cũng vứt xuống sông. Cầu xí th́ được đặt theo bờ sông. Nhiều nhà không có giếng đào, cứ ra sông múc nước xài. Từ đó nhiều bệnh nguy hiểm phát sinh. Phần nhiều các gia đ́nh đều đựng nước mưa trong lu để xài. Nhưng nước mưa làm ǵ có đủ để xài hoài, nhất là khi không có mưa. Dĩ nhiên là phải xài nước sông.

d) Điều có thể làm

Sau khi nghiên cứu ư kiến của các bạn sinh viên đă đề nghi phương án giúp đỡ được nêu lên ở trên, sau đây là vài phương án tổng hợp khả thi :

Một : thăm viếng các gia đ́nh và chia sẻ với họ những nhu cầu cần thiết ;

Hai : Tổ chức lớp dạy nghề cho người trẻ phù hợp với nhu cầu địa phương ;

Ba : Giáo dục y tế cho người dân để pḥng bệnh ; Khám bệnh và phát thuốc ;

Bốn : dạy phụ đạo để các em theo kịp tŕnh độ.

3) Làng Châu Ro

Châu ro là một làng người dân tộc ở miền Nam, thuộc tỉnh Đồng Nai. Làng được chia ra thành 10 tổ. Sau đây là vài chi tiết của các tổ nầy :

Tổ 7 và tổ 8 là hai tổ xa nhất của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, cách Saigon 100 cây số.

a) Diện tích và cơ sở hạ tầng:

Mỗi tổ có diện tích từ 15 đến 20 héc-ta. Dân cư thưa thớt, đường đi khó khăn, đường đất, mùa mưa th́ śnh lầy, mùa nắng th́ bụi. Dân chúng đi lại chủ yếu bằng xe đạp và xe công nông để chở hàng hóa.

b)Dân cư :

Tổ 7 gồm có 13 gia đ́nh và 83 nhân khẩu ; tổ 8 có 38 gia đ́nh và 159 nhân khẩu. Đất khô cằn, một phần lớn là đất cát chỉ có thể trồng cây điều và khoai ḿ. Điều nầy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

c) Đời sống gia đ́nh :

Nghề chính của họ là đi làm thuê, ăn lương công nhật. Đất trồng trọt rất ít đối với khoai ḿ hay trồng cây điều v́ các cây nầy cần đất rộng để có thu nhập đầy đủ. Nợ nần chồng chất. Mỗi ngày họ chỉ kiếm độ 30 000 đồng. Con cái th́ đi chăn trâu hay chăn ḅ thuê cho ai đó hoặc đi bắt vài con ốc, con chuột…mà không làm ǵ khác. Đi học là một vấn đề lớn cho gia đ́nh.

e) Tôn giáo :

Hầu hết người dân tổ 7 là không tôn giáo. Có vài gia đ́nh công giáo hay tin lành. Đặc biệt là tổ 8 không có theo đạo nào hết.

f) Tŕnh độ văn hóa

Tŕnh độ học vấn rất thấp. Một số đông không biết đọc biết viết, nhiều nhất là hết cấp 1. Nhưng cũng c̣n nhiều bạn trẻ chưa học hết tiểu học. Nguyên do chính gây nên t́nh trạng nầy là do cái nghèo và cũng do vấn đề lưu thông khó khăn. Trong làng chưa có trường. Các trẻ phải lội bộ từ 5 đến 10 cây số để đi học, dù là cấp 1. Mùa mưa đi th́ thật vất vả.

g) Cuộc sống thường nhật

Vấn đề vệ sinh rất ít được quan tâm. Không có nguồn nước sạch. Hai hay 3 giếng nước công cộng không đủ sử dụng nhất là vào mùa khô. V́ thiếu thức ăn, thiếu vệ sinh, sức khỏe không được bảo đảm tốt.

h) Điều có thể làm

Như t́nh trạng ở các làng người dân tộc khác, việc tiếp cận làng cho thấy một chút nhu cầu không ít th́ nhiều giống nhau gần như trong mọi lănh vực : những nhu cầu khẩn cấp ngắn hạn như giúp đỡ về lương thực, thuốc men, phương tiện di chuyển cũng như nhu cầu dài hạn như giáo dục vệ sinh y tế, chăm sóc sức khỏe, và nếu có thể được nâng cao mức sống của họ, và hơn nữa, thành lập cho họ một ngôi trường tiểu học tại chỗ đế bớt lư do làm cho các trẻ không đến trường..

4- Câu chuyện của một làng nghèo

Miền Nam nổi tiếng là giàu, đất đai mầu mở, lúa gạo đầy bồ, thế nhưng có những con người sống trong sự nghèo khổ tột cùng.

Không một miếng đất, máu là tài sản duy nhất của dân làng nầy. Trong một vài gia đ́nh, cha mẹ đi bán máu. Và bán máu là một « phong trào » của dân làng nầy thuộc vùng Đa Ḥa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Trong một túp lều tranh, bà Thạch thị Rách tâm sự : « Gia đ́nh tôi không có lấy một miếng ruộng, nhưng lại có đến 7 người con. Cha chúng và tôi, chúng tôi không thể đếm đă đi bán máu bao nhiêu lần rồi để duy tŕ sự sống ». Một bà cụ già lên tiếng : « tất cả gia đ́nh phải đi làm cả năm không đủ nuôi cả gia đ́nh. Con tôi v́ vậy mà đi bán máu. Lúc đầu, một tháng một lần, bây giờ th́ 1 tháng 2 lần. Bây giờ th́ anh ấy bị bệnh, nhà thương đă lấy lại thẻ và anh ta không đi bán máu được nữa ».

Thế nhưng, trường hợp của bà Sĩ Đ́nh cũng nên nêu lên. Theo một người bán hàng kể lại : « bà ta đă bỏ chồng để một ḿnh lo chăm sóc một bà mẹ già và 2 đứa con c̣n bé. Người mẹ bị bệnh. Không tiền, không có đất để canh tác, bà đi bán  máu để lo cho mẹ và nuôi cả gia đ́nh. Nhưng cuối cùng th́ bà kiệt sức sau khi bán máu nhiều lần mà không dám bồi dưỡng cho lại sức. Bà đă qua đời để lại sau lưng những sự chăm sóc chưa hoàn thành. Những người lân cận thương xót gia đ́nh nầy nên đă chăm sóc bà mẹ, nhưng họ, họ cũng nghèo và phải đi bán máu để sống ».

Theo thống kê của chánh quyền địa phương, làng nầy gồm có 541 gia đ́nh mà có đến 210 gia đ́nh (284 nhân khẩu) sống v́ nghề bán máu. Những điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt và gia đ́nh đông con là nguyên do chính của nghèo khó và bỏ học[4].

5- Chợ người làm việc...

Vào lúc 4 giờ sáng, thời gian mà phần đông người dân thành phố Vĩnh Long c̣n đang ngon giấc th́ trong ánh sương mù ban mai, ngay ngă ba một con sông thuộc làng Nhơn Phú, huyện Măng Thích, thành phố Vĩnh Long, một nhóm người cả đàn ông lẫn đàn bà và con nít ngồi dọc bên bờ sông chờ đợi một con thuyền. Đó là những người khuân vác gạch « tài tử ». Gọi là « tài tử » v́ những người nầy đến đây theo sở thích của ḿnh, không hợp đồng cũng không có thông báo tuyển người, không có ǵ cả. « Dụng cụ » của họ rất đơn sơ : một khung gỗ có 70cm chiều dài và một khăn rằn ri. Nầy đây một chiếc thuyền cặp « bến ». Bốn hay năm người trẻ nhảy lên thuyền. Và cứ lần lượt như thế. Một chiếc thuyền cặp bến, số người giảm dần và cho đến 7 giờ sáng th́ cái « chợ » nầy cũng lấy lại sự thinh lặng của nó nơi đồng quê.  Sau khi làm việc, mỗi người nhận tiền trực tiếp tùy theo số gạch mang được xuống thuyền : 8000 đồng cho 1000 viên gạch. Mỗi ngày mỗi người có thể kiếm được từ 70 000 đồng đến 80 000 đồng. Anh Hai Tâm vừa tâm sự vừa x̣e hai bàn tay anh ra: Sau ngày làm việc thứ nhất, hai bàn tay tôi đầy vết trầy c̣n vợ tôi không thể cho con bú được ».

Người dân làng biết có cái chợ nầy từ 60 năm nay và vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, chợ mới bắt đầu « sầm uất » từ đầu những năm 90 vào lúc mà các ḷ gạch nở rộ lên đến 80 ḷ, nên cũng thu hút nhiều ghe thuyền từ các tỉnh thành khác đến. Những ḷ gạch nầy giải quyết được 3000 người dân có việc làm, nhưng c̣n đến 2000 người thất nghiệp nên họ họp thành cái « chợ » bán sức lao động làm thành một nét đặc thù của dân đồng bằng sông Cửu Long.

Hầu hết những người tham gia vào cái « chợ » nầy đều không có đất canh tác. Để kiếm cái ăn, họ buộc phải bán sức của chính ḿnh. Nhưng điều đánh động những người ở xa khi nh́n thấy cảnh nầy, đó là có một số đông con nít bỏ học để tham gia vào « chợ » nầy. Sau khi học hết lớp 6 cấp 2, mấy em nầy nghỉ học để đi làm và chúng cũng trở thành những thợ khuân vác gạch. Mỗi em như thế có thể góp vào quỹ gia đ́nh 30 000 đồng đến 40 000 đồng. Như vậy th́ đi học có ǵ lợi hơn đâu ?

E- Nghiện X́ ke, ma túy

Theo thông tin của chính phủ Việt-Nam phổ biến trên truyền thanh năm 2003, những người nghiện ma túy tăng 25%, tức là 142 000 người. 25 453 người được đưa vào trại cai nghiện. Hơn 67% người nghiện dưới 30 tuổi.

Một nguồn khác do Doris Buddenbourg cung cấp chi tiết hơn, người đại diện cho Tổ chức Liên Hiệp Quốc (O.N.U)  tại Việt-Nam : Ngày hôm nay, có 101 035 người nghiện ma túy, 10 838 ở trong nhiều trại cai nghiện khác nhau, 1609 học sinh và sinh viên và 4799 trẻ em ».

Tuy những thống kê nầy không giống nhau lắm, nhưng không sao ! Tiếng c̣i báo động đă vang lên : sử dụng ma túy có nguồn gốc á phiện lan dần ở Việt Nam, từ người lớn đến con nít, từ những người ở trong các thành phố lớn đến những người ở tỉnh, trên cao nguyên… ; và nhất là từ á phiện đến bạch phiến. Từ một thời gian gần đây, xuất hiện chất ma túy tổng hợp, những chất kích thích dưới dạng Amphétamine (ATS) bắt đầu ảnh hưởng trên người trẻ. Sử dụng ma túy bằng kim tiêm chung đă phổ biến, điều làm cho việc lây nhiểm HIV+/AIDS ngày càng trầm trọng. Một ước tính cho những người nghiệm ma túy bị nhiễm HIV+ lên đến 65,3% trên cả nước. Sự gia tăng tội phạm đi đôi với sự gia tăng người nghiện. Theo thống kê chính thức, 90% những vi phạm về trộm cắp, giết người, … đều do những người nghiện.

Ngày 17 tháng 8 năm 2007, chính phủ đă tổ chức một buổi tọa đàm để lượng giá kết quả hồi gia và cai nghiện trong các trung tâm khác nhau. Theo báo cáo của ủy ban pḥng chống AIDS, ma túy và mại dâm từ năm 2001-2006, có 235 000 người cai trên cả nước. Thế nhưng, số phần trăm những kẻ tái phạm khá cao, 70%-80%. Phó Bộ Trưởng Bộ Lao động và Thương Binh Xă Hội Đàm Hữu Đắc cũng đă thông tin rằng nhà nước đă đầu tư vào lănh vực nầy một con số từ 40-50 tỉ đồng. Nhưng chỉ có 58 000 người nghiện được hưởng. [5].

a)     Nghiện trong trường học

Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An đă công bố vào sáng ngày 3 tháng 3 năm 2006 rằng trong 5 năm qua, người ta đă khám phá ra 213 cán bộ, thầy cô, học sinh, sinh viên bị nghiện ma túy với tỷ lệ sau : học sinh và sinh viên : 72,3% (154 trường hợp); cán bộ và giáo viên : 27,69% (59 trường hợp). Cách riêng, trong Đại Học ở Vinh, người ta đă khám phá ra 43 sinh viên nghiện bán và mang ma túy. Tỉnh có nhiều người nghiện nhất : Tương Dương, 23 giáo viên ; Kỳ Sơn, 14 giáo viên ; Quế Phong, 10 giáo viên . Vinh và các quận, huyện Yên Bái, Điền Châu, Anh Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Nghĩa Đàn là những huyện và thành phố có liên quan đến ma túy cao nhất..

b) Những bệnh nhân nhiễm HIV+/AIDS

Ranh giới giữa mại dâm và nhiễm HIV+/AIDS chỉ có một bước. Những thống kê mới được công bố vào dịp hội thảo về đề tài AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh do Hiệp Hội Thanh Niên Cộng Sản vào ngày 23 tháng 9 năm 1996, đă gây nên một sự xúc động nơi khán thính giả. Thật vậy, một vị phụ trách Chương tŕnh phát triển của Liên Hiệp Quốc  đă khẳng định rằng  « hơn phân nửa những trường hợp nhiễm HIV+ được đăng kư trên lănh thổ Việt-Nam là gồm những thanh niên từ 15-24 tuổi »[6]. Trong một vài vùng, « con số người nữ trẻ bị dương tính gấp đôi đàn ông »[7]. « 85% những người bị nhiễm HIV+/AIDS ở vào tuổi từ 20 đến 29 tuổi », đó là con số được Sở Pḥng chống HIV/AIDS công bố vào ngày 18 tháng 9 năm 2006 trong một buổi họp với các đại diện báo chí để truyền bá luật pḥng và chống căn bệnh thế kỷ. (photo, p. 436).

Kể từ khi phát hiện trường hợp thứ nhất bị nhiễm HIV+ ở Việt-Nam vào năm 1990 đến 30 tháng 6 năm 2006, người ta đă thống kê được con số người bị nhiễm lên đến 109 989 trường hợp mà 80% là đàn ông và 19 261 ở vào giai đoạn cuối và 10 785 đă qua đời v́ căn bệnh nầy. Các bệnh nhân bị nhiễm HIV+/AIDS sống rải rác trên toàn cơi nước Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh là nhiều nhất : 600/100 000 người dân[8] . Chỉ riêng trong tháng 6 năm 2006, theo báo cáo, con số bệnh nhân đă lên đến 1200 người. Nhưng trong thực tế, con số nầy cao hơn nhiều[9].

c) một tấn ma túy

Một tin tức lôi kéo sự chú ư của những ai quan tâm đến giáo dục, được phổ biến trong báo Tiền Phong ngày 20 tháng 5 năm 2005 : mỗi năm, hơn một tấn ma túy nhập lậu vào Việt-Nam. Gần đây. Bộ Công An đă phát hiện 3500 gói ma túy, và là một lượng c̣n lớn nhất từ trước đến nay. Tướng Vũ Hùng, Giám đốc Sở Pḥng Chống tội phạm ma túy tham gia vào một họp báo như sau.

Trích một phần cuộrc họp báo nầy :

Hỏi : Xin ông cho biết lượng giá của ông về việc phát hiện nầy ?

Trả lời : Đây là một trường hợp đặc biệt lớn lao được thực hiện trong một thời gian dài mua bán có nguồn gốc từ Lào, đi qua biên giới Bắc-Đông Việt-Nam, cho nên rất khó mà theo dơi và quét sạch. Chúng tôi đă triển khai với 2 giai đoạn. Chúng  tôi bắt được 21 can phạm và kết quả cho phép phát hiện 3500 gói má túy. Chưa bao giờ chúng tôi khám phá được một số lượng lớn như thế.

H.- Tại sao phong trào dự pḥng và chống mà túy được ngày càng đẩy mạnh hơn mà số lượng phát hiện ra luôn luôn lớn hơn số lượng của lần trước ?

T- Cũng không hoàn toàn đúng. Phải biết rằng những dự trữ ma túy ở Việt-Nam rất lớn và phức tạp từ lâu rồi, nhưng sự phát hiện th́ c̣n giới hạn. Nhờ những chỉ thị ngày càng có tính cách quyết liệt và sự đầu tư vào việc pḥng chống nầy lớn hơn về phía chính quyền, lực lượng công an được tăng cường và tổ chức tốt, nên chúng tôi có thể phát hiện nhiều nguyên nhân. Chúng ta hăy làm một con tính nhỏ : ngày nay, người ta nhận diện được 172 000 người nghiện ma túy. Mỗi ngày, chỉ một người tiêu thụ 50 000 đồng mà thôi để hạ cơn ghiền. Tất cả số người nghiện nầy « đốt » hết mỗi năm khoảng từ 2500 đến 3000 tỉ đồng. Để cung cấp số lượng nầy cho những người nghiện, tôi nghĩ phải một tấn hay hơn.

H- Theo một vài thông tin, Việt-Nam đă sản xuất ma túy tổng hợp ?

T- Gần đây, công an thành phố Hồ Chí Minhđă phát hiện một trường hợp ma túy tổng hợp. Những tội phạm đă mua ma túy tổng hợp chất bột và đă chế thành viên pha vào với thuốc cảm và Seduxen. C̣n nguy hiểm hơn nữa, chúng pha cả với bạnh phiến và đặt tên gọi thu hút như « hoàng hậu », « mercédes »…Khi tôi đến, các anh công an thành phố Hồ Chí Minh tŕnh cho tôi 60 đến 70 mẫu. Chúng tôi lấy quyết định pḥng chống để kiểm soát chặt chẻ sự sản xuất ma túy tổng hợp ở Việt-Nam cùng hợp tác với Bộ y tế và Bộ Kỹ Nghệ. Nếu bỏ qua hiện tượng nầy th́ rất nguy hiểm. 

H- Ông đă vào những sàn nhảy, pḥng karaoke chưa, thưa ông ?

T- Đă vào lâu rồi. Vào năm 2002, tôi có được thông tin việc dùng ma túy tổng hợp trong các sàn nhảy và pḥng Karaoké. Sau đó, tôi trực tiếp đi thẳng vào một điểm Karaoké, tôi phải t́m kiếm như thế để hiểu được con đường mà những viên trhuốc lắc (ectasy) len vào nơi môi trường nầy. Kinh nghiệm cho tôi thấy rằng tất cả những điểm Karaoké cung cấp ma túy tổng hợp cho khách hàng có một hệ thống âm thanh rất mạnh.

Ví dụ cách nay 3 tuần, tôi xâm nhập vào một điểm Karaoké vào lúc 22g30. Tôi được thông tin có sử dụng ma túy ở đó nhưng tôi không thể vào được nơi đó v́ có 5 cặp trẻ đă thuê pḥng, khóa trái bên và mời các nhân viên phục vụ ra ngoài. Thật vậy, tranh đấu chống sử dụng ma túy trong những điểm nầy th́ rất khó khăn.

Ma túy tổng hợp rất cao giá. Phần nhiều những người sử dụng thuộc thành phần người trẻ của gia đ́nh giàu có, những người con cán bộ, quan chức trong chánh phủ. V́ giàu sang, một số lớn cha mẹ quên việc giáo dục con cái của ḿnh, trao cho chúng một số tiền lớn một cách dễ dàng. Để tỏ ra ḿnh theo đúng mốt, những người nầy ăn mặc với vẻ đỏm dáng, nhởn nhơ trong những pḥng nhảy và karaoké… rồi cuối cùng th́ sử dụng ma túy tổng hợp.

F- Trẻ em đường phố

Hiện tượng các em đường phố không mới. Ở Châu Âu, dường như các em « đă sống ngoài đường từ thời trung đại »[10]. Chắc chắn cũng có những trẻ em đường phố vào thời phục hưng kỷ nghệ. Chúng ta cũng gặp các trẻ em đường phố trong các tác phẩm Âu châu và Mỹ Châu như Anderson, Twain, Dickens hay Gorki.

Thật vậy, vấn đề trẻ em đường phố nầy đă được nghiên cứu rộng răi trong tiểu luận Cao học năm 1997 t́m hiểu nguyên do tại sao những trẻ em nầy ở ngoài đường cũng như nghiên cứu làm thế nào để có thể giúp đỡ chúng. Vấn đề nầy vẫn c̣n tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Ví dụ ở phường Tân Hưng, quận 7 thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, sát bên cạnh phường Tân Kiểng đă tŕnh bày ở trên, những gia đ́nh đến từ các tỉnh thành trên khắp đất nước, thuê một căn pḥng nào đó khoảng 16m2, cùng ở chen chút nhau mỗi pḥng như vậy khoảng 10 người. Họ nghĩ rằng có thể kiếm tiền được dễ dàng để sống. Nhưng nhiều khi thực tế không như họ tưởng mà phải làm việc cật lực để sinh sống v́ không có nghề chuyên môn, cũng không có vốn. V́ vậy mà họ chỉ có thể t́m một cái nghề nhỏ nhỏ như bán trái cây, bán kẹo kéo, bán báo, hay đi giao hàng, rửa xe, đánh giày, bán vé số, giữ xe…. Những trẻ em có thể đi làm những nghề nầy ở các bến xe, chung quanh các chợ, thông thường th́ ở trung tâm thành phố.  V́ vậy cũng dễ hiểu tại sao một đứa trẻ không chịu (hay không được) đi học v́ phải lang thang trên khắp nẻo đường để kiếm tiền phụ với cha mẹ. Cho dù nhiều khi, cho dù chúng cũng thích đi học nhưng cũng không thể nào thỏa măn được niềm khát vọng đó v́ điều kiện kinh tế không cho phép . (photo, p. 439).

Trong những vùng du lịch, chỉ cần vài từ tiếng Anh là có thể cho phép vài em lanh lẹ đột xuất làm hướng dẫn hoặc x̣e tay ra và nói bập bẹ vài từ « money », « thank you »  th́ đôi khi cũng có được chút ít từ những tấm ḷng nhân hậu.

Trong những chợ đầu mối, nhiều trẻ em đợi các xe hàng hàng rau quả từ các tỉnh thành đến hầu lượm những hàng mà nhà chủ vứt đi v́ bị hư thúi một chút, nhưng cũng có thể cải thiện bữa cơm và đôi khi cũng kiếm được ít tiền, nhờ bán lại những món hàng nầy .

Những lúc không c̣n ǵ để làm, chúng tụ tập lại để đùa giỡn nơi công viên, đánh bài, chơi bi-da … với một ít tiền mà chúng kiếm được, kể cả những người lớn mà không có một nghề, tối ngày lang thang trên đường phố, th́ cũng sống giống như các em nầy. Đối với khách du lịch, điều làm họ rất ngạc nhiên (hay ngượng ngùng) là thấy nhiều người, đàn ông có, đàn bà có, con nít có, đứng trước cửa nhà hàng, chăm chú nh́n họ ăn. Khi họ vừa ăn xong, chúng chạy nhanh đến ăn thức ăn thừa hoặc đổ vào thau nhôm của chúng v́ sợ nhân viên vứt sọt rác.

Khi màn đêm buông xuống, không nhà không cửa, không nguồn lợi tài chánh, một cuộc sống mới của nhiều gia đ́nh được diễn ra trên hè phố.  Một vài nơi như trong chợ, gầm cầu, công viên… trở thành những « khách sạn ngh́n sao » cho những ai không t́m được cho ḿnh một chỗ trú qua đêm. Một số các cô bé gái lại bị rơi vào t́nh trạng lạm dụng t́nh dục trẻ em như bà Christina Noble[11] đă miêu tả trong cuộc phiêu lưu của bà và nhiều báo khác cũng loan tin.

« Nhất là những người Châu Á đến từ các nước Trung Hoa, Đài Loan và Hồng Kông là chủ yếu. Vào lúc 22g00, đường phố thức dậy cho những sinh hoạt khác. Tại đây, 40 trẻ em làm gái trong một quán « bar ». Đàng kia, một pḥng « mát-sa » cũng « buôn bán » giống như vậy, và xa nữa, một máy quay được giấu ở trong góc đường. Người quay phim hỏi : « T́m một cô gái Tàu đồng trinh khó không ? ». Một cô gái 16 tuổi dẫn anh ta về nhà mà nơi đó những cô gái rất trẻ đang đợi với giá 120 đô la….  »[12]

« ...Nguyên thành phố Saigon mà thôi đă có hơn 40% hay hơn du khách đến để mua cái ǵ khác hơn là ngắm cảnh… Cho dù có những ngăn cấm chính thức, nhưng thống kê cho thấy có đến 150 000 gái mại dâm mà trong đó có những cô gái đem bán trinh của ḿnh như là một cánh cửa hạnh phúc với giá rất bèo… »[13]

Những đợt truyền thông được nhân lên và chánh quyền cố gắng dẹp vấn đề mại dâm mà trong các thành phố, nó tác động đến « những thế hệ càng ngày càng trẻ (theo một cuộc điều tra chính thức, 8% gái măi dâm dưới 14 tuổi…)».[14]

Vào năm 2005, tôi có đi uống cà-phê với một anh thanh niên người Pháp trên đường Phạm Ngũ Lăo, khu vực được đặt tên là khu vực « tây ba-lô ». Anh nầy đến Việt-nam đă nhiều lần. Trong lúc tṛ chuyện, một em bé đến mời mua vé số. Sau khi em bé đó đi rồi, anh thanh niên người Pháp nói với tôi : « Tôi thấy có một sự « tiến triển hết sức kinh ngạc ». Năm trước, cũng có nhiều em bé đến mời tôi nhiều món hàng b́nh thường. Năm nay, chúng đến mời tôi thẳng thừng « chất trắng ». Đối với trẻ em đường phố, đó là một phương tiện kiếm tiền một cách nhanh chóng và, đối với các khách hàng th́ ít nguy hiểm hơn và có thể rẻ hơn. Đối với mại dâm trẻ em cũng thế.

G- Cao-Miên, nước lân cận của chúng tôi

Tại sao lại qua Cao-Miên ?

Trước ngày đó, tôi chưa bao giờ có ư định sang Cao-Miên cho dù là để đi du lịch.

Vào tháng 4 năm 2004, khi sang Roma họp với các Sư huynh Giám tỉnh trên thế giới, ư tưởng Ḍng La San trở lại Cao-Miên thoáng hiện trong đầu tôi trong một bữa cơm trưa nhân một ngày đi dạo với các anh em Công Hội viên. Tôi ngồi cùng bàn với Bề Trên Tổng Quyền và 2 Sư huynh Giám Tỉnh Québec (Canada francophone). Chủ đề nói chuyện xoay quanh vấn đề truyền giáo trên thế giới và đặc biệt các nước Châu á. Để tham gia vào câu chuyện tôi nói một chút về thừa sai bên Cao-Miên đă bị bỏ dở dang vào đầu những năm 70, về việc các Sư Huynh Pháp đầu tiên đến đó từ năm 1906, về sự hợp tác chặt chẽ giữa Tỉnh Ḍng Pháp và Tỉnh Ḍng Việt-Nam để điều hành các trường bên Cao-Miên… đến nay đă gần 100 năm, về việc thuận lợi để trở lại Cao-Miên nhân kỷ niệm 100 năm các Sư Huynh La San đặt chân trên đất Cao-Miên, nơi mà đạo Phật ngự trị… Và tôi đề nghị các Sư Huynh nước Canada đảm trách việc nầy v́ tôi nghe nói có vài Giám Mục và linh mục người Canada đang làm thừa sai bên xứ Chùa Tháp đó. Những cuộc thảo luận nổi lên sau đó. Và một giải pháp được đề nghị cuối cùng là nhắm về Việt-Nam mà theo Bề Trên Tổng Quyền và 2 Sư Huynh Giám Tỉnh Québec là phù hợp nhất để thực hiện dự án nầy. Các ngài đồng loạt mời tôi cạn ly, coi như là dấu chỉ của sự ưng thuận. Thật sự tôi không dám và tiếp tục dùng cơm. Sau 15 phút suy nghĩ, tôi đồng ư đi tiền trạm và sẽ báo cáo lại. Tôi cạn ly, dấu chỉ đồng ư.

Thế đấy, lư do rất đơn giản tại sao lại dấn thân vào đất Chùa Tháp

1) Tiền trạm

Trong 6 tháng sau khi cạn ly đồng ư đi tiền trạm, công việc xúc tiến trở lại Cao-Miên vẫn dậm chân tại chỗ v́ e ngại. Nhiều vấn đề ẩn hiện trong đầu tôi mà tôi không t́m được lời đáp : Ai sẽ tài trợ cho chương tŕnh đây ? T́m đâu ra những Sư huynh có khả năng để lo cho dự án lớn lao nầy ? Tôi chia sẻ sứ mạng nầy với vài anh em Việt-Nam bên ngoại quốc. Vào khoảng tháng 11 năm 2004, một thư điện tử đến từ nước Mỹ hỏi thăm tôi c̣n giữ ư muốn đi Cao-Miên để xem t́nh h́nh thực tế nữa không ? Sau vài ngày suy nghĩ và sắp xếp, tôi  đồng ư. Và tôi đă đến Pnom-Penh lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. (photo, p.440, 441).

2) Một người hướng dẫn tuyệt vời

Sư huynh Fortunat đă hẹn với Sơ Lina, Ḍng Chúa Quan Pḥng, người Khmer gốc Việt, xin làm hướng dẫn trong những ngày tôi lưu lại Cao-Miên (photo, p. 442). Sơ đến khách sạn gặp tôi vào chiều 26 tháng 12, để lên chương tŕnh cho cuộc thăm viếng ngày hôm sau. Tờ mờ sáng hôm sau, Sơ đă đưa một chiếc xe 15 chỗ đến khách sạn đón chúng tôi. Ba mục tiêu của chương tŕnh « tour » nầy được anh em tán thành hoàn toàn : thăm vài làng người Việt (hay đúng hơn là xóm người Việt), thăm ngôi nhà mà các linh mục Ḍng Maryknoll thuê cho những người bị AIDS trú ngụ và nơi nuôi những trẻ em bị nhiễm HIV+ và cuối cùng đi thăm những ngôi trường hay trung tâm dạy nghề của các Sơ Salésiennes.

3) Thăm các xóm người Việt

Đă được 70 tuổi, nhưng Sơ Lina có sức khỏe có vẻ c̣n tốt. Tôi nói « có vẻ » bởi v́ khi tôi viết những ḍng nầy th́ Sơ đang về nhà Mẹ ở Việt-Nam để chữa bệnh trong thời gian 6 tháng. Một ḿnh Sơ lo cho khoảng 20 xóm người Việt như thế bằng cách giúp điều hành về phương diện giáo dục và một chút về sức khỏe và hợp tác với các linh mục để linh hoạt các Thánh Lễ Chúa Nhật và các ngày lễ trọng… (photo, p. 443).

Sơ dẫn chúng tôi đến thăm một xóm đạo gồm có khoảng 30 gia đ́nh vừa phối hợp đi thăm một bà mẹ bị AIDS nhưng không gặp và theo những người trong xóm cho biết, th́ bà ta đă đi nhà thương và có lẽ đă qua đời. Thông thường, người Việt sống tập họp thành xóm nhỏ dọc bên bờ sông Mê-kông, từ 30 đến 100 gia đ́nh, nhưng cũng có khi lên đến 300 gia đ́nh.

i) Đời sống kinh tế

Bên Cao-Miên, người ta phân ra chung chung hai hạng người Việt : loại thứ nhất là người Khmer gốc Việt đă thành công trong việc ḥa nhập với xă hội người Cao Miên, có công ăn việc làm và nói tiếng Khmer lưu loát ; loại thứ hai là những người sống bên lề, làm thành những cộng đoàn người Việt sống dọc bên bờ sông. Thành phần thứ nhất không ít th́ nhiều gọi là thành công trong cuộc sống ; thành phần thứ hai không thể nói được là khốn cùng bởi v́ họ có thể t́m được cái ǵ đó tương đối dễ dàng, để ăn và chỉ cần trong và cho một ngày, như ông bà của họ. Có nhiều gia đ́nh đă sống ở đây từ ba hay bốn thế hệ, nhưng hoàn cảnh cũng luôn luôn như vậy, không có cải tiến chút nào.  Người ta không cần ưu tư làm cái ǵ khác để vươn lên trong xă hội. Trong một vài xóm, người ta chỉ thấy những căn nhà ọp ẹp, không một căn nhà xây. Vài người đàn ông đi làm những công việc bên ngoài, không cần chuyên môn như : phụ hồ,  ép chai (mua ve chai), bơm ga,… Một chi tiết cũng cần nhắc đến về những người ép chai. Người chủ vựa cho những người nầy mượn tiền (40 000 ria), cho mượn chiếc xe đẩy để khi chiều về, bán ve chai lại cho chủ vựa. Nhưng khi họ thấy tiền lời đủ ăn trong một ngày, họ quay về cho dù c̣n thời gian, mà không cần nghĩ rằng cần phải làm thêm để dự trữ cho những ngày mưa gió hay bệnh hoạn không thể đi làm được. Trong khi người chồng đi làm th́ người vợ ở nhà làm ǵ ? Thưa, chơi bài từ sáng đến tối. Một cuộc sống không ưu tư cho ngày mai, nhưng quả thật rất bấp bênh.

ii) Đời sống nhân bản

Đây là vấn đề khẩn cấp và quan trọng. Cha mẹ các em chỉ ưu tư về những nhu cầu vật chất để sống qua ngày mà thôi trong khi đó th́ để con ḿnh sống theo bản năng như chúng muốn. Khi thấy một đứa trẻ đang chưởi thề om tỏi với các bạn trong khi các bà mẹ th́ đánh bài nhưng không có một phản ứng nào cả, tôi hỏi họ : « Chị không dạy nó sao ? ». Chị ta trả lời một cách rất đơn sơ và không chút ưu tư : « Con không biết dạy nó làm sao bây giờ, thầy ơi ! ». Một khát vọng của một số phụ huynh là mong ước cho con cái họ có một cuộc sống khá hơn sau nầy. Họ cũng ao ước t́m ai đó dạy cho con cái họ tiếng Việt để không bị « mất gốc ». Nhưng tôi nghĩ rằng nếu họ muốn sinh sống trên đất Chùa Tháp nầy th́ trước hết họ phải cho con họ đi học và nắm vững tiếng Khmer, họ mới có thể thoát khỏi t́nh trạng sống bên lề, ḥa nhập với xă hội và t́m được một chỗ đứng vững chắc và cao hơn trong xă hội. Bằng không, con cái của họ cũng sẽ như họ, sống bên lề xă hội Khmer, co cụm trong một xóm biệt lập như thế, không quốc tịch Khmer cũng không có quốc tịch Việt-Nam, rốt cuộc họ cũng không biết ḿnh thực sự là người Khmer hay người Việt.

iii) Sức khỏe

Ở Việt-Nam, khi sống càng xa thành phố, khái niệm vệ sinh càng yếu kém, ở Cao Miên cũng giống như vậy. Dân chúng dùng nước sông, lắng xuống bằng một cục phèn rồi sử dụng. Một linh mục người Việt kể lại : « Khi họ ăn thức ăn ǵ đó làm cho họ ngă bệnh liền lập tức, lúc đó họ mới tin rằng thức ăn bị thiu là có hại ! ». Trong một vài xóm, có được cơ quan từ thiện cho đóng giếng nước, thấy đang bị tê liệt nhưng không ai buồn sửa chữa. Người dân nói rằng : « Nước dưới sông thiếu ǵ mà sao không xài, đào giếng làm chi !». Nhưng… nước sông, đầy đủ mọi thứ ô nhiễm.

iv) Kỳ thị

Thành thật mà nói, giữa dân tộc Khmer và dân tộc Việt-Nam có một mối thù truyền kiếp. Người ta kể rằng trong bài tập đọc, các giáo viên luôn nhắc lại hành động « dă man » của những tổ tiên người Việt trong thời chiến mà rằng : « những lính người Việt lấy 3 cái đầu người Khmer làm ông táo để bắt nồi nấu cơm ». Đúng ra, theo bản năng, người Khmer rất hiền lành và ḥa b́nh. Trái lại, người Việt th́ ranh mănh, hay lường gạt người Khmer trong buôn bán, ví dụ về chất lượng hàng hóa chẳng hạn, đến nỗi người Khmer in trí là tất cả những hàng « kém chất lượng » là do người Việt sản xuất. V́ vậy mà để tránh những hậu quả đáng tiếc, người Việt sống trong khu người Khmer, cũng không nói tiếng Việt, ngay cả khi nói chuyện với nhau. Nói chung, người Việt bên Cao-Miên không được đánh giá cao dưới con mắt người  Khmer, như đối với người ngoại quốc. (photo, p. 443). V́ vậy mà người Việt-Nam không được đánh giá cáo như người Châu Âu. Nhưng hoàn cảnh nầy hôm nay dần dần được cải thiện.

v) Đời sống tôn giáo

Đạo Phật được coi như là quốc giáo. Hầu hết người công giáo là người Khmer gốc Việt. Những xóm mà tôi đi thăm có rất đông người công giáo. Nhưng rất thiếu người để lo cho họ trong lănh vực nầy. Một linh mục luân phiên đến một hoặc hai tuần một lần, có nơi phải hàng tháng mới có Thánh lễ. Các ngài đến rồi lại đi.  Các tín hữu tỏ ra một sự ao ước mănh liệt có được một sư huynh La San hay một tu sĩ nói chung để giúp họ sống đạo một cách sâu xa và có ích thực sự. Một bà thuộc Ban hành Giáo của một xóm đạo tâm sự với tôi : « Họ không vâng lời con Thầy ơi, v́ họ nói rằng con đâu có hơn ǵ họ. Vào các dịp lễ lớn, chúng con cũng tổ chức nầy nọ một cách long trọng, những là để tổ chức vậy thôi, chúng con đâu có nắm vững ư nghĩa và cũng không rành về giáo lư. Vậy th́ làm sao dạy cho các con cái chúng con được ? Chúng sẽ ra sao khi trưởng thành ? » .

vi) Đời sống xă hội

Khoảng cách từ Saigon đến Phnom-Penh c̣n gần hơn từ Saigon đi Ban Mê Thuột (240km). Bây giờ th́ không cần phải xin visa để qua cửa khẩu. Nhưng khi qua bên kia biên giới, người ta cảm thấy một cái ǵ đó khác khác, một bầu khí nhẹ nhàng : không c̣n kiểm tra có mặt hay vắng mặt ban đêm, ở đâu, đi đâu không ai hỏi han ǵ hết. Hội họp, dâng Thánh Lễ cũng không cần phải xin phép.….

Tôi đi thăm cộng đoàn các Sơ Salésiennes và của Mẹ Têrêsa Calcutta. Các Sơ Salésiennes mở một trường mẫu giáo và tiểu học và một trung tâm dạy nghề cho khoảng 60 em nữ. Các Sơ ḍng của Mẹ Têrêsa Calcutta chăm sóc khoảng 40 em nhỏ bị nhiễm HIV+. Tôi không nghe một lời than phiền nào đối với nhà nước. Ngược lại, chánh quyền hết sức ủng hộ và tạo thuận lợi để các Sơ dễ dàng sống sứ mạng của ḿnh. Ví dụ, các Sơ ḍng Mẹ Têrêsa Calcutta nhận lănh rất dễ dàng thuốc tây được gởi về từ nước ngoài trong khi ở Việt-Nam th́ không biết bao nhiêu là thủ tục và thêm tiền thuế nữa !

Tôi cũng đă đi thăm các trung tâm, nơi mà các bệnh nhân Sida giai đoạn cuối trú ngụ. Thực ra đó chỉ là những căn nhà mà linh mục Ḍng Maryknold thuê để cho những  bệnh nhân nầy trú ngụ. Điều làm tôi suy nghĩ hơn cả đó là những bệnh nhân nầy sống những ngày cuối đời của ḿnh, bên cạnh những người hàng xóm mà không bị lọai trừ và họ cũng không cảm thấy ghê tởm những người mắc bệnh mà người ta gọi là cơn bệnh của thế kỷ. Tại sao vậy ? V́ họ không hiểu biết sự nguy hiểm của căn bệnh nầy chăng hay v́ họ biết rơ bệnh nầy lây lan như thế nào ? Viếng thăm trung tâm nơi mà những em bé nhiễm HIV+ đang sống, ai cũng bị đánh động. Sao mà chúng nhiều quá, nhưng đứa trẻ vô tội nầy !

H- Điều người ta đă làm

a) Những trường tư

Vào năm 1975, tất cả các trường tư đều bị quốc hữu hóa. Trường công như vậy là miễn phí hết. Tuy nhiên, sự miễn phí chỉ được duy tŕ trong vài năm. Trong sự bất lực một ḿnh không thể làm cho toàn hệ thống giáo dục chạy tốt, cho nên dần dần việc đóng học phí được tái lập, bằng cách nầy hay cách khác, bằng sự đóng góp của phụ huynh. 

Theo nguyên tắc, tiểu học th́ miễn phí. Điều đó đă được khẳng định lại qua luật canh tân giáo dục tiểu học đă được Quốc Hội biểu quyết vào tháng 8 năm 1991 kỳ Đại Hội Đảng lần thứ 7. Chỉ xin gia đ́nh đóng góp cho các cở sở vật chất tổng quát. Không có tiền học phí nào bắt buộc ở bậc tiểu học. Những thực tế, phụ huynh không thể miễn trừ đóng góp tài chánh cho nhà trường hay cho quỹ bảo trợ nhà trường. Sự góp phần nầy tăng lên theo số tiết tăng được thêm vào chương tŕnh b́nh thường hay theo những công tŕnh nhằm mục đích cải tiến cơ sở nhà trường. Thật ra th́ những đóng góp nầy không do nhà trường trực tiếp đề nghị. Mỗi đóng góp như thế là được hội phụ huynh học sinh phê chuẩn và nhà trường hài ḷng và vui ḷng nhận hết những số tiền nầy.

Kể từ năm 1989, hệ trường tư bắt đầu xuất hiện ở Việt-Nam dưới tên là « Trường Dân Lập ». Riêng cho năm học 1991-1992, thành phố Hồ Chí Minh có 2 « Trường Dân Lập » và có 8 trường bán công được chuyển từ sang trường công lập.

Vào năm học 1996-1997, một hiện tượng khác bùng nổ : khai trương một lúc 13 « Trường Dân Lập » vào đầu năm, chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, c̣n 3 dự án khác đang chờ bổ túc hồ sơ. Một người bạn nói đùa : « Năm nay, người ta thấy « Trường Dân Lập » đầy dẫy trên đường phố.  Thật vậy, hầu như ở mọi quận huyện nội ngoại thành của thành phố đều có trường dân lập. Người ta thấy trong siêu thị, trên đường phố, trong báo chí… những quảng cáo, băng-rôn, tờ bướm… rầm rộ, khắp nơi.

Từ năm 1991 đến năm 1997, 40 trường dân lập đă khai trương nhờ vào những canh tân liên tiếp của việc giảng dạy. Cụm từ rất được hưởng ứng ngày hôm nay là « xă hội hóa », và trong nhiều lănh vực khác nhau : xă hội hóa y tế, xă hội hóa kịch nghệ, xă hội hóa thể thao, xă hội hóa…. Và dĩ nhiên giáo dục cũng được xă hội hóa.

Kể từ năm đó, số trường thuộc dạng nầy tăng thêm từng năm. Không kể đến những tổ chức xă hội, nhiều công ty cũng dự định đầu tư vào lănh vực mới nầy. Lớp học được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế : bàn cá nhân, pḥng vi tính, pḥng học điều ḥa với những phương tiện học tập hiện đại. Đây đúng là một định hướng để gỡ rối cho Bộ Giáo dục trước những khó khăn mà Bộ phải đối mặt hiện nay trong lănh vực cơ sở hạ tầng, đáp lại nhu cầu của một số lớn người trẻ đến từ các tỉnh để tiếp tục việc học không tính đến những em đường phố. Trong một cái nh́n nào đó, đây là một lối thoát để giải quyết vấn đề thiếu trường, thiếu lớp, nhưng ngược lại, học sinh phải trả học phí cao. Tất cả mọi trang trí đều có mặt trái của nó đ̣i những vị có trách nhiệm phải suy nghĩ.

Chất lượng giảng dạy dĩ nhiên cũng được cải tiến. Nhiều trường học được khai trương vài năm trước đây đă có kết quả đậu Tú Tài 100%. Điều nầy cũng dễ hiểu v́ việc tuyển giáo viên giỏi không có một thủ tục hành chánh nào quan liêu. Mặt khác, lương giáo viên thấp nhất cũng từ 30 000 đồng đến 50 000 đồng một tiết (giá vào năm 2007) trong khi lương tháng của một giáo viên trường công không bằng tiền học phí của học sinh hàng tháng nơi trường tư. Như vậy, chúng ta thấy rơ ràng rằng lương đầy đủ th́ giáo viên sẽ hết ḿnh cho công việc.

Trong những năm sau nầy, hiện tượng trường quốc tế cũng gia tăng nơi các thành phố lớn và ở mọi cấp : tiểu học, trung học và cả Đại học ; trường ngoại ngữ, trường kỹ thuật…

Tương tự, không tính đến những lớp mẫu giáo vườn trẻ công lập, hầu hết các Ḍng tu nữ đều có thể được phép chen chân vào lănh vực giáo dục … cho tới ngày hôm nay, ở bậc mẫu giáo ! Các Nữ tu nhanh chóng được cảm t́nh với người dân, thành ra sĩ số học sinh lên rất cao. Ví dụ như các Sơ Ḍng MTG G̣ Vấp chẳng hạn, Sơ Bề Trên nói « Phải từ chối rất nhiều đơn xin » . Thế nhưng, sĩ số cũng lên đến 700 em và phải giữ chỗ ít nhất một năm trước !

Sau đây là một vài Trường Dân Lập tại TP. Hồ Chí Minh.

i- Trường Dân Lập HỒNG HÀ

- Địc chỉ : 02 Trương Quốc Dung, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

- Điện thoại : 99 755 67

- Hiệu Trưởng : Giáo viên HỒ ANH TUẤN, Giáo sư Đại Học Khoa Học và Kỹ Thuật ALGER (USTHP), Đại Học PARIS 6 et Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Nhà trường trang bị những phương tiện giảng dạy hiện đại : vidéo – over head – máy chiếu nhằm thực hiện từ từ phong cách giảng dạy và học tập mới để làm tăng tinh thần sáng tạo của người Thầy và người học sinh.

Tất cả các pḥng học có máy điều ḥa. Mỗi học sinh được bảo đảm chăm sóc tốt trong mọi lănh vực sinh hoạt và học tập với những điều kiện tốt nhất.

Chất lượng tốt của trường Hồng Hà cho kết quả tốt nghiệp rất cao và chiếm được ḷng tin của quư phụ huynh.

ii) Trường Dân lập DUY TÂN

- Địa chỉ : 149/2 đường Trần Huy Liệu, Q. Phúu Nhuận, TP. Hồ Chi Minh.

- Điện thoại : 8 452 382 – Fax : 8 242 694

Giáo viên có khả năng : Ban giáo viên gồm những giáo viên giỏi của TP. Hồ Chi Minh.

Sĩ số giới hạn: Mỗi lớp 20 học sinh tối đa để giáo viên đồng hành thuận lợi.

Pḥng học đúng tiêu chuẩn quốc tế : pḥng học có máy điều ḥa và bàn hạc chất lượng tốt.

Dạy Vi tính và ngoại ngữ : liên kết với trung tâm ngoại ngữ MELBOURNE.

Kỷ luật nghiêm minh : các thầy có kinh nghiệm quản lư học sinh, liên lạc đều đặn với phụ huynh. Một phần giáo viên là cựu giáo viên trường Taberd.

Cơ sở thoáng mát và tiện nghi : bảo đảm sự yên tĩnh và môi trường phù hợp với sư phạm.

Phụ huynh học sinh nào muốn đầu tư thích hợp cho con cái của ḿnh để chúng đạt được hiệu quả tốt và tránh được những tệ nạn xă hội : trường DUY TÂN đáp ứng những ước muốn của quư vị.

b) Những trung tâm tiếp nhận l

Mỗi năm, văn pḥng phát triển xă hội Nhà Thờ Chánh Ṭa Saigon công bố một tập địa chỉ những trung tâm sinh hoạt xă hội của giới công giáo tại Saigon và ngoại ô. Đă có đến 64 trung tâm[15]. Bên cạnh đó, c̣n có những trung tâm tiếp nhận, những cô nhi viện, những nhà nuôi người già neo đơn do các tôn giáo bạn tổ chức hay các tổ chức khác và những trung tâm khác của nhà nước.

i) Trung Tâm MAI HOÀ (photo, p. 444)

Trung Tâm Mai Ḥa trực thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ái, được thành lập để cố gắng đáp lại nhu cầu của những người vô gia cư, không người chăm sóc và nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối.

Trung Tâm Mai Hoà được các Chị Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn thành lập và quản lư với sự hợp tác của nhiều tổ chức thiện nguyện, ân nhân, bác sĩ và các chuyên viên trong nhiều lănh vực khác nhau...

Trung Tâm Mai Hoà, nằm trên một khu đất yên tĩnh, rộng hơn 10 000m2 là một cơ sở Công Giáo đầu tiên ở Việt-Nam thuộc dạng nầy. Trung Tâm được thành lập theo quyết định số 433/QD-UB do UBND TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 17/01/2001. Trung Tâm được sự hỗ trợ của nhiều quốc gia và nhiều tôn giáo khác nhau.

I. Mục tiêu :

1-    Chăm sóc bệnh nhân AIDS ở giai đoạn cuối không nơi nương tựa;

2-    Giúp bệnh nhân ḥa giải với gia đ́nh và xă hội;

3-    Đem lại cho bệnh nhân an b́nh trong tâm hồn để sống xứng với nhân phẩm trong những ngày cuối đời;

4-    Tạo cho bệnh nhân thấy ḿnh vẫn c̣n có ích qua sự cộng tác vào công việc truyền thông pḥng chống lây nhiễm HIV/AIDS;

5-    Chống lại những cảm nghĩ không đúng về sự sống chung với những bệnh nhân HIV/AIDS bằng một chứng từ hùng hồn trong thực tế: bệnh nhân và nhân viên cùng sống và làm việc chung với nhau.

II. Điều kiện Nhận bệnh

1. Trung Tâm Mai Ḥa chỉ nhận bệnh được chuyển đến từ các bệnh viện địa phương ;

2. Nhân viên Trung Tâm sẽ điều nghiên hồ sơ bệnh án và gia cảnh của mỗi bệnh nhân trước khi tiếp nhận ;

3. Bệnh nhân phải tự do cam kết không sử dụng các chất có cồn, thuốc lá và ma túy.

TRUNG TÂM MAI HOÀ

Một mái ấm cho bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối

Đt: (84 8) 8 926 135

E-mail : aidsmaihoa@hcmc.netnam.vn

Địa chỉ : Lô 6 - An Nhon Tây - Cu Chi – TP. Hô chí Minh - Vietnam

ii) Mái ấm THANH TÂM [16]

- Địa chỉ : 17 và 40 Bến Cát, P. 7, Q. Tân B́nh, TP. Ho Chi Minh

- Đt : 38 63 7373

- Đại diện : Sœur Nguyễn Thi Hảo,

- Cơ quan chủ quản : Ḍng Đức Bà Truyền giáo (Thủ Đức)

Mục tiêu : Giúp cho các thiếu nữ cần sự giúp đỡ và một chỗ an toàn trong một thời gian ngắn. Nơi đây, các thiếu nữ được đón tiếp ân cần và nồng hậu.

Đối tượng phục vụ : Tất cả các em gái có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Điều kiện tiếp nhận : - trên 18 tuổi – trên toàn đất nước – 4 tấm ảnh – 01 phiếu xă hội – khả năng tiếp nhận không giới hạn – thời gian làm việc, không giới hạn.

H́nh thức hoạt động :

-        Giáo dục: tất cả các em có nhu cầu học tập đều được đi học theo chương tŕnh phổ thông. Em nào có nhu cầu học sinh ngữ, cơ sở cũng tạo điều kiện cho các em tới các trung tâm để học.

-        Hướng nghiệp : cắt may, uốn tóc.

-        Năng khiếu : nhạc, thể thao (tennis, bơi lội, cầy lông,...)

-        Xă hội : tổ chức các buổi dă ngoại (2 lần/một năm).

Đây là một viễn cảnh khá rộng cho những người có « hoàn cảnh sống trung b́nh » hay thậm chí dưới trung b́nh cũng rất nhiều ! Một môi trường làm việc bao la đang chờ đợi Anh em La San. Việc c̣n lại của Anh em La San là « mở đôi mắt ra » để nhận thấy thực tế nầy, có những « con tim bùng cháy » để nghe được tiếng kêu của người nghèo và sau cùng có can đảm và sức mạnh để hành động với sự sáng tạo. Thật ra, nghiên cứu về những « lối thoát khả thi » nầy gợi lên những thách đố cho Anh em La San ngày hôm nay :

* thách đố tâm lư : đó chính là thách đố hoán cải để chấp nhận nguy cơ v́ từ rất lâu, Anh em sống trong một ngôi nhà được bao bọc quá kỷ bằng sự an toàn. Khi chúng ta đứng bên cạnh những người trẻ gặp khó khăn, chúng ta phải dám liều, dám chấp nhận một vài mất mát nào đó : đối với cuộc sống, đối với uy tín, tiền bạc, nơi an toàn. Trước khi bắt đầu một công việc, chúng ta phải chấp nhận công việc đó có thể bị sụp đổ một ngày nào đó ngoài ư muốn.

* thách đố giáo dục : được mời gọi là nhà giáo dục, chúng ta không có lối thoát nào khác ngoài sống sứ mạng của chúng ta. V́ vậy dứt khoát phải nghiên cứu làm sao đáp những nhu cầu rất thực tế, làm sao để có thể đi đến với người nghèo và những người bị xă hội loại trừ, những đứa trẻ sống bên lề để giúp chúng t́m lại được chỗ của chúng, để chúng có thể chia sẻ với chúng ta những kinh nghiệm của chúng.

* thách đố cộng đoàn : Đây chính là thách đố thuộc về việc quản lư để thực hiện những dự tính nầy dưới dạng cộng đoàn phù hợp với tinh thần của Ḍng, điều nầy đ̣i hỏi một tinh thần sáng tạo, chấp nhận một sự thua thiệt nào đó, chấp nhận những sự khác biệt của người khác.

I- Chủ trương của nhà nước

Từ những năm sau nầy, thành ngữ « xă hội hóa giáo dục » được phổ biến rộng răi. Theo một cách thông thường, chúng tôi hiểu là ngày hôm nay chủ trương của nhà nước không độc quyền trong lănh vực giáo dục nữa. Thật vậy, nhiều « Trường Dân Lập » hay trường tư thục đă lần lượt khai trường cũng như các trường quốc tế, hiện tượng nầy đă được đề cập ở trên. Theo Luật Giáo dục ở điều 104[17], nhà nước khuyến khích đầu tư cho giáo dục :

1-    Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tiềm năng giáo dục.

2-    Các khoảng đầu tư, đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho giáo dục và các chi phí của doanh nghiệp để mở trường, lớp đào tạo tại doanh nghiệp, phối hợp đào tạo với cơ sở giáo dục, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp là các khoản chi phí hợp lư, được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

3-    Các khoản đóng góp, tài trợ của cá nhân cho giáo dục được xem xét để miễn, giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo qui định của Chính phủ.

4-    Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công tŕnh phục vụ cho giáo dục ; đóng góp, tài trợ, ủng hộ tiền hoặc hiện vật để phát triển sự nghiệp giáo dục được xem xét để ghi nhận bằng h́nh thức thích hợp.

Điều 107 :

  1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt-Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt-Nam định cư ở nước ngoài, trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học..

Theo luật liên quan đến giáo dục, việc xây dựng nhà trường được dễ dàng hơn người ta tưởng. Để mở một trường học, chỉ cần có đất đủ rộng và một quỹ tiền đủ xây. TP. Hồ Chí Minh coi như là một vùng thực hiện hoàn hảo việc « xă hội hóa giáo dục », vừa thu hút đầu tư từ nước ngoài cho việc đào tạo. Cách riêng, xă hội hóa trong việc lănh vực đào tạo có vẻ mạnh nhất. Những trường quốc tế, những trung tâm ngoại ngữ được khai trương liên tục hết cái nầy đến cái kia. 

Trong lúc đi thăm Đức Hồng Y Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh, ngài có nhắc đến hai lănh vực nhạy cảm nhất và lại đầy « hứa hẹn » nhất. Đó là hai lănh vực giáo dục và y tế. Đức Hồng Y từ lâu đă mơ mở được một bệnh viện nhưng không được giấy phép trong khi đó th́ trong ngành giáo dục cũng vậy, chưa có một trường tiểu học hay trung học nào được khai giảng với danh nghĩa là nhà Ḍng hay Tôn giáo.  Và Đức Hồng Y nói thêm : « chúng ta hy vọng » kèm theo nụ cười đặc thù của người Việt-Nam, có ư nghĩa chờ đợi với sự nhẫn nại, bất kể thời gian. Nhưng một dấu hiệu tốt vừa hé mở qua một bài báo được công khai với nhan đề « Hủy việc độc quyền sách giáo khoa » :  « Hủy việc độc quyền của Nhà xuất bản Giáo dục trong việc xuất bản sách giáo khoa. Đó là lời yêu cầu của Ban Thanh Tra Chính Phủ gởi cho Thủ Tướng, chiếu theo kết quả thanh tra được công bố vào cuối tháng 3 trên nhà xuất bản nầy »[18].

Dù sao đi nữa, vấn đề xă hội hóa giáo dục vừa mới chớm nở, nhưng cho đến hiện nay, chính phủ vẫn luôn luôn giữ vai tṛ chủ động.

 

[1] Lê Vinh Nhut, sinh viên Đại Học mở TP. Hồ Chi Minh, phóng sự năm 2005.

[2] Xem thêm báo TUỔI TRẺ cuối tuần , 12/09/2004, trang 16.

[3] Xem thêm báo TUỔI TRẺ, 12/09/2004, trang 17

[4] Xem thêm báo CÔNG GIÁO & DÂN TỘC, số 1201, trang 16.

[5] Xem thêm BáoTUỔI TRẺ, Tỷ lệ tái nghiện, thứ bảy ngày 18/8/2007

[6] Eglises d'Asie, No 228 1er octobre 1996

[7] Eglises d'Asie, No 228 1er octobre 1996

[8] Voir le site: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/46/102550 et http://www.vnanet/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/163004/Default.aspx

[9] http://www.vnanet/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/163004/Default.aspx

[10] Stefa VANISTEDAE, Les enfants de la rue, 2e édition, Paris : Bureau International Catholique de l'Enfance, 1995, p.13

[11] Christina NOBLE, Enfant, j’écris ton nom, Gilbert, Paris: FIXOT, 1995, p.270.

[12] Renée BARBIER, Les trottoirs de Saigon, Paris, Le Figaro 13/12/1995

[13]  Renée BARBIER, Les trottoirs de Saigon, Paris, Le Figaro 13/12/1995

[14] Le Viêt-Nam, dernier maillon de la chaîne/J.C.P. – Paris, Le Monde 10 août 1994.

[15] Xin xem thêm địa chỉ các tổ chức từ thiện, Phụ Lục từ hàng 1225 đến hàng 1653.

[16] Xem thêm DANH BẠ các hoạt động xă hội của người công giáo tại TP Hồ Chí Minh.

[17] Luật Giáo dục, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2008, trang 76.

[18] HOANG MAI, Nhật báo LE COURRIER du VIETNAM, jeudi 12 avril 2007, No 4065