CHƯƠNG III
ĐÔI TÁM ĐÔI MƯƠI – HÀNH TR̀NH VÀO THẾ GIỚI HOA MỘNG

nội dung
Khi em c̣n trẻ thơ
Khám phá vẻ đẹp
Ái mộ thiên nhiên
Nhật Kư
Tuổi làm duyên
Đọc sách

Người ta thường gọi trí tưởng tượng là "nàng điên của nhà cửa" (la folle du logis) và cũng là "nàng tiên của nhà cửa" nữa (la fée du logis).
"Điên" v́ nó làm ta sống trong mơ mộng và nó hay bày vẽ những h́nh ảnh hỗn độn và cuồng loạn. "Điên" v́ nó có thể đưa ta đến chỗ suy đồi.
"Tiên" v́ nó tồn tại và tô điểm những tri giác của ta, cho chúng thêm màu sắc, thêm âm nhạc và thêm thơm ngọt.
Tiên" v́ nó là nguồn xuất xứ của mọi phát minh sáng tác.
Chính v́ tưởng tượng này sẽ đem ta vào thế giới thẩm mỹ, giúp ta thưởng thức mỹ thuật và chế tạo ra sự đẹp. Tất cả mọi tác phẩm của mỹ thuật trong hội họa, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc, văn nghệ, v.v... đều là thành tích của trí tưởng tượng cả.

Khi em c̣n trẻ thơ

Khi em c̣n trẻ thơ th́ trí tưởng tượng là vua, khiến em đặt ra những câu chuyện kỳ diệu nửa thật nửa hư, đến nỗi lắm khi người ta phải mắng em là dối trá, mặc dầu em là nhà sáng tác và một thi sĩ đích danh.
Em hay mơ mộng lắm, ngay cả ban ngày nữa. Em thích chạy nhảy ngoài trời nắng, trên đồng ruộng, không phải để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, nhưng v́ khí trời bao la làm phát triển bản thân của em một cách dồi dào hơn, Em sung sướng chạy nhảy trong gió ngàn như chim sơn ca lơ lửng trên trời xanh hoặc như bầy thỏ con đùa bỡn trên cỏ dại.
Khổ nhất cho em là những khi bị ba mẹ dẫn đi xem các bảo tàng và các pḥng triển lăm mỹ thuật. Em thích du thuyền trên sông hơn, hoặc vào vườn bách thú, hoặc đi lạc trong rừng thông Đà Lạt.
Tâm lư trẻ em ít chú ư đến vẻ đẹp trừu tượng của sự vật hơn là sự tốt lành và ích lợi thực tế của sự vật.

<nội dung>

Khám phá vẻ đẹp. Hôm nay lên 15 tuổi em không c̣n trẻ thơ nữa, chứng cớ là em đă biết thưởng thức vẻ đẹp.
Óc thẩm mỹ đă nở cánh trong em một cách đột ngột như một tiếng sét.
Có cậu 15 tuổi kia bị cảm động mănh liệt trước vẻ đẹp của một bức họa Raphael. Có cậu đứng khóc trước một pho tượng của Michel Ange. Có người say mê trước một bản nhạc đại ḥa tấu của Beethoven hoặc Tchaikovsky. Những điệu nhạc khi trầm khi bổng, khi hùng khi dịu, rất thích hợp với các t́nh cảm mơ hồ và linh động đang c̣n dồn dập chuyển động trong tim người trẻ. Và có rất nhiều thanh niên thiếu nữ ưa thích thi ca, nhất là những bài thơ lăng măn và những bản nhạc buồn, Họ khoái những ǵ t́nh tứ, đam mê, hung bạo, hào hùng, phiêu lưu và mơ mộng.
Bức màn đă vén vào cơi huy hoàng của mỹ thuật. Có người đa t́nh buông theo những khúc t́nh ca ướt át mộng mị. Nhưng phần đông thanh niên thiếu nữ đă thấy tronng sự say mê nghệ thuật này một phương tiện để thoát khỏi các quyến rủ hèn hạ của xác thịt.
Em hăy ham thích âm nhạc cả tân ca lẫn nhạc cổ điển, nhưng chớ nên đua theo những cô cậu chỉ biết có nhạc pḥng trà và hộp đêm thôi nhé!
Hăy ưa chuộng thi ca và những thi sĩ có hồn thơ thanh cao, hướng thượng.
Hăy trang trí pḥng em với những họa phẩm đầy họa phẩm mỹ thuật. Có những cô cậu dán kín bốn vách tường pḥng họ với bằng những h́nh ảnh lơa lồ, những h́nh hoa cậu cắt trong Play-boy hoặc Cinemonde, không có mỹ thuật cho lắm.
Platon bảo rằng: "Người trẻ phải được sống trong thẩm mỹ và được bao vây bằng những tác phẩm mỹ thuật." Đúng vậy: "Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng." On devient ce que Pon contemple. Sống giữa vẻ đẹp làm cho tư tưởng được thanh cao và tâm hồn được tế nhị hơn, phải không em?

<nội dung>

Ái mộ thiên nhiênĐă đến tuổi người thanh niên đi t́m khám phá thiên nhiên và ái mộ thiên nhiên, ḥa ḿnh với cái bao la của thiên nhiên những rừng thông bát ngát của Đà Lạt, biển rộng mênh mông của Nha Trang – Vũng Tàu, sẽ làm thỏa măn khát vọng vô biên của con tim đôi tám đôi mươi.
Họ thích cái demi-clartés của lúc hoàng hôn và cái mơn man của ánh trăng mờ. Thiên nhiên c̣n khêu gợi nơi họ những cảm giác về thần thánh nữa.
Họ chẳng những ước muốn thưởng thức và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên mà lại c̣n muốn sáng tạo nữa. Từ những nhà thẩm mỹ, họ đă trở thành những nghệ sĩ về điêu khắc, hội họa, hoặc thi ca. Họ thích đặt những bài thơ ca tụng vẻ đẹp của núi rừng, sông biển, trăng sao.
Em nên nuôi dưỡng các khiếu năng họa, nhạc và thơ ấy, để sau này trong những giờ đen tối nhất hoặc trong những thất bại và trong những vết thương của cuộc đời, em có được những ốc đảo tươi mát để nếm thú vui cao thượng của sáng tác.

<nội dung>

Nhật Kư

Đây là những tập vở ghi chép tâm sự của ta theo ḍng thời gian mà chúng ta giữ kính không cho ai biết.
Có nên hay không nên giữ nhât kư của ḿnh? Cũng tùy người , nguy hại nếu người ta lợi dụng trang giấy để tự phân tác một cách bệnh hoạn. Hữu ích nếu ta dùng nhật kư để ghi lại kư ức của những ngày giờ quan trọng nhất ở đời, hoặc những cánh hoa tư tưởng ta gặt hái trong sách báo, những dự án sắp được thực hiện, và những quyết định tiến tới lư tưởng của ta. Lời văn của nhật kư phải đơn giản, tự nhiên và nhất là nội dung phải hết sức thành thật, không ngụy biện, không dấu diếm, không dàn cảnh. Đừng khi nào có ư định muốn viết cho hậu lai như kiểu Memoires d’outretombe của Chatcaubriand.

<nội dung>

Tuổi làm duyên

Từ 13 tuổi trở đi người trẻ bắt đầu ái mộ vẻ đẹp của thiên nhiên, của mỹ thuật, và có ước muốn được vẻ đẹp xuất hiện trn khuôn mặt của chính ḿnh nữa. Kẻ đẹp trai th́ hănh diện và tự tôn, c̣n người xấu xí th́ bị mặc cảm đến ứa nước mắt.
Một cậu 15 tuổi đă viết trong nhật kư như sau: "Thanh nó bảo rằng thằng Công nó nhạo ḿnh." Đúng đấy: " V́ mặt mũi ḿnh xí làm sao ... xấu hổ quá đi!". Mấy trang sau cậu viết thêm: " Đêm qua ta mơ thấy mặt ta đă biến đổi và đẹp như mặt trăng làm ḿnh sung sưuớng lúc mới thức dậy. Nhưng không được lâu, tiếc quá."
Đă đến lúc cô cậu thích săn sóc từng li từng tí cho mái tóc cũng như các nếp quần áo. Trước đây ba má đă phải la mắng cậu mỗi ngày v́ mặt mũi cậu lem luốc đầu tóc bù xù, quần áo lũng lỗ. Nhưng nay hễ qua mỗi cửa kính là phải dừng lại để soi gương, mặc dầu họ đă luôn luôn giữ sẳn trong túi một cái gương nhỏ.
Từ 15 đến 20 tuổi các cậu hay b́nh phẩm và bắt lỗi các chị em gái của họ về cách trang sức đầu tóc, cách chọn một hàng vải hoặc may cắt một áo dài. Họ có vẻ thông thạo vẻ đẹp lắm.
Nhưng không lâu bền. Họ chóng nhường cái danh dự ấy cho phái yếu. Và có cậu đi quá trớn đến chỗ bừa băi trong y phục và cách đi đứng, cốt để cho người ta để ư đến họ.
Ta chóng nhận thấy rằng những người đứng đắn thường hay ăn mặc đàng hoàng và đơn sơ luôn. Họ đặt trọng điểm giá trị ở tâm trí hơn là thể chất.

<nội dung>

Đọc sách. Phần lớn các thanh thiếu niên đều ham đọc sách nhất là về tiểu sử của cá vĩ nhân anh hùng trong lịch sử thế giới. Napoléon đọc sách như điên. Walter Scotl mới lên 16 tuổi đă đọc hết 5 tủ sách của thành phố ông trú ngụ. Edison mới lên 16 tuổi đă đọc hết cả chục thước khối sác. J.J. Roussacu cũng thế.
Ngày nay sự đam mê đọc sách đă bị giảm bớt trước sự cạnh tranh ào ạt của phim ảnh, truyền thanh, truyền h́nh và các cuộc thi đua thể thao, giải trí ngoài trời.
Động lực đọc sách không những là để hiểu biết nhưng c̣n là để thỏa măn tính phiêu lưu tưởng tượng, ước muốn thoát khỏi thực tại ở đời, và nhu cầu kích động t́nh cảm, để có được những cảm giác mạnh hoặc mới lạ, hoặc hung bạo. Vậy ta phải đọc sách làm sao cho khỏi hại?
Biết chọn bạn mà chơi, chọn sách mà đọc, v́ tuổi xuân ta ngắn ngủi và thời giờ của ta quí báu, v́ ảnh hưởng của một cuốn sách hay một tác giả rất quyết liệt cho tuổi trẻ và cho hướng đi của cả một cuộc đời.
Đừng mê đọc sách mà sao lăng bổn phận hoặc bỏ quên hoạt động. Đọc kỹ hay hơn hơn đọc nhiều. Đọc với cây bút trên tay để ghi chép những lời hay ư đẹp.
Đến đây tôi xin nhắn các em nên lập một tủ sách nhỏ bỏ túi ở nhà ḿnh, gồm một số tác phẩm văn nghệ trứ danh thế giới, và cũng nên có một tủ sách âm nhạc bỏ túi nữa, để giữ trữ những băng nhạc, CD và băng Video được chúng ta mến chuộng nhất. Em cũng nên sắm những băng nhạc cổ điển bất hủ. Tôi biết em thích băng nhạc tristess của Chopin và Romeo el Jullette của Tchikovsky rồi, nhưng c̣n nhiều tác phẩm bất hủ khác em cần biết như Symphonie Incechhevée của Schubert, Symphony No. 40 và Piano Concert No. 6 in C Major của Mozart, băng Brandenburg Concert và Organ Fugue in G Minor của J.S. Bach, nhạc của Tchaikovsky như Swanlake (Hồ Bạch Nga), sleeping Beauty (Cô gái ngủ trong rừng ) và Nutcracker. Sau hết xin em đừng có quên nhạc sĩ số 1 của nhân loại là Beethoven với các Symphony No. 7, No. 9 và nhất là Symphony No. 5. Bài đại ḥa tấu này ca ngợi thế lực của con người đă can trường nắm lấy được vận mệnh của ḿnh. "Sol Sol Sol Ḿ " Beethoven bảo đó là tiếng kêu của vận mện gơ cửa vào nhà ḿnh đó, và ông đă hét vang lênrằng: "Oh! How beautiful it is to be alive!" Ôi sướng thay và đẹp thay, khi thấy ḿnh được sống và cố gắng sống mỗi một ngày của đời ḿnh như một món quà quí giá của Thượng Đế! Thật đấy, em hăy thử học biết thưởng thức nhạc cổ điển Beethoven, Bach Mozael và Tchaikovsky đi, rồi em sẽ thấy đời ḿnh được phong phú và thơi thới hơn nhiều.
Và tới đây tôi muốn đ̣i em tiến thêm một bước nữa: Nếu có thể được, xim em cố gắng học đàn violon hoặc piano đi. Rồi mai đây, chừnng dăm ba năm nữa, khi nào em đă thưởng thức và chơi được những bản nhạc như: "Clair de Lune" của L. Beethoven hoăc "Joie" của J.S. Bach, rồi em sẽ hiểu, biết và cảm thấy tại sao tôi đă đ̣i hỏi như thế.

<nội dung>