Kết luận

 

Khi nhắc lại định nghĩa về giáo dục và khi đi t́m cách nhận định suy nghĩ của người trẻ và những người đứng tuổi trên đất nước Việt-Nam, một sự biểu lộ của sự mất mát về ư nghĩa của sự lương thiện được phơi bày. Gian dối, nói láo lan tràn trong xă hội và trong nhà trường trong khi mà sự lương thiện , ḷng tin là những đức tính và những tiêu chuẩn được quí trọng của con người th́ bị quên lăng.

Những căn « bệnh thành tích » nầy, những báo cáo sai nầy sẽ dẫn đi đến đâu ? Và tại sao những căn bệnh đó được thấm nhập vào tinh thần của người dân ở mọi cấp bậc như thế ? Vấn đề cốt lơi nơi đây là chọn người, dám lấy trách nhiệm và can đảm loại trừ những thành phần không có khả năng mà từ họ sản sinh những hành động « tiêu cực » và những thảm họa xă hội.

Trong thế giới giáo dục, cơ bản của giáo dục từ nhiều thế hệ, được đặt nền tảng trên sự thực hành và sự phát triển những đức tính nhân bản như kính trọng kẻ khác và kính trọng chính ḿnh, tinh thần trách nhiệm, lương thiện… mà ngày nay được gọi là những giá trị sống (living values). Sự kính trọng kẻ khác và kính trọng chính ḿnh ngăn cản con người làm điều xấu, giúp cho con người thắng được sự tham lam quá độ cho dù nghèo khó. Con người lương thiện không lường gạt một ai, cấp trên cũng như cấp dưới của ḿnh. Người lương thiện không nịnh hót bất kỳ ai, không khúm núm trước một người nào. Anh công chức không thể bị thoái hóa nữa, quan ṭa không bị chê bai.

Sự kính trọng người khác và kính trọng bản thân không cho phép con người đảm lấy trách nhiệm nếu họ không có khả năng. Họ luôn luôn có can đảm để nh́n nhận những yếu kém của ḿnh và không gán lỗi đó cho một ai khác để biện minh cho ḿnh.

Chúng ta học được những điều đó trước hết là trong gia đ́nh và sau đó là ở nhà trường và trong xă hội. Trong hoàn cảnh Việt Nam hôm nay, nhà trường chiếm một vị trí rất quan trọng trong giáo dục người trẻ bởi v́, hầu hết giờ giấc trong ngày, chúng sống nơi nhà trường. Thế nhưng, sau một thời gian hơn 30 năm dài đă qua, sự giáo dục Việt Nam không làm tṛn cái mà người dân có quyền đợi chờ nơi nhà trường.  

Khi bước vào cổng của tất cả các nhà trường, một khẩu hiệu lúc nào cũng chiếm vị trí thứ nhất, tóm tắt điều mà một người học sinh phải học khi đến trường : « Tiên học lễ, hậu học văn ». Nói một cách khác, người giáo viên phải đảm nhận một trách nhiệm đôi : dạy chữ và đào tạo con người. Nói rằng người giáo viên chỉ nhắm dạy chữ mà thôi th́ hơi quá đáng và đau khổ, nhưng « Kết quả giáo dục » nói lên phần nào t́nh trạng nầy.

Cho dù trong những trường sư phạm, nơi mà người ta đào tạo những thầy giáo chuyên nghiệp, những người được tuyển chọn, các giáo sư đă đưa vào tinh thần của các sinh viên là việc  giảng dạy đi đôi với giáo dục. Nhưng người ta không bao giờ đề cập đến lộ tŕnh phải theo, chương tŕnh phải giảng dạy hay những phương pháp để thực hành. Đó thật là một vấn đề khó khăn cho một giáo viên phải hoàn thành chức năng đào tạo một con người.

Học để biết, học để hành, học để sống chung, học để trở thành người, đó là những mục tiêu của việc giảng dạy mà UNESCO đă đề ra.

Thực tế cho chúng ta thấy rằng, là người Việt-nam, chúng ta chưa quan tâm đủ giáo dục công dân cho học sinh. V́ vậy, những vấn đề « tiêu cực » xảy ra trong nhà trường, từ tiểu học đến trung học, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống tương lai của xă hội. Các báo chí chứng ḿnh sự đó rất rơ ràng. Không phải đó là niềm đau của cha mẹ mà thôi, nhưng đó cũng là một sự lo lắng của toàn xă hội.

Cũng đúng khi nói rằng, trong quá khứ « hệ thống giáo dục và gia đ́nh truyền đạt lại cho trẻ và sau đó đến thanh niên, những giá trị mà không ít th́ nhiều là đối tượng của sự đồng thuận »[1]. Cũng đúng khi nói rằng ngày hôm nay « gia đ́nh hay nhà trường cũng không có khả năng để truyền đạt những giá trị »[2]. Cũng đúng khi nói rằng ngày xưa người ta hài ḷng « áp dụng những nguyên tắc mà người ta đă tiếp thu trong thời gian xă hội hóa nơi gia đ́nh và học đường »[3]. Cũng đúng khi nói rằng ngày hôm nay « v́ lư do tăng tốc thay đổi của xă hội, cá nhân phải khám phá bao nhiêu là giá trị một lần, và không thể hài ḷng tích tụ những giá trị mà người ta đă dạy cho họ trong thời trẻ con »[4]. V́ vậy, những người trẻ đi vào đời mà không đủ trang bị trong đời sống xă hội và cũng như đời sống nghề nghiệp, buộc họ phải thích nghi vào mỗi bối cảnh xă hội. Nếu người trẻ đă học sống lương thiện, thật thà từ khi họ bước chân vào nhà trẻ, mẫu giáo th́ nó có thể nào sau nầy nó sống khác đi trong xă hội được chăng ? làm sao mà hiện tượng nói láo, ăn gian sẽ trở nên « b́nh thường », được mọi người chấp nhận và coi như « b́nh thường » ? 

Nếu tôi lấy lại nơi đây vài sự việc gây ấn đượng được đang công khai trên báo chí Việt-Nam và kể lại một vài kinh nghiệm cá nhân, đó chỉ đơn giản là để nhắc lại cho tôi và nhắc những nhà giáo, chúng ta là những « kỹ sư tâm hồn ». Cũng không có ư nói nơi đây rằng thế hệ trẻ của tương lai là vất đi và thế hệ già th́ hoàn hảo. Như bà Agnès AUSCGITZKA đă viết : Những người trẻ hôm nay coi thường tất cả, chúng không kính trọng ai nữa hết », người thế hệ trước nghĩ như vậy về thế hệ nầy, không niềm tin cũng chẳng có luật lệ. Thế nhưng, những cáo tội như thế ngày nay không c̣n nữa. Dưới ng̣i bút của Hérisde hay của Socrate, người ta có thể t́m được những tố giác tương tự, thậm chi c̣n nghiêm khắc hơn đối với giới trẻ thời các ông. Đàng sau những phàn nàn nầy, người ta thấy được một sự lo âu, một sự thất vọng của một số người lớn. Họ nghĩ rằng một cuộc sống không được hướng dẫn, đặt cọc tiêu bằng vài giá trị đạo đức th́ sẽ được hứa hẹn đi vào con đường lang thang và đi đến bất hạnh ».[5]

 

[1] BOUDON Raymond, Déclin de la morale ?, PRESSES UNIVERSITAIRES DE FRANCE, 2e édition, 2003, p.10.

[2] Idem.

[3] Idem., p. 11.

[4] Idem., p.12.

[5] Agnès AUSCHITZKA, Education morale : la famille d’abord, La Croix, Paris, 25 mai 2004.