Lời kết

Tôi đến phần cuối cùng công việc của tôi.

Trong suốt hơn 20 năm, tôi vừa lang thang mạo hiểm trên đường phố vừa t́m lời đáp cho câu hỏi sống c̣n nầy : « Có lư nào Ḍng La San bị xóa sổ ở Việt-Nam được sao ? » Chắc chắn là không rồi. Những mục tiêu mà Ḍng La San nhắm đến vẫn c̣n đó, hiện lên trên mỗi bước đường tôi đi, những người nghèo, những người mù chữ, những người mà thế giới quên lăng, những nạn nhân của tệ nạn xă hội… mà chúng ta phải chăm sóc một cách quảng đại và với kiên cường »[1]. Thêm vào đó, một mặt người trẻ coi thường vấn đề nhân bản và lương tâm nghề nghiệp, những truyền thống tốt đẹp của cha ông, mặt khác, sự xuống dốc về nhân cách của các thầy cô giáo, đó là những nguyên do đau ḷng .

Giáo dục những đức tính nhân bản luôn luôn chiếm một chỗ quan trọng trong nhà trường để giảm bớt phần nào những tệ nạn xă hội, những tội ác do những trẻ vị thành niên gây nên. Nhưng h́nh như có một thời nhà trường quên khía cạnh ưu tiên hàng đầu nầy. Chúng ta chỉ cần trích ra một con số của năm vừa qua (2006) : « có 7000 trường hợp vi phạm luật pháp do các người trẻ dưới 14 tuổi ; 70% những tội phạm người trẻ dưới 18 tuổi :  những sinh viên ăn cắp, đánh nhau, cất giấu bán và sử dụng ma túy một cách bất hợp pháp, gây rối cuộc sống và trật tự công cộng thậm chí hảm hiếp hay ám sát »[2] .... Có bao nhiêu học sinh nằm trong diện nầy ? Qua con số nầy, chúng ta phải rút ra một kết luận khẳng định rằng, những trẻ vị thành niên vi phạm những tội ác đă đến lúc gióng lên một tiếng chuông cảnh báo và nhà trường không làm hay chưa chu toàn trách nhiệm giáo dục của ḿnh hay nhà trường đă sao nhăng bổn phận nầy. Nếu những học sinh nghiêm chỉnh học hành hay nếu những giáo viên coi việc dạy công dân giáo dục trong nhà trường là quan trọng hàng đầu, th́ các học sinh sau khi rời nhà trường đă có được một « hành trang » khá đủ để vào đời.

Cánh đồng làm việc phù hợp với lư tưởng La San thật rộng lớn, đó không ǵ khác hơn là « phục vụ giáo dục người nghèo, những người mà thế giới sao nhăng » : phong trào phá thai, trẻ em đường phố, nạn măi dâm trẻ em, sức khỏe cộng đồng, khuyết tật, mù chữ, trẻ em bị buộc làm việc, bạo hành trẻ em, tôn trọng quyền con người, những dạng nghèo mới, nhất là bảo vệ công lư và quyền trẻ em theo Công Ước Quốc tế :  quyền được sống, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia vào xă hội….Tất cả những chủ đề nầy đă được sư huynh cựu Tổng Quyền John Johnston phân tích trong các Thư Mục Vụ từ năm 1987-1999..

Thời Gioan La San sống cũng là một thời kỳ chuyển tiếp từ xă hội thời trung đại qua cách mạng kỹ nghệ. Chính trong bối cảnh xă hội nầy mà Gioan La San đă khám phá ra một tầng lớp xă hội mới và một quan niệm mới về sự nghèo khó : cội nguồn của tất cả sự nghèo đói là sự dốt nát : « hầu hết các phụ huynh không được soi sáng đủ về điều liên quan đến giáo dục và người nầy th́ bận lo các việc vật chất và chăm sóc gia đ́nh, và những người khác th́ cứ muốn làm việc để kiếm cái cần thiết cho cuộc sống cho ḿnh và cho con cái, cho nên họ không thể chú tâm dạy dỗ chúng điều có liên quan đến bổn phận của người Ki-tô hữu »[3].

Nói một cách khác, sự nghèo khó đẩy con người vào một «  ṿng tṛn lẩn quẩn » ( Bernard Conte ) : nó dẫn con người đến việc sống bên lề, bị loại trừ khỏi xă hội ; bị bỏ rơi như vậy, con người không thể đến trường,không thể không tự trau giồi văn hóa và hội nhập vào xă hội : như vậy, chính sự dốt nát dẫn con người đến sự nghèo khó. Và thật sự rất khó vượt qua sự khó khăn đó. Để giải quyết dứt khoát vấn đề nầy Gioan La San đă đề nghị với người đương thời 3 yếu tố thiết yếu, là sản phẩm độc đáo của Ngài :   

-         Để trực diện với sự nghèo đói, con trẻ phải được học hành ;

-         Để chống lại việc loại trừ ra khỏi xă hội, việc giáo dục phải được đặt nền tảng trên đức tin và tinh thần Phúc Âm ;

-         Để tạo thuận lợi cho trẻ nghèo được học hành, việc giáo dục phải được miễn phí ;

V́ vậy, « quan tâm đến hoàn cảnh khốn cùng của con em thợ thuyền và người nghèo », Gioan La San đă khám phá ra trong đức tin sứ mạng của Ḍng »[4]. Giải đáp của Gioan La San đă đáp lại những nhu cầu của trẻ em nghèo trong xă hội vào thời của Ngài và đến ngày hôm nay, « Ḍng nầy rất cần thiết. Những người trẻ, những người nghèo, thế giới và Giáo Hội cần thừa tác vụ của các sư huynh »[5].

Ngày nay, trong mỗi hoàn cảnh, sư huynh La San phải « quan tâm đến hoàn cảnh của những trẻ em nghèo và bị bỏ rơi »[6], như Gioan La San đă « quan tâm » đến hoàn cảnh khốn cùng của những trẻ em vào thời của Ngài và « không được mang tên La San một cách vô ích »[7] để có thể không phí sức lực của chúng ta và luôn luôn tránh diễn giải về gia tài La San từng phần hay từng mảnh »[8]. Như Gioan La San đă đáp lại với SÁNG TẠO đối với những thách đố của người trẻ, các sư huynh cũng phải mở đôi mắt ra như thế để « quan tâm một cách đặc biệt và gần gủi người trẻ và trẻ con ngày hôm nay »[9]. Lời khuyên của Jean Lliorin « để bị nắm bắt » thực sự là một minh họa rất đẹp : « Nầy con, con e ngại v́ những người đói khổ trên thế giới, hàng triệu người chết v́ đói và con hỏi con có thể làm ǵ được : con hăy cho một trong những người đó ăn đi. Con e ngại v́ những người vô gia cư ư : con hăy cho một người trong họ chỗ ở. Con e ngại v́ những người và con hỏi con có thể làm ǵ ư: con hảy cho một trong những người đó sự can đảm. Con hăy nhớ điều nầy : Đă 2000 năm, thế giới đầy dẩy người có nhu cầu , cũng như ngày hôm nay vậy, và khi những người bị bỏ rơi và những người mất niềm hy vọng kêu gọi ta dủ ḷng thương, ta đă gởi cho họ một Đấng Cứu Chuộc. Niềm hy vọng chỉ đến từ một người mà thôi »[10].

V́ vậy, ư thức được sự cần thiết phải sáng tạo nầy, bằng nhiều cách, tôi đă « hành động » để t́m cho ḿnh trước hết một chỗ đứng chính thức và để minh chứng cho các sư huynh khả năng có thể hiện thực hóa sứ mạng của chúng tôi. Những công cuộc được thực hiện như : một trung tâm dạy nghề được thành lập từ năm 1989, những lớp t́nh thương  cho trẻ em đường phố được thành lập từ năm 2000, một trung tâm dạy nghề khác tại Tràm Chim năm 2003, Đồng Tháp, với mục đích dấn thân cho người nghèo tại vùng sâu vùng xa, một trường tiểu học được khai giảng tại Đák-Đoa, Pleiku năm 2004, một cộng đoàn mới được thành lập tại Cao-Miên vào năm 2006, một trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật tại Nha Trang vào tháng 12 năm 2006. (photo, p. 453).

Nhưng, sau nhiều năm tranh đấu với không biết bao là khó khăn và với những kinh nghiệm cá nhân để được những giấy phép chính thức nầy, tôi nhận thấy rằng, những khó khăn đó tuy thật sự lớn lao, nhưng không làm sao so sánh được với những khó khăn gặp phải trong Tỉnh Ḍng. Qua lời kinh của đạo sĩ Sufi Bayazid, tôi chợt thức tỉnh :

« Khi tôi c̣n trẻ, tôi là một nhà cách mạng và lời cầu nguyện của tôi với Chúa như sau : « Lạy Chúa, xin cho con năng lực để thay đổi thế giới ».

« Khi tôi gần tuổi trung niên và tôi nhận thấy rằng cả nửa cuộc đời tôi qua đi mà chẳng thay đổi được một linh hồn nào, tôi đă thay đổi lời kinh của tôi như sau : Lạy Chúa, xin cho con ơn thay đổi mọi sự ǵ đến với con. Chỉ cho gia đ́nh con và các bạn bè của con thôi là con sẽ măn nguyện lắm rồi » .

« Ngày hôm nay, tôi đă già và ngày của tôi sắp tàn, lời kinh duy nhất của tôi là : « Lạy Chúa, xin cho con ơn thay đổi chính ḿnh con » .”

« Nếu tôi đă cầu nguyện như vậy ngày từ lúc đầu, tôi đă không lăng phí đời tôi »[11].

Không phải hết tất cả các sư huynh đều ư thức được hoàn cảnh rắc rối của thực tế để có thể chấp nhận sống ẩn ḿnh trong một nơi nào đó hay làm việc một cách khiêm tốn dưới quyền của một người khác hay một người giáo dân hay nói cách khác, các ngài chưa được chuẩn bị tốt để thực hiện sứ mạng của ḿnh trong một hoàn cảnh như hiện nay, liên quan đến lănh vực căn tính và nghề nghiệp. Hoặc có thể nói, các sư huynh không ít th́ nhiều c̣n mơ ước « một xứ sở chảy sữa và mật » của một thời vàng son. Hoặc nhiều anh em đánh giá một hành động theo kết quả tức th́, quên đi những lời khuyên của bà Didi SUDESH[12], một thuyết tŕnh viên người ấn độ : «  Bông hoa có thể nở dễ dàng nhưng để trở thành một trái, nó cần rất nhiều thời gian. Sự thành công không bao giờ là một phép lạ. Chúng ta phải là người làm vườn, biết đúng thời để gieo hạt, làm việc cật lực, kiên nhẫn để có thể hái trái tốt».

V́ vậy, ưu tiên số một là đào tạo chắc chắn con người sư huynh La San, bởi v́ « đào tạo ḿnh, đó chính là đạt đến việc bày tỏ một câu trả lời thích đáng cho câu hỏi « điều đó để làm ǵ ? »» (Patrick TAPERNOUX).  Không có sự ư thức mạnh mẽ về căn tính của ḿnh, về cần thiết  của Ḍng là  phục vụ người trẻ và người nghèo trong lănh vực giáo dục, các ngài sẽ có sống một đời sống buồn chán, ù ĺ, thụ động, hoặc không thấy được ư nghĩa khi cặm cụi suốt ngày cho người nghèo, điều đó làm mất tất cả mọi năng lực của sáng kiến và sáng tạo và là một lư do không lôi kéo được người trẻ đi theo con đường ơn gọi của ḿnh, là một yếu tố thiết yếu cho sự sống c̣n và sự tiếp nối của một nhà Ḍng. Khi được đào tạo và tự đào tạo nghiêm chỉnh, sứ mạng phục vụ người nghèo phải như « chảy trong máu » của sư huynh. Trong giao tiếp với người trẻ và người nghèo, những người trẻ bị bỏ rơi, gặp khó khăn… ưu tư thứ nhất của sư huynh phải là giúp chúng thăng tiến con người và nhưng đức tính nhân bản của chúng, hy vọng « làm sống lại ước mơ của Gioan La San để là những chứng nhân của niềm hy vọng bên cạnh những trẻ em và người trẻ    nghèo, bị bỏ rơi hay mất định hướng »[13]  với nhiều ĐỨC TIN và ḷng NHIỆT THÀNH.

Và để kết thúc việc nghiên cứu của tôi, tôi xin được lấy lại những lời nầy của sư huynh cựu Tổng Quyền John Johnston, diễn tả rất rơ sự cần thiết của sự sáng tạo để đạt đến việc sống được sứ mạng của sư huynh La San ngày hôm nay, trong hoàn cảnh xă hội hiện nay, và để được như vậy, phải bắt đầu trước hết bằng chính chúng ta : « chúng ta phải sẵn sàng thay đổi cái cần phải thay đổi và chúng ta phải bắt đầu từ chính chúng ta. Chúng ta đừng đóng vai tṛ nạn nhân. Chúng ta đừng kết án kẻ khác, cũng đừng một cách đơn giản là « nguyền rủa bóng tối » đối với những vấn đề mà chúng ta phải đương đầu. Chúng ta phải đảm lấy trách nhiệm cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải phải bố trí sẵn sàng làm lại cuộc đời của chúng ta, nếu cần, bắt đầu lại từ số không. Chúng ta phải bố trí sẵn sàng quay ngược lại, nếu đó là điều phải làm và đi một hướng khác »[14].

 

[1] John Johnston, Thư Mục Vụ 1997, trang 72.

[2] Báo PHÁP LUẬT, 4/4/ 2007,

[3] Méditations de Saint Jean-Baptiste de La Salle pour le temps de la Retraite, 193,2

[4] REGLE des Frères des Écoles Chrétiennes, art. 11

[5] Idem., art. 141.

[6] John Johnston, Thư Mục Vụ 1999, trang 29

[7] Idem.

[8] John Johnston, Thư Mục Vụ 1999, trang 30.

[9] Idem.

[10] Nicolas CAPELLE, Je veux aller dans ton école !, La pédagogie lasallienne au XXIe siècle, SALVATOR, 2006, page160.

[11] Dịch từ tiếng Anh do Nguyen van Tan.

[12] Bà DIDI SUDESH, người Ấn độ 65 tuổi đă đi qua 76 nưới với mục đích duy nhất là giúp người ta khám phá và t́m lại được sức mạnh t́m ẩn trong mỗi người để đạt đến một cuộc sống tự tin hơn và lạc quan hơn.

[13] Kinh cầu nguyện cho TCH thứ  44.

[14] John Johnston, Lettre Pastorale 1994, page 17