ƠN GỌI TU HUYNH
 
Luận Văn Tốt Nghiệp
BỘ MÔN THẦN HỌC ĐỜI TU
 
Sinh viên thực hiện: Vincent Đặng Minh Thành, Ḍng Kitô Vua
Giáo sư hướng dẫn: François Trần Văn Ánh, FSC
Tháng 05 năm 2006

THƯ MỤC THAM KHẢO DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CD

Chirstus Dominus - Sắc Lệnh Về Chức Vụ Giám Mục

CID

Codex Iuris Canonici - Bộ Giáo Luật

CL

Christifideles Laici - Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân

GLCG

Catéchisme de L’Église Catholique - Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo

LG

Lumen Gentium - Hiến Chế Tín Lư Về Giáo Hội

PC

Pefectae Caritatis - Sắc lệnh về Canh Tân Thích Nghi Đời Tu

RD

Redemptionis Donum - Tông Thư Hồng Ân Cứu Chuộc

VC

Vita Consecrata - Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến

 

DẪN NHẬP


Đời sống tu ḍng giáo dân cho người nam cũng như người nữ, tự bản chất là một bậc sống trọn vẹn, tuân giữ các lời khuyên của Tin Mừng, đời sống này rất ích lợi cho nhiệm vụ mục vụ của Giáo hội trong việc giáo dục giới trẻ, chăm sóc những người đau yếu, và những h́nh thức tông đồ khác.[1]

Thế nhưng ơn gọi Tu Huynh không phải lúc nào cũng được hiểu một cách đúng đắn, kể cả những người gần gũi chúng ta nhất.[2] Trong thực tế, đời sống tu ḍng giáo dân nam đă không luôn luôn được hiểu đúng trong Giáo hội, nơi các cấp lănh đạo cũng như nơi tín hữu; đặc biệt các Giáo hội ở Á châu và Việt Nam có những đánh giá rất lệch lạc. C̣n chính các nam tu sĩ giáo dân, khi có cơ hội, chỉ bận tâm để bào chữa đời sống ḿnh hơn là đào sâu nội dung.[3] Đời tu ḍng tu huynh chưa trở nên đối tượng khảo sát đặc biệt, ít là trên lănh vực thần học.

Cách chung, chúng ta có thể thấy ba dạng tu huynh trong Giáo Hội: sư huynh trong các ḍng tu giáo dân, các thầy trợ sĩ trong các ḍng tu hỗn hợp – vừa có giáo sĩ vừa có giáo dân – và các đan sĩ trong các ḍng cổ. Bài viết này chỉ xin đề cập đến hai dạng tu huynh đầu tiên, là những thành phần mà người viết có nhiều điều kiện sống cùng với họ.
Dựa trên lịch sử và thần học đời tu, một số bài viết của anh em tu huynh cũng như những ghi nhận từ cuộc sống thực tế của một số anh em trong đó có bản thân người viết, bài viết này, trước hết mong giúp tu huynh đào sâu căn tính của ḿnh để biết quí chuộng ơn gọi ḿnh là một đoàn sủng sống Tin Mừng, sống thanh thản, hiên ngang, không mặc cảm, vững ḷng hơn với ơn gọi của ḿnh. Tiếp theo là đóng góp một chút cho giáo hội một cái nh́n đúng đắn hơn về ơn gọi tu huynh, xoá bỏ dần năo trạng phân biệt đối xử, khôi phục lại mối tương giao anh em như thời các tông đồ, để từ đó có những sách lược thích hợp. Sau đó, đề tài này muốn đánh tan những thành kiến, những so sánh lệch lạc giữa tu huynh và tu sĩ giáo sĩ của người đời, soi sáng họ về giá trị thực của bậc sống này trong Giáo Hội. Và cuối cùng, người viết mong muốn cổ vơ các bạn trẻ quan tâm dấn thân nhiều hơn theo hướng này.

 

Chương I


TU HUYNH LÀ AI?

1.1. Đôi Điều Về “Anh Em”
Những người con trai của cùng một đôi vợ chồng được gọi là anh em với nhau
[4]
. Những người bạn nam giới rất thân, thỉnh thoảng người ta đem so sánh họ như người anh em: Anh ta giống như một người anh em của tôi. Đôi khi những người nam gọi nhau là anh em khi họ không biết tên nhau nhưng cảm thấy người kia thân thuộc với ḿnh.


Trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu dùng từ anh em để chỉ ra sự b́nh đẳng giữa mọi người: “Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất b́nh với anh...”
<>[5] Phêrô hỏi: “Nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, th́ con phải tha đến mấy lần?” [6] Các chữ anh chị em được sử dụng cách chung ở những ban bệ trong Giáo Hội khi kêu gọi các thành viên trong một hội đoàn: “Anh chị em của tôi trong Đức Kitô.” H́nh ảnh người Samaritanô nhân lành là một minh hoạ về người anh em. Cách thức Chúa Giêsu cư xử với những người nam và người nữ, bất kể họ là người công chính hay tội lỗi đă cho chúng ta những ví dụ đeưtrar lời câu hỏi: làm thế nào để trở thành anh em của người khác. Vậy, tu huynh là một người luôn luôn hành động như một người anh em ruột thịt. [7]

1.2. Tu Huynh Trong Ḍng Lịch Sử Giáo Hội [8]

Trong một giai đoạn rất dài của lịch sử Giáo Hội, các tu huynh chỉ là những người trợ giúp cho các linh mục. V́ thế, từ tu huynh dường như bị lăng quên và thay thế vào đó là từ trợ sĩ.
Trong tiếng Việt, từ trợ sĩ có lẽ chỉ mới xuất hiện từ giữa thế kỷ XX, trước đây người ta gọi là thầy giúp. Quay sang các ngôn ngữ Âu Tây, chúng ta cũng gặp nhiều danh từ khác nhau, chẳng hạn lay brother trong tiếng Anh, hoặc frère convers trong tiếng Pháp. Thực ra, xưa nay trong tiếng Latinh, các thầy trợ sĩ được gọi là conversi (người hoán cải)
[9], và được đổi lại thành cooperatores (người cộng tác, cộng sự viên) từ sau công đồng Vaticanô II. Tại sao có sự thay đổi ấy? Lư do là v́ conversus theo nghĩa đen là “người trở lại” (đôi khi được dịch là “quy sĩ”), và giả thiết một t́nh trạng tội lỗi trước đó. (Thí dụ: lễ thánh Phaolô trở lại kính ngày 25 tháng giêng là conversio S. Pauli). Các thầy trợ sĩ đâu có phạm tội ǵ đâu mà phải “trở lại”? V́ thế cần đổi tên là cooperator th́ chính xác hơn.
Nói đúng ra, danh từ conversus đă có một lịch sử tiến hoá lâu dài. Khi bắt đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đă kêu gọi hết mọi người hăy cải hoán
[10]. Sự cải hoán (trở lại, thay đổi năo trạng và nếp sống) là một yêu sách của Phúc Âm. Chính v́ ư thức như vậy cho nên các đan sĩ đă tự coi ḿnh là conversi, những người liên lỉ cải hoán (conversio continua et perpetua). Trong luật thánh Biển đức, sự cải hoán là một trong ba đối tượng của lời khấn của đan sĩ: hoán cải nội tâm, vâng phục, vĩnh cư (conversio morum, obedientia, stabilitas loci).
Dần dần sự sử dụng từ conversus bị hạn hẹp, nghĩa là không áp dụng cho tất cả các người đi tu mà chỉ dành cho một hạng nào đó thôi. Trước hết, các thiếu niên gia nhập đan viện không được mang danh là conversi mà chỉ được gọi là oblati (người dâng ḿnh). Sang thế kỷ thứ VI, các oblati bao gồm không những các thiếu nhi mà cả những người lớn, dâng ḿnh phục vụ trong nhà ḍng (tựa như ông bơ ở bên ta).
Vào những thế kỷ VIII-X, nhiều sự thay đổi đă diễn ra trong hàng ngũ các đan sĩ:

- Các đan viện mở trường dạy học. Một số đan sĩ được đào tạo để làm giáo và để làm linh mục. Từ đó nảy ra sự phân biệt giữa các literati (người thông thái) và illiterati (người thất học).

- Một số đan sĩ ngại làm việc chân tay (trái ngược lại với tinh thần của thánh Biển đức: “ora et labora” – cầu nguyện và lao động).

- Việc cử hành phụng vụ trở nên trang trọng. Một số đan sĩ lớn tuổi không theo được (trước đó, sự cầu nguyện đơn giản hơn, và họ đọc kinh thuộc ḷng), v́ thế họ tuân giữ một chế độ khác: họ đọc kinh ngắn hơn, ngay tại chỗ làm việc chứ không tham gia cung nguyện).


Qua thế kỷ XI-XII, sự phân biệt giữa các conversi và monaci đă thành rơ rệt. Trước đây, tất cả các đan sĩ (monaci) đều là conversi; nhưng từ nay hai từ ngữ không c̣n đồng nghĩa nữa:

- Các monaci ở trong đan viện, chuyên việc kinh nguyện; đa số là giáo sĩ.

- Các conversi lo việc lao động chân tay, sinh hoạt ngoài nội vi (đồng ruộng, nông trại, công xưởng, vv).
Sự phân biệt này đă đánh dấu một khúc quặt trong lịch sử đời tu.
Thực ra, vào lúc khai sinh đời tu tŕ trong Hội thánh, các đan sĩ là giáo dân. Luật thánh Pacômiô (thế kỷ 4) không muốn có các linh mục trong cộng đoàn bởi v́ muốn tránh sự ghen tương và hám danh!
[11] Các tác vụ bí tích được đảm nhiệm bởi các “tuyên úy” do Giám mục cử đến. Dần dần con số các giáo sĩ trong các đan viện tăng thêm do nhiều nhân tố:

- Những giáo sĩ triều xin đi tu. Những linh mục này phải tuân giữ chế độ kỷ luật giống như các đan sĩ khác [12].

- V́ hiếm các “tuyên úy” cho nên các viện phụ đề cử đan sĩ chịu chức linh mục. Tiếc rằng chẳng bao lâu, “chức thánh” kéo theo “địa vị” nữa.

- Cần những nhà truyền giáo đi mở đạo. Các đan sĩ này phải đảm nhiệm chức vụ mục tử (của cha xứ nếu chưa nói là của giám mục).

- Ngoài ra, như đă nêu trên đây, việc mở trường học và việc chú trọng đến phụng vụ cũng là một nhân tố đưa lại sự “giáo sĩ hoá” các đan sĩ, đến mức độ họ chiếm đoạt luôn danh nghĩa đan sĩ (monaci): những ai không có chức linh mục mang tên là conversi.

 

Vào thế kỷ thứ XI-XII, các Ḍng tu (Camalđôli, Vallumbrosa, Chartreux, Cluny, Xitô) đều có hai bậc giáo sĩ và trợ sĩ, tuy có vài khác biệt nho nhỏ tùy theo bản sắc của mỗi Ḍng.

Vào thế kỷ XX, quy chế của các trợ sĩ đă trở thành đầu đề xét lại trong các ḍng.

Thực ra, ai cũng biết là trong Giáo hội, những ai có chức thánh (giáo sĩ) vẫn được ngồi cao hơn những ai không có chức thánh (giáo dân)! Hệ quả là trong nhà thờ, các cha ngồi trên các xơ đă đành, nhưng mà trong tu viện, các giáo sĩ vẫn ngồi trên các trợ sĩ: đâu là t́nh huynh đệ? Ở đây, nền tảng của sự phân biệt không phải là “chức thánh”, nhưng dựa trên học lực, và lắm lần cũng dựa trên tài sản (nhà giàu, thượng lưu, của hồi môn cao)!


Trong một thời đại đề cao sự b́nh đẳng xă hội, loại bỏ phân chia giai cấp, ắt là các chế độ vừa nói cần phải được xét lại. Những đề nghị cải tổ đă được gieo từ thập niên 50 của thế kỷ XX và được công đồng Vaticanô II đón nhận. Đời sống huynh đệ cộng đoàn đ̣i hỏi phải loại trừ những sự phân chia giai cấp trong Ḍng
[13]. Đó là nguyên tắc căn bản áp dụng cho cả Ḍng nam lẫn Ḍng nữ. Từ tiền đề ấy, công đồng bàn đến vai tṛ các tu huynh.
Thực ra khi đọc các văn kiện Toà thánh
[14], chúng ta có thể phân biệt ba hạng “tu huynh” khác nhau:

- Các tu sĩ “giáo dân” (không có chức thánh) trong những ḍng giáo sĩ, chẳng hạn như trong ḍng Đa Minh, Ngôi Lời, Chúa Cứu Thế.

- Các tu sĩ trong những Ḍng mà các phần tử không nhất thiết phải chịu chức thánh (thí dụ các đan sĩ trong các Ḍng cổ; các tu sĩ Ḍng Phanxicô).

- Các tu sĩ trong những Ḍng thuần túy “giáo dân”, nghĩa là tự bản chất không làm linh mục (thí dụ Ḍng thánh Gioan Thiên Chúa; Ḍng các sư huynh Lasan).


Mỗi hạng có những vấn đề riêng của nó. Ngay cả trong hạng (1), quy chế của các tu huynh cũng không đồng nhất. Dường như trong ḍng Tên và ḍng Salesiens Don Bosco, các “trợ sĩ” được xếp ngang hàng với “Ḍng Ba” chứ không có lời khấn như các giáo sĩ.


Một điểm khá quan trọng nên lưu ư là ư nghĩa của từ “cooperator” (cộng tác viên). Khi dịch là “trợ sĩ” (hay thầy giúp), người ta thường hiểu nhiệm vụ của các thầy là “trợ giúp” (nếu chưa nói là: giúp việc) cho các linh mục! Hiện nay người ta muốn dân chủ hơn: họ không phải là những người cộng tác với các cha, nhưng là cộng tác (participare, partem habere, participes effecti) vào sứ vụ (ministerium; missio Ordinis), cộng tác vào hoạt động tông đồ (activitas apostolica).


Nhiều ḍng đă cố gắng xoá bỏ những bức tường ngăn cách giữa các giáo sĩ và tu sĩ. Vài lănh vực đă được thực hiện, nhưng c̣n nhiều chướng ngại cần phải vượt qua.
Vậy, theo ḍng lịch sử, chúng ta có thể tạm thời xem tu huynh là những nam tu sĩ không lănh nhận chức thánh. Từ trước tới giờ, tu huynh ở Việt Nam thường được gọi là thầy hoặc sư huynh. Từ sư huynh được dùng để gọi các nam tu sĩ có liên quan đến ngành sư phạm nhiều hơn, ví dụ như sư huynh các ḍng Lasan, Thánh Gia, Kitô Vua... Nhưng xu hướng hiện nay gọi họ cách chung là tu huynh (tu sĩ anh em). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không muốn gọi ḍng các tu huynh là “lay institutes” (ḍng giáo dân) nhưng gọi là “religious institutes of brother” (ḍng các anh em). Tu huynh nghĩa là anh em: em của Chúa Giêsu, anh em của nhau và anh em của người khác. Các tu sĩ được gọi là “tu huynh” nhằm nói lên sự b́nh đẳng giữa các phần tử trong nhà ḍng
[15]. C̣n căn tính của tu huynh xét về mặt thần học sẽ được tŕnh bày dưới đây.

 

Chương II

 

MỘT VÀI CỐ GẮNG T̀M HIỂU CĂN TÍNH CỦA TU HUYNH

 

2.1. Tu Huynh Là Tu Sĩ Giáo Dân

2.1.1. Khái Niệm Chung

Danh hiệu giáo dân ở đây được hiểu là tất cả những Kitô hữu không thuộc hàng giáo sĩ và bậc tu tŕ được Giáo hội công nhận: nghĩa là những Kitô hữu đă được tháp nhập vào thân thể Chúa Kitô nhờ phép Thánh Tẩy, đă trở nên Dân Thiên Chúa và tham dự vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả của Chúa Kitô theo cách thức của họ: họ là những người đang tín hữu sứ mệnh của toàn dân Kitô giáo trong Giáo hội và trên trần gian theo phận vụ riêng của ḿnh [16].

Mọi thành phần trong Giáo Hội, mục tử, giáo dân và tu sĩ, đều tham dự vào bản tính bí tích của Giáo Hội. Cũng thế, mỗi thành phần, tuỳ theo sứ mạng của ḿnh, phải là dấu chỉ và dụng cụ phục vụ sự kết hợp với Thiên Chúa, và ơn cứu độ trần gian. Quả thật đối với mọi người, ơn cứu độ mang hai khía cạnh:

- Ơn gọi nên thánh: “Trong Giáo Hội, tất cả mọi người, cho dầu thuộc về hàng giáo phẩm hoặc được hàng giáo phẩm hướng dẫn, đều được kêu gọi nên thánh” [17].

- Ơn gọi làm tông đồ: Toàn thể Giáo Hội “được Thánh Thần thúc đẩy cộng tác để hoàn tất trọn vẹn ư định của Thiên Chúa” [18].

V́ thế, trước khi xem xét những ân huệ, sứ vụ và nhiệm vụ khác nhau, cần phải công nhận ơn gọi nền tảng là được kêu gọi sống kết hợp với Thiên Chúa để cho thế gian được ơn cứu độ. Ơn gọi này đ̣i hỏi mọi người phải lấy vị trí siêu việt của đời sống trong Thần Khí làm tiêu chuẩn cho việc tham dự vào sự hiệp thông trong Giáo Hội. Đời sống trong Thần Khí này phải là nền tảng cho thái độ lắng nghe Lời Chúa, sự cầu nguyện trong nội tâm, ư thức sống với tư cách là chi thể của toàn thân, thái độ ân cần lo cho sự hiệp nhất, việc trung thành chu toàn sứ mạng riêng, thái độ hiến thân phục vụ và ḷng khiêm nhường thống hối.

Từ đó, “căn tính”, phẩm giá nguyên thủy của người giáo dân chỉ được bộc lộ trong thâm sâu của mầu nhiệm Giáo hội như là mầu nhiệm hiệp thông. Và cũng chỉ trong thâm sâu của phẩm giá đó, người ta mới có thể định nghĩa về ơn gọi và sứ vụ của họ trong Giáo hội và trong thế giới. [19]

2.1.2. Tu Huynh Cắm Rễ Trong Bí Tích Thánh Tẩy

Mọi diễn giải về ơn gọi tu huynh đều phải bắt đầu từ bí tích Thánh Tẩy. Mỗi tu huynh đều có cùng một phẩm giá như mọi kitô hữu khác nhờ phép rửa. Cùng với sự tái sinh này, tất cả các tín hữu được thánh hiến nhờ Đức Kitô, kết hợp với Ngài và được Ngài kêu gọi sống cuộc đời thánh thiện và phục vụ. Sự thánh hiến của người tu huynh c̣n là một dấu chỉ đầy đủ hơn nữa. Phát xuất từ nguồn mạch của phép rửa, các lời khấn liên kết tu huynh với Chúa Giêsu bằng mối quan hệ hôn thê đặc biệt và là một hy lễ hoàn hảo dâng lên Thiên Chúa[20]. Điều này có nghĩa là các tu huynh cắm rễ sâu trong mối liên hệ với Chúa Giêsu qua bí tích Thánh Tẩy. Mối liên hệ đặc biệt của chúng ta với Ngài là: Thiên Chúa là trên hết và chỉ ḿnh Thiên Chúa. V́ thế, suy tư về việc lănh nhận bí tích Thánh Tẩy là điều quan trọng và thực tế cho đời tu huynh.
Tiếp nối bí tích Thánh Tẩy, ơn gọi thánh hiến tu huynh là ơn gọi cá biệt Thiên Chúa nói với tri thức thâm sâu nhất của con người, làm cho họ biến đổi tận gốc, không những bên ngoài mà cả thâm tâm nữa, để trở thành một con người mới
[21]. Ơn gọi ấy thể hiện qua việc tuyên khấn. Đây là cách diễn tả căn tính tu huynh cách trọn vẹn và cao quư. Cuộc đời của tu huynh là một lễ dâng sống động kết hợp với hy lễ của Chúa Kitô [22].

Thiên Chúa không ngừng mời gọi con người và con người ra sức đáp trả lời mời gọi ấy. V́ vậy việc thánh hiến tu ḍng phải được làm mới một cách liên lỉ. Tu huynh được khuyến khích đi vào một thế giới mới, để Thiên Chúa chiếm đoạt con người ḿnh dưới sự thúc đẩy của Thần Khí và để biến đổi thế giới theo tinh thần của Tin Mừng [23] sao cho moïi ngöôøi thaáy Thieân Chuùa hieän dieän treân traàn theá.

2.1.3. Tham Dự Vào Chức Vụ Tư Tế, Ngôn Sứ Và Vương Giả

Tu huynh cũng như người giáo dân tham dự và ba chức vụ của Đức Giêsu Kitô: tư tế, ngôn sứ và vương giả. Vào thời Cựu Ước, chỉ có vua và tư tế mới được xức dầu. Hai hạng người này là h́nh bóng cho vị vua – tư tế duy nhất trong tương lai là Đức Kitô, có nghĩa là “xức dầu”. Không phải chỉ có vị thủ lănh của chúng ta là người duy nhất được xức dầu, cả chúng nữa, là thành phần trong thân thể Ngài, chúng ta cũng được xức dầu với Ngài... Như thế, mọi kitô hữu đều được xức dầu. Chúng ta là thân thể của Đức Kitô. Điều này rơ ràng phát xuất từ sự kiện: tất cả chúng ta đă được xức dầu và trong Ngài, chúng ta là những người được xức dầu (Christi) và là Kitô, bởi v́ một cách nào đó, đầu và thân thể làm nên Đức Kitô trọn vẹn. [24]

Chúng ta là nhiệm thể của Chúa Kitô, Đấng vừa là linh mục, vừa là Vua, vừa là tiên tri. Như vậy Giáo hội trở thành một cộng đồng tư tế, vương giả và tiên tri; trong đó, có chức linh mục cộng đồng và chức linh mục thừa tác. Chức linh mục thừa tác được dành riêng cho hàng giáo phẩm và cho các ngài quyền tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô trong chức thánh.
Gọi là chức linh mục cộng đồng v́ tất cả các tín hữu (giáo dân hay giáo sĩ thuộc hàng giáo phẩm) đều được tham dự vào nhờ phép Rửa tội. Sự tham dự này cho mọi tín hữu khả năng tự ḿnh dâng lên Chúa lễ tế Thánh Thể, nhờ tay linh mục thừa tác cũng như họ có thể kết hợp với lễ vật hy sinh là Chúa Kitô trong khi rước lễ, và như vậy được dâng chính ḿnh lên như lễ thiêng liêng cho Thiên Chúa, các tín hữu cũng tham dự quyền vương giả của Chúa Kitô nhờ phép rửa tội và thêm sức. Quyền vương giả cho họ sức mạnh tinh thần để chế ngự bản tính riêng của họ, bắt nó tùng phục quyền bính Thiên Chúa, để chinh phục mọi người cho Nước Trời và chiếu sáng tinh thần Phúc Âm trong lănh vực trần thế.

Sau cùng, các tín hữu cũng tham dự quyền tiên tri. Mọi tín hữu có quyền làm chứng cho Chúa Kitô bằng lời nói và bằng chính đời sống Kitô hữu. Tính ngôn sứ của tu huynh sẽ được tŕnh bày cặn kẽ hơn trong một mục sau.

2.1.4. Ơn Gọi Làm Tông Đồ

Ơn gọi làm tông đồ phát sinh từ bí tích Rửa tội và Thêm sức; và do đức ái mà Chúa Thánh Thần đổ tràn trong tâm hồn, các tín hữu được thúc đẩy giúp mọi người tham dự vào cuộc sống của Thiên Chúa.
Tu huynh sống trong thế giới và giữa những thực tại trần gian, cho nên ơn gọi của họ là thánh hóa những ǵ trần tục. Bởi thế, đời sống đạo đức cá nhân của người tu huynh sẽ nhận được cảm hứng, từ đời sống hoạt động của họ giữa người khác và giữa cuộc đời. Đứng trước thế giới, tu huynh có sứ mệnh phải kiến tạo, hoàn hảo hóa sao cho nó trở nên hấp dẫn đối với mọi người và thích hợp với ư định của Thiên Chúa.
Giáo hội được khai sinh là để làm cho nước Chúa Kitô rộng mở trên khắp hoàn cầu, hầu làm vinh danh Thiên Chúa, tức là làm cho mọi người tham dự vào việc chuộc tội và cứu rỗi, để nhờ họ, toàn thể vũ trụ thực sự được qui hướng về Chúa Kitô. “Anh em hăy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.”
[25]
Mọi hoạt động của nhiệm thể hướng về mục đích nầy gọi là việc tông đồ, công việc mà Giáo hội tín hữu nhờ tất cả các chi thể, tùy theo những cách thức khác nhau, bởi v́ ơn gọi làm kitô hữu tự bản chất cũng là ơn gọi làm tông đồ. Cũng như toàn bộ một cơ thể sống động, không chi thể nào hoàn toàn thụ động, nhưng cùng tham dự vào đời sống và công việc của toàn thân. Cũng thế, trong nhiệm thể Chúa Kitô tức Giáo hội, toàn thân “tùy theo công dụng khả năng từng phần tử khiến thân thể được tiến triển” [26]. Hơn nữa, các chi thể trong thân thể này gắn bó và liên kết chặt chẽ với nhau [27] đến nỗi chi thể nào không hoạt động đúng tầm mức của ḿnh trong việc tăng triển toàn thân đều bị coi là không dụng ích đối với Giáo hội cũng như với chính ḿnh.
V́ vậy hết mọi tín hữu, trong đó có tu huynh, đều có bổn phận rất cao là hoạt động để mọi người trên khắp hoàn cầu nhận biết và đón nhận Phúc Âm cứu độ của Chúa.
2.3. Đời Sống Chung Huynh Đệ
Đời thánh hiến bắt nguồn và dựa theo khuôn mẫu Chúa Ba Ngôi, “nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”
[28] Đó là khuôn mẫu của t́nh hiệp thông huynh đệ.
Trong thời sơ khai của giáo hội, các tín hữu họp lại thành cộng đoàn và sống với nhau trong t́nh huynh đệ như lời Chúa Giêsu dạy: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em”.
[29] Cuộc sống của họ là mẫu gương nhân chứng tuyệt vời:
Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu.
Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với ḷng đơn sơ và vui vẻ.
[30]

Kiểu mẫu đời sống huynh đệ trên đây của họ có thể coi là đời sống tu hành sơ khởi, là tiền đề cho các ḍng tu sau này.

Kế đến, ba lời khuyên Phúc Âm gắn liền người tu sĩ với cộng đoàn, và cộng đoàn là môi trường thực hiện ba lời khuyên ấy: sự vâng phục nối buộc và liên kết các ư chí thành một cộng đoàn huynh đệ, đảm nhận một sứ mạng trong Giáo hội. Sự khó nghèo, - bao hàm việc chia sẻ các của cải vật chất và thiêng liêng -, ngay từ nguyên thủy đă trở thành nền tảng của mối thông hiệp huynh đệ. Trong chiều kích cộng đoàn, sự khiết tịnh tận hiến - bao hàm sự trong sạch về trí tuệ, tâm hồn và thể xác - diễn tả sự tự do để yêu mến Thiên Chúa và tất cả những ǵ thuộc về Ngài với con tim không chia sẻ, và chính nhờ thế biểu lộ việc tâm t́nh hoàn toàn sẵn sàng yêu thương và phục vụ hết mọi người.

Nhưng t́nh huynh đệ c̣n hơn thế nữa. Đó chính là thuật ngữ cơ bản nói về sự hiệp nhất trong Chúa Kitô và là lời ngôn sứ tiên báo sự hợp nhất trong nước trời. [31] Nơi ấy cũng là mô phỏng của Nước Thiên Chúa, một vương quốc mà tu huynh đang góp phần xây dựng [32].

Ơn gọi của tu huynh có sức sống và được tăng trưởng là nhờ nơi cộng đoàn [33]. Cộng đoàn bày tỏ sự b́nh đẳng cơ bản của mỗi thành viên v́ họ đều là con cái Thiên Chúa. Điều này xuất hiện rơ ràng hơn trong những cộng đoàn chỉ gồm những tu sĩ giáo dân. [34] Sống cộng đoàn là một cách đáp trả lời mời gọi của Lời để theo Đức Giêsu, như lúc Ngài c̣n đang rao giảng và như Hội Thánh sau ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Các tu huynh bày tỏ sự đồng trách nhiệm của tất cả các thành phần trong cộng đoàn. Nhờ đó, họ có thể thực thi sứ vụ đặc thù của cộng đoàn và của nhà ḍng [35].

“Thiên Chúa muốn mọi người đón nhận điều ḿnh cần từ người khác” [36]. Nơi cộng đoàn, mỗi tu huynh mang những khác biệt để bổ sung cho nhau, làm phong phú cho nhau [37]. Anh em này sẽ là quà tặng và là sự bổ túc cho anh em khác. Do đó đời sống cộng đoàn là một chứng tá về những ân huệ và đặc sủng nhiều loại, những nhu cầu và ơn gọi nhiều loại  [38]. Nhờ vậy mỗi tu huynh trong cộng đoàn sống độ lượng, hảo tâm và chia sẻ với nhau [39].

Thông thường các tu huynh luôn cố gắng sắp xếp sao cho ít nhất hai người đi làm việc hoặc sống với nhau ở bên ngoài cộng đoàn. Các tu huynh được khuyến khích làm việc chung để làm chứng cho sự hiệp nhất huynh đệ. Tu huynh luôn t́m mọi cách để hiệp nhất với nhau qua đời sống và phục vụ. Nhờ đó, thế giới sẽ nhận ra rằng sự hiệp nhất này đến từ Thiên Chúa Cha. [40]

Thực tế th́ các tu huynh là “những chuyên gia về hiệp thông” của Giáo Hội cũng như thế giới [41]. Thánh Thần luôn bảo hộ khả năng thông hiệp của họ. Chúng ta thấy đời sống chung huynh đệ thể hiện qua việc phục vụ Giáo Hội. Chúng ta tin rằng sự hiệp nhất của chúng ta là một chứng tá sống động trong một xă hội bàng quan và chia rẽ hiện nay, “trong một xă hội khao khát thật sâu xa t́nh huynh đệ không biên giới – cho dù đôi khi xă hội này không nhận ra điều đó” [42]. Như một dấu chỉ của sự hiệp nhất Ba Ngôi Thiên Chúa và sự hiệp thông trong Giáo Hội, tu huynh thể hiện đức ái qua niềm tin, thánh lễ và lời cầu nguyện hằng ngày, sống chung trong một mái nhà, thực thi các sứ vụ chung, tham gia các nhóm của anh em và các hoạt động chung khác. [43] Chúng ta sẽ là những tu huynh chính hiệu khi chúng ta đứng vững trong cùng một Thần Khí, đồng tâm hiệp lực, kề vai sát cánh trong một niềm tin vào Lời Chúa.

Từ kinh nghiệm sống trong cộng đoàn, tu huynh sẽ phục vụ một sự hiệp thông phổ quát hơn, t́m ra những phương thế để phát triển những quan hệ huynh đệ với mọi người: là bạn hữu quư mến, là anh em ở giữa anh em, nhất là những người thiếu may mắn hoặc bị gạt ra lề xă hội [44].

 

2.3. Lễ Vật Hoàn Hảo Dâng Lên Thiên Chúa Thông Qua Các Lời Khuyên Phúc Âm

Tu huynh là những người theo Đức Kitô, bằng cách công khai tuyên khấn những lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh, nghèo khó, vâng phục; và cam kết tránh xa những ǵ có thể làm cho đức bác ái không được sốt sắng và việc thờ phượng Thiên Chúa không được trọn hảo. Quả vậy, người tu huynh “tận hiến cho Thiên Chúa, là Đấng họ yêu mến trên hết mọi sự, để chăm lo việc phụng sự Thiên Chúa, làm vinh danh Người với một danh nghĩa mới mẻ và đặc biệt” [45]. Sự tận hiến ấy “liên kết họ với Giáo Hội và với mầu nhiệm của Giáo Hội một cách đặc biệt”, thúc đẩy họ hành động với ḷng tận tuỵ không chia sẻ để phục vụ lợi ích của toàn Thân Thể. [46]

Lời mời gọi mầu nhiệm và nhưng không của Thiên Chúa là cội rễ của sự thánh hiến tu huynh. Thêm vào đó, sự đáp trả tự hiến của tu huynh với kế hoạch của Thiên Chúa, cũng là nhưng không nữa. Ơn Chúa thúc giục tu huynh đáp trả, v́ vậy sự thánh hiến của tu huynh “về phía con người, được diễn tả là một sự đáp trả bằng một sự phó thác toàn thân sâu xa và tự nguyện” [47]. Lễ vật của tu huynh dâng lên Thiên Chúa là các lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Công đồng Vatican II xác định rơ:

Chính nhờ khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm mà ḿnh đă đáp ứng ơn thiên triệu, v́ thế, chẳng những phải chết đi cho tội, nhưng c̣n phải từ bỏ thế gian để sống cho một ḿnh Thiên Chúa, và sự tận hiến ấy đă thực sự tạo nên một hiến tế đặc biệt, ăn rễ sâu trong hiến lễ của ngày chịu phép rửa tội, đồng thời biểu lộ hiến lễ này cách trọn hảo hơn. [48]

Các lời khấn ấy, đơn giản là một tiếng “xin vâng” tích cực, biểu hiện một sự thánh hiến trọn vẹn, khiến cho t́nh yêu của tu huynh đối với Thiên Chúa và tha nhân trở nên hoàn hảo [49]. Chính những đ̣i hỏi của phép rửa tội - chết cho thế gian và sống cho một ḿnh Thiên Chúa - được ưng thuận và phê chuẩn cách đầy đủ và hoàn hảo trong khi tuyên khấn, cho nên chẳng những sinh ra cùng một công hiệu như phép rửa tội, là tha hết mọi h́nh phạt đáng phải chịu v́ những tội quá khứ, nhưng c̣n làm thành một bậc hoàn thiện, bậc mà phép rửa tội đă lănh nhận không tạo ra.

Tu huynh là những tông đồ vất bỏ lại mọi thứ sau lưng để bắt chước Đức Kitô khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Tu huynh nhấn mạnh đến đức khiết tịnh hiến dâng, coi đó là một hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa. Mối liên hệ độc thân thánh hiến với Chúa Giêsu Kitô là “vui vẻ thực hành đức khiết tịnh hoàn hảo... Trong Đức Kitô, người ta có thể yêu mến Chúa với hết cả con tim, đặt Ngài lên trên mọi mối t́nh, và yêu thương mọi thụ tạo với sự tự do của Thiên Chúa.” [50]

V́ t́nh yêu, Đức Kitô đă tự hạ ḿnh xuống để làm người. Ngài đă tách ḿnh ra khỏi mọi sự của thế gian nhưng không khinh chê nó. [51] Noi gương Ngài, tu huynh biểu lộ một sự tách biệt với thế giới để cắm rễ sâu hơn vào Chúa Giêsu [52]. Cụ thể là, thể hiện bằng cách làm quen dần với nếp sống cộng đoàn. Sự tách biệt ấy c̣n bao gồm thực hành sống khổ hạnh và thanh đạm.

Đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy vật chất ngày nay, tu huynh sống đơn giản trong tư cách cá nhân và cộng đoàn, không có tài sản hay thu nhập cá nhân [53]. Tu huynh chấp nhận từ bỏ quyền sở hữu của cải vật chất trần gian để toàn tâm toàn ư lo cho việc phụng sự Thiên Chúa và con người [54]. Các vị giáo sĩ đă từ bỏ thế nào, th́ tu huynh c̣n có thể từ bỏ mạnh mẽ hơn nữa. Kết quả là tu huynh có thể sống khó nghèo tốt hơn. Đây chính là cách thực hành một trong các mối phúc: “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ”. [55]

Là tu huynh, người tu sĩ mặc nhiên chấp nhận vị trí khiêm nhu của ḿnh. Nhờ vậy, tu huynh có điều kiện thực thi lời khấn vâng phục trọn vẹn hơn. Hơn nữa, với địa vị như vậy, tu huynh là chiếc cầu nối hữu hiệu giữa giáo dân và giáo sĩ. H́nh ảnh các thầy ḍng hoà ḿnh vào đời sống dân dă qua bao thế hệ là một bằng chứng.

Do đó, đời tu huynh là một cách thức đặc biệt để thông phần vào bản chất bí tích của Dân Thiên Chúa. Quả vậy, sự thánh hiến của anh em tu huynh làm chứng cho thế giới thấy rơ h́nh ảnh của Đức Kitô, bằng cách phản chiếu Đức Kitô đang cầu nguyện trên núi, hoặc đang loan báo Nước Thiên Chúa cho dân chúng, hoặc chữa lành những kẻ đau ốm tàn tật, hay hoán cải các tội nhân trở lại đời sống phong phú, hoặc đang chúc phúc cho trẻ em, ban ơn lành cho mọi người, và trong mọi sự luôn vâng phục thánh ư Chúa Cha, Đấng đă sai người đến. [56]

2.4. Chứng Tá Ngôn Sứ Cho Nước Trời

Ngôn sứ là người có kinh nghiệm trực tiếp về Thiên Chúa, được Thiên Chúa mạc khải về sự thánh thiện và về những ư định của Người, là người được Thiên Chúa sai đi nói về Thiên Chúa cho nhân loại và nhắc nhở nhân loại trở lại cùng Người. [57]

Nhờ kinh nghiệm về Thiên Chúa, tu huynh hiểu biết về con người và biết chia sẻ vui buồn với tha nhân, sẵn sàng phục vụ mọi người, nhất là những người thiếu thốn nhất [58].

Tu huynh được mời gọi để trở thành người của Chúa, mang theo Thần Khí Chúa, để Chúa là động lực duy nhất của cuộc đời ḿnh. Nhờ vậy, tu huynh nhập cuộc vào trần thế để tỏ cho thấy ḷng Chúa yêu thương con người [59]. Từ đó, tu huynh được Thần Khí thúc đẩy để nhạy cảm đối với những việc mục vụ cấp bách của Giáo Hội và những nhu cầu của thế giới, làm chứng rằng Thần Khí đang hoạt động trong những h́nh thức tông đồ khác nhau.

Đời sống tu huynh có tính ngôn sứ v́ nó vừa tiên báo một vương quốc của Thiên Chúa, vừa mạc khải “nước Thiên Chúa đă gần đến” [60]. “Cho đến nay, cha tôi vẫn làm việc, th́ tôi vẫn làm việc” [61]. Đó là do nước Thiên Chúa vẫn chưa hoàn tất và đang tiến đến thời cánh chung, nghĩa là “ngày Đức Giêsu, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người” [62]. Đời tu huynh phát triển trong ư thức rằng nước Thiên Chúa đang có đây rồi và đang được hoàn thiện dần dần. Tu huynh sống cho những giá trị đời sau và cố gắng tiên báo bằng chứng tá đời sống hiện tại như những ngôn sứ của Giáo Hội [63]. Tu huynh làm chứng cho thế giới chóng qua này về một viễn tượng phục sinh và hạnh phúc trong Chúa. Truyền thống luôn hiểu đức khiết tịnh hiến dâng là tiên báo về nước trời, là diễn tả cách hùng hồn sự nếm thử trước vinh quang Thiên Chúa [64], bởi v́ trong thế giới ấy, người ta không c̣n phân biệt vợ với chồng, nam với nữ và người ta sống như các thiên thần  [65].

Trên trần thế, tu huynh đóng vai tṛ người mang dấu chỉ thời đại của Thiên Chúa. Trong một thế giới mà con người luôn t́m cách vươn lên, thậm chí “ngoi lên” bằng bất cứ giá nào, th́ đời sống tu huynh là một bằng chứng của sự từ bỏ: quyền lực, địa vị, quyền sở hữu của cải vật chất… Cũng như các ngôn sứ xưa, tu huynh được kêu gọi để tố cáo đời sống xa hoa, sự thiếu liên đới, nạn bất công, nạn kẻ mạnh áp bức kẻ yếu, chiến tranh, chia rẽ. Nhưng họ chỉ làm được công việc này theo mức độ họ tái khám phá ra sức mạnh của họ, và những phương tiện cụ thể để thực hiện hữu hiệu. Và khi ấy họ sẽ t́m lại được năng động ngôn sứ. [66] Với tư cách là người được thánh hiến, người tu sĩ có thể nhận thức phẩm giá con người và cho sự hiện diện của ḿnh trở thành cách loan báo Tin Mừng và tố giác những nguyên nhân gây ra những cơ cấu xă hội bất công.

Không chỉ có thái độ ngôn sứ đối với xă hội, chính đời sống các tu huynh là một lời chất vấn Giáo Hội. Đó là sự phân biệt đối xử giữa các bậc sống, lạm dụng quyền bính, quan liêu, thiếu dân chủ, chú trọng vào các tác vụ thánh hơn các tác vụ khác [67], chú trọng quyền lực hơn là phục vụ, công việc hơn là t́nh người, thành tích hơn là liên hệ nhân vị [68], cung cách hoạt động giảng dạy hơn là làm chứng nhân, hô hào nhiều hơn là thực thi b́nh đẳng và bác ái ngay trong ḷng Giáo Hội.

 

2.5. Phục Vụ Trong Tương Quan Với Giáo Hội Và Tha Nhân

2.5.1. Tu Huynh Và Giáo Hội

Tu huynh phục vụ nhân danh Giáo Hội, và được “hiến thân để phục vụ Thiên Chúa cách thân t́nh hơn” [69]. Không chỉ đơn thuần là được hiến thân cho sứ vụ, bản thân đời sống tu huynh đă là một sứ vụ rồi [70]. Do đó, tu huynh phải “lôi cuốn hữu hiệu tất cả mọi chi thể của Giáo Hội đến việc can đảm chu toàn ơn gọi làm kitô hữu” [71]. Sự phục vụ của tu huynh cũng là thánh hiến, là “một đời sống yêu thương, cho đi, một đời sống phục vụ cụ thể và quảng đại” [72] theo gương Đức Kitô, Đấng “đă đến không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ” [73]. Sứ vụ đặc biệt của ngành tu huynh là tân Phúc Âm hoá, nhờ đó tu huynh t́m cách đem Chúa Giêsu đến những Giáo Hội ly khai hoặc ít có liên hệ với Công Giáo. Tu huynh là những tôi tớ trong bất cứ việc ǵ, dù lớn hay nhỏ, để giúp người ta đạt đến chân – thiện – mỹ và yêu mến Thiên Chúa luôn măi.

Các hội ḍng tu huynh tự nó làm thành một bậc sống đầy đủ để tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm [74]. “V́ vậy, đời sống thánh hiến có một giá trị chuyên biệt cho cá nhân cũng như cho Giáo Hội, không gắn liền với tác vụ chức thánh” [75].

Không thể chối căi được rằng đời sống thánh hiến nằm ngay trong ḷng Giáo Hội [76]. Kể từ khi Thiên Chúa thiết lập những hội ḍng đầu tiên, những hội ḍng đă chọn Chúa Kitô bằng cách triệt để tuân theo các lời khuyên Phúc Âm, trụ cột của các nhóm tu sĩ đầu tiên chính là các anh em tu huynh, như các ẩn sĩ trong sa mạc, ḍng Biển Đức, ḍng Phanxicô, các sư huynh chuyên lo về giáo dục... Họ đáp trả lời mời gọi của Chúa để thành lập những cộng đoàn huynh đệ, phản chiếu đời sống thánh hiến bằng nếp sống đơn sơ thánh thiện. Với những đoàn sủng và sứ vụ khác nhau, các cộng đoàn tiên khởi này, đă đáp trả sự mời gọi canh tân của Thần Khí. Nếu không có tu huynh, sức sống của Giáo Hội sẽ giảm xuống.

Trong mầu nhiệm Giáo Hội, sự duy nhất trong Đức Kitô bao hàm sự hiệp thông hỗ tương trong đời sống giữa các thành phần. Quả thế, “Thiên Chúa đă không muốn thánh hoá và cứu độ con người cách riêng rẽ, ở ngoài mọi liên hệ hỗ tương, nhưng đă muốn cho họ hợp thành một dân tộc” [77]. Sự hiện diện của Thánh Thần [78] là Đấng ban sự sống thực hiện trong Đức Kitô sự đoàn kết giữa các thành phần với nhau. Chính Người làm cho Giáo Hội được duy nhất trong sự hiệp thông và trong công cuộc phục vụ; Người trang bị cho Giáo Hội và điều khiển Giáo Hội nhờ những ân huệ theo phẩm chức và đặc sủng, Người dùng các hoa quả của Người mà trang điểm cho Giáo Hội [79].

V́ thế, những yếu tố làm cho các phần tử trong Giáo Hội khác biệt nhau, những ân huệ, nghĩa là những chức vụ và việc làm khác nhau; hợp thành một thứ tổng hợp thu gồm những điểm bổ túc cho nhau; những yếu tố và những ân huệ đó thực sụ quy hướng về sự hiệp thông duy nhất và về sứ mạng của cùng một “Thân Thể” [80]. Trong Giáo Hội, các mục tử, giáo dân hoặc tu sĩ có thể sống chung với nhau, mà không có t́nh trạng bất b́nh đẳng về phẩm giá chung của các phần tử [81]; nhưng đúng hơn, những chỗ nối và các chức năng của một cơ thể ăn khớp với nhau.

Ơn gọi tu huynh giúp kiện toàn và làm cho cơ cấu giáo hội thêm phong phú. Nhiệm thể Chúa Kitô gồm nhiều thành phần, như thánh Phaolô đă viết: Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, th́ chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Ki-tô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể. Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tuỳ theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ, th́ phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ, th́ phải phục vụ. Ai dạy bảo, th́ cứ dạy bảo. Ai khuyên răn, th́ cứ khuyên răn. Ai phân phát, th́ phải chân thành. Ai chủ toạ, th́ phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái th́ vui vẻ mà làm. [82]

Hoặc trong ca dao Việt Nam:
Ngón tay cái béo mà lùn
Trời sinh thừa sức đẩy đun nắm cầm
Ngón tay trỏ vốn hảo tâm
Đường đi chẳng nỡ chỉ lầm cho ai
Ngón tay giữa lớn mà dài
Là ngôi thứ nhất thứ hai trong làng
Ngón tay đeo nhẫn giàu sang
Kim cương lóng lánh điểm trang hữu t́nh
Ngón tay út bé mà xinh
Ngoáy tại chuyên giữ phận ḿnh dám sai.
[83]

“Trên hết, tu huynh là những người làm việc” [84] như lời Chúa Giêsu dạy: “Các ông hăy ra công làm việc không phải v́ lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh”. [85] Trong khi hàng giáo sĩ lo mục vụ như những chủ chăn trong các giáo xứ, cử hành thánh lễ và các bí tích… các tu huynh thường dấn thân vào các lănh vực chuyên môn mà những vị có chức thánh khó có điều kiện thực thi. C̣n tu huynh, các anh em không vướng bận các công việc như giáo sĩ nên họ có thể dành trọn th́ giờ và khả năng của ḿnh cho những công việc tưởng chừng như b́nh thường nhưng vô cùng cần thiết. “Có thực mới vực được đạo.” Một khi không có cơm ăn áo mặc, chữ nghĩa không biết, sức khoẻ không được chăm sóc… người ta không thể nghĩ đến vấn đề đạo đức ǵ được. “Con đường truyền giáo cơ bản là con đường đi qua bao tử người ta.” [86] Một nhận xét hơi cực đoan song cũng đáng để chúng ta suy nghĩ. Đến nay, giáo hội có thể tự hào về những đóng góp cho một nền giáo dục Kitô của các sư huynh Lasan, cho việc chăm sóc bệnh nhân của các thầy ḍng Gioan Thiên Chúa, hoặc cho việc phát triển môi trường, nhân sinh của các tu huynh Ngôi Lời… Vậy, tu huynh không phải là những người thiếu khả năng hay yếu kém về mặt thiêng liêng nhưng là người nhận ra lời mời gọi của Thiên Chúa thông qua giáo hội và hội ḍng để thực hiện những sứ mệnh mà giáo sĩ, nữ tu hoặc giáo dân không dễ ǵ đảm nhận được [87].

Cùng với sự hiện hữu và đời sống chứng tá, các tu huynh làm cho giáo hội cũng như các hội ḍng thêm phong phú. Tổng tu nghị năm 1998 của ḍng Ngôi Lời đă diễn tả tu huynh như một căn tính cấu thành hội ḍng: “Sự thiếu vắng một tu huynh trong một cộng đoàn SVD sẽ làm nghèo nàn đi chứng tá tu sĩ truyền giáo của chúng ta.” [88]

V́ vậy bậc Tu Ḍng Giáo dân, nh́n như là cách biểu thị sự thánh hiến toàn thân cho nước Thiên Chúa, là một sự tỏ bày sự thánh thiện nơi vị hiền thê của Chúa Kitô, và đóng góp một cách hữu hiệu và đặc sắc cho việc phát triển sứ vụ của Giáo hội trong việc Phúc Âm hoá, và trong những tác vụ tông đồ muôn cách. Người ta không thể nghĩ tới bậc tu hành trong Giáo hội mà không nêu lên sự hiện hữu của Ơn Gọi sống bậc giáo dân đặc biệt này, ngày nay vẫn đang mở rộng, đón bao nhiêu là Kitô hữu, nhờ đó họ có thể dâng đời ḿnh để đi theo Đức Kitô và phục vụ nhân loại [89].

2.5.2. Tu Huynh Là Anh Em Của Mọi Người

Đối với tu huynh, Đức Kitô là một khuôn mẫu hoàn hảo về t́nh huynh đệ và các tu huynh cũng cố gắng bắt chước Ngài, người Anh của chúng ta. Ngài là một mẫu gương hoà đồng và phục vụ. Chúa Giêsu không muốn ḿnh là chủ, là Chúa. Ngài đă từng nói với các môn đệ: Thầy không c̣n gọi anh em là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy đă nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đă cho anh em biết. [90]

Ngay chữ “tu huynh” cũng đă nói lên một căn tính và linh đạo phong phú [91]. Các tu huynh được gọi là anh em của Đức Kitô, được “tiền định cho họ nên đồng h́nh đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc”. [92] Tu huynh là anh em với nhau, anh em của những người khác, đặc biệt đối với những người nhỏ bé và nghèo túng nhất; trở thành anh em để đạt tới t́nh huynh đệ lớn lao hơn trong Giáo Hội. “Tu huynh nhắc nhở cách hữu hiệu các tu sĩ linh mục chiều kích căn bản của t́nh huynh đệ trong Đức Kitô, v́ họ phải sống với nhau và với bất cứ người nào” [93].

Và cho dù bị coi là có địa vị thấp kém, th́ những người này cũng đă được Chúa Giêsu đề cao: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, th́ phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em th́ phải làm đầy tớ anh em”. [94] Họ là dấu chỉ của uy lực của Chúa Kitô phục sinh, ngài đă ban cho con người được tự do đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa để chấp nhận từ bỏ thế tục, tuy nhiên sự từ khước đó không làm tổn thương nhân phẩm, hoặc t́nh yêu sự sống hiện tại hay khả năng phục vụ mọi người, trái lại nhờ đó mà tu sĩ hoạt động cách vô vị lợi, được yêu tất cả mọi người cách rộng răi, được sẵn sàng để phục vụ hơn. [95]

Tu huynh đă áp dụng những căn tính và linh đạo nói trên vào sứ mạng rao giảng Tin Mừng, làm anh em của mọi người bằng cách đến với họ, bất kể niềm tin – tôn giáo của họ ra sao. Với vị trí của ḿnh, tu huynh không nại đến quyền lực hay mệnh lệnh nên dễ dàng đồng hành với dân chúng trên hành tŕnh đến với Chúa Giêsu.

 

2.6. Căn Tính Của Tu Huynh

Tóm lại, Tu huynh là một nam tu sĩ giáo dân cam kết sống một đời sống chung và được thánh hiến bằng việc tuyên hứa công khai các lời khấn ḍng, để làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa nơi đời sống của ḿnh và nơi thế gian. Tu huynh bộc lộ căn tính của ḿnh bằng gương sáng hơn là biện giải, bằng việc làm hơn là định nghĩa. Cách riêng, anh ta cư xử và hành động như một người anh em với bất cứ ai. B́nh đẳng với anh em và được các anh em cùng chí hướng trong cộng đoàn nâng đỡ, anh tự do đáp trả bằng nhiều cách phong phú và thực tế, sống và làm việc trong t́nh huynh đệ với mọi người trong việc bảo vệ, giúp thăng tiến phẩm giá và công lư của con người qua thái độ ngôn sứ và nghề nghiệp chuyên môn. [96]


 

Chương III


NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA ƠN GỌI TU HUYNH

 

3.1. Phải Chăng Các Tu Huynh Có Đời Sống Nội Tâm Chưa Sâu Sắc?

Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, th́ người ấy sinh nhiều hoa trái, v́ không có Thầy, anh em chẳng làm ǵ được [97].

Chúng ta thấy “hoa quả” của ngành tu huynh c̣n ít ỏi so với các giáo sĩ cũng như nữ tu. Điểm hạn chế dễ thấy nhất, đó là số lượng các nam tu sĩ. Vậy phải chăng đời sống chiêm niệm của tu huynh chưa đủ sâu sắc, nên chúng ta chưa múc được sức mạnh của Chúa nơi mạch suối thiêng liêng? Phải chăng chúng ta đă để cho nghề nghiệp và hoạt động tông đồ lấn át đời sống cầu nguyện?
V́ vậy, Công Đồng Vatican II đă khuyên:

Những ai khấn giữ các lời khuyên Phúc âm, đều phải t́m kiếm và yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, v́ Người đă yêu chúng ta trước [98], trong mọi hoàn cảnh, phải cố gắng phát triển đời sống náu ẩn của Chúa Kitô trong Thiên Chúa [99], v́ đó là nguồn mạch và động lực phát sinh t́nh yêu tha nhân nhằm cứu rỗi nhân loại và xây dựng Giáo hội cũng chính đức mến này làm linh động và điều khiển việc thực hành các lời khuyên Phúc âm. [100]

 

3.2. Công Cuộc Cứu Rỗi Trần Thế Và Nguy Cơ Trần Tục Hoá

3.2.1. Công Cuộc Cứu Rỗi Trần Thế

Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có ǵ thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong ḷng họ. [101]

Do đó ưu tư của tu huynh là việc cứu rỗi trần thế. Trần thế không chỉ là nơi để làm việc mà hơn hết đó là nơi thần thiêng để gặp gỡ Chúa[102]. Thách đố của người tu huynh là làm sao nh́n ra trần thế dưới ánh sáng của Thiên Chúa để thi hành sứ vụ theo đặc sủng của ḿnh, nghĩa là kết nối Giáo Hội với trần thế, ngay cả ở những nơi mà Giáo Hội chưa có mặt [103].

“Chúa Thánh Thần bày tỏ ư của Ngài cách nhiệm lạ qua những biến cố của thời đại và nguyện vọng của nhân dân.” [104] Những nhu cầu quan trọng của nhân loại, những lời kêu gọi của Giáo hội sẽ là kim chỉ nam cho cuộc t́m kiếm và mọi sáng kiến. Do đó ta sẽ liên lỉ lắng nghe tiếng gọi của thời đại mà hằng ngày phát biểu qua những hiện trạng và các biến cố mà cộng đoàn sẽ cùng nhau t́m hiểu [105]. Những tiếng kêu của nạn đói trên hoàn cầu, của kỳ thị sắc tộc, người bóc lột người, bạo động, chiến tranh, hoà b́nh bị đe doạ, cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức, hoặc những tiếng kêu của những kẻ mất thích ứng, của tuổi trẻ sa đoạ, của bệnh tật, mất gốc, gia đ́nh phân hoá. [106]

3.2.2. Nguy Cơ Trần Tục Hoá

Tu huynh là những người sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian [107]. Tuy nhiên nguy cơ trần tục hoá luôn theo sát họ.

Thách đố của ơn gọi tu huynh là khủng hoảng căn tính. Một số tu huynh coi công việc làm quan trọng hơn là chính ơn gọi của ḿnh. Ơn gọi của chúng ta đến từ Thần Khí, tự nó có tính sáng tạo [108]. Vậy, phải làm sao để Thần Khí hoàn toàn tự do hành động, và cho các tu huynh trung thành với Thần Khí hơn là với khả năng chuyên nghiệp, mặc dù khả năng ấy là cần thiết [109] . Nếu tu huynh t́m danh tiếng, uy phong, quyền thế để bù đắp thiệt tḥi cho bản thân ḿnh th́ thật là đáng buồn. Không ai có thể chấp nhận hành động “chơi cùi chỏ nhau” để t́m cách làm nổi danh ḿnh [110].

Hơn nữa, nghề nghiệp không phải là cứu cánh của tu huynh. “Ưu tiên của chiều kích tông đồ ở trên tính nghề nghiệp.” [111] Dù trong trường hợp nào, chúng ta cũng phải “xây nhà trên đá” [112], chứ không xây dựng trên ảo ảnh. Lư do chính để chúng ta dấn thân là “theo” Chúa Giêsu, là khát khao phục vụ Ngài qua việc phục vụ anh em và tha nhân nói chung [113] và càng không phải là động cơ tạo lập một “nghề” trong giáo hội [114]. Tu huynh không làm việc chỉ v́ công việc, chắc chắn là không v́ tiền công hay những lợi lộc cá nhân. Tu huynh được ơn gọi hăy quên ḿnh, điều mà thông thường không ai đ̣i hỏi người khác [115].

Nói như thế không có nghĩa là Tu huynh sợ sẽ phải xa Chúa khi hoà ḿnh với mọi người để “phục vụ họ” [116], sẽ không cách biệt Chúa Kitô khi ta sinh hoạt giữa loài người [117]. Trái lại, càng hoạt động tông đồ cách chính trực càng tiến bộ về mặt siêu nhiên: càng chú ư lắng nghe tiếng nói của loài người, ta càng sẵn sàng trung tín nghe theo Lời Chúa; càng quên ḿnh, Chúa Kitô càng lớn lên trong ta; hy sinh vô vị lợi, vô bờ bến, sẽ tạo cho ta được trái tim của người nghèo. Nhưng hoạt động theo tính nông nổi, t́m hư danh, vị kỷ đó là sự bại hoại, khiến ta không c̣n nghe được tiếng nói của Chúa qua những nhu cầu thực sự của thế giới; mà nếu ư thức được sẽ làm cho tu huynh chuyên tâm cầu nguyện, luôn hướng nhiều về Thiên Chúa, chỉ có Ngài mới xây dựng được Nước Trời. [118]

3.3. Canh Tân Để Thích Nghi

Sự trung thành với căn tính của ḿnh buộc tu huynh phải có óc sáng tạo và canh tân chứ không lặp lại y hệt những ǵ của quá khứ [119]. Nền tảng của trung thành là tác động của Thần Khí Chúa, nguồn mạch của t́nh yêu chứ không phải làm đúng theo những ǵ luật định. [120]

V́ thế tu huynh phải canh tân không ngừng, luôn tiến lên, chứ không ngồi yên trong t́nh trạng mà ḿnh nghĩ đă là lư tưởng [121]. Thậm chí có lúc chúng ta nh́n lại quá khứ qua cặp mắt kiếng màu hồng, giống như dân Israel tiếc nuối nồi thịt bên Ai Cập [122].

Thách đố của canh tân chính là tính phiêu lưu của nó. Ngay cả các đấng sáng lập ḍng cũng chỉ là những người hành tŕnh “đi ngang đi dọc kiểu Abraham” [123] hơn là theo dự tính khôn ngoan của các ngài.
V́ thế tu huynh cần có ḷng trông cậy vô bờ vào Thiên Chúa. Tương lai của đời tu huynh là nằm trong tay Thiên Chúa chứ không phải trong tay chúng ta, con người chỉ là cộng tác viên vào công tŕnh cứu rỗi của Ngài. Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta hiệp sức với Ngài để xây dựng một tương lai mới
[124].

Cộng đoàn cũng như cá nhân sẽ già cỗi và chết đi, nếu để các tập tục cổ truyền đè bẹp ư chí cải tiến, cải tiến nhưng trung thành với sáng kiến thuở ban đầu và nhu cầu của đời sống hiện nay. Số mệnh của ḍng, cuối cùng nằm trong tay của các tu huynh. Tu huynh không được ở trong t́nh trạng chờ đợi các vị hữu trách, đợi những giải pháp chế tạo sẵn cho những khó khăn mới do thế giới tiến bộ hiện đại đặt ra. Trái lại, mỗi người, trước mặt Chúa phải dấn thân vào con đường cải tạo đời sống thiêng liêng của ḿnh và tận t́nh tham gia vào đại cuộc chung là “canh tân thích nghi”. Với giá này chúng ta mới thắng được hiểm hoạ của sự chây ĺ, ḍng sẽ măi măi sống mùa xuân mới [125].

Tắt một lời, ngành tu huynh cần phải thay đổi và thích nghi để tồn tại và phát triển, nhưng không phải bất cứ thay đổi nào cũng là tốt mà cần phải thay đổi đúng.

3.4. Khuynh Hướng Giáo Sĩ Hoá

Một số ḍng tu huynh muốn một vài anh em làm linh mục để đáp ứng nhu cầu mục vụ trong nhà ḍng. Ngoài ra, việc này c̣n giúp nâng cao uy thế của ḍng ḿnh. Linh mục sẽ có tiếng nói mạnh hơn đối với Giáo hội địa phương cũng như trung ương.

Cũng có thể một số ḍng giáo dân nam muốn thoát ra khỏi sự kềm toả của hàng giáo sĩ. “Đau khổ v́ quyền bính gông cùm phần nào ngăn trở sự phát triển của con người”  [126].

Thế nhưng một thực tế không thể chối căi là một số nam tu sĩ đang t́m kiếm và cố gắng đạt được những giá trị trần thế trong đời tu: danh vọng, địa vị, quyền lực, vật chất...

Trong một cuộc thăm ḍ ư kiến ngày 18/11/2003 tại học viện thần học Lasan Mai Thôn, 30% tu sĩ trả lời sẽ làm linh mục nếu có thể. Nghĩa là mặc dù bản thân các tu sĩ ấy đang là tu huynh, nhưng họ không bằng ḷng với ơn gọi của ḿnh. Các tu sĩ ấy do làm linh mục không thành nên đành phải làm tu huynh, nghĩa là “tu huynh bất đắc dĩ”. Có tới 60% tu sĩ sẽ hướng dẫn các bạn nam trẻ theo ơn gọi linh mục, mặc dù bản thân đang là tu huynh!

Chức linh mục trong các ḍng tu có tu sĩ giáo dân, nếu nh́n từ bên ngoài th́ đó là một sự thành đạt, vinh dự và “bề thế” của nhà ḍng. Tuy nhiên đối với anh em trong ḍng th́ có thể đó là một thách đố dai dẳng.

Chúng ta có thể thấy sự biến đổi nhanh chóng đến mức khó ngờ của nhiều anh em khi được thụ phong phó tế hoặc linh mục. Mới hôm qua, người anh em ấy dễ thương bao nhiêu, th́ hôm nay trở thành giáo sĩ, anh lại ra oai quyền lực với anh em ḿnh bấy nhiêu, thậm chí c̣n tệ hại hơn cả các vị giáo sĩ lâu năm. Hôm qua anh c̣n tham gia quét nhà, rửa chén th́ hôm nay, anh đă mặc nhiên rời bỏ những công việc đầy t́nh huynh đệ ấy. Hôm qua anh c̣n sống khó nghèo như mọi người, hôm nay anh đă dự định sắm các vật dụng có giá trị cao và lên dự chi cho những khoản tiêu xài. Anh được nâng lên hàng giáo sĩ và cũng tự tách ḿnh ra khỏi mối dây huynh đệ với anh em. Tệ hơn, anh dùng quyền lực để áp chế anh em, bắt buộc anh em giữ khuôn phép trong khi anh tự cho ḿnh nhiều đặc quyền đặc lợi và nhiều khoản miễn trừ với những lư do vô cùng hợp lư. Ít có ai dám ngỏ lời góp ư với anh v́ anh đă trở thành người “ở trên” và nếu có góp ư hay phê b́nh th́ anh cũng ít khi đón nhận. Khoảng cách giữa anh và những anh em c̣n lại ngày càng lớn. Anh em xa lánh anh, coi anh như một người thuộc giai cấp khác và chính anh cũng tự cô lập ḿnh.

Công đồng Vatican II nói rằng không có ǵ trở ngại nếu có một vài tu huynh lănh nhận chức thánh để đáp ứng những nhu cầu trong cộng đoàn, nhưng vẫn phải duy tŕ tính chất giáo dân của ḿnh [127]. Hơn nữa, Đức Gioan Phaolô II nhắc nhở rằng công đồng “không minh nhiên khuyến khích theo chiều hướng này, nhất là bởi v́ công đồng ước muốn các ḍng tu huynh cứ trung thành với sứ mạng và ơn gọi của họ” [128]. Trong các ḍng tu huynh, căn tính tu huynh phải là cội rễ của hội ḍng. Tuy các ḍng có linh mục đă đề pḥng nhiều, nhưng hiện tượng giáo sĩ hoá đă làm họ hối tiếc [129].

Để hạn chế t́nh trạng nêu trên, các ḍng cần trở về với mục đích ban đầu của chức linh mục trong ḍng, như công đồng Vatican II đ̣i hỏi. Các ứng viên thánh chức phải được giáo dục và lựa chọn cách kỹ lưỡng và sáng suốt. Không những phải nhấn mạnh rằng “ḍng chỉ có một đẳng cấp” [130] mà chúng ta c̣n phải thực hiện đầy đủ tinh thần ấy. Nên có các biện pháp chế tài và đấu tranh cần thiết.

3.5. Tu Huynh Trong Nhăn Quan Trần Thế

3.5.1. Bản Thân Các Tu Huynh

Theo Niên Giám Toà Thánh năm 2003, tổng số người trên thế giới dâng hiến cuộc đời cho công tác mục vụ là 4,217,572. Số này được chia ra như sau:
-4,605 Giám Mục
-405,058 Linh Mục
-30,097 Phó Tế vĩnh viễn
-54,828 Tu sĩ (không phải là linh mục.)
-782,932 Nữ Tu
-28,766 Tu Hội đời
-143,745 Giáo dân truyền giáo
-2,767,451 Giáo lư viên.
[131]

Do số lượng ít ỏi như thế, anh em thường cảm thấy lép vế, thiếu chỗ dựa cần thiết của những người đồng cảnh ngộ.

Mặt khác, v́ địa vị thấp kém, bị những anh em giáo sĩ và cả giáo dân coi thường, vai tṛ lép vế, tu huynh dễ tủi thân và cảm thấy thiệt tḥi. Để t́m cách bù trừ, anh em tu huynh cố đạt những thành công ngoài đời như bằng cấp, kiến thức, kỹ thuật, nghệ thuật và công tác xă hội để có thế đứng, có danh xưng ngang hàng hay vượt hẳn ngành linh mục. [132]Nếu không như thế th́ làm sao mà sống nổi và ngành tu huynh của hội ḍng làm sao tồn tại và vươn lên?” [133] Hậu quả là những tu huynh lớn tuổi “lấy làm lạ khi thấy một anh em trẻ chọn ơn gọi tu huynh v́ cho rằng đă qua rồi cái thời chọn ơn gọi này. Nói chung là họ ít khích lệ anh em trẻ trong lănh vực nói trên.” [134]

Cũng phải đề cập đến một thực tế là một số tu huynh, v́ một số lư do nào đó, đă không đủ khả năng đi theo ngành linh mục được. Ví dụ: học lực kém, quá tuổi vào chủng viện, không c̣n chỉ tiêu trong chủng viện… Điều này dẫn đến mặc cảm tự ti cho chính ḿnh và sự coi khinh của mọi người.

Mọi vấn đề đối với ơn gọi tu huynh dường như đều do năo trạng về thế đứng của họ trong giáo hội và xă hội, cũng như do thái độ phân biệt đối xử. V́ thế mà các vị lănh đạo ít quan tâm; nhiều linh mục và giáo dân coi thường; thân nhân của tu huynh đa phần không muốn cho họ theo đuổi ơn gọi này mặc dù phù hợp với bản thân ḿnh và sinh ích lợi cho mọi người. Thế nên các tu huynh gặp rất nhiều thử thách trong đời tu. Đă có nhiều trường hợp đương sự rời bỏ ơn gọi của ḿnh thật là đáng tiếc.

3.5.2. Tu Huynh Và Giáo Sĩ

Quan hệ giữa giáo sĩ và tu huynh trong những ḍng giáo dân thuộc quyền Giáo Hoàng như Lasan, Gioan Thiên Chúa… tương đối ít v́ các anh em hoạt động độc lập trong những lănh vực chuyên môn riêng biệt, và dù có đi chăng nữa th́ đó cũng chỉ là cộng tác với hàng giáo phẩm địa phương.

C̣n những ḍng có cơ cấu hỗn hợp như Ngôi Lời, Chúa Cứu Thế, Đa Minh… thực tế không phải là ḍng hỗn hợp được giáo hội chuẩn nhận, mà chính là “hội ḍng được đặt dưới sự điều khiển của giáo sĩ, đảm nhận việc thi hành chức thánh, và được giáo hội nh́n nhận như vậy.” [135] Cho đến nay, toà thánh Vatican chưa chấp nhận sự tồn tại của các ḍng giáo sĩ - giáo dân. [136] Vậy có thể hiểu giáo hội mặc nhiên xem tu huynh trong các ḍng này là trợ sĩ (phụ giúp cho các giáo sĩ). Thực tế đă xảy ra đúng như vậy. Tu huynh Huỳnh Công Du, SVD cho biết: “Mối liên hệ giữa anh em linh mục và tu huynh trong ḍng đôi lúc không được đẹp lắm.” [137]

Ở những ḍng tu huynh thuộc quyền giáo phận tại Việt Nam, t́nh h́nh xem ra khá bi đát. Cha Clément Lưu Minh Hoàng, ḍng anh em hèn mọn ông thánh Giuse trước đây kể lại:
Là tu sĩ, nhưng anh em tu huynh Giuse hoàn toàn bị lệ thuộc, bị trói buộc và bị áp chế dưới quyền giáo sĩ của linh mục triều mà đa số không mấy hiểu biết và không cần hiểu biết đời tu ḍng. Đời sống tu huynh, v́ thế, gặp nhiều truân chuyên, căng thẳng, mâu thuẫn, bất an. Nhiều tu huynh, do đó, đă rũ áo ra đi, hoặc chuyển sang một ḍng giáo sĩ khác.
[138]

C̣n ḍng Kitô Vua ở Cái Nhum cũng không sáng sủa ǵ hơn. Vào giai đoạn 1884 – 1894, ḍng Thầy Giảng, tiền thân của ḍng Kitô Vua ngày nay, sau một giai đoạn bị giải tán đă được phép Toà Giám Mục địa phận cho tái lập ḍng có cơ sở tại An Đức, cách Mỹ Tho 8 cây số. Ngày 18/08/1894, cơ sở của ḍng bị trưng dụng để các tiểu chủng sinh đến ở, “đánh dấu một giai đoạn đau buồn cho hội ḍng trong t́nh trạng phôi thai.” [139] Tệ hại hơn, ḍng đă rơi vào t́nh trạng:

Không một nguồn an ủi, không một sự săn sóc! Thêm vào đấy, cử chỉ kinh thị và thái độ hách dịch của một ít người c̣n nặng đầu óc giai cấp, khiến các phần tử bạc phúc vô cùng chán nản! Tổ chức cơ hồ như sụp đổ khi cha V. C. Quinton định sai các tu sĩ tản về những xứ đạo để thi hành chức vụ mà thực ra cha muốn cho họ hồi tục. [140]

Thực ra cũng có nhiều vị quan tâm giúp đỡ, nhưng t́nh h́nh gần như kiệt quệ của ḍng Kitô Vua cho đến nay một phần nhiều là do sự thiếu quan tâm, thậm chí là cản trở của hàng giáo sĩ địa phương.
Hai ḍng tu huynh khác thuộc quyền giáo phận ở Việt Nam là ḍng Thánh Tâm Huế và ḍng Thánh Gia, nói chung cũng phải chịu rất nhiều ấm ức.

 

3.5.3. Tu Huynh Và Giáo Dân

 

Sau đây là những câu mà các tu huynh thường được nghe từ phía thân tộc, bà con láng giềng, bạn bè:
- Đi tu mà không làm cha th́ đi tu làm chó ǵ!
- Ông cha P. ổng nói là nếu ổng mà không được làm cha th́ ổng chả thèm đi tu đâu!
- Sao mày không làm cha mà lại làm thầy, hả?
- Ḍng của mày có được làm cha không?
- Mày làm thầy để mày dễ ra phải không?
- Mày tưởng mày đi tu là tu cho ḿnh mày đấy hả?
- Chừng nào th́ làm cha hả ông thầy?
- Mấy năm nữa nhớ về đây làm lễ mở tay nhá!
- Không biết nó có “bị” ǵ không mà nó đi tu huynh nhỉ?
- Tao thấy ổng cũng khá lắm chứ mà sao ổng không làm cha nhỉ?
- Nh́n cái tướng của nó là biết làm cha không được rồi!
- Đàn ông làm cha, đàn bà làm xơ. Làm thầy làm cái ǵ!
- Chú thím thương con như con ruột vậy đó. Nếu con muốn lấy vợ th́ chú thím cũng lo cho con hết!
- Con trai em mà đi tu th́ nó phải làm cha cơ, chứ như anh th́…
- Thế mai mốt anh muốn đổi lại làm cha th́ có đổi được không?
- Làm thầy á hả? Chán lắm! Em thấy mấy ông thầy sớm muộn ǵ cũng ra hết à! Tu không nổi đâu!
- Không! Em làm cha cơ! Cứ dang tay ra là có tiền!
- Ổng mới làm thầy th́ ổng làm ǵ có tiền mà ĺ x́!
- Thế, tu huynh là ǵ hả chú?
- Cháu chờ chừng nào cậu làm cha rồi cậu về làm lễ cưới cho cháu luôn thể.
[141]

Ở Việt Nam, Linh mục là người có quyền hành, đứng trên, cai quản nhiều người, có tiếng nói mạnh hơn những anh em tu huynh. Đó là do chúng ta chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến: coi trọng người có địa vị. Một người làm quan cả họ được nhờ. Đó chính là năo trạng “pḥ giáo sĩ” ở các giáo hội địa phương, và ngay cả trong các hội ḍng. Do đó, hầu hết các bạn trẻ có tư tưởng là một giáo sĩ th́ “hoàn hảo” hơn và bảo đảm hơn về căn tính, tác vụ, địa vị trong Giáo hội và xă hội. [142]

C̣n tu huynh Alfonso Berger, SVD cho rằng thách đố lớn nhất là đa số tín hữu không hay biết ǵ về ơn gọi tu huynh. Sự thật là người ta không dễ “nh́n ra” các tu huynh như các cha hay các xơ. Nhiều khi người ta lầm lẫn tu huynh với các thành viên của những tổ chức giáo dân dấn thân khác, ví dụ như các tu hội đời, các cộng đoàn có đặc sủng riêng, đặc biệt là những nhóm sử dụng những chức danh na ná tu huynh (các thầy ở tu hội đời chẳng hạn). Tuy nhiên nếu nh́n nhận một cách tích cực hơn, các nhóm kể trên sẽ có thể giúp chúng ta tái khám phá những yếu tố cốt yếu trong đời tận hiến của chúng ta cũng như giúp giáo hội hiểu rơ hơn về ơn gọi tu huynh [143].

Hơn nữa, các tu huynh bị đóng khung trong công việc “nội vụ” (bảo tŕ nhà cửa, quản lư, học hội, in ấn, xuất bản, đào tạo…) [144]. Mặc dù các tu huynh đang làm việc rất tốt, nhưng phần đông dân chúng không biết đến họ, trừ những người có tham dự các lễ của tu huynh (ví dụ như lễ khấn) hoặc có liên hệ với họ. Các tín hữu ít có cơ hội để chứng kiến sự dấn thân của tu huynh đă đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của con người hôm nay. [145]

Người ta c̣n đánh giá thấp tu huynh. Chẳng hạn, những người chọn tu huynh bị cho là đầu óc kém phát triển, ít hiểu biết và thiếu khả năng... V́ vậy, hầu như các gia đ́nh ít đồng ư cho con ḿnh chọn ơn gọi tu huynh dù con cái ḿnh có khuynh hướng đó. V́ sợ gia đ́nh buồn nên đương sự phải miễn cưỡng chọn làm linh mục để khỏi phụ ḷng cha mẹ và đó cũng là cách báo hiếu đối với cha mẹ. [146] Do đó, trước khi một ứng sinh vào tập viện ḍng Lasan, các sư huynh có trách nhiệm phải “làm công tác tư tưởng” cho anh ta. Nếu ứng sinh ấy quyết tâm theo ơn gọi sư huynh, và quan trọng hơn: nếu gia đ́nh đồng ư, anh mới có thể b́nh an vào tập viện. [147]

Người ta cũng cho rằng công việc của các tu huynh th́ giáo dân cũng làm được. [148] Thậm chí giáo dân c̣n có thể làm tốt hơn nữa. Bằng chứng là sự hiện hữu của nhiều tổ chức từ thiện trong nước và quốc tế. Vậy ơn gọi tu huynh c̣n cần thiết nữa không? Chương IV của luận văn này sẽ có lời giải đáp cho các vấn nạn nêu trên.

 

3.5.4. Tu Huynh Và Các Giới Tu Sĩ Khác

Một điều đáng tiếc là tu huynh bị chính các tu sĩ khác phân biệt đối xử. Chúng ta hăy theo dơi những mẩu chuyện sau:
Một thầy ḍng thánh Gioan Thiên Chúa đến một nữ tu viện để đưa thuốc chữa bệnh. Có lẽ tướng tá của thầy không giống một ông cha cho lắm nên vị nữ tu ra đón thầy buột miệng hỏi: “Tu hội hử? Chờ một lát.” Rồi xơ đi vào, để mặc ông thầy đứng ngoài trời giữa buổi trưa nắng như thiêu như đốt. “Một lát” ấy kéo dài đến mười lăm phút. Thầy chờ không nổi, bèn để đại số thuốc trên ghế đá và quay về.

Một linh mục trẻ và một thầy lớn tuổi đến thăm và ở lại nhà ḍng. Vị linh mục được bố trí ở pḥng máy lạnh, đầy đủ tiện nghi ở tầng trệt trong khi ông thầy kia phải lê tấm thân già lên tận lầu ba! [149]

Thầy nọ nói với một tu huynh: “Thầy xuống ngồi dưới ghế kia ḱa! Chỗ này là dành cho các cha!
Tại một bữa tiệc, vị linh mục bảo tu huynh: “Sao mày lại rửa tay vào đó! Thau nước trà đó để cho các cha chứ!
[150]

Nhiều tu huynh cảm thấy ḿnh thiếu thốn cái ǵ, chỉ như là “tu sĩ hạng B”. Đôi khi họ bị đối xử thua các nữ tu nữa. Có điều chắc là các nữ tu không mang mặc cảm ḿnh chỉ là tu sĩ nửa vời!

C̣n ǵ đáng buồn hơn khi bị chính những người đáng lẽ phải hiểu ḿnh nhất lại có cách hành xử phũ phàng như vậy. Trên đây mới chỉ là một vài mẩu chuyện “rất nhỏ”.

Chính v́ những cách hiểu và đối xử chưa đúng với ơn gọi đặc thù này, con số tu huynh có nguy cơ ngày càng giảm.

 

3.6. Cởi Mở Tấm Ḷng Với Giáo Dân

Giáo hội là dân Thiên Chúa, cho nên mọi thành viên đều có cùng “một Thiên Chúa một đức tin và một phép rửa” [151]. Ngày nay, vị trí và vai tṛ của giáo dân ngày càng trở nên quan trọng. Thách đố đặt ra cho tu huynh ngày nay là làm sao hoà ḿnh với họ trong công cuộc xây dựng nước Thiên Chúa nơi trần gian.

Đời sống của người giáo dân diễn tả “tính giáo dân” riêng của họ. Chứng tá của người giáo dân nhắc lại cho người tu sĩ rằng việc thánh hiến tu ḍng không được để người tu sĩ lănh đạm, đối với công tŕnh cứu rỗi thế gian, cũng như đối với tiến bộ nhân loại [152]. Tuy nhiên truyền thống của loài người, đặc biệt ở đông phương, thương coi trọng những người tu hành. V́ thế, nhiều tu huynh cũng tự xếp ḿnh ở trên bậc sống b́nh thường mà lăng quên đi chiều kích huynh đệ của hai bậc sống rất gần gũi nhau này.

Nếu một thách đố của tu huynh là bị ràng buộc trong cơ cấu phẩm trật của Giáo hội, th́ đến lượt ḿnh, tu huynh cũng cần tự nguyện giải phóng những khúc mắc ấy trong mối tương quan với giáo dân. Tu huynh “là anh em với bất cứ ai” [153],vậy tu huynh có sẵn ḷng làm anh em với giáo dân không?

Sự thăng tiến của bậc giáo dân ngày nay cần được nh́n nhận là một mối lợi cho ngành tu huynh. V́ thế, tu huynh sẽ có thái độ cởi mở ḷng ra để đón nhận, lắng nghe, hơn là làm thầy dạy  [154]. Nhờ đó, đặc sủng và sứ vụ của ḍng sẽ được phong phú thêm, gánh nặng được giảm bớt và hoạt động tông đồ sẽ hiệu quả hơn.

 

Chương 4

 

MT VÀI Ư TƯỞNG ĐỀ NGH

 

4.1. Bản Thân Các Tu Huynh

Các tu huynh cần nhận thức được ơn gọi của ḿnh qua đời sống nội tâm và rèn luyện nhân bản. Các tu huynh cần hoàn tất một chương tŕnh giáo dục về thần học và truyền giáo học căn bản thích hợp, để đào sâu ơn gọi của ḿnh và có đủ khả năng làm việc trong các lănh vực huấn giáo và mục vụ. [155]

Nhờ có hiểu biết vững vàng như vậy, tu huynh xác định hành động đáp trả ơn gọi của ḿnh không phải là “t́m kiếm cái nào hơn, cái nào kém thua, cái ḿnh thích hay có tương lai... nhưng là mở mắt, mở ḷng, mở con tim trong đêm tối để mày ṃ lần bước đi.” [156] Tu huynh biết rằng ḿnh cũng như tất cả mọi người được mời gọi nên thánh như cha trên trời [157], yêu mến thật ḷng bằng sự trọn hảo của đức ái. Tu huynh nhận ra rằng ḿnh chọn đời sống khó nghèo, “nghèo thật t́nh và tự ư, không hẳn v́ khước từ, hy sinh mà đúng hơn là một sự chia sẻ, một tiếp cận bác ái và huynh đệ.” [158] Con đường tu huynh có thể chật hẹp hơn [159], nhưng vô cùng cao quư v́ “họ hiến ḿnh cách thân ái hơn cho công cuộc phục vụ Đấng Tối Cao.” [160] T́nh yêu mến ấy có thể như câu chuyện sau:

Trong một tu viện nọ có một tu huynh sắp qua đời. Khi thấy anh em trong nhà quây quần bên ḿnh, th́ người ngỏ ư:

-Xin anh em đem cho tôi ch́a khoá để vào Thiên Đàng.

Nghe vậy, một anh em chạy đi lấy Kinh Thánh trao cho tu huynh, nhưng ông ta lắc đầu.

Một anh em khác trao cho tu huynh cây thánh giá, một anh em nọ lại đem đến tràng mân côi. Nhưng tu huynh vẫn lắc đầu.

Thế rồi, một anh em kia chợt nhớ ra rằng suốt đời tu huynh ấy đă cặm cụi lo may vá áo ḍng cho anh em, bèn chạy đi t́m cây kim may và đem đến cho người anh em sắp ly trần. Vưa trông thấy cây kim may đơn sơ nhỏ bé, vị tu huynh ngồi chồm dậy, vươn tay ra đón nhận, mân mê cây kim may nhỏ bé, rồi nhẹ nhàng nằm xuống, nhắm mắt ĺa trần, nụ cười vẫn lưu giữ măi trên môi. [161]

Vậy cứu cánh ấy chính là việc mưu cầu hạnh phúc không những cho ḿnh mà c̣n cho cả nhân loại. Đâu phải v́ hạnh phúc cá nhân mà Chúa Giêsu chịu chết tang thương trên Thập Giá? Chúng ta có thể rút ra bài học về biến đổi cái tôi tự nhiên của một con người qua cuộc khổ nạn của Ngài [162].

Đối với mọi người, mặc dù có gặp khó khăn trong mối tương quan th́ đối thoại trong t́nh thương mến và với tinh thần cộng tác là ưu tiên số một. Trong thời đại mà người ta đề cao đối thoại liên tôn, đối thoại giữa các nền văn hoá v.v. th́ tại sao tu huynh không đối thoại trên mọi lănh vực, mọi phương tiện để ai cũng hiểu về ơn gọi của ḿnh? Bằng đối thoại và sống hoà điệu, chúng ta sẽ gặt hái được sự cảm thông và chia sẻ.

4.2. Đối Thoại Với Giáo Dân

Anh em tu huynh phải đối diện với thách đố thường xuyên từ phía giáo dân. Chúng ta thật lúng túng khi phải trả lời các câu hỏi liên quan đến bậc sống của ḿnh do họ đặt ra. Có lẽ tu huynh nên đặt vấn đề một cách thẳng thắn với họ: Tại sao quư vị trọng ơn gọi giáo sĩ hơn tu huynh? Phải chăng chỉ v́ ơn gọi tu huynh ít mang lại danh dự và quyền lợi cho quư vị, là những thân nhân của anh em tu huynh? Quư vị cần biết rằng trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay, những thành phần bị coi là thấp kém hơn trong xă hội đang dần dần lấy lại thế đứng của ḿnh: các chủng tộc da màu, các dân tộc thuộc thế giới thứ ba, giới phụ nữ, trẻ em... các tu huynh cũng đang phục hồi vị trí của ḿnh như thời Giáo Hội sơ khai và rất được sự ủng hộ của những người thiện chí trong Giáo Hội. Vả lại, dù vị trí của tu huynh có thấp hơn, th́ anh em tu huynh cũng muốn trở nên nhỏ bé để bước vào cửa hẹp [163], chứ không muốn làm con lạc đà chui qua lỗ kim. [164] Năo trạng của quư vị hiện nay là do ảnh hưởng của những tàn tích của các chế độ đă qua, thời mà dân chủ và b́nh đẳng chỉ là những khái niệm vô cùng xa lạ. Thế nhưng mọi sự đang biến đổi một cách mau lẹ. Ví dụ ở một số trường đại học và các học viện bên Âu – Mỹ, không những tu sĩ mà cả giáo dân nữa cũng đang làm giáo sư dạy các môn thần học, và học viên lại gồm rất nhiều giáo sĩ! [165] Hàng ngũ tu huynh đă đáp trả rất thuyết phục chủ trương rất thời thượng của Giáo Hội: chứng nhân hơn thầy giảng. Nếu quư vị muốn t́m những chứng tá của Đức Kitô nơi người anh em, xin cứ thử t́m kiếm nơi những tu huynh [166].

Bằng cách tiếp xúc thường xuyên hơn với người dân qua công tác xă hội, hoạt động mục vụ hoặc các công việc chuyên môn khác, chúng ta có thể đánh thức sự lôi cuốn của ơn gọi tu huynh đối với giới trẻ [167]. Sau đây là một số phương pháp:

- Tiếp xúc và chia sẻ với gia đ́nh.

- Tiếp xúc với các phụ nữ và khuyến khích họ cùng nói về ơn gọi tu huynh.

- Dùng phương tiện truyền thông nếu được: chiếu phim, phát sóng tivi, đài, internet… [168]

- Tổ chức các buổi hội thảo về ơn gọi tu huynh, các buổi sinh hoạt trại.

- Chia sẻ và nói chuyện về ơn gọi tu huynh với giới trẻ trong các trường đại học.

Ngoài ra c̣n có thể có sáng kiến làm các tờ bướm, lịch, sổ tay nói về ơn gọi và phát cho gia đ́nh, các thanh niên... [169]

 

4.3. Đối Thoại Với Hàng Giáo Sĩ

Nếu việc kỳ thị và phân rẽ giai cấp giữa tu sĩ linh mục và tu sĩ giáo dân là một phản chứng, đi ngược chủ trương của giáo hội hôm nay th́ mối đồng tâm nhất trí, hợp tác chân thành và b́nh đẳng huynh đệ giữa tu sĩ linh mục và tu sĩ không linh mục trong cơ cấu hỗn hợp trở nên một chứng tá xán lạn trong giáo hội dân Chúa [170].

Thể hiện t́nh huynh đệ ấy trước hết cần sự đối xử b́nh đẳng trong cuộc sống hàng ngày. Trong xưng hô với nhau, các thành viên ḍng Marianiste tránh gọi tu sĩ trong ḍng là CHA (Père) hoặc THẦY (Frère) mà gọi chung là ÔNG (Monsieur). Trong thời gian đầu, sau tu chính hiến pháp 1974, anh em Giuse chọn danh xưng THẦY cho cả tu sĩ linh mục và không linh mục, đồng thời cố tránh mọi thứ phân biệt đối xử trong nếp sống [171].

Kế đến là năo trạng “giáo sĩ trị” trong giáo hội. Việc thần thánh hoá hàng giáo sĩ là có thật và vẫn c̣n tồn tại cho tới ngày nay. Chức linh mục được mặc nhiên coi là chức thánh, con người linh mục được mặc nhiên coi là con người thánh [172]. Có điều ǵ sai lầm trong quan điểm nói trên không? Thượng hội đồng giám mục tại Roma cuối năm 1993 vẫn c̣n lúng túng trước định nghĩa về đời tu, và trước vị trí của người tu sĩ trong giáo hội. H́nh như trong giáo hội, người ta chỉ thấy rơ có hai “hạng” hay hai “bậc”: bậc giáo sĩ và bậc giáo dân. Các tu sĩ, ai thuộc hàng linh mục th́ thuộc hàng cờ-lê-ri-cô, ai không là linh mục th́ là… giáo dân. Amen. Chỉ có thế thôi, chứ không có cái nửa nạc nửa mỡ! Phải chăng v́ thế mà nhiều vị giám mục vẫn chỉ quan tâm đến chuyện nắm được các tu sĩ thôi. [173] Sự phân biệt này, nếu hạn chế được, sẽ góp phần phát triển tốt đẹp những tương quan trong giáo hội.

Nên tiếp cận và mời gọi các linh mục cộng tác trong việc phát triển ngành tu huynh, tuy có vị linh mục không sẵn ḷng cổ vơ ơn gọi tu huynh, thậm chí nhiều khi c̣n ngăn cản để hướng bạn trẻ theo ơn gọi linh mục nữa. Điều này cũng dễ hiểu v́ các vị ấy muốn có thêm nhiều người cho “phe ta”. Đó là một khó khăn mà ngành tu huynh phải khéo léo giải quyết.

4.4. Đối Thoại Với Giáo Hội

Nhiều người, v́ không biết rằng đời tận hiến tự bản chất chẳng phải là giáo sĩ hay giáo dân, đă có cảm tưởng rằng ơn gọi làm tu huynh c̣n thiếu sót bởi v́ không có chức thánh. Chúng ta tái khẳng định rằng ơn gọi của các tu sĩ không linh mục, dù là tu huynh đơn thuần hay trợ sĩ, có giá trị và tầm quan trọng của nó, cũng như nó có tính cách hoàn hảo. Thực vậy, nó diễn tả cách trọn vẹn sự tận hiến tu tŕ và chức tư tế phổ quát của các kitô hữu. Các tác vụ mà họ thi hành đều thông dự vào sứ vụ của Giáo Hội phải truyền giảng Phúc Âm cho thế giới.

Chúng ta ước mong rằng các tu sĩ không linh mục nhận được sự huấn luyện toàn diện: nhân bản, thần học, mục vụ và nghề nghiệp... Các tu huynh cần được tham gia vào công cuộc điều hành trong các Ḍng có các giáo sĩ, phù hợp với bản chất của mỗi Ḍng. Các chức vụ cai quản trong Giáo Hội cũng như trong các ḍng tu sẽ được mở rộng cho tất cả mọi người, không phân biệt. Từ xưa đến nay, những anh em không có chức thánh sẽ không được trao phó các chức vụ điều hành. “Rơ ràng là có hai giai cấp trong cộng đoàn: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị!” [174]

Để củng cố phẩm giá và căn tính riêng của đời sống tu tŕ bên nam giới, đề nghị Giáo Hội hăy công khai nh́n nhận sự b́nh đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tu sĩ giáo sĩ và không giáo sĩ , ngoại trừ những ǵ phát xuất từ chức thánh [175].

 

4.5. Một Vài Ư Tưởng Về Đào Tạo Và Bổ Nhiệm Tu Huynh

Sự phát triển của mỗi cá nhân bao gồm đời sống tâm linh, nhân bản và chuyên môn. Tu huynh cần học tập và luôn t́m cách nâng cao những chuyên môn để vui sống với anh em đồng hội đồng thuyền và làm việc hữu ích cho giáo hội và xă hội. “Học nhiều để biết nhiều, biết nhiều để phục vụ nhiều, biết chính xác để phục vụ đúng.” Đó là tiếng gọi cao cả của đời tu huynh. [176]

Thế nhưng do số lượng ít ỏi, tu huynh thường được đào tạo về triết và thần học chung với anh em ứng sinh giáo sĩ. Việc này xem ra không có lợi cho lắm. Ví dụ: một ứng sinh học ba năm triết chắc sẽ chọn con đường trở thành linh mục hơn là tu huynh bởi v́ trong ba năm ứng sinh này luôn học những môn thuộc ngành linh mục, với số đông chủng sinh, với các cha giáo sư… Tại sao anh ta lại không chuyển ngành được đào tạo “cách tự nhiên” khi anh đă hoàn thành một nửa chương tŕnh đào tạo linh mục? Nếu họ quyết định trở thành linh mục, họ nên đi học triết, nhưng những người chọn con đường tu huynh phải học thần học cơ bản, nếu có thể được, tại một học viện dành cho tu sĩ và giáo dân [177], như học viện thần học Lasan Mai Thôn chẳng hạn.

Tuy nhiên, nên để các ứng sinh linh mục và tu huynh sống chung với nhau với mục đích là hiểu nhau hơn, xoá đi những cách biệt. Đó cũng là tinh thần quốc tế của ḍng Ngôi Lời: đa chủng tộc, đa văn hoá, đa thành phần. [178] Kinh nghiệm cho hay có thể có chung chương tŕnh giáo dục khác nhau trong khi vẫn sống chung trong cộng đoàn. Nhưng nếu để các thiểu số ứng sinh tu huynh sống giữa số đông giáo sĩ th́ căn tính tu huynh khó bộc lộ. Vậy cần có một thời gian dành riêng để tu huynh ở với nhau nhằm t́m ra, củng cố căn tính và vai tṛ riêng của ḿnh. Cần có sự quân b́nh về thời gian sống với giáo sĩ và sống riêng tu huynh với nhau [179].

C̣n trong đời sống phục vụ tha nhân, tu huynh cần được huấn luyện sao cho phù hợp với năng khiếu và đáp ứng nhu cầu của hội ḍng. Đôi khi chúng ta có thể thấy các tu huynh được đào tạo chuyên môn về lănh vực truyền thông lại làm công tác quản trị; những tu huynh khác được đào tạo về công tác xă hội lại đi mục vụ hay làm công tác đào tạo, v.v. Trong tất cả các trường hợp trên, các tu huynh đau khổ này không nên mất “liên lạc” với những người bên ngoài hoặc duy tŕ quá lâu công việc chẳng liên quan ǵ đến chuyên môn của họ [180].

 

4.6. Với Các Bạn Trẻ

Bạn trẻ cần nhận ra, nếu có, những dấu chỉ ơn gọi tu huynh của ḿnh mà Chúa bày tỏ như khát vọng dấn thân cho đời tu huynh để làm anh em với mọi người, yêu mến thờ phượng Thiên Chúa và phụng sự tha nhân trong khiêm nhường, kín đáo, ước muốn từ bỏ danh lợi, niềm đam mê những chuyên môn, v.v. Nếu đă dấn thân trong đời tu huynh, bạn cần phải xác tín, cương quyết đi theo ơn gọi của ḿnh, có ư thức về sứ vụ, nhận ra nhu cầu của con người [181].

Khuôn mặt của Đức Kitô có muôn vàn nét đẹp. Mỗi người chúng ta dù trong đấng bậc nào cũng phải cố công mà vẽ lại những nét đẹp đó qua cuộc sống và hoạt động của ḿnh trong nhiệm cục cứu rỗi. [182]


 

KẾT LUẬN

Tóm lại, những trắc trở đối với ơn gọi tu huynh chỉ là do những suy nghĩ và hành động mang đậm tính chất con người. Khi c̣n ở thế gian, Chúa Giêsu dù là Thiên Chúa thật nhưng đă mang thân phận con người thấp hèn để làm bạn đồng hành và là anh em với bất kỳ người nào. Gương sáng của Đức Giêsu là như thế, lời dạy dỗ của Ngài là như thế, tuy nhiên thực hành trọn vẹn giáo huấn ấy của Người c̣n cần một quá tŕnh rất dài.

Trong thời kỳ sơ khai, các thành viên trong Giáo Hội sống huynh đệ, b́nh đẳng với nhau. Thế nhưng cùng với sự phân hoá giai cấp và phân biệt giàu nghèo trong xă hội, Giáo Hội chúng ta tiếc thay cũng không tránh được vấn nạn đó. Những anh em tu huynh dần dần bị đẩy từ vai tṛ anh em với mọi tín hữu xuống làm người phụ trợ cho các vị giáo sĩ. Những thiệt tḥi mang tính thế tục ấy đă ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh cũng như ơn gọi. Rất nhiều tu huynh đă rơi vào t́nh trạng khủng hoảng căn tính, không xác định được ḿnh là ai, vai tṛ của ḿnh là ǵ, do đó đă rời bỏ hàng ngũ của ḿnh để trở thành giáo sĩ hoặc trở về với ơn gọi giáo dân.

Để tránh t́nh trạng trên, các tu huynh cần xác định rơ ơn gọi và căn tính của ḿnh, để từ đó củng cố ơn gọi của bản thân, t́m cách làm cho mọi thành phần trong Giáo Hội hiểu được vai tṛ của “chi thể tu huynh” trong Nhiệm Thể của Chúa Kitô, từ đó làm một tấm gương sáng về những chứng nhân của Người giữa thế gian. Nhờ đó, cuộc sống của tu huynh sẽ có sức thuyết phục các bạn trẻ tiếp bước các bậc đàn anh trong ơn gọi đặc biệt này.

 

THƯ MỤC THAM KHẢO

ABULAD, R.M., SVD. Ngành Tu Huynh Trong Tinh Thần Của Đấng Sáng Lập Arnold Janssen. (Chia sẻ tại đại hội I ngành tu huynh, miền ḍng Ngôi Lời – Giuse Việt Nam ngày 20/08/2002 tại Nha Trang). 2002.
AMSTRONG, P., CSC. Who Is A Brother?. 2000.
ANON. Tin Trong Nhà. Chia Sẻ, số 5. Tháng 02/1995. tr. 99-100.
BARLAGE, H., SVD. Bước Theo Ngôi Lời 4. Roma: SVD. 1992.
BÁO PÈLERIN. Tu Sĩ, Anh, Chị Là Ai? Bạch Tuyết, dg. Tải xuống ngày 10/11/2005 từ trang http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/tailieu/tusi.htm
BERGER, A., SVD. Updating The SVD Brother Formation Program. Rome: SVD. 2003.
BỘ TU SĨ. Những Yếu Tố Cốt Yếu Trong Giáo Huấn Của Hội Thánh Về Đời Tu. 1983.
DIỆP TUẤN ĐỨC, FSC. Bài viết: Tại Sao Là Sư Huynh (Sư Muội) Mà Không Là Cha Cố?. Mai Thôn: Signum Fidei. 2002.
D̉NG KITÔ VUA. Luật Chỉ Nam. Vĩnh Long: Ḍng Kitô Vua. 1971.
D̉NG KITÔ VUA. Tiểu Sử Tu Viện Kitô Vua. Vĩnh Long: Ḍng Kitô Vua. 1963.
D̉NG NGÔI LỜI. Hiến Pháp Ḍng Ngôi Lời. Roma: SVD. 2002.
GIOAN PHAOLÔ II. Catéchisme de L’Église Catholique. Paris: Mame - Plon. 1992. Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo. Ban Giáo Lư Giáo phận Tp HCM, Dg. Tp HCM: Tp HCM.1997.
GIOAN PHAOLÔ II. Chiristifideles Laici. Roma. 1988. Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân. ĐCV Thánh Giuse, Dg. Tp HCM: ĐCV Thánh Giuse. 1999.
GIOAN PHAOLÔ II Codex Iuris Canonici. Roma. 1983. Phan Tấn Thành & tgk, Dg. Bộ Giáo Luật. Roma: Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ. 1985.
GIOAN PHAOLÔ II. Redemptionis Donum. Tông Thư Hồng Ân Cứu Chuộc.1978.
GIOAN PHAOLÔ II. Vita Consecrata. Tông Huấn Đời Sống Thánh Hiến. 1996.
HARMER, M.C. Traduction de Religious Life in the 21st Century, USA: Bellarmin, 1997, Jos. R’Chao, OP, Dg., Đời Tu Trong Thế Kỷ XXI, Tp HCM: Signum Fidei Tu Thư, 2005.
HOLZEN, V. V., SVD. The SVD Brother Vocation Today. Roma: Apud Collegium Verbi Divini. 1995.
LUISTRO A., FSC, The Religious Brother’s Vocation As Abraham Parable Of Renewal For The Philippine Church.
LƯU MINH HOÀNG, SVD. Cảm Nghiệm Về Đời Sống Tu Huynh. (Chia sẻ tại đại hội I ngành tu huynh, miền ḍng Ngôi Lời – Giuse Việt Nam ngày 20/08/2002 tại Nha Trang).
NGUYỄN CHÍNH KẾT, (5/2004). Hăy Cải Thiện Giáo Hội Địa Phương Từ Gốc Chứ Đừng Từ Ngọn. Tải xuống ngày 06/05/2004 từ trang http://www.ykien.net/nchinhket07.html.
NGUYỄN LONG THAO. (2/2004). Niên Giám Toà Thánh. Tải xuống ngày 03/02/2004 từ trang http://www.vietcatholic.com.
NGUYỄN TY, SVD. Xác Định Ơn Gọi Và Vai Tṛ Tu Huynh SVD. (Chia sẻ tại đại hội I ngành tu huynh, miền ḍng Ngôi Lời – Giuse Việt Nam ngày 20/08/2002 tại Nha Trang).
NHÓM PHIÊN DỊCH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ. Các Sách Ngôn Sứ. Tp HCM: Tp HCM. 1996.
NHÓM PHIÊN DỊCH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ. Kinh Thánh Trọn Bộ. Tp HCM: Tp HCM. 1996.
OMER, B., FDM. Frère dans les Instituts Religieux Lađcs. Rome: USG. 1991. Lu-y Minh, FSC, dg. Sư huynh trong các ḍng tu giáo dân. TP HCM: Uỷ ban đoàn kết công giáo. 1992.
PHAN TẤN THÀNH, OP. Bậc Trợ Sĩ. Đào Trung Hiệu (Eds.). CD Manaratha. Đa Minh Việt Nam: Tp HCM. 2001.
PHAN TẤN THÀNH, OP. Lược Đồ Các Bài Giảng Tuần Tĩnh Tâm. Đại Chủng Viện Thánh Giuse (Eds.). CD DaiChungVien. Tp HCM: Đa Minh Việt Nam. 1995.
PHAN TẤN THÀNH, Về Nguồn, Tập 4: Thời Các Giáo Phụ - Giai Đoạn II, Canada: Chân Lư. 2000.
RAVIER, M. H., Dictionarium Latino – Annamiticum, Tự Vị Latinh – Annam, Ninh Phú: Ex Typis Missionis Tunquini Occidentalis, 1880.
SƯ HUYNH TRƯỜNG CÔNG GIÁO. Bản Tính Giáo Dân Của Ḍng. Tổng Công Hội Kỳ Thứ 39. 1966-1967.
SƯ HUYNH TRƯỜNG CÔNG GIÁO. Sư Huynh Trong Thế Giới Ngày Nay. Tổng Công Hội Kỳ Thứ 39. 1966-1967.
TRẦN AN PHONG, FSC. (9/1998). Ch́a Khoá Thiên Đàng. Tải xuống ngày 28/01/2004 từ trang www.nguoitinhuu.com/tamlinh/taberd/heavenkey.html.
VATICAN II. (Eds). Apostolicam Actuositatem. Thánh Công Đồng Chung Vatican II. Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân. 1965. GHHV Thánh Piô X – Đàlạt, Dg.1969.
VATICAN II. (Eds). Chirstus Dominus. Thánh Công Đồng Chung Vatican II. Sắc Lệnh Về Chức Vụ Giám Mục. 1965. GHHV Thánh Piô X – Đàlạt, Dg.1969.
VATICAN II. (Eds). Lumen Gentium. Thánh Công Đồng Chung Vatican II. Hiến Chế Tín Lư Về Giáo Hội. 1965. GHHV Thánh Piô X – Đàlạt, Dg.1969.
VATICAN II. (Eds). Pefectae Caritatis. Thánh Công Đồng Chung Vatican II. Sắc lệnh về Canh Tân Thích Nghi Đời Tu. 1965. GHHV Thánh Piô X – Đàlạt, Dg. 1969.
 

[1] PC 10.

[2] x. OMER, B. & tgk, 1991, tr 5.

[3] Ibid, tr 10.

[4] x. AMSTRONG, P., CSC, 2000, tr 30.

[5] Mt 5, 24.

[6] Mt 18, 21.

[7] x. AMSTRONG, P., CSC, sñd, tr 31.

[8] x. PHAN TẤN THÀNH, 2001.

[9] Nghĩa của các từ Latinh được tra cứu theo RAVIER, M. H., Dictionarium Latino – Annamiticum, Töï Ṿ Latinh – Annam, Ninh Phuù: Ex Typis Missionis Tunquini Occidentalis, 1880.

[10] x. Mc 1,15.

[11] x. PHAN TẤN THÀNH, 2000, tr 536.

[12] x. Luật thánh Biển đức, chương LX.

[13] PC 15.

[14] x. PC 10; VC 60-61.

[15] x. PHAN TẤN THÀNH, sñd, tr 536.

[16] LG 31.

[17] LG 9.

[18] LG 7.

[19] x. CL 8.

[20] x. RD 7 & 8.

[21] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 27.

[22] x. Ibid, tr 28.

[23] x. Ibid, tr 29.

[24] x. CL 14.

[25] Mc 16,15.

[26] Ep 4,16.

[27] x. Ep 4,16.

[28] x. VC 41.

[29] Ga 13,34.

[30] Cv 2,45-46.

[31] x. OMER, B. & tgk, sdd, tr 45.

[32] Ibid., tr 31.

[33] Ibid., tr 31.

[34] Ibid., tr 32.

[35] Ibid., tr 33.

[36] GLCG 1937.

[37] Ibid.

[38] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 33.

[39] x. GLCG 1937.

[40] x. Ga 17,23.

[41] x. VC 60.

[42] VC 85.

[43] x. BỘ TU SĨ, 18 & 19.

[44] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 34.

[45] x. LG 44.

[46] Ibid.

[47] BỘ TU SĨ, 1983, soá 5.

[48] PC 5.

[49] x. LG 45.

[50] VC 88.

[51] BÁO PÈLERIN, 10/11/2005

[52] x. CID 607.3.

[53] x. CD 33-35.

[54] x. SƯ HUYNH TRƯỜNG CÔNG GIÁO, 1967, tr 31.

[55] Mt 5,3.

[56] LG 46.

[57] NHÓM PHIÊN DỊH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ, 1996, tr 16.

[58] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 50.

[59] Ibid, tr 48.

[60] x. BỘ TU SĨ, 1983, 8.

[61] Ga 5,17.

[62] 1Tx 3,13.

[63] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 45.

[64] x. VC 26.

[65] x. Mt 22,30.

[66] x. OMER, B. & tgk, FDM. Sñd, tr 58.

[67] x. LUISTRO A., FSC, sñd, tr 27.

[68] Ibid.

[69] LG 44; CID 313.

[70] x. VC 72.

[71] LG 44.

[72] VC 75.

[73] Mt 20,28.

[74] x. PC 10.

[75] VC 60.

[76] x. VC 3, LG 44.

[77] LG 9.

[78] LG 7.

[79] LG 4; x. Ep 4,11-12; 1Cr 12,4; GL 5,22.

[80] x. LG 7.

[81] x. LG 32.

[82] Rm 12, 4-8.

[83] NGUYEĂN TY, SVD, 20/08/2002.

[84] ABULAD, R.M., SVD, 20/08/2002.

[85] Ga 6,27.

[86] HUỲNH CÔNG DU, SVD, 2002.

[87] x. HOLZEN, V. V., SVD, 1995, tr 13.

[88] x. BARLAGE, H., SVD, 1992, tr 44.

[89] GIOAN PHAOLÔ II. Diễn từ ở đại hội toà thánh về ḍng tu và về các tu hội đời (22/01/1986). Trích lại của OMER, B. & tgk, FDM. Sñd. tr 27.

[90] Ga 15, 15.

[91] x. VC 60.

[92] Rm 8,29.

[93] Ibid.

[94] Mt 20, 26-27.

[95] x. LG 44.

[96] x. AMSTRONG, P., CSC, sñd, tr 34.

[97] Ga 15,5.

[98] x. 1Ga 4,10.

[99] x. Cl 3,3.

[100] PC 6.

[101] GS 1.

[102] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 56.

[103] Ibid., tr 56.

[104] x. SƯ HUYNH TRƯỜNG CÔNG GIÁO ,sñd, tr 18.

[105] x. PC 2.

[106] x. SƯ HUYNH TRƯỜNG CÔNG GIÁO, sñd, tr 53.

[107] x. Ga 17,14.

[108] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 26.

[109] Ibid, tr 26.

[110] x. DIỆP TUẤN ĐỨC, FSC. Sñd.

[111] Ibid.

[112] Mt 7, 24-25.

[113] x. Ga 13, 1-7.

[114] x. BERGER, A., SVD, Sñd.

[115] x. ABULAD, R.M., SVD, sñd.

[116] Mt 20,28.

[117] x. 2 Cr 12,13.

[118] SƯ HUYNH TRƯỜNG CÔNG GIÁO, 1967, tr 41.

[119] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 52.

[120] Ibid, tr 52.

[121] x. Ibid, tr 53.

[122] x. HARMER, M.C., 1997, tr. 21; Xh 16,3.

[123] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 54.

[124] x. HARMER, M.C., sñd, tr. 24.

[125] x. SƯ HUYNH TRƯỜNG CÔNG GIÁO, 1967, tr 92.

[126]SƯ HUYNH TRƯỜNG CÔNG GIÁO , sñd, tr. 26.

[127] x. PC 10.

[128] VC 60.

[129] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 17.

[130] PC 15; D̉NG KITÔ VUA, 1971, tr. 2.

[131] NGUYỄN LONG THAO, 03/02/2004.

[132] NGUYỄN TY, SVD. Sñd.

[133] Ibid.

[134] HUỲNH CÔNG DU, SVD. Sñd.

[135] CID 588.2.

[136] BERGER, F., SVD, 2003.

[137] HUỲNH CÔNG DU, SVD. Sñd.

[138] LƯU MINH HOÀNG, SVD, 20/08/2002.

[139] D̉NG KITÔ VUA, 1963, tr 42-43.

[140] Ibid. tr 43-44.

[141] Ghi lại những lời người viết và một số anh em tu huynh khác được nghe.

[142] x. LUISTRO A., FSC, ?, tr 27; BERGER, A., SVD, Sñd.

[143] x. LUISTRO A., FSC, ?, tr 20.

[144] x. BERGER, A., SVD, Sñd; LUISTRO A., FSC, sñd, tr 21.

[145] x. HOLZEN, V. V., SVD, sñd, tr 12.

[146] x. HUYØNH COÂNG DU, SVD, Sñd.

[147] Ghi theo lôøi keå cuûa moät sö huynh Lasan.

[148] x. HUYØNH COÂNG DU, SVD, Sñd.

[149] Ghi theo lời kể của một tu huynh Ḍng Thánh Gioan Thiên Chúa.

[150] Hai mẫu chuyện trên xảy ra đối với chính người viết.

[151] Ep 4,5.

[152] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 43.

[153] AMSTRONG, P., CSC, Sñd, tr 34.

[154] x. OMER, B. & tgk, sñd,, tr 43.

[155] x. D̉NG NGÔI LỜI, 2002, 515.2.

[156] x. DIỆP TUẤN ĐỨC, FSC. Sñd.

[157] Mt 5, 48.

[158] x. DIỆP TUẤN D8ỨC, FSC. Sñd.

[159] LG 13.

[160] LG 44.

[161] TRẦN AN PHONG, FSC, 9/1998.

[162] Ibid.

[163] x. Mt 7, 13-14.

[164] x. Mt 19,24.

[165] Theo lời của sư huynh Nguyễn Đ́nh Long, FSC.

[166] x. OMER, B. & tgk, sñd, tr 7.

[167] x. BERGER, A., SVD. sñd.

[168] Hiện nay ngành tu huynh trên thế giới đă có Website http://www.brothersonline.org bằng tiếng Anh.

[169] x. HUỲNH CÔNG DU, SVD. sñd.

[170] x. LƯU MINH HOÀNG, SVD. sñd.

[171] Ibid.

[172] x. NGUYỄN CHÍNH KẾT, 2004.

[173] x. ANON, 1994, tr 99-100.

[174] PHAN TẤN THÀNH, OP, 1995.

[175] X. PC 15.

[176] x. NGUYỄN TY, SVD. sñd.

[177] x. BERGER, A., SVD. sñd.

[178] x. D̉NG NGÔI LỜI, 2002, phaàn môû ñaàu.

[179] x. HOLZEN, V. V., SVD. Sñd. tr 13.

[180] x. BERGER, A., SVD. sñd.

[181] x. HOLZEN, V. V., SVD. Sñd. tr 15.

[182] x. NGUYỄN TY, SVD. sñd.