CÁC CUỘC BẮT ĐẠO CỦA VUA MINH MẠNG
(Những Cuộc Bách Đạo Từ năm 1833 – 1840)

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
Giuse Trần Quốc Thịnh

Máu Các Thánh Tử Đạo Là Hạt Giống Sinh Nhiều Tín Hữu


DẪN NHẬP:
Giáo Hội việt nam, nơi chúng ta sinh trưởng, lớn lên trong đức tin. Tin mừng được gieo vào ḷng đất mẹ cách đây hơn 300 năm, khai triển trong máu đào, lớn mạnh trong đau khổ và thử thách.
Vào đầu thế kỷ XVI, năm Nguyên Ḥa (1533) dưới đời vua Lê Trang Tông, Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi nhận có “Chỉ dụ cấm đạo Giatô”â, v́ có một người Tây phương tên là “I-nu-khu” (tức Inigo) lén lút theo đường biển vào giảng đạo tại làng Ninh Cường, Quần Anh, huyện Nam Châm và Trà Lũ, huyện Giao Thủy, ven mặt biển Thái b́nh, Ninh B́nh bây giờ. Năm 1533 được ghi bằng nét son trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam.
Cuối thế kỷ XV, nhiều nhà thám hiểm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ḥa Lan đă đặt chân tới những miền đất xa xôi. Họ đi ṿng quanh thế giới để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Nhờ phương tiện giao thông này, các vị thừa sai công giáo thực hiện được giấc mơ mà Thầy chí Thánh đă để lại trong lệnh truyền: “chúng con hăy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân”. Trong khi các thương gia đi t́m “hạt tiêu” để trao đổi, th́ các ngài đi rao giảng Phúc Âm.
Hồi ấy, nước Việt Nam lâm vào cảnh Nam Bắc phân tranh, t́nh trạng Giáo Hội khai sinh cũng trầm luân theo vận nước trôi nổi. Năm 1550, cha Gaspar thuộc ḍng Đaminh đến giảng đạo tại Hà Tiên. Năm 1580, cha Luis de Fonseca và Gregoire de la Motte cùng ḍng, đă đặt chân đến Quảng nam. Năm 1583, các ch ḍng Phanxicô từ Phi Luật Tân đến truyền giáo ở Bắc Việt. Công cuộc truyền giáo tăng trưởng ở Bảo Lin, khả quan với các cha ḍng Đaminh, cha Đắc Lộ ḍng Tên cùng với ba thấy trợ sĩ đặt chân đến Cửa Hàn, Quảng Nam, năm 1615.

I. VÀI SỰ KIỆN LỊCH SỬ VỀ MINH MẠNG
Gia Long Chọn Minh Mạng
Năm 1816, trái với tục lệ quốc gia, Gia Long chọn hoàng tử Đảm, con bà thứ phi làm thái tử nối ngôi. Việc đặt hoàng tử Đảm lên ngôi là v́ đông cung Cảnh, con trưởng của Gia Long đă mất năm 1801, rồi thái tử Hy tử trận năm 1803. Theo lệ thường th́ con trai của đông cung Cảnh được thay vào địa vị chí tôn này, nhưng Gia Long thấy cháu đích tôn của ḿnh c̣n nhỏ, e không đủ sức giữ ǵn ngôi báu, nên để hoàng tử Đảm nối ngôi ḿnh.
Khi hai đại thần là Tả quân Lê Văn Duyệt và trung quân Phạm Đăng Hưng ngỏ ư can ngăn, th́ nhà vua đáp : "Khi có nợ, th́ người ta cứ con mà đ̣i, chứ không đ̣i cháu". Sự thực Vua ấu trĩ th́ dễ bị các đại thần thao túng, có khi loạn chính sự. Gia Long lo xa không phải vô lư, nhất là v́ mới chiếm được ngai vàng, ông lại càng cẩn thận hơn, huống hổ ông, từ quân sự đến chính trị vốn là con người rất kỹ tính. Ngày 25.01.1820, Vua Gia Long băng hà, hoàng tử Đảm lên ngôi vua, hiệu Minh Mạng. Trong di chiếu, Gia Long trối cho con đừng cấm đạo Công giáo, trước là để tỏ ḷng biết ơn đức giám mục Bá Đa Lộc, sau là để tránh những khó khăn về ngoại giao. Vua Gia Long c̣n trối cho con phải cắt một đội 50 binh sĩ canh mồ đức cố giám mục tức "Lăng Cha Cả" hiện giờ. (Bùi đức Sinh, I, tr 123-124)
Tuy Minh Mạng lấy vương hiệu là Nhân Hoàng Đế nhưng con người thật của Minh Mạng lại độc ác đến nỗi các thừa sai phải gọi ông là Néron Việt Nam. Sử gia Trần Trọng Kim dù cố gắng biện hộ cho vua Minh Mạng cũng đă phải nhận ông là một vị vua khắc nghiệt. Tác giả Nguyễn Đắc Xuân cũng nói rất nhiều về Minh Mạng, ca ngợi sự tài giỏi của ông nhưng vẫn phải nh́n nhận: "việc cấm đạo bừa băi, thiếu tôn trọng và đặc biệt là bất chấp nhu cấu tín ngưỡng của nhân dân và xu thế thời đại đă để lại hậu quả cho đất nước…" (Nguyễn Đắc Xuân, Chín Đời Chúa Mười Ba Đời Vua Nguyễn. Trang 94)
Thừa Sai Miche ghi lại năm 1841, tức là ngay sau khi Minh Mạng qua đời, ba sự kiện về Minh Mạng được tuyên truyền. Sự kiện thứ nhất là khi có giặc nổi loạn ở miền Nam, Minh Mạng sợ hăi và pḥng xa cho cuộc chiến đấu nên đă giao cho một vương phi xây hầm bí mật để chôn cất tài sản. Ban đầu Minh Mạng c̣n cho vị vương phi này nhiều đặc ân khiến mọi người khác phải ghen tương, nhưng khi việc đă xong ông hạ lệnh cắt lưỡi bà. Sự kiện thứ hai, Minh Mạng muốn chiếm đoạt tài sản của một phú hộ ở kinh đô bằng cách lấy con gái ông làm nàng hầu. Sau khi lấy rồi Minh Mạng bắt đầu hất hủi để ông nhà giầu dâng cúng từ từ hết cả cơ nghiệp. Cuối cùng người nàng hầu được cho về với gia đ́nh. Sự kiện thứ ba, Minh Mạng thường thích xem cọp cấu xé con vật. Để xem cảnh dă man đó, ông đă ra lệnh vất một vật vào chuồng cọp và bắt người lính cận vệ chui vào chuồng cọp để lấy. Người lính đứng trước cái chết không thể tránh thoát, một đàng nếu không vâng lời sẽ bị giết v́ tội khi quân, c̣n đàng khác nếu vâng lời th́ phải làm mồi cho thú dữ, nên đă vào chuồng cọp để Minh Mạng được xem cảnh thú ăn thịt người. Nhưng cọp đă để người lính b́nh yên vô sự.
Tác giả Trần Thanh Mại cũng kể vài sự kiện về Minh Mạng. Một hôm Minh Mạng đang ngồi trên Ư Phong Đài trông ra biển suy tư. Khi thấy có một vật nhấp nhô ngoài biển, ông ra lệnh chèo thuyền ra xem. Đó là một viên suất đội sống sót sau khi cả tàu tuần dương bị quân Trung Hoa đánh bại. Sau khi nghe tŕnh bầy sự việc, Minh Mạng ra một bản án như sau: "Ngươi làm suất đội có phận sự giữ ǵn bờ cơi cho quốc gia, coi trong tay 50 mạng người. Gặp giặc không đánh được giặc lại để thua, chết hết cả thủ hạ của ḿnh, mà c̣n tham sống mong thoát một ḿnh, không biết thẹn với cái chí khí làm trai. Chém đầu đi, chém đầu bêu ngay lên cây dừa cho ta". Lần khác bắt gặp một viên coi việc đong lương không chịu dùng ống gạt miệng đấu, ông bèn truyền lệnh chặt đứt hai bàn tay của kẻ phạm lỗi, rồi lấy những vật đẫm máu ấy chấm lên mặt tất cả các viên chức thuộc sở đong lương.
Vào mùa Thu nhà vua thường xét lại các vụ án, Minh Mạng đă bác bỏ bản án của phủ và tha bổng tội nhân. Minh Mạng phê: "Thị Hai là con gái 20 tuổi, chị dâu nó 23 tuổi. Tuổi tác xê xích ngang nhau, tất nhiên sức lực cũng xấp xỉ ngang nhau. Nếu có cuộc ẩu đả th́ tất cả hai bên đều phải bị thương gần như nhau và Thị Bụi không đến nỗi mang thương tích nhiều như thế. Dù cho Thị Hai có quá hung tợn và khoẻ mạnh mà ức hiếp chị dâu nó đến nỗi chị dâu không thể chống cự và tự vệ được tí nào, nhưng c̣n chồng nó ở đâu? Không nữa c̣n cha mẹ chồng nó ở đâu? Không nữa c̣n gia nhân tôi tớ nó, đến không có nữa th́ hàng xóm tiếp cận nhà nó? Không có người này can ngăn th́ có kẻ khác, có lư đâu họ chịu để cho Thị Hai hành hung đến nỗi Thị Bụi bị đánh ḷi cả mắt, đứt cả tai, sập cả máu mũi và bầm tím cả thân ḿnh mà chết? Sự đó chứng tỏ rằng kẻ bạc mệnh b́nh sinh cũng ngoa ngạnh lăng loàn lắm. Cho nên em dâu ghét đă đành mà đến chồng cũng ghét, ông già bà già cũng ghét, gia nhân đầy tớ không ai ưa, mà xóm giềng cũng chẳng ai có chút t́nh thương hại. Xảy ra cuộc ẩu đả mà không ai thèm can, mà có lẽ tất cả mọi người đều có dự phần vào đó nữa cũng nên, xem các thương tích nhiều và khác nhau cả như vậy th́ đủ biết. Nay Thị Hai công khai nhận tội lấy một ḿnh, ấy là v́ sợ liên lụy đến cha mẹ, anh em, bà con, làng xóm, ấy là cao thượng. Nếu thị có tội th́ bấy lâu nay bị tra khảo, giam cầm nhiều như thế cũng đă vừa. Nay phê cho tha bổng. C̣n các án quan phủ và bộ v́ điều tra không chu đáo, không thông minh, phải giáng nhị cấp lưu. Bộ h́nh phải tŕnh tên những người can vào việc để thi hành trừng phạt". Việc này đă được tác giả Vũ Ngọc Khánh trong cuốn Các Vua Trẻ Trong Lịch Sử Việt Nam viết: "Minh Mạng là một ông vua bạo quân (ông vua tàn bạo) nghiêm khắc và ác độc. Ông gay gắt với cả người nhà, những lớp hoàng thân quốc thích. Ông giết chị dâu (vợ hoàng tử cảnh), cấm bọn em út và con cháu không được đến gần ḿnh, thẳng tay trừng trị quan lại kể cả những công thần của gia long…" (Vũ Ngọc Khánh, VUA TRẺ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM. Trang 583).
1.Thái Độ Minh Mạng Đối Với Người Công Giáo
Năm 1816 Gia Long không nghe lời bàn của các quan đại thần đă đặt Hoàng Tử Đảm, con vợ lẽ làm Thế Tử, thay v́ con của Hoàng Tử Cảnh, viện lẽ rằng người ta đ̣i nợ th́ đ̣i con chứ không ai đ̣i cháu. Từ khi được chọn làm thế tử, Hoàng Tử Đảm đă tỏ ra không ưa thích các thừa sai. Năm 1817, ông nói với các thừa sai rằng nếu họ muốn giữ đạo th́ về Âu Châu mà giữ. Tuy nhiên ông chưa dám làm hại họ v́ Vua Gia Long c̣n sống và những người giúp lập nghiệp như Vannier, Chaigneau đang làm quan trong triều. Năm 1819 trước khi từ trần, Gia Long để lại một di chúc cho Minh Mạng trong đó khoản 36 viết về tôn giáo: Đạo Thiên Chúa, đạo Nho và đạo Phật đều tốt cả. Không được phép bách hại đạo nào v́ sẽ gây ra các vụ rối loạn trong nước, có khi làm mất nước nữa. Nhưng châm ngôn của Hoàng Tử Đảm là: Trong một nước không thể có hai đạo.
Khi Hoàng Tử Đảm lên ngôi, lấy hiệu là Minh Mạng, ông đă khôn khéo dung ḥa để củng cố địa vị cho vững chắc. Ông không bao giờ ra mặt lên án đạo mà chỉ xúi bề dưới làm kiến nghị. Nếu phải xử th́ ông giao cho các quan nghị án, nếu không vừa ư th́ ông bắt các quan viết án lại cho tới khi theo đúng tim đen của ông. Tháng 1, 1821, khi các quan đề cập đến đạo Hồi Giáo Ma-Hô-Mét, Minh Mạng nói: "Trẫm cũng ghét đạo của người Âu Châu. Trẫm sẽ cấm và bắt bớ đạo cho tới khi tận diệt gốc rễ." Khi các quan tŕnh bầy việc bắt đạo bên Nhật, Minh Mạng cũng nói ngay rằng những cách ấy không khéo, người An Nam có cách hay hơn nhiều. Năm 1822 Minh Mạng cho phép tàu buôn Anh đến nhưng cấm không cho mang theo thừa sai và thuốc phiện. Minh Mạng cũng nói với các quan rằng trong nước có nhiều thừa sai nên ông sẽ trục xuất hết khi có tàu ngoại quốc đến. Từ năm 1825, Minh Mạng không c̣n nói xuông ghét đạo mà đă bắt đầu kế hoạch diệt đạo từ từ. Tàu Thétis đến buôn bán có chở theo Cha Regéreau nhưng không được phép xuống tàu. Ban đêm giáo dân lén lút giúp ngài trốn xuống, nhưng sau đó bị lùng bắt nghiêm ngặt. Trong dịp này, các quan theo ư Minh Mạng bàn việc cấm đạo nhưng nhờ có sự can thiệp của mẹ vua, thuyết phục ông là tất cả các vua bách hại đạo đều làm mất nước, nên mới không có lệnh cấm đạo. Như tác giả tôn nữ quỳnh trân có viết: "Đạo Thiên Chúa dưới thời Nguyễn bị hạn chế nặng nề. Vua Gia Long không đàn áp tôn giáo này, nhưng các vua sau th́ cấm đạo cương quyết thừa sai và tín đồ bị giết không ít…" (Tôn Nữ Quỳnh Trân, Lịch Sử Việt Nam. Trang 211).
C̣n nhiều người chống đối việc bắt hại đạo, nhưng Minh Mạng dùng trí xếp đặt một kế hoạch đại qui mô. Với danh nghĩa cần người thông dịch, Minh Mạng ra lệnh tập trung các vị thừa sai về kinh đô, một h́nh thức giam lỏng và kiểm soát các hoạt động của các ngài. Thượng Công Lê Văn Duyệt phải khéo léo lắm mới có thể thuyết phục Minh Mạng trả tự do cho họ. Nhưng Minh Mạng để ư ḍ xét t́m cơ hội bắt lại.
Năm 1830, có hai vụ rắc rối tại Mông Phụ (Sơn Tây) và Dương Sơn (Quảng Trị), vua Minh Mạng đă chuyển mọi lời vu cáo vào tội thực hành đạo Công Giáo nên ông ra lệnh trừng phạt hai họ đạo nói trên. Lệnh được sao gửi đi các tỉnh để theo đó làm mẫu xử các vụ liên quan đến người Công Giáo. Khi Lê Văn Duyệt chết rồi th́ Minh Mạng không c̣n sợ ai nữa, ra lệnh bắt đạo và giết các đạo trưởng. Từ đó thiên tai và giặc giă liên tiếp xảy ra khiến Minh Mạng phải làm bản cáo tội với trời đất và nhân dân, đồng thời định ăn chay một năm. Nhưng ông không coi việc bắt đạo là nguyên nhân gây rối loạn và thiên tai trong nước. Năm sau, Minh Mạng mô phỏng các điều trong đạo đặt ra 10 điều răn bắt phải học hỏi trong dịp lễ lớn, và rước sách bản điều răn nàỵ Khi bắt được Thừa Sai Marchand trong vùng giặc Lê Văn Khôi ở Gia Định, triều đ́nh theo lệnh của Minh Mạng t́m mọi cách bắt ngài phải nhận tội đă giúp quân phản loạn. Dù không được như ư, Minh Mạng vẫn ra sắc lệnh cấm đạo, rêu rao bắt được người Công Giáo trong hàng ngũ phản nghịch. Một vài vụ án xử tử người Công Giáo, quan đầu tỉnh phúc tŕnh là họ đă bỏ đạo. Minh Mạng hả dạ được một chút th́ có tin bắt được 6 bức thư, trong đó có 4 thư gửi đạo trưởng. Cơn thù ghét đạo lại nổi lên, Minh Mạng ra lệnh dốc toàn lực để bắt hết các đạo trưởng. Từ năm 1838, máu tử đạo lại chan ḥa khắp nơi. Bao nhiêu h́nh phạt giáng trên đầu những người ra tay bách hại. Cũng năm đó Minh Mạng bị đau bụng trầm trọng, các y sĩ không biết cách nào mà chữa. Trong lúc ông đau đớn nhất, các con cái và những thượng quan đến thăm lại nói với ông v́ bắt đạo Công Giáo nên phải chịu đau đớn này như là h́nh phạt. Tức th́ Minh Mạng nhỏm dạy, trợn trừng mắt quả quyết khi khoẻ lại sẽ bắt đạo và tận diệt cho đến cùng. Trong mấy năm cuối cùng, quả thực ḷng thù ghét đạo Công Giáo của Minh Mạng lên cực độ đến mức không nhịn được nữa ông đă bùng ra mọi cách bách hại đạo như một con thú dữ vồ mồi. Năm 1839, ông liên tiếp ra sắc lệnh giảng huấn, dựng chùa miếu và cho hạn một năm phải làm cho mọi người chối đạo để hả dạ. Nhưng chính Thiên Chúa đă ra hạn cho ông. Đúng hạn ông đă ra cho các quan th́ chính ông đă ngă ngựa và chết ngày 20-1-1841, năm Canh Tư, thọ 50 tuổi, làm vua được 21 năm. Thừa Sai Masson cho biết ngay sau khi Minh Mạng chết, hai ngàn người được lệnh san bằng một quả núi. Nhưng thực ra xác ông được chôn cất bí mật trước để tránh kẻ thù không t́m đến xúc phạm phần mộ. Những người phải án tử h́nh thường phải làm công tác mật này và sau đó họ bị giết để bảo toàn bí mật. Chính ngày an táng trọng thể, trong quan tài của Minh Mạng chỉ có ít viên đá.
Trước t́nh trạng thiên tai và giặc giă, Minh Mạng có thú tội trước nhân dân và thiết lập năm khắc khổ. Tuy nhiên Minh Mạng vẫn c̣n quyết tâm bắt đạo Công Giáo. Ngoài sắc lệnh bắt thừa sai và cấm dân chúng thực hành đạo Công Giáo, Minh Mạng muốn thay thế một thứ đạo quốc gia, mô phỏng tổ chức của đạo Công Giáo để lập ra 10 điều răn và 4 ngày lễ để suy tôn các điều răn nói trên. Minh Mạng muốn tiêu diệt niềm tin tưởng Kitô ngay tự trong thâm tâm.
2. Nội Dung 10 Điều Huấn Dụ: Trong lời nói đầu nhà vua nhắc nhở người Annam tâm nguyện của ḿnh muốn theo bước tiền nhân, và với ḷng quan tâm phụ tử đặt ra 10 điều huấn giáo. Nội dung lời quảng diễn đại ư như sau:
2.1. Đôn nhân luân: Trọng tam cương ngũ thường. Hỡi con người, bản tính của nhân sinh là phải biết có luật vua tôi, có liên hệ máu mủ cha con, có phân biệt vợ chồng, có đẳng cấp huynh thứ, có tin tưởng giữa bằng hữu. Đó là cuộc sống con người và tuân giữ các điều ấy là đạo làm người.
2.2. Chính tâm thuật: Làm việc ǵ cũng cốt phải giữ bụng dạ cho chính đính trong sạch. Thật vậy, cái tâm là chính con người, nếu nó ngay thẳng th́ vạn sự lành phát xuất như từ nguồn suối, nếu không nó là ḷ của trăm sự dữ đổ trên đầu. Đấng đại thiên đă in sâu trong tâm hồn mọi người đạo tự nhiên: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đời sống con người ở tại giữ các nguyên tắc cao cả này. Trẫm ước mong rằng mọi thần dân hăy có tâm hồn tốt, mặc dù hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng tất cả hợp cùng nhau t́m kiếm sự thiện. Người giầu đừng có kiêu căng ngạo nghễ, người nghèo đừng gian tham trộm cướp, ước ao giầu sang vượt quá cấp bậc, để ư nghĩ xấu tiêu hao t́m kiếm.
2.3. Vụ bản nghiệp: Giữ bổn phận, chăm nghề nghiệp của ḿnh. Phải bằng ḷng với cuộc sống của ḿnh, đừng than thân trách phận trời đă sinh ra ta. Hăy làm trọn bổn phận với niềm vui, hăy làm việc hăng hái và bằng ḷng. Tất cả, người nông dân, thủ công, thương gia, binh sĩ hăy bằng ḷng măn nguyện.
2.4 Thượng tiết kiệm: Chuộng đường tiết kiệm. Hăy xử dụng của trời cách tiết độ, đừng như người hoang phí tiêu thụ tất cả những cái có, rồi phải đói trong suốt năm. Ham mê các thú chơi làm nẩy sinh nghèo đói, trộm cắp và loạn tặc.
2.5 Hậu phong tục: Giữ phong tục cho thuần thục.
2.6 Huấn tử đệ: Phải dạy bảo con em. Giáo dục gia đ́nh là nền tảng xă tắc.
2.7 Sùng chính học: Tránh học thuyết xấu và học hỏi cái hay. Minh Mạng khuyên đừng để qua ngày nào mà không đọc hay học hỏi cũng như phải coi chừng học thuyết sai lầm. Tất cả lư thuyết sai lầm của đạo Gia Tô đều đi ngược với lư trí và nguy hại cho thuần phong mỹ tục. Những người theo phái này, đàn ông đàn bà sống chung với nhau như những người man rợ (muông thú), nhiều người đă phải đóng vào việc thờ phượng, gieo rắc sự bất ḥa khắp nơi, điên rồ tôn kính người phải chết, hủy hoại lời dạy phải lẽ và có hại cho nhân loại. Vậy không thể tin vào đạo như thế. Những người đi lang thang khắp nước truyền bá hăy từ bỏ sớm hết sức. Trái lại mọi người hăy giữ cẩn thận tập tục tiền nhân: các lễ phép thông thường trong việc cưới xin cũng như tang chế trong việc thờ cúng ông bà cũng như thần làng.
2.8 Giới dâm thắc: Đừng giữ những điều gian tà dâm dục. Người có công giữ nhân đức tiết hạnh sẽ được thưởng, trái lại ai lỗi phạm sẽ bị trừng phạt. "Có thể trẫm lập nhà riêng cho họ, có thể trẫm ban bằng khen thưởng để làm gương cho những người khác".
2.9 Thận pháp thủ: Cẩn thận giữ luật pháp. Đặc biệt là việc nộp thuế.
2.10 Quảng thiện hạnh: Rộng răi làm việc lành.
3. Hậu Quả Của 10 Điều Huấn Dụ

Kèm theo bản văn 10 điều huấn dụ, Minh Mạng c̣n có một chỉ dụ về việc phải đón tiếp và giảng huấn hằng năm. Nghi thức đón tiếp bảng 10 điều huấn dụ gồm: phải tổ chức cuộc rước, phải tôn kính kiệu trên vai, phải đặt trong một khám, thỉnh thoảng phải tung hô và lạy phục.
Đức Cha Havard thuật lại là nhiều nơi người ta đă bỏ ngay việc giảng giải các điều huấn dụ theo lệnh mỗi năm 4 lần. Nơi khác lương dân nói: "Chúng tôi có nhiều việc khác phải làm hơn là đến nghe, như phải nộp thuế, cung phụng cho đức vua". Thừa Sai Retord cho biết người giáo dân chẳng quan tâm ǵ đến,
c̣n làng bên lương th́ như nằm im trên đám bụi. Chỉ có làng nửa lương nửa giáo gây ra vài rắc rối. Tại Kẻ Voi, người lương bắt người Công Giáo đi rước bản huấn dụ ở quan huyện với chiếc kiệu họ vẫn dùng để rước tượng Đức Mẹ.
Tại Bằng Sơ họ đặt bản huấn dụ vào chén lễ mà họ đă lấy cắp, có thắp nến và đốt hương chung quanh. Họ đánh trắc và bắt người Công Giáo phải cúi lạy. Nơi khác họ bắt người Công Giáo nghe cắt nghĩa luật với họ hai lần mỗi tháng.
Từ năm 1834 các thừa sai đă có thể thận trọng đi thăm các giáo đoàn. Các quan lo dẹp loạn hơn là bận tâm đến người Công Giáo.

II. SẮC LỆNH CẤM ĐẠO NGÀY 25-1-1836

Những biến chuyển trong nước và vùng Đông Nam Á đă tạo nên bầu khí đầy nghi kỵ của triều đ́nh đối với ngoại quốc và đạo Công Giáo do người ngoại quốc du nhập vào. Triều đ́nh đă áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng trước những đề nghị hiệp thương của Pháp, Anh và Hoa Kỳ.
Trong nước, cho đến năm 1835, triều đ́nh đă dẹp xong vụ nổi loạn của dân chúng miền Nam do Lê Văn Khôi khởi xướng, kéo dài hơn hai năm. Trong khi chiến
tranh với vụ khởi nghĩa miền Nam, Minh Mạng đă xin Thừa Sai Jaccard và Odorico kư vào bản hiệu triệu của các quan viết sẵn, hô hào người Công Giáo tại miền Nam phản lại Khôi. Hai thừa sai đă không kư, và nói rằng các ngài viết lá thư riêng. Trong thư, Thừa Sai Jaccard đă nêu gương anh dũng của các thừa sai đổ máu ra v́ đạo chứ không làm giặc, và nhắc nhở giáo dân những hậu quả không những họ phải chịu mà những người đồng đạo phải liên lụy. Nhưng Minh Mạng không hài ḷng, tự ư viết một thư lấy danh nghĩa thừa sai gửi đi. Tuy nhiên giáo dân đă không tin và lá thư không gây được kết quả nào. Cha Jaccard và Odorico phải đi đầy sang Ai Lao. Theo Đức Cha Cuenot, trong khoảng 1835 vua Minh Mạng đă chỉ thị cho các quan ngưng mọi cuộc sách nhiễu người Công Giáo.
Ngày 8-9-1835 quân của triều đ́nh vào được thành Sài G̣n bắt được 6 người đứng đầu và 1994 người khác. Hai chục ngày sau tất cả đám đông này bị tàn sát, c̣n các lănh tụ và Cố Marchand Du bị giải về kinh. Ngay khi được tin binh triều chiếm được thành, Vua Minh Mạng ra một tuyên cáo cho dân chúng biết đă bắt được 6 lănh tụ, trong đó có đạo trưởng Tây Marchand và 6 người Công Giáo. Minh Mạng đă gán ghép cho ba người là Công Giáo để có lư do bắt đạo sau này, chứ thực họ đâu có phải là Công Giáo.

1. Nội Dung Sắc Lệnh Cấm Đạo 25-1-1836
Chính sách của Minh Mạng là khi muốn làm việc ǵ th́ truyền cho các quan làm kiến nghị trước. Ngày 6-1 âm lịch (25-1-1836) các quan trong hội đồng nội các tŕnh lên Minh Mạng kiến nghị mới về việc bế quan tỏa cảng và triệt hạ đạo Công Giáo. Mở đầu, các quan lớn đưa ra những lời vu cáo dựa trên sự kiện Cha Marchand bị bắt trong thành Gia Định và gán cho vị thừa sai tử đạo này đă thú nhận các điều vu cáo. Kiến nghị viết tiếp: "Các thừa sai dùng bánh nhiệm mầu để mê hoặc dân chúng và làm cho họ cố chấp giữ đạo. Các thừa sai c̣n lấy mắt người chết pha lẫn vào hương để làm thuốc chữa bệnh. Trong khi cử hành hôn phối, đạo trưởng bắt làm những điều tồi bại. Thừa sai Marchand đă thú nhận tất cả những đồi bại này v́ thế cần phải đặt ra những biện pháp mới chống lại các đạo trưởng Tây Phương. Rơ ràng năm 1826 hoàng thượng đă công bố chỉ dụ rất khôn ngoan để ngăn cấm các đạo trưởng xâm nhập quốc gia, nhưng mặc dầu vậy, Marchand đă lén vào được trong nước và ẩn trốn nhiều năm. Có lẽ nhiều thừa sai khác nữa cũng c̣n ẩn trốn trong nước. V́ thế ngước trông hoàng thượng công bố những biện pháp sau đây: Cấm các tàu buôn mọi rợ không được đến các cửa biển ngoại trừ cửa Hàn. Quan coi cửa biển này phải nghiêm mật trông chừng tất cả mọi người nước ngoài đến đây buôn bán. Phải có phép quan trước mới được xuống đất để buôn bán và suốt trong thời gian này phải có người theo dơi, không được tách rời dù trong bất cứ nhà đặc biệt nàọ Khi họ đă buôn bán xong phải kiểm điểm số người trước khi dẫn lên tàụ Nếu có người nào t́m cách trốn ở lại sẽ bị bắt ngay và phải xử tử. C̣n các tàu buôn người Trung Hoa có thể đến tất cả các cảng khác, nhưng vừa tới sẽ bị khám xét ngay và nếu trên tàu có đạo trưởng Âu Tây sẽ bị bắt và xử tử. Các đạo trưởng Âu Tây bắt được trong đất liền cũng phải xử tử. Người oa trữ cũng bị một h́nh phạt như thế. Các quan cũng sẽ bị trừng phạt xử tử nếu đạo trưởng bị bắt trong địa hạt của họ v́ đă không chịu lùng soát cho kỹ để bắt".
2. Hậu Qủa Của Lệnh Cấm Đạo Trên
Dầu có lệnh nghiêm ngặt như thế, các quan tại các nơi trong Nam đă không bắt bớ giáo dân để tra hỏi, trái lại khi có biến th́ đến nói trước để người Công Giáo kịp ẩn trốn. Ngày 16-6-1836, Đức Cha Cuenot đă lẻn vào được B́nh Định và trốn ở G̣ Thị. Cùng đi với đức cha có hai linh mục Việt, học ở Penang và hai chủng sinh. Cũng năm đó, đức cha truyền chức linh mục cho 10 thầy giảng. Các thừa sai mới cũng lần lượt vào trong các địa điểm truyền giáo: Candahl, Jeanne, Lefebre, Vialle, Miche, Duclos, Chamaison. Đức Cha Cuenot mở lại hai chủng viện ở Huế và ở Đồng Nai. Ngoài Bắc vẫn có những vụ hạch sách làng Công Giáo lẻ tẻ, v́ các quan muốn làm tiền. Khi lệnh cấm đạo được công bố tại Bắc Việt ngày 2-2-1836, các thừa sai lại rút vào những hầm trú ẩn mà Cha Retord gọi là mộ chôn sống. Tại Kẻ Đam có người dọ thám báo cho quan biết hiện đang có linh mục hành lễ. Vị linh mục mặc áo thường lẩn trốn. Khi lính vào cho bắt các người giúp giải về quan.
Một người lương dân vô danh đến thưa với quan rằng ông có người bạn không phải là Công Giáo bị bắt đang khi cầy ruộng và xin quan trả tự do. Quan thấy những nén bạc trong tay th́ nói với người thuyết khách: "Tôi hiểu, lính của tôi không sáng suốt đủ. Thật phải không được lẫn lộn người lương thiện với người phạm pháp". Thế là các tù nhân được tha về.
Chỉ có hai vụ bắt không thể dàn xếp được, đó là vụ thầy giảng Phanxicô Xavie Cần bị bắt ở Kẻ Vác, gần Hà Nội ngày 20-4-1836. Thầy đă bị kết án xử giảo tại Hà Nội ngày 20-11-1837. Vụ thứ hai là Thừa Sai Cornay bị bắt ở Sơn Tây ngày 20-6-1837 và bị xử lăng tŕ ngày 20-9-1837. Thế nhưng hai con của Minh Mạng bị phạt chết tức tưởi, 18 thuyền thóc của Bắc Việt nộp triều đ́nh bị băo cuốn đi, làm nhiều người chết, trong đó có một quan bắt đạo dữ dội.

III. LỆNH BÁCH ĐẠO VỚI NGƯỜI CÔNG GIÁO
Trong khi tại Huế, Minh Mạng tưởng là các thừa sai đă bị bắt hết không c̣n ai, th́ tại Bắc Việt xảy ra vụ bắt Cha Cornay ở Sơn Tây v́ bị tướng giặc tố cáo để chạy tội. Cha Cornay bị bắt ngày 20-6- 1837 và được tŕnh về Vua Minh Mạng. Lần này Minh Mạng đổ dồn tâm trí vào việc bắt đạo tại Bắc Việt.
Cha Gispert nói rằng vua gửi 5 lệnh tất cả: một lệnh chung cho các quan đầu tỉnh và 4 lệnh cho mấy tỉnh đặc biệt. Tháng 11 năm 1837, tổng đốc Trịnh Quang Khanh, là một người ghét đạo, trông coi Nam định từ cuối năm 1836, bị gọi về kinh chịu khiển trách v́ không bắt đạo cho tận t́nh. Năm 1838, mở đầu cuộc bắt đạo như vũ băo trên khắp các tỉnh Bắc Việt, và từ ngày 7-6 có người tố cáo Thừa Sai Candahl đang lén lút mở trường ở Dương Sơn, cuộc bắt đạo đẫm máu tại Huế bắt đầu. Thừa Sai Delamotte đang trốn tránh tại Nhu Lư đă viết về năm 1838 như sau: "Năm 1838 là một năm khốn nạn và bắt bớ tại Bắc Việt và Trung Việt. Lưỡi gươm bắt đạo đă mặc sức chém giết, nhưng nước trời lại thêm đông số các đấng tử đạo..."
Cuộc bắt đạo năm 1838 – Các Anh Hùng Tử Đạo
Trong một chỉ dụ gửi cho các quan đầu tỉnh năm 1838, Minh Mạng hạ lệnh: "Hăy bắt bớ đánh đập không thương tiếc. Hăy tra tấn. Hăy ra lệnh xử tử tất cả những người từ chối đạp ảnh thánh giá. Hăy biết rằng từ chối đạp ảnh là trở thành người phản nghịch. Không cần xét xử, hăy lấy gươm, búa, giáo, tất cả những ǵ có trong tay mà tiêu diệt những kẻ mù quáng và cố chấp, đừng để một người nào thoát chạy..."
- Ngày 7-3, Cha Jaccard bị bắt.
- Ngày 18-3, Trịnh Quang Khanh, tổng đốc Nam Định cho đặt thánh giá ở các cửa thành và bắt mọi người ra vào phải đạp lên trên.
- Tháng 4, tổng đốc c̣n bắt 500 lính công giáo phải bước qua ảnh. Chỉ có 15 người trung thành. Trong đó có ba binh sĩ tử v́ đạo được phong thánh là Phạm Viết Huy, Bùi Đức Thể và Đinh Đạt.
- Ngày 17-4, quan bắt được thầy giảng do Cha Viên sai cầm 6 lá thơ: 4 cái gửi cho hai đức cha và thừa sai, hai cái cho cha Việt Nam.
- Ngày 22-4, hai đức cha và cha chính Fernandez bỏ nhà trốn trong nhà giáo dân ở Kiên Lao, một xứ đạo toàn ṭng có 5,000 giáo dân.
- Ngày 11-5, làng Vĩnh Trị bị vây, Cha Giacôbê Năm, ông Lư Mỹ và ông trùm Đích bị bắt.
- Ngày 13-5, Trịnh Quang Khanh không nghe lời bàn của các quan gửi 6 thơ bắt được và phúc tŕnh về cho Minh Mạng.
- Ngày 22-5, lệnh của vua Minh Mạng phải bắt cho bằng được 4 thừa sai Âu Tây và hai linh mục bản xứ.
- Ngày 25-5, Minh Mạng đặt Lê Văn Đức làm tổng đốc Nam Định, giáng Trịnh Quang Khanh xuống làm tuần phủ.
- Ngày 27-5, Nguyễn Hữu Hi tố cáo làng Kiên Lao có đạo trưởng Tây ẩn, quan liền mang 200 lính đến vâỵ
- Ngày 29-5, Đức Cha Delgado bị bắt lúc 8 giờ sáng,
- Đức Cha phó Henares, Cha chính Fernandez và Cha Jimeno trốn thoát. Cùng ngày, Cha Giuse Uyển bị bắt tại Tiên Chu, Hải dương.
- Ngày 2-6, ông Tú Khiết tố giác các Cha Khoa, Tự và Điểm ở Quảng Trị.
- Lê Văn Đức nhậm chức tổng đốc Nam Định. Từ khi nhậm chức, ông ra ba lệnh khác nhau: bắt giáo dân từ 18 tuổi trở lên phải đến nhà quan để kư giấy xuất giáo, các linh mục phải đến kư giấy không theo đạo Gia Tô nữa, ai tố giác được thưởng.
- Ngày 3-6, Đức Cha Havard phải lên núi ở tỉnh Ninh B́nh (Bạch Bát), rồi trú dưới hầm trong rừng với hai thầy giảng, 16 ngày chỉ ăn gạo sống. Đức Cha chết ngày 6-7 chưa kịp phong chức cho đức cha kế vị, nhưng đă viết di chúc chọn Cha Borie (cố Cao) hoặc Cha Retord.
- Ngày 3-6 Cha Duệ bị bắt ở Trung Lễ.
- Ngày 7-6, quan vây làng Dương Sơn v́ có tin báo là Cha Candahl mở chủng viện ở đây. Cha Candahl và Cha Chiêu đă trốn kịp.
- Ngày 7-6 Cha Hạnh bị bắt.
- Cha Vinh Sơn Yến bị bắt ở Kẻ Sặt, Hải Dương.
- Ngày 9-6, Đức Cha Henares và Thầy Chiểu bị lương dân phản, bắt nộp cho quan.
- Ngày 12-6, các quan Nam Định ra án cho Đức Cha Henares và Thầy Chiểu. Vua phê chuẩn ngày 19-6.
- Ngày 14-6, quan làm án cho Đức Cha Delgado.
- Ngày 18-6, Cha Fernandez và Cha Tuần trốn sang Ninh B́nh và bị bắt. Ngày 22-6, Cha Fernandez và Cha Tuần bị kết án. Vua phê chuẩn ngày 18-7.
- Ngày 22-6, hành quyết Đức Cha Henares và Thầy Chiểu.
- Ngày 29-6, Cha Tự và 6 người bị bắt tại Kẻ Mót, Bắc Ninh.
- Ngày 30-6, hành quyết Cha Đỗ Yến ở Hải Dương.
- Ngày 4-7, hành quyết Cha Uyển.
- Ngày 10-7, xử án Cha Tự.
- Ngày 14-7, bắt giam Thừa Sai Jaccard.
- Ngày 15-7, Cha Tuần chết rũ tù.
- Ngày 21-7, Đức Cha Delgado chết rũ tù, xác bị đem ra pháp trường chém.
- Ngày 24-7, hành quyết Cha Fernandez.
- Ngày 28-7, Cha Candahl chết khi trốn tránh.
- Ngày 1-8, quan Hà Thúc Lương bắt được Cha Viên, tác giả 6 bức thư. Cùng ngày, hành quyết Cha Hạnh và Duệ.
- Ngày 9-8, xét xử lại vụ Cha Tự.
- Ngày 12-8, hành quyết Cha Năm, ông Lư Mỹ và Trùm Đích.
- Ngày 21-8, hành quyết Cha Viên.
- Ngày 24-8, bắt Cha Khoan, hai thầy giảng Thành và Hiếu.
- Ngày 27-8, bản án Cha Tự và y sĩ Cảnh.
- Ngày 5-9, hành quyết Cha Tự và y sĩ Cảnh.
- Ngày 8-9, có băo lớn.
- Ngày 21-9, hành quyết Thừa Sai Jaccard và Thầy Thiện.
- Ngày 13-10, Trịnh Quang Khanh được phục chức tổng đốc Nam Định, ông ra lệnh bắt giáo dân kư giấy xuất giáo và cứ 25 gia đ́nh có một thầy giáo giảng dạy về việc cúng tế tổ tiên.
- Ngày 24-11, hành quyết Thừa Sai Borie, Cha Điểm, Cha Khoa.
- Ngày 17-12, Cha Vialle chết trong rừng.
- Ngày 18-12, hành quyết ba thầy giảng Mỹ, Đường và Truật ở Sơn Tây.
Tổng kết nguyên trong năm 1838 có 23 đấng tử đạo đă được tôn phong, không kể các vụ bắt bớ khác và thừa sai chết, như Đức Cha Havard, Cố Candahl và Vialle trên đường trốn tránh.

IV. CÁC CUỘC BÁCH HẠI NĂM 1839

1.Diễn Tiến Năm 1839
Sau đợt bắt bớ ồ ạt năm trước, năm 1839 tương đối ít các cuộc lùng bắt hơn. Tuy nhiên Minh Mạng lại chú trọng đến việc giảng huấn với sắc lệnh ngày 3-10-1839. Sắc lệnh này chỉ tạo cơ hội cho các quan địa phương hạch sách làng Công Giáo và đ̣i tiền hối lộ.

2. Sắc Lệnh Ngày 29-7-1839
Nhân vụ xử hai ông Huy và Thể, vua Minh Mạng ra một sắc dụ mạt sát Công Giáo. Nội dung sắc dụ gồm sáu phần. Phần một vua kể ra các lời buộc tội Công Giáo là không tuân giữ luật nước, đầy dẫy giả dối, giảng
dạy những điều phi lư như thiên đàng, thánh giá, nước thánh, các đạo trưởng móc mắt người chết, dụ dỗ đàn bà con gái. Phần hai vua kể ra những việc đă làm để tận diệt đạo này như các h́nh phạt sắc dụ. Phần ba liệt kê các h́nh phạt dành cho binh lính. Phần bốn liệt kê những lư lẽ các quan phải làm cho lính bỏ đạo Gia Tô mà theo đạo nhà nước. Phần năm giải thích bổn phận hiếu đễ với cha mẹ để được giầu có và danh giá, người không chịu bỏ đạo sẽ phải trừng phạt và làm điếm nhục cha mẹ. Phần sáu truyền cho tất cả các quan trong nước phải tận tâm giảng dạy các chỉ thị của vua. Người nào chối đạo rồi th́ không phải đến nghe giảng nữa, người nào không sẽ phải tội chết. Người nào chưa có thề bỏ đạo th́ phải đưa đến trước mặt quan để đạp ảnh rồi mới được để cho yên, bằng không phải thọ h́nh.


3. Sắc Dụ Dựng Miếu Tại Mỗi Làng Và Giảng Dạy Mười Điều Huấn Dụ, Các Lễ Nghi Cúng Tế 3-10-1839.
Trước hết Minh Mạng cho rằng v́ ngu dốt mà dân chúng cố chấp theo đạo Công Giáo, nên cần phải giảng dạy và đề cao vẻ đẹp của đạo ông bà. Minh Mạng truyền lệnh cho mỗi làng phải dựng miếu kính tổ tiên và có thầy đến dạy về mười điều huấn dụ và các nghi lễ cúng tế.
Sắc dụ viết: "Tất cả các quan đầu tỉnh phải chỉ thị cho các quan cấp dưới sai các cai tổng, lư trưởng những làng có người Công Giáo để giảng dạy và xóa bỏ những sai lầm. Sau đây là những điều cốt yếu phải giảng dạy: "Ông Gia Tô, ông tổ đạo của các ngươi là một người ở nước xa xôi và thuộc ve một giống người khác lạ với các ngươi. Nếu đạo lư của ông ta thật củng cố ḷng trung với vua, hiếu thảo với cha mẹ, ḥa thuận với anh em th́ có ai bắt các ngươi theo đâu? C̣n đối với các thừa sai giảng dạy về một thánh giá trên đó có treo một đứa trẻ hoàn toàn không thể hiểu được. Tốt hơn hết là đừng tin tưởng ǵ vào đó. C̣n nếu các ngươi nói rằng theo đạo Gia Tô để được lên thiên đàng sau khi chết ư? Nhưng các ngươi hăy xem sự ǵ xảy ra cho linh mục Marchand, Cornay, cho trùm Hiền (Cha Fernandez), trùm Hai (Đức Cha Henares). Không phải là họ đă chết khốn nạn sao? H́nh khổ của họ không phải là một điều ghê sợ sao? Hẳn thật bốn thừa sai này giữ đạo hoàn hảo hơn tất cả dân chúng, đạo đă không ngăn cản cho họ khỏi chết, cũng như sau khi hành quyết đầu của bốn người đă tách rời khỏi xác. Xem đấy, chính họ đă kể lể những cái đẹp đẽ sau khi chết, cái chết của họ đă lật tẩy những lời xảo ngôn. Làm sao có thể lên trời khi người ta không c̣n sống được nữa? Trái lại các ngươi hăy xem gương các cha Việt Nam Duyệt và Kiên. Bây giờ những người đă đạp ảnh th́ đều được tự do và sống an b́nh cho tới ngày cuối đời chờ đợi nước trời dành cho họ. Hăy nói những niềm vui thiên đàng ở về phía nào và những h́nh khổ hỏa ngục về phía nào? Nếu các ngươi không nhạy cảm về các điều suy nghĩ trên và nếu các ngươi tiếp tục hội họp để cầu kinh bí mật, các ngươi có bằng chứng là điên rồ và cố chấp trong tội ác. Đó là những ư tưởng lớn cần phải quảng diễn cho người Công Giáo để soi sáng và dẫn dụ họ trở về. Theo ḷng nhân từ sẵn có, trẫm cho triển hạn một năm để những người có trách nhiệm phổ biến những huấn thị này để qua những lần giảng giải, dần dần họ thâm nhập vào được tinh thần của người Công Giáo, soi sáng họ hối hận về quá khứ và quyết tâm sửa đổi trong tương lai. Cũng phải thúc ép các người tín hữu dựng đền thờ tại mỗi làng để cứ thời hạn ấn định sẽ cúng tế các tổ tiên và thần làng. Chính nhờ làm trọn những nghĩa vụ này mà họ thâu hồi những quyền lợi và được mọi người kính trọng và tỏ ra xứng đáng trong thời đại thái b́nh của triều đại trẫm. Nếu sau khi đă công bố lệnh các quan không tận t́nh ép buộc được các cai tổng và lư trưởng để thi hành lệnh, và nếu những cai tổng, lư trưởng không nhiệt tâm giáo hóa dân chúng, th́ hết thời hạn định, nếu c̣n các người Công Giáo phản nghịch trong nước, không có dấu hiệu phục ṭng bên ngoài nghĩa là ban ngày là lương, nhưng ban đêm lại thực hành đạo và truyền đạo, th́ khi ấy phải trừng phạt không thương tiếc tất cả những người Công Giáo bất trị và những viên chức chểnh mảng."
Sắc dụ trên là cơ hội cho bao nhiêu quan bắt ép dân Công Giáo phải góp tiền dựng chùa, trả tiền cho thầy đồ dạy các điều cúng giỗ tại các làng. Chỉ với tiền bạc đút lót, quan mới làm ngơ không bắt dựng chùa, c̣n thầy đồ vừa được quan trả tiền vừa được dân Công Giáo đút tiền để đừng dạy dỗ những điều sai lầm.

 


V.CUỘC BÁCH HẠI ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG NĂM CUỐI CÙNG CỦA VUA MINH MẠNG 1840.

Trong sắc lệnh ngày 3-10-1839 Minh Mạng ra hạn một năm bắt các quan phải giảng dạy việc thờ kính ông bà và dựng miếu với quyết tâm xóa bỏ hẳn được dấu vết đạo Công Giáo. Nhưng năm đó lại là năm cuối cùng Thiên Chúa để cho ông sống. Từ vua cho đến quan không làm cái ǵ khác ngoài việc bắt bớ và xử tử các đạo trưởng cũng như những giáo dân trung kiên. Điều này không những không hủy diệt được đức tin của các tín hữu mà trái lại c̣n có tác dụng khích lệ ngay cả lương dân thêm xác tín vào đạo Thiên Chúa là đạo thật. Giáo hội có thêm 15 vị anh hùng tử v́ đạo trong năm 1840 này.

Ngoài việc bắt bớ đạo Công Giáo, Vua Minh Mạng c̣n một mối lo là họa xâm lăng của các cường quốc tây phương. Những người của các nước này đă đặt chân lên Ấn Độ, Trung Hoa.
Năm 1840, Minh Mạng sai nhiều tàu Việt Nam đi ḍ la thái độ của các quốc gia tây phương ở Anh, Nam Dương và chính tại Âu châu. Ngày 28-2-1840 một chiếc tàu đi Ấn Độ để t́m hiểu thái độ của người Anh, một tàu khác đi Batavia để ḍ la người Hoa Lan. Thừa sai Regereau trong lá thư đề ngày 25-4-1840 cho biết có ba nhóm sứ giả Việt Nam tới Penang,
Mă Lai để sửa soạn đi các nơi ḍ la tin tức. Đến tháng 11 th́ một nhóm khác gồm hai vị quan và hai thông ngôn đi Pháp và Anh. Theo Dương Quảng Hàm và Phan Phát Huồn th́ Phan Thanh Giản là một trong các vị sứ giả này. Theo Phạm Văn Sơn th́ hai vị quan nói trên là Tôn Thất Tường và Trần Viết Xương. Phái đoàn được bộ thương mại tiếp ngày 5-1-1841 rồi sau đó sang Anh. Phái đoàn trở lại Penang th́ được tin Minh Mạng đă qua đời ngày 20-10-1841 v́ ngă ngựa.

VI. TỔNG QUÁT VỀ CUỘC BÁCH HẠI ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG 21 NĂM DƯỚI THỜI VUA MINH MẠNG

Trong lịch sử bắt đạo ở Việt Nam, cuộc bắt đạo dưới thời Minh Mạng là nổi bật về thái độ thù ghét đạo Công Giáo hơn cả và là cuộc bắt đạo tàn bạo, khoa học và rất luật pháp. Các vị anh hùng tử đạo đă hoàn toàn tự do đón nhận vinh dự được đổ máu v́ đức tin Kitô chứ không chịu để chuộc tự do bằng tiền bạc hay bằng lời khai gian dối. Các ngài đều lănh nhận một bản án tử đạo rơ ràng.

Lư do của cuộc bách hại chính là thái độ thù ghét đạo Công Giáo của Minh Mạng. Trong khi ít giao tiếp với các thừa sai, Minh Mạng đi t́m một lập trường của ḿnh trong các sách cổ Trung Hoa và đưa lư thuyết Nho Học lên địa vị độc tôn, v́ Nho Học củng cố chế độ quân chủ chuyên chế. Chính v́ mộng ước muốn biến ḿnh thành chúa tể mà Minh Mạng đă nổi giận trước thái độ suy tôn một Thiên Chúa của người Công Giáo và coi Hoàng Đế chỉ ở bậc thứ nh́. Minh Mạng coi đạo Công Giáo do ngoại nhân đem vào là một xỉ nhục cho quốc gia, một tai họa cho dân chúng. Với Minh Mạng, trong nước không thể có hai vua cũng như không thể có hai tôn giáo, đă có đạo tự nhiên thờ kính ông bà rồi th́ không thể có đạo thờ Thiên Chúa trời đất. Minh Mạng mô phỏng đạo Công Giáo để lập ra các lễ lạy và 10 điều răn cho dân chúng dễ thấm nhập.

Nhịp độ bắt bớ người Công Giáo tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị trong nước. Ta có thể chia cuộc bách hại đạo Công Giáo của Minh Mạng thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất khi chưa nắm vững ngai vàng v́ c̣n nhiều cựu thần và giặc giă (1820-1833), Minh Mạng c̣n dè dặt trong cuộc bách hại đạo Công Giáo;
- Giai đoạn thứ hai sau khi đă dẹp xong giặc giă và củng cố được lớp quan lại trung thành và mù quáng với chế độ quân chủ, điển h́nh là những người như Nguyễn Công Trứ, Minh Mạng thẳng tay thi hành chương tŕnh tiêu diệt đạo Công Giáo (1833-1841).

Kế hoạch bắt đạo trong giai đoạn thứ nhất của Minh Mạng rất khôn khéo. Để tránh tiếng là một hôn quân bạo chúa, Minh Mạng xúi các quan làm tờ kiến nghị lên án đạo Công Giáo là tà đạo, mê hoặc dân chúng, làm hủy hoại thói lành trong nước. Các quan liên tiếp viết các kiến nghị như kiến nghị ngày 12-2-1825, kiến nghị tháng 8-1826, lệnh ngày 1-1-1827, lệnh tháng 9-1830. Chương tŕnh tinh vi của Minh Mạng là khủng bố tinh thần giáo dân với những sắc lệnh cấm đạo và lên án đạo Công Giáo là tà đạo, ngăn chặn số thừa sai vào nước, tập trung các thừa sai để vô hiệu hóa các hoạt động truyền giáo, cấm chứa chấp đạo trưởng.
Bắt đầu từ giai đoạn hai, Minh Mạng hạ lệnh xử tử đạo trưởng cũng như những người chứa chấp đạo trưởng và những người cố chấp, đồng thời phủ dụ dân chúng bằng 10 điều huấn dụ ngày 15-7-1834. Nhưng trước các kế hoạch nói trên số tín hữu vẫn gia tăng đến nỗi Minh Mạng sợ có thể trở thành mối nguy lớn nếu họ nổi loạn. Từ năm 1838 Minh Mạng ra lệnh đánh đập tra khảo tàn ác không chút thương xót.
Chính Minh Mạng đưa ra những lời vu cáo chế diễu đạo, như móc mắt người sắp chết làm bùa mê, trai gái chung chạ nhau để lấy chất làm thuốc mê quyến dũ. Trong các h́nh khổ tra tấn, Minh Mạng đă sáng chế ra một thứ cổ quái là lấy rắn độc đút vào áo của các nữ tín hữu trong khi cột chặt các ống chân ống tay áo để rắn không chui ra được.
Lệnh của Minh Mạng không hẳn là được mọi quan thi hành, tuy nhiên các quan trông thấy Minh Mạng là run sợ nên cũng phải thi hành cho có lệ. Người bị Minh Mạng khiển trách không thi hành lệnh vua là Trịnh Quang Khanh, quan tổng đốc tỉnh Nam Định, một nơi có đông đảo giáo dân Công Giáo. Minh Mạng đă biến Trịnh Quang Khanh thành tên đồ tể sát hại không biết bao nhiêu người Công Giáo để giữ vững địa vị. Thâm độc không kém ǵ Minh Mạng, Trịnh Quang Khanh dùng tù nhân làm mật thám để lùng các nơi trú ẩn của linh mục, và hành hạ thân nhân để tra khảo. Kết quả riêng tại Nam Định số các anh hùng tử đạo được tôn phong thật là cao, gần một nửa số nạn nhân của Minh Mạng. Trong số 58 thánh tử đạo dưới thời Minh Mạng th́ Nam Định đă đóng góp 24 vị. Số c̣n lại thuộc các tỉnh khác nhau: Quảng B́nh 5, Sơn Tây 4, Nghệ An 1, Hà Nội 4, Ninh B́nh 3, Bắc Ninh 7, và Hải Dương 2.


VII. KẾT LUẬN
"Cây có cội, nước có nguồn". Sức sống của Hội Thánh hôm nay là thành quả của hơn 400 năm hạt giống Tin Mừng được gieo trồng. Cũng là thành quả của hơn 300 năm cây đức tin được vun xới và phát triển, hơn ba trăm năm Hội Thánh chia sẻ muôn nỗi thăng trầm của quê hương, và cũng là hơn 300 năm chan ḥa hồng ân Thiên Chúa.
"…Nh́n về quá khứ, chúng tôi cảm mến sâu sắc bàn tay nhân lành của Thiên Chúa, đă êm ái và mạnh mẽ hướng dẫn Hội Thánh Người trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Chúng tôi biết ơn công lao của vô vàn tín hữu đă làm sáng tỏ đức tin và ḷng yêu nước của ḿnh... " (Trích Thư Chung HĐGMVN 1980, số 17).
Trước hiểm họa thực dân Pháp, triều đ́nh Nhà Nguyễn phải chọn một trong hai con đường : hoặc là tiến hành cải cách trong nước, mở rộng bang giao để bảo toàn chủ quyền; hoặc là ch́m đắm trong chính sách thủ cựu, tự cô lập, cố gắng duy tŕ chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu. Và triều đ́nh đă chọn con đường thứ hai : dùng những điều luật hà khắc để trừng trị mọi hành vi bị coi như là chống đối, và thi hành những chính sách cấm đạo Giatô. Phân tích lư do việc cấm đạo là trách nhiệm của khoa lịch sử, trong khi đó, 14 chỉ dụ cấm đạo từ 1833-1862 là một thực tế lịch sử.
Và chúng ta biết, trong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam th́ thời kỳ bách đạo của Vua Minh Mạng có nhiều vị tử đạo nhất (58 vị), và như vậy theo ḍng lịch sử, chúng ta thấy các Đấng đă giữ vững Đức Tin, lấy máu đào minh chứng trong các thời cấm cách ác liệt.
Các vị đă được Giáo Hội tôn vinh ngày 19-06-1988
- 2 vị đă bị xử dưới thời chúa Trịnh Doanh (1740-1767)
- 2 vị đă hy sinh dưới thời chúa Trịnh sâm (1767-1782)
- 2 vị bỏ ḿnh do sắc lệnh của vua Cảnh Thịnh (1781-1782)
- 58 vị đă chết trong thời vua Minh Mạng (1820-1840)
- 3 vị đă chết dưới thời vua Thiệu Trị (1840-1847)
- 50 vị đă gục ngă do bàn tay Tự Đức (1847-1883).
Các ngài đă “giặt áo ḿnh trong máu Con Chiên” (Kh13,14). Máu của các Ngài đă loang lỗ chảy bằng đủ hết mọi cực h́nh cụ thể như:
- 75 vị đă bị xử trảm quyết (bị chém đầu)
- 22 vị bị xử giảo (bị giây thừng thắt cổ)
- 9 vị bị tra tấn và chết rũ tù
- 6 vị bị thiêu sống
- 5 vị bị lăng tŕ (phân từng mảnh thân thể, xẻo từng miếng thịt)
Các đấng tỏ ra kiên cường đến cực độ, và đó là t́nh yêu v́ Chúa hy sinh của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Cuối cùng, xin mượn lời của Đức Giáo Hoàng trong Sứ Điệp gửi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dịp kỉ niệm ngân khánh thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, Đức Gioan Phaolô II đă viết: “Nếu hạt cải gieo vào ḷng đất không mục nát, nó sẽ trơ trọi một ḿnh, nếu chết đi nó sẽ trổ sinh nhiều hoa trái (Ga12,24). Có phải tryuền thống công giáo của qúy chư huynh ṛng ră 8 thế kỷ hơn một lần được thắm đẫm gịng máu Tử Đạo, đă không minh chứng hào hùng, để lên tinh thần cho tương lai, cho những thế hệ trẻ trung của Đức Kitô sao? Hạt giống gieo vào ḷng lịch sử đă có một qúa khứ oai hùng, sẽ đảm bảo một tương lai phong phú cho mùa hoa nở trong vườn Giáo Hội Việt Nam” (Cf. Vatican 24-11-1985).
Giáo Hội chúng ta là Giáo Hội hào hùng, nơi phát sinh bao Đấng Anh Hùng Tử Đạo. Nhưng Giáo Hội chúng ta phải giữ vững niềm tin, truyền thống bao đời của cha ông, mặc dầu chông gai, mặc dầu sóng gió. Nhưng tin rằng “Qua Thánh Giá sẽ đến vinh quang” khải hoàn sống lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VietCatholic Bible 2002.
2. Lm Hồng Phúc CSSR (1998), Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo.
3. Px. Đào Trung Hiệu OP, Cuộc Lữ Hành Đức Tin, Luợc Sử Giáo Hội Việt Nam.
4. Giáo Hội Việt Nam Thời Tử Đạo. Cuộc Bách Đạo Của Vua Minh Mạng (1802-1841).
5. Lm Bùi Đức Sinh O.P (1972). Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, Nxb Chân Lư Sài G̣n 1972.
6. Một Giáo Sư Sử Học (1998). Giáo Hội Công Giáo Ở Việt Nam, Quyển Hai. Nxb Veritas Edition Calgary – Canada 1998.
7. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược.
8. Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng, Các Triều Đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên 1995.
9. Nguyễn Phan Quang, Việt Nam Thế Kỷ XIX (1802 – 1884). Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh 1999.
10. Nguyễn Đắc Xuân. Chín Đời Chúa Mười Ba Đời Vua Nguyễn. Nxb Thuận Hoá – Huế.
11. Vũ Ngọc Khánh, Các Vua Trẻ Trong Lịch Sử Việt Nam. Nxb Thanh Niên tháng 7 –1999.
12. Tôn Nữ Quỳnh Trân, Lịch Sử Việt Nam. Nxb Trẻ 1998.