VÀI NÉT LỊCH SỬ H̀NH THÀNH GIÁO PHẬN KON TUM
Giuse Trần Vĩnh Phúc, fsc & FX. Mai Huy Lịch, fsc


I. BỐI CẢNH
Công cuộc phúc âm hóa nơi các dân tộc ít người chỉ diễn ra rất muộn, từ khoảng cuối nửa đầu thế kỉ XIX,v́ từ trước đó việc giao tiếp b́nh thường giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số chưa phải là chuyện dễ dàng, phương chi việc các thừa sai truyền giáo cho người thuộc các anh chị em này.
Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế xă hội, khoa học kĩ thuật và đà gia tăng dân số cùng nhu cầu quản lư đất nước, khai thác các tài nguyên tự nhiên ở trong các vùng rừng núi, những cuộc tiếp xúc với các dân tộc thiểu số là nhu cầu.
Trong quan hệ với các dân tộc ít người, chế độ phong kiến Việt Nam từ nhiều thế kỉ trước đă duy tŕ một chính sách kiềm chế, canh chừng và có tính chất miệt thị và v́ muốn tranh giành các quyền lợi.
Đến khi người Pháp thống trị Việt Nam, họ đă thực hiệnnhững cuộc thám hiểm các vùng rừng núi Việt Nam nhắm vào các mục tiêu cụ thể, như chính sách chia để trị, cô lập các vùng sơn cước có dân tộc ít người với các vùng người Kinh cư trú, khai thác các tài nguyên lâm khoáng sả, mở mang đồn điền, kiểm soát các vùng lănh thổ biên giới và các vùng rừng núi.
Ngay từ khi người Pháp xâm nhập Tây Nguyên ở khoảng giữa thế kỉ XIX, các dân tộc ít người đă chống đối lại việc định cư của ngoại nhân dù là Việt hay Pháp.
Vào thế kỉ XIX, người Pháp thiết lập hệ thống hành chính, chia Tây Nguyên làm ba tỉnh Kontum, Pleiku và Daklak. Việc b́nh định Tây Nguyên là một quá tŕnh khó khăn và chậm chạp. Các thừa sai công giáo cũng như các viên chức và quân sĩ Pháp đều bị tấn công. Cuộc nổi dậy của Me Sao năm 1905 đă đánh phá vùng giữa M’drac và Buôn Mê Thuột .
Sau khi đánh tan cuộc nổi dậy của Me Sao, người Pháp dưới quyền của công sứ Léopold Sabatier đă xây dựng một hệ thống quản trị mới dựa trên nghiên cứu và tôn trọng các luật tục của người dân tộc thiểu số, lập bệnh viện, trường học, làm đường xá. Từ năm 1925, nhiềunhà khai thác người Pháp đă vào Tây Nguyên và trên các khu đất đỏ ph́ nhiêu ở Tây Nguyên, 92.000 ha đă sớm biến thành các đồn điền do các chủ nhân Pháp chiếm hữu và quản lư.
Ngừơi Pháp dần dần đă biến vùng này thành khu vực riêng biệt,làm b́nh phong ngăn ngừa không cho ngừơi Việt lên, để giành quyền cho ngừơi Pháp vào khai thác. Năm 1948 Bảo Đại đổi khu vực Daklak thành “Hoàng Triều Cương Thổ”,nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn số người đến lập nghiệp, và ngăn chặn các hoạt động kháng chiến.
Chính trong bối cảnh này, hoạt động truyền giáo được tiến hành tại vùng Kontum Pleiku cũng như Buôn Mê Thuột.


I. NHỮNG NGƯỜI ĐEM TIN MỪNG PHỤC SINH CHO NÚI RỪNG:

1.1 ĐỨC CHA CÚENOT - THỂ :
Etienne Cúenot sinh ngày 08.02.1802 tại Sous Réamont thuộc Bélieu, nước Pháp. Lớn lên, cậu vào chủng viện Besancon và thụ phong linh mục ngày 24.09.1825. Hoài bảo của tân linh mục là đi truyền giáo. Năm 1828, cha Cúenot xin nhập hội thừa sai Paris, và năm sau được cử đến Việt Nam. Ngày 31.05.1829, cha đến Kẻ Vĩnh ở Đàng Ngoài, ngày 24.07 cha vào miền Nam. Mới đầu cha được sai đến Lái thiêu để học tiếng Việt, đồng thời dạy các chủng sinh. Bốn năm dạy chủng viện, tuy là thời gian ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để cha hiểu nhiều về phong hóa địa phương, gắn bó với các cộng sự viên trong tương lai. Năm 1833, theo quyết định của đức cha Taberd Từ, cha Cúenot cho di tản các chủng sinh sang Thái Lan, rồi đi Penang, nay cha được lệnh trở về địa phận với chức vụ Giám mục phó kế vị.
Ngày 16.06.1836, đức cha Cúenot - Thể về tới B́nh Định, đặt trụ sở ở Gó Thị. Trong hai năm đầu 1836 – 37, cuộc bách hại hơi lắng dịu, v́ vua Minh Mạng lúc ấy phải đương đầu với nhiều khó khăn về chính trị.Tuy nhà vua đă dẹp yên được nhiều vụ nổi dậy ở ngoài Bắc cũng như trong Nam, nhưng vẫn chưa dành được ḷng dân.
Đức cha Cúenot - Thể bẩm tính cương quyết đến gan ĺ, một khi người đă quyết định th́ các trở ngại, thay v́ làm người nản ḷng lại càng gia tăng sự quyết tâm thực hiện. Đă bốn năm lần, đức cha thấy việc rao giảng Phúc Aâm cho đồng bào Thượng bị chận lại và coi như không thể thực hiện nổi, nhưng chưa bao giờ v́ vậy mà người có ư bỏ cuộc. Con đường này bị đóng, người cho mở con đường khác. Con đường mới này xem ra không thể qua được, người lại t́m lối đi khác, cho tới khi thành đạt mới thôi.
Ngăn trở chính cho sự quyết tâm của Người, l2 cuộc bắt bớ đạo của Nguyễn triều bấy giờ. Suốt dọc ranh giới phía tây của miền Trung, trong khoảng cách từ 2 – 3 nàgy đường, các dăy núi rừng trùng trùng điệp điệp do người Thượng chiếm cứ, thường có nhiều thương buôn người Kinh qua lại, trao đổihàng hóa với thổ dân. Đúng ra các dăy núi rừng này hoàn toàn độc lập với triều đ́nh, nhưng sự khó khăn nguy hiểm ở đó đối với các nhà truyền giáo không khác ǵ ở đồng bằng.
Những khó khăn bất cứ từ đầu đến không cản trở được quyết định của đức cha Cúenot – Thể. Theo lệnh người, đầu năm 1842 hai thừa sai Miche Mịch và Duclos Lộ cùng với thầy giảng Micae Cuông đă làm một cuộc mạo hiểm đầu tiên. Ba nhà truyền giáo vượt biên giới tỉnh Phú Yên, và khi đă đi được khá xa vào giữa vùng Thượng, th́ bị nhận diện và bị bắt. Những lái buôn người Kinh bắt hai cha và thầy Cuông áp giải về Phú Yên. Thầy Cuông phải đ̣n nhiều trận liên tiếp, chịu không nổi đă xuất giáo, khai nhiều điều bất lợi cho các thừa sai và anh em bổn đạo. Các quan mừng lắm, dùng thầy để dụ hai thừa sai theo ư ḿnh, đă nhốt chung với hai cha Miche và Duclos. Đêm ấy hai cha đă khuyên thầy Cuông hối hận về những lời khia gây hại cho anh em bổn đạo, và nhất là đă làm hại cho linh hồn ḿnh. Thầy Cuông nhận tội ḿnh, hối hận ăn năn, quyết tâm xưng đạo như trước. Thầy phải giam giữ lâu năm và can đảm xưng đức tin cho tới ngày chết trong ngục 17.04.1842 được dẫn ra Huế, cùng bị giam với ba thừa sai địa phận Tây Đàng Ngoài, là các cha Berneux Nhân, Galy Lư và Charrier Đoan, cho tới ngày 15.03.1843, th́ cả 5 thừa sai được trao cho tàu “L’ Héroine” đậu ở Cửa Hàn.
 Đức cha đáng kính Cúenot - Thể sống giữa cơn bách hại, có được một sự an ủi lá thấy đoàn chiên thêm đông số mỗi năm. Công việc truyền giáo hầu như trao hết cho hàng giáo sĩ bản quốc, với sự giúp đỡ của các tông đồ giáo dân, dưới sự điều khiển kín đáo của các thừa sai. Lúc này đức cha Cúenot - Thể vẫn ở trong hầm trú G̣ Thị sau khi chiếu chỉ của Tự Đức được ban hành ngày 07/06/1857, Ngài vẫn lănh đạo địa phận. Cha chính Herrengt lẩn trốn hết họ đạo này đến họ đạo khá. Hai cho Borelle Ḥa và Pernot Định cùng với một số chủng sinh nương náu trong rừng núi phía Tây và trên những hoang đảo sông Cửu Long. Nhờ những giáo dân quảng đại, can đảm và những nữ tu Mến Thánh Giá che giấu, Giám mục, linh mục đă thoát được những vụ truy nă gắt gao. Nhưng đó lại là đời sống của những kẻ lưu đày, buộc phải thay đổi nơi cư trú mỗi tháng, mỗi ngày, phải sống cảnh màng trời chiếu đất, trong rừng rú, trên śnh lầy, nhịn đói, nhịn khát, thời tiết cay nghiệt, liều mạng sống mỗi khi phải thăm viếng và giải tội cho một bệnh nhân hấp hối.
Tháng 10/1861, đức cha Cúenot - Thể cũng phải bỏ G̣ Thị, và trốn tránh sang họ đạo Vĩnh Thanh (Lạc Điền) cách xa đấy vài ba dặm, ở trọ mọt nhà bà đạo đức tên Lựu. Chúa nhật 24/10, vừa dâng Thánh Lễ xong, quan quân dột nhập vào nhà. Vị Giám mục vội chạy xuống hầm với hai chú giúp lễ, nhưng đồ lễ trên bàn c̣n đấy. Viên chỉ huy biết chắc có đức cha ở đây, thề sẽ đập nát căn nhà nếu không bắt được vị Giám mục. Mọi người trong nhà bị tra vấn nhưng không ai khai báo cái hầm trú ẩn của đức cha. Bà Lựu, chủ nhà bị đánh 17 roi mây. Đức cha ở dưới hầm đă hai ngày một đêm, khát nước đến khô họng, lại thấy quan quân không chịu rút lui, đức cha ra nộp ḿnh.
Lính xô người ngă xuống đất, và trói hai tay lại đàng sau, nhưng quan biểu cởi trói và mời người ngồi bên cạnh ông. Lính đặt gông lên hai chú giúp lễ và tất cả những người trong nhà bà Lựu và hai nhà bên cạnh, c̣n đức cha bị nhốt vào cũi chật hẹp. Tất cả bị áp giải lên thị trấn B́nh Định. Đúnglúc trong vùng có lụt lội, trên đường lắm chỗ người khiêng cũi lội tới thắt lưng, và cũi bị ngập. Một cơn mưa như trút làm cho nạn lụt thêm trầm trọng. Tới thị trấn, đức cha bị giam trong ngục tối, vài ngày liền sau đức cha lâm trọng bệnh: bệnh kiết lị. Đức cha chỉ phải ra ṭa một lần.
Trở về cái cũi của ḿnh, cơn bệnh kiết lị khắc nghiệt chỉ trong ṿng ba tuần lễ, đă làm đức cha kiệt sức và thở hơi cuối cùng ngày 14/11/1861, kết thúc 34 năm truyền giáo, không một ngày b́nh an. Đức cha qua đời được một ngày th́ bản án trảm quyết từ Huế vào tới B́nh Định. Quan án sát muốn chặt đầu thi thể đấng tử đạo, nhưng quan trấn can: “Ích lợi ǵ, người ta đă chết, chi bằng trói vào bốn cây tre đem đi chôn”. Các tín hữu bị giam ở đấy xin phép quan mua cho đức cha một cái ḥm xứng đáng, nhưng quan trấn không chấp nhận.

1.2 THẦY SÁU DO:
Đức cha Cúenot - Thể vẫn ôm hoài băo mở rộng địa hạt truyềnn giáo cho dân Thượng ở vùng cao nguyênphía bắc B́nh Định. Sau lần thất bại hồi năm 1842, năm 1848 đức cha lại quyết tâm như một nổ lực mới. Cận ranh giới phía tây tỉnh B́nh Định, có địa điểm An Sơn (xưa gọi là Tây Sơn), trung tâm buôn bán, là mối nghi kị của trềiu đ́nh nhà Nguyễn, nhiều luật lệ nghiêm cấm người Kinh định cư trên đất Thượng,và cấm người Thượng vượt quá An Sơn. Thời cấm đạo, một thừa sai người Aâu không thể mạo hiểm trên con đường An Sơn mà không liều ḿnh bị bắt giữ. Đức cha xét thấy cần phải có một người Kinh nào đó đi qua lại và thâu nhận tin tức về các bộ lạc Thượng ở xa hơn nữa, ngoài tầm lui tới của các thương buôn người Kinh, như thế mới có thể thiết lập cơ sở truyền giáo đầu tiên được.
May mắn lúc đó, địa phận Đông Đàng Trong có một đại chủng sinh tên là Do nhiều khả năng đức hạnh, và xem ra đă được Chúa quan pḥng đào tạo, để đảmnhiệm những công tŕnhkhó khăn nguy hiểm. Thầy Do vừa từ chủng sinh Penang về, sau 9 năm:7 năm chủng sinh và hai năm phụ tá giảng viên. Các vị giám đốc chủng viện đă hết lời khen ngợi thầy Do, qua các phiếu điểm gửi về cho đức giám mục của thầy. Đức tính nổi bật của Thầy là ḷng tin cậy tuyệt đối vào Chúa quan pḥng, và những biến cố gay cấn thường đánh gục sự can đảm của nhiều ngườ, th́ chỉ làm lớn mạnh ḷng dũng cảm nơi thầy.
Đức cha Cúenot - Thể biết rơ và đánh giá cao thầy Do, đă quyết định trao phó cho thầy thực hiện hoài băo của người, là mở đường lên cao Nguyên. Đức cha gọi thầy Do đến, và đi thẳng vào vấn đề:
Qua ngả An Sơn, thầy đi t́m một con đường truyền giáo cho các bộ lạc Thượng, thầy sẽ làm thế nào để hoàn thành việc đó?
Con sẽ làm lái buôn và trong khi giả bộ buôn bán, con sẽ tiến sâu vào bên kia ranh giới mà các thương buôn chưa từng vượt qua. Một khi việc khảo sát địc h́nh xong xuôi, con sẽ trở về và đưa một vị thừa sai đến vùng đó.
Quá tốt, cha mong đợi nhiều nơi thầy. Nhưng để thực hiện một việc quan trọng như vậy, cha sẽ xin Chúa Thánh Thần ban đủ can đảm qua việc phong chức phó tế. Thầy hăy b́nh tâm và cầu nguyện, để đón nhận ân sủng mà Thiên Chúa sắp ban cho thầy.
Tám ngày sau thầy sáu Do cất bước lên đường về hướng An Sơn. Để khỏi ai chú ư đến ḿnh, thầy Do vận bộ đồ áo rách rưới, nhanh nhẹn vượt qua các ngọn đồi hiểm trở, phân cách An Sơn và đồng bằng B́nh Định. Dự định của Thầy là làm lái buôn. Nhưng thầy đă không nghĩ rằng muốn buôn bán nơi miền Thượng, cần phải có môn bài mà chính quyền bán đấu giá hằng năm theo thời ḱ ấn định.
Không có môn bài, thầy sáu Do thay đổi kế hoạch, làm đầy tớ cho một lái buôn người Kinh ở An Sơn. Oâng chủ rất hài ḷng về người đầy tớ, thăng bậc cho thầy làm đầu bếp, tháp tùng ông chủ. Oâng chủ vẫn chưa biết thầy là người có đạo, và thầy phải giữ kín chí hướng của ḿnh để làm nhiệm vụ. Thầy học hỏi ngôn ngữ, phong tục,tập quán của dân tộc Thượng. Sau 6 tháng, thầy sáu Do trở về G̣ Thị báo cáo mọi sự việc cho đức cha. Thầy đề nghị thử làm lái buôn thực thụ để đi sâu vào các bộ lạc. Đức cha tán thành và cho bốn chủng sinh đi theo. Thầy Do trở thành ông lái buôn lớn, có hàng hóa và có kẻ hầu người hạ. Chính v́ thế mà thầy thất bại, người ta tưởng ông lái buôn bự này giàu có, người Thượng Hà Drong mưu sát thầy để đoạt hàng hóa, đồng thời bắt ông chủ và đầy tớ bán sang Lào làm nô lệ. Nhưng Chúa đă giữ ǵn thầy, giữa đêm khuya thầy sáu Do cùng đồng bạn chạy trốn về G̣ Thị, bỏ tất cả hành lư đồ đạc. Tuy nhiên, trong chuyến đi vất vả khó nhọc ấy, thầy đă đạt được những kết quả quan trọng: dọn đường cho công cuộc truyền giáo lên cao nguyên.
Cuối năm 1849, thầy sáu Do dẫn đường cho cha Jean Combes lên đất người Thượng. Đó là vị thừa sai đầu tiên được phái đi truyền giáo cho dân tộc Banah. Cha Combes trẻ tuổi mà đă có cái điềm tĩnh của người già, vững chắc, tài nhận xét và tinh ư lạ thường. Người rất đạo đức, hiền hậu vui vẻ và hồn nhiên. Trong những ngày ảm đảm khó khăn nhất, người không bao giờ xuống tinh thần.Cha được đức giám mục Cúenot - Thể phái đi ḍ đường và thử nghiệm với thầy sáu Do. Tới trạm G̣, ngôi làng cuối cùng sát biên giới, cách G̣ Thị 3 ngày đường cha Combes dựng một ngôi nhà và gọi lên đó vài ba giáo dân tin cẩn, trong số này có một thầy lang và giàu kinh nghiệm. Trong khi thầy sáu Do vận động mua được môn bài buôn bán trong các làng Thượng lân cận, trên con đường đi tới xứ Banah.
Nhưng rồi cuộc mạo hiểm toàn gian nan thử thách. Hùm rống, voi rượt, thời tiết xấu, trời đổ mưa ngày đêm,những khe suối nước dâng lên và chảy xiết, không sao lội qua được. Thế là hai nhà “mạo hiểm” quay trở về, biết sẽ phải hổ thẹn khi gặp lại Đức cha mà “kể lể sự t́nh”. Đức cha Cúenot - Thể lạnh nhạt tiếp hai nhà viễn du bỏ cuộc, nói với họ: “v́ thời tiết xấu c̣n kéo dài, tôi cho các vị 15 ngày để nghỉ ngơi. Su thời gian này, các vị sẽ lên đường. Và lần này, đừng có vô phúc mà quay trờ về như lần này nữa”. Đồng thờiđể đảm bảo thành quả cho cuộc mạo hiểm mới, đức cha ra lệnh cho cha Marie Charles Fontaine sửa soạn cùng đi. Cha Fontaine có tuổi hơn cha Combes, và đă phục vụ trong địa phận Tây Đàng Trong, người sẽ là cố vấn cho cha Combes.
Sau 15 ngày ấn định để chuẩn bị, giữa tháng 05.1850 cha Combes, cha Fontain có thầy sáu Do mở đường, với một số thanh niên xung phong trong đoàn,tất cả lân đường đi trạm G̣. Trước khi lên đường, đức cha Cúenot - Thể căn dặn các thừa sai phải tránh một tù trưởng Banah tên là Bok Khiêm. Oâng này nổi tiếng hung dữ khắp vùng, lại được triều đ́nh huế tín nhiệm và nh́n nhận ông là lănh tụ tất cả dân Thượng. Nhưng càng tránh né, th́ ông lại là người hai cha gặp đầu tiên khi mời bước vào làng Kon Phar. Nh́n thấy hai người Aâu da trắng, mũi cao, râu rậm, lại từ một con đường rất ít được sử dụng Bok Khiêm bỡ ngỡ, ông cố b́nh tĩnh lại và hỏi: “Các ông là ai, từ đâu đến? Tôi thấy thương hại các ông lọt vào xứ khốn khổ này, tôi cảm mến các ông, các ông không phải sợ ǵ cả. Tôi là vua của cả vùng này, tôi sẽ bảo vệ các ông”. Sau khi nói ḿnh là ai,đến làm ǵ,hai thừa sai được Bok Khiêm đề nghị kết nghĩa, gọi thừa sai là cha gọi thầy sáu Do là em. Thật Chúa quan pḥng đă làm công việc ḱ điệu, khác với ư nghĩ của con người. Cuộc gặp gỡ Bok Khiêm đưa tin về cho đức cha Thể, người rất xúc động khi hay tin này.
Các nhà truyền giáo xin ông Khiêm đưa đi xa hơn, v́ ở Kon Phar có nhiều người Việt buôn bán, sợ bị dẫn về B́nh Định. Oâng Khiêm đưa các vị đến làng Kon Kơlơng, chủ tịch làng này tên Blui là bạn ông Khiêm. Oâng chủ tịch nghe bạn giới thiệu, liền nhường cho ba nhà truyền giáo và anh em cùng đi khu rừng rậm rạp cách đấy không xa. Các giáo sĩ dựng lên giữa rừng xanh một cái cḥi. Cḥi này ngăn làm hai, một pḥng làm nơi sinh hoạt, một làm nguyện đường. Đó là “thánh đường” đầu tiên của xứ Banah.
Tháng 10.1850, thầy sáu Do trở về G̣ Thị rước hai cha Desgouts và Dourisboure lên tăng cường. Cha desgouts hiền lành, dễ thương có tài làm vui mọi người, lúc ấy người đă 45 tuổi và đang cai quản một giáo xứ Quảng Ngăi, th́ được sai lên cao nguyên. Cha Dourisboure có tên Việt là Aân, 25 tuổi mới đến Việt Nam được 3 tháng. Thầy sáu Do dẫn hai cha theo đường đă khám phá trước. Trên đường, cha Desgouts hết sức vất vả, bước đi lại ngă, thầy sáu th́ bị nạn chông của Mọi,máu chảy nhiều, bước đi hết nổi, phải nhờ người khiêng và nhờ cậy người Thượng kiếm lá băng bó. Sau mấy ngày nghỉ chân, ba nhà truyền giáo lại băng rừng, thẳng tới Kon Kơ lơng. Nơi đây, bốn cha, các thầy và chủng sinh ở chung trong một cḥi nhỏ giữa rừng. Tất cả phải nằm đất lạnh, thuốc thang thiếu thốn, dễ mắc bệnh sốt rét: mặt bủng, da ch́, bụng to, má hóp.
Các nhà truyền giáo học tiếng Banah và làm quen với thổ dân. Cha Combes ở Kon Lơsâm, cha Desgouts và thầy sáu Do ở Kơhai, cha Doirisboure bắt buộc phải ở chung nhà đồng bào Thượng ngoại giáo tại Kon – Trang. Chỉ có hai cha Combes và Desgouts được phúc dâng thánh lễ mỗi ngày, c̣n hai cha sau chỉ được một ngày mỗ tháng. Ngày 01.01.1852, một em bé hấp hối chềt, được Rửa tội.
Khoảng giữa năm 1852, đức cha Cúenot gọi thầy sáu Do về B́nh Định, để dọn ḿnh chịu chức linh mục. Thừa sai trẻ tuổi Armoux lên thay thế, theo giúp cha Dourisboure. Hai thừ sai Fontaine và Desgous được sai phái xuống phía nam. Cha Combes soạn một tập giáo lư bằng tiếng Banah, phiên dịch kinh bổn mà người giáo hữunào cũng phải biết, phải đọc. Cha Dourisboure dịch tất cả công tŕnh của cha Combes từ tiếng Banah sang tiếng Sơđăng. Chúa soi sáng cho hai trẻ em tên Ngui 12 tuổi, con út của ông Lam, chủ ngôi nhà lớn mà thừa sai Dourisboure trú ng, và em thứ hai là Pat 9 tuổi mồ côi được cha Dourisboure mua về nuôi. Cha Dourisboure dạy giáo lư cho các em, nhờ ơn Chúa các em tin vững vàng chân lư trong đạo. Ngày 16.10.1853 được ghi như ngày khai sinh của xứ truyền giáo. Hai em Thượng tân ṭng đầu tiên lănh Phép Rửa. Em Ngui mang tên thánh Giuse, em Pat nhận thánh Gioan.
Cha Combes cũng được sự an ủi hơn thế nữa. Trong ba năm, cha đă rửa tội trước hết cho hai người. Một hôm cha gặp ông Hmur, chủ tịch làng nơi cha ở, ông này từ Kon Kơsâm đến Kon Kơlơng để thăm ông bạn Bliu. Thấy đời sống của các cha, các thầy, ông Hmur đem ḷng mến phục. Khi trở về làng, ông xin cha Combes dạy đạo và chịu phép Rửa cũng với vợ con và một số dân làng. Cha Combes được đức cha Cúenot đặt làm bề trên (1853 – 57), và dạy người lấy Kon Kơsâm làm trụ sở xứ truyền giáo, vừa mới khai sinh trong gian khổ và từ từ. Đức cha địa phận cũng dạy các cha họp nhiều gia đ́nh thành từng làng và mỗi thừa sai ở cố định một nơi.
Thầy sáu Do được đức cha Cúenot - Thể phong linh mục vào một ngày giữa năm 1853. Ngay sau đó, vị tân linh mục trở lại xứ Banah,lập họ đạo Breng gần Kơhai (Kontum ngày nay). Thấy dân làng không muốn ḷng đạo, cha tung tiền bạc ra để chuộc tôi mọi đem về, ra công giáo hóa họ theo tinh thần Phúc Aâm, c̣n dựng vợ gả chồng cho họ, lập làng Kơhai. Sau đó, cha sai em cha là thầy Thám cùng với mấy thầy khác và chủng sinh đi cất cḥi tại Dktum, v́ nơi đây có đồng ruộng mênh mông.
Tính người thổ dân ưa sống tự do, nay đây mai đó, không thích cày cấy, cha Do và các thừa sai dạy họ cày bừa giao văi gặt hái,luyện tập họ chịu khó làm ăn và bỏ dị đoan. Xưa kia người Thượng chỉ dùng hai tay phát rừng, tỉa lúa,nên không đủ ăn, họ không dám bắt trâu ḅ cày bừa v́ sợ thần phạt. Thấy người Thượng tin dị đoan, cha Do biểu người nhà của cha bắt trâu ḅ cày bừa, tỉa lú. Đến mùa gặt được nhiều lúa, nhiều bắp mà không thấy thần giáng tai họa xuống cho ai hết, người Thượng thấy thế kéo nhau đến xin cha Do giúp họ cặp trâu, đôi ḅ để làm ruộng. Từ đấy dân Thượng làm ăn có kết quả, được mùa và không c̣n túng đói như xưa. Cha Do và các thừa sai c̣n dẫn nhiều người Kinh lên lập nghiệp ở đây,và dạy họ sống gương sáng cho thổ dân, khuyến du họ về với Chúa.
Ngày 14.09.1857, cha bề trên Combes qua đời, vào lúc đức cha Cúenot định gọi người về G̣ Thị để tấn phong Giám mục phó kế vị. Cha Dourisboure Aân được đặt làm bề trên kế tiếp. Cha Aân sẽ là người làm cho xứ truyền giáo Pháp và Việt đă thành công trong việc đặt nền móng cho một giáo phận sau này.năm 1870, số giáo dân vào khoảng 800. Hai năm sau 1872, cha Do qua đời tại Đồng Quả(B́nh Định). Cha bề trên Dourisboure Aân sống giữa nơi rừng thiêng nước độc, chịu đủ mọi thứ gian nguy: thú dữ, bệnhtậ, với cảnh cô đơn thiếu thố cùng cực. Người đă đứng vững đựơc khoảng 35 năm trên miền thượng du này, trong khi các thừa sai khác, đồng lưu với ngài, đă không ai sống nổi quá 10 năm, có vị chỉ sau vài ba tùan đặt chân lân đất cao nguyên đă ĺa trần hoặc phải bỏ xứ, v́ không đương đầu nổi với hung thần sốt rét rừng và kiết lỵ, mặc dù đang tuổi thanh xuân cường tráng!
Cha Aân có về Pháp nghỉ dưỡng bệnh khoảng một năm, rồi trở về nhiệm sở núi rừng của người, măi cho đến năm 1885,cha được gọi về Sài G̣n dưỡng bệnh với chức bề trên chủng viện. Cách dưỡng bệnh này thật bi thảm: nuôi bệnh cho ngày càng càng thêm nặng, chỉ ít lâu sau,cha phải sang Hong Kong t́m thầy chạy thuốc.Bệnh t́nh không thuyên giảm, cha phải bỏ Hong Kong về Pháp. Vừa cập bến Marseille ít hôm, cha qua đời tại đó, hưởng thọ 65 tuổi.


II. THỜI KHAI SÁNG GIÁO PHẬN (1848 – 1932)

2.1 Thời Khai Sáng Giáo Phận Từ 1880 – 1932:
Xứ truyền giáo Cao Nguyên lần thứ nhất được đức Giám mục Galibert Lợi, lên viếng thăm năm 1880. Sau cuộc viếng thăm này, Đức cha lâm bệnh phải trở về Pháp chữa trị năm 1881, không khỏi bệnh và mất hồi tháng 04.1883. Cha bề trên Pierre Dourisboure Aân (1857 – 85, +1890) người được coi là vị sáng lập và tổ chức xứ truyền giáo, đă sống với dân Banah trên 30 năm. Sau cha Aân là hai cha bề trên Jules Vialleton Truyền (1885 – 1905) và Jean B. Guerlach Cảnh (1905 – 12). Cha Guerlach cùng với một số thừa sai và linh mục giáo phận hoạt động rất hăng say và kết quả. Năm 1912 là năm cha Guerlach qua đời, con số giáo dân lên 11.650 (khoảng 3.000 người Kinh). Từ đây, xứ truyền giáo được trao vào tay hai cha Emile Kemlin Văn (1912 – 24), Martial Jannin Phước (1924 – 32).Giáo phận Qui Nhơn năm 1932 phồn thịnh với con số trên 80.000 giáo dân, 42 thừa sai Pháp, 86 linh mục bản quốc. Đức Cha Tardieu Phú xin Ṭa thánh chia giáo phận và lập Giáo Phận Kontum. Công cuộc truyền giáo ở vùng Cao Nguyên này khởi sự từ giữa thế kỉ XIX thời đức cha Cúenot – Thể. Những bộ lạc theo đạo chủ yếu là Banah, Jolong, Rongar, Sơđăng, và Jơrai.
Khi thành lập giáo phận 18.01.1932, Kontum được đặt dưới quyền vị Giám mục giáo sĩ 14 thừa sai, 12 linh mục Việt, 3 Banah (ba vị linh mục là Giuse Châu, Antôn Đen và Micae Hiân), 160 thầy giảng, 4 đại chủng sinh, 15 tiểu chủng sinh. Đức cha Jannin được tấn phong Giám mục hiệu ṭa Gadara tại thánh đường Kontum ngày 23.06.1933, do đức Khâm sứ Ṭa Thánh Dreyer. Giáo phận mới gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Daklak và một phần tỉnh Lào Attopeu, rộng 72.000 km2 với dân số khoảng 700.000 (đa số là đồng bào Thượng).
Khi thành lập giáo phận, giáo dân tập trung trong tỉnh Kontum và Pleiku; thuộc tỉnh Daklak và trên lănh thổ Attopeu (Lào) chỉ khoảng 30 giáo dân. Ngày 29.01.1934, đức cha Jannin Phước đi kinh lư tỉnh Daklak, t́m một khu đất lập họ đạo tại trung tâm Buôn Mê Thuột, số giáo dân lớn nhỏ khoảng 50 người. Cũng năm ấy ngày 11.05, thầy giảng Phaolô Hiền được cử đến lập nhà giáo và nhà nguyện nhỏ. Buôn Mê Thuột bấy giờ chỉ là một họ lẻ thuộc giáo xứ Pleipơo (La Sơn) tỉnh Pleiku. Tháng 01.1935, Cha Phansinh Nguyễn Thanh Bổn chính xứ Pleipơo lần đầu tiên đến thăm họ đạo Buôn Mê Thuột, họ đạo bấy giờ đă có khoảng 150 giáo dân và dự ṭng. Tháng 10.1936, nhà nguyện được sửa lại bằng gỗ vững chắc hơn.
2.2 Chia Địa Phận Tây Đàng Trong
Vào những năm kế tiếp, vài ba vụ mưu toan vượt biên khác qua lối Quảng Nam và Quảng Ngăi, đều thất bại. Nói thế để minh cứng sự quyết tâm không ǵ lay chuyển nổi đức cha Cúenot – Thể, Sau này chúng ta sẽ thấy người thành công như thế nào. Vị Giám mục vẫn ở G̣ Thị, mặc dù biết ḿnh là đối tượng các quan theo dơi, đức cha cứ liều mạng đi thăm nhiều họ đạo trong năm 1845, và đă thoát được nhiều nguy cơ bị bắt.
Bằng chiếu thư 02/03/1844, đức Thánh Cha Gregori XVI chia địa phận Đàng Trong làm hai: Địa phận Đông và Địa phận Tây. Đức cha Cúenot - Thể cai quản địa phận Đông từ Phan Rang ra tới sông Gianh. Địa phận Tây được đặt dưới quyền lănh đạo của Đức Cha Lefèbvre Ngăi (1844 – 1864).
2.2 Thành Lập Chủng Viện Thừa Sai Kontum Và Hội Giáo Phu (1932 – 1960)
Giáo phận Kontum, đức cha Jannin Phước vừa nhận quyền giáo phận, đă lên tiếng mời gọi những tâm hồn tông đồ và ơn gọi từ các giáo phận khác. Bởi v́ giáo dân Kontum ¾ là đồng bào Thượng, họ không thể cung cấp đủ ơn gọi cần thiết. Hưởng ứng lời mời, 80 thanh thiếu niên người Kinh đă t́nh nguyện vào chủng viện, hi sinh đời ḿnh vào việc rao giảng Phúc Aâm cho anh em đồng bào Thượng.
Đức cha mời các sư hunh Thánh Giuse Nha Trang lên. Ban đầu chỉ có hai thầy, đến sau thêm một. Các thầy mở trường dạy trẻ. Ḍng Mến Thánh Giá từ G̣ Thịlên lập hai cộng đoàn, gồm 25 nữ tu phục vụ trong hai cơ sở giáo dục tại thị xă Kontum. Nay thêm một cộng đoàn nữa cũng ở Kontum, mở lưu xá dưới sự điều khiển của 6 nữ tu (3 Việt Nam và 3 Banah). Ḍng Bác ái Vinh sơn lên Kontum từ hồi tháng 04.1938, đảm nhiệm thêm cô nhi viện và trường Phương Nghĩa, coi sóc luôn trại cùi Dakia.
2.2.1. Thành Lập Giáo Phu Tại Kontum :
Hội thầy giảng đồng bào Thượng, do Đức cha thành lập từ năm 1909. Con số Giáo phu đă lên tới 300, năm 1938 đức cha xây cất trường Cúenot đào tạo “Giáo phu” (thầy giảng Thượng). Ngay cạnh trường Cúenot, một nhà in với Nguyệt San Mục Vụ. Cũng năm ấy, đức cha thiếtlập tiểu chủng viện Thừa sai (toàn bằng gỗ, ba tầng), đứng bề thế trên một ngọn đồi (30 chủng sinh) và trường Thử (60 học sinh) ở Kontum, 8 đại chủng sinh: ba học ở Penang, 2 Hà Nội, 3 Qui Nhơn.
Dưới quyền lănh đạo của đức cha jannin Phước, giáo phận Kontum phát triển mạnh, mặc dù gặp phải rất nhiều trở ngại. Thừa sai Décrouille Tông quản hạt Kon Mah cho biết làng Kon – Chang – Kông sau một cơn hỏa hoạn, đă lâm phải ôn dịch chết 57 mạng trên 800 người. Đối với đồng bào Thượng, đó là niềm không may, nhưng họ vẫn trung thành và giữ đạo. Ở Dak Kôna, trong ṿng 2,3 năm 3000 người chịu phép rửa, ở hạt Polei Pô, về phía đông nam giáo phận, đă thiết lập được nhiều tiểu tổ công giáo.
“Thiên Chúa đă chọn những ǵ yếu kém trên đời, để hạ những ǵ hùng mạnh, Người đă chọn những ǵ đời cho là hèn mạt không đáng kể, những cái không không, để hủy diệt những ǵ có giá, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người” (1Cr 1,27 – 29). Anh em đồng bào Thượng có là ǵ, cũng chính là bởi Ơn Thiên Chúa kết hiệp họ với Đức Kitô. Đấng đă mang lại cho họ sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa, đă làm cho họ trở nên công chính, đă thánh hóa và giải thoát họ khỏi thần lực tối tăm, đem họ đến Aùnh Sáng Đức Tin.
Nhưng rồi truyện thần thoại xảy ra hồi năm 1938, đă làm giảm bớt người đi xin vào đạo. Ở Jơrai, người ta đồn có thần Trăn biết nói tên Đam Klan, vị cứu tinh của dân Thượng, lập ra một đạo mới có sáu giới răn. Người đại diện của vị thần là Đam Bam, ông này bày ra một loại nước thiêng, gọi là Daklon, có thể chữa lành bệnh tật và làm cho người chết sống lại. Muốn có nước thiêng này, phải đóng góp đồng xu (thời đó), hoặc đem gà,vịt,dê đến để đổi lấy “đồng xu”. Đó là cách làm tiền của Dam – Bam, theo thần trăn Dam - Klan, th́ một ngày kia sẽ có đại biến: Ba mặt trời, cơn gió lốc 3 ngày ba đêm, lật đổ cây cối trong rừng, làm bay tất cả những ngọnnúi cao…, trên đất Thượng sẽ không c̣n người Pháp. Thổ dân Jơrai, Rơđê đều tin vào đạo này, cả người Sêđăng và Bonaum. Thật ra, đây là một “đạo chính trị”, họ muốn được tự do, không muốn ai xâm phạm đến đất đai núi rừng họ, bất cứ dưới h́nh thức nào.
2.3 T́nh H́nh Giáo Phận Kontum Năm 1939:
Đức cha Jannin Phước, cha chính Jean B. Décrouille Tông, cha quản lư giáo phận André Marty Tư, 11 thừa sai Pháp, 11 linh mục Việt, ba linh mục Banah, 244 thầy giảng (19 Kinh), coi sóc 24.525 giáo dân và 4.259 dự ṭng trên tổng số dân 750.000 (3/4%), chia làm 24 giáo xứ, 192 họ đạo, 157 nhà thờ nhà nguyện. Thời gian này, trong tỉnh Daklak chỉ có một họ đạo ở Buôn Mê Thuột thuộc giáo xứ Polei Pô; trong tỉnh Attopeu (Lào) chưa có một họ đạo.
2.4 Tông Ṭa Kontum Đến Giai Đoạn 1938 – 1960:
Cuối năm 1938, Giáo Phận Kontum có một Giám Mục, 13 linh mục thừa sai Pháp, 11 linh mục Việt Nam, và 3 linh mục Bahnar, 3 nam tu sĩ ḍng Thánh Giuse, 34 nữ tu (2 Pháp, 29 Việt Nam và ba Bahnar) và 244 thầy giảng gọi là giáo phu (19 Việt Nam và 225 thuộc các dân tộc).
Công cuộc truyền giáo ở Tây Nguyên được bắt đầu từ thời Đức Giám mục (sau này là Thánh) Cúenot - Thể . Nhất là trong những năm cấm đạo quyết liệt dưới triều vua Tự Đức, Đức Giám mục Đại diện tông ṭa Đông Đàng Trong muốân sử dụng vùng Cao nguyên như một địa bàn an toàn cho các thừa sai và các cơ sở đào tạo của địa phận. Nhưng công cuộc truyền giáo ở vùng Tây nguyên chỉ thực sự được đẩy mạnh từ sau khi Pháp đặt nền cai trị trên toàn lănh thổ Việt Nam.
Theo tài liệu của Toàn Giám Mục Qui Nhơn, th́ cho tới năm 1883 chỉ mới có khoảng 1.200 giáo hữu ở Kontum . Nhưng cuối năm 1938 đă có: 24.525 giáo hữu trong đó gần 80% là người Thượng.
Tuy nhiên sau năm 1954, do đó đông đồng bào miền Bắc tới định cư, nhất là ở vùng Ban Mê Thuột và Pleiku nên tổng số giáo hữu của Địa phận Kontum cuối năm 1963 lên tới 105.830 người torng đó 2/3 tức khoảng 70.000 là người Kinh và 1/3 tức khoảng 30.000 người Thượng .
Cuối năm 1960, cùng với tất cả các giáo phận đại diện Tông ṭa ở Việt Nam, Kontum cũng được trở thành Giáo Phận Chính ṭa và, năm 1967, Ṭa Thánh cắt tỉnh Daklak thuộc Giáo Phận Kontum cùng với hai tỉnh Quảng Đức và Phước Long thuộc Giáo Phận Đà Lạt để thành lập một giáo phận mới, Giáo Phận Ban Mê Thuột.
2.4 Thành lập giáo xứ Buôn Mê Thuột
Ngày 30.03.1937, giáo xứ Buôn Mê Thuột được thành lập, với cha xứ tiên khởi, cha Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn, nguyên chánh xứ An Khê. Nhưng không đầy một năm, ngày 12.01.1938 cha Phêrô lâm bệnh nặng phải bỏ Buôn Mê Thuột về Ṭa Giám mục Kontum chữa trị. Từ đấy, giáo xứ không linh mục, chỉ có mấy thừa sai tuyên úy quân đội Pháp qua lại viếng thăm, ban phát Bí Tích.


III.GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN NAY
3.1 Thời Trưởng Thành Từ 1975 Cho Đến Nay:
Ngoài những khó khăn trên, các nhà truyền giáo từ ban đầu cho đến ngày nay c̣n gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, về ngôn ngữ, phong tục, những cấm đoán… Những giáo điểm như Plei Đôr, Sơmei…, là những buôn nằm trong cánh rừng ǵa cách thị xă Kontum trên 50 Km về hướng tây. Dân ở đây sống cách biệt với văn minh thành thị. Cả vùng chỉ có hai lớp học (mẫu giáo, lớp một). Nhưng v́ đường sá xa xôi hiểm trở, cộng thêm bệnh sốt rét thường xuyên đe dọa, nên không c̣n giáo viên nào dám lui tới. Do đó các cháu ở đây lâm cảnh mù chữ. Linh mục chỉ có thể đến mỗi năm hai lần vào dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh. Đến đợt rước lễ lần đầu hay thêm sức, các em phải cùng với người lớn đi bộ 40 km ra đường lộ mnới đón được xe về địa sở chính.
Sau thời quân quản, đến thời bao cấp trong chính sách Nhà Nước cho tới năm 1986, giáo phận Kontum trải qua những năm khủng hoảng, khép kín, thầm lặng. Năm 1991, bắt đầu thời “rộng mở cơ chế thị trường”, giao lưu với nước ngoài. Hai đức cha theo định ḱ đi họp Hội Đồng Giám Mục, và cùng với hàng giáo phẩm Việt Nam xuất ngoại nhiều lần, sang Roma yết kiến “ad limina” Đức Thánh Cha, viếng mộ hai thánh Tông Đồ. Tu nhiên, c̣n một số khó khăn so với các khu vực ở đồng bằng và các tỉnh kế cận. Có trao đổi, bàn bạc nhằm giải tỏa những ǵ cả đôi bên chưa thông hiểu, các vị lănh đạo chính quyền chỉ hứa sẽ xem xét và giải quyết. Hi vọng mọi việc sẽ từ từ đi vào “quĩ đạo” chung.
Những đại lễ Kỉ niệm và khánh thành nhà thờ được tổ chức long trọng, báo hiệu sức sống bừng lên, tạo niềm vui, phấn khởi, xóa bỏ những mặc cảm và đánh tan bầu khí tầhm lặng. Ngày 28.01.1992, khai mạc “Năm Kỉ Niệm” 60 năm mừng giáo phận Kontum được thành lập (1932 – 1992). Trong năm Kỉ Niệm, đức cha giáo phận dạy giáo dân học tập giáo huấn về truyền giáo của Gíao Hội, sử dụng Thông Điệp “Sứ Vụ Đấng Cứu Thế”., cho việc nghiên cứu học tập đức cha kêu gọi mọi người đúng với bản chất ơn gọi của ḿnh, để “Loan Báo và sống Tin Mừng”. Năm Kỉ Niệm kết thúc vào ngày kính thánh Têphan Cúenot - Thể 14.11.1992. Ngày 23.07.1993, khánh thành nhà thờ giáo xứ Plei Rơhai, một giáo xứ Sắc Tộc Banah đầu tiên, do cha Phanxicô Do lập, nay gồm 12 họ nhánh (4.253 người). Đức cha Alexi Phạm Văn Lộc đến chủ Lễ đồng tế với 12 linh mục.
Ngày 07.10.1994 tại Phú Quang, thuộc giáo xứ Phú Nhơn, huyện Chư Srê (Gia Lai), Đức cha Kontum Phạm Văn Lộc dâng lễ đồng tế cùng với khoảng 20 linh mục, kỉ nệim 25 năm các cha ḍng Chúa Cứu Thế đến Gia Lai lập giáo điểm Pleiky. Nhân dịp này, “Tuyển Tập 50 bài Thánh ca” mang cung điệu Tây Nguyên của nhiều tác giả đă ra mắt. Ngày 14 tháng 06 Năm 1995, đức cha Phêârô Trần Thanh Chung và nhiều linh mục đến khánh thành nhà thờ Đồng Sơn (An Khê), nơi có trên 1000 giáo dân sống nghề nông nghiệp. Cả giáo phận có 23 nhà thờ được tu sửa, vài ba ngôi nhà bé nhỏ được xây mới, trên 40 nhà thờ bị tàn phá chưa tái thiết được.
Đức An là giáo xứ lớn nhất (7000 giáo dân) trong thị xă Pleiku, rất hoạt động. Giáo xứ hỗ trợ người Sắc tộc Biển Hồ, phát rẫy trồng khoai ḿ, đậu phụng,… và giúp tiêu thụ sản phẩm (1992). Năm 1994, Đức An hoàn thành một lư xá trong khuôn viên nhà xứ. Lưu học xá đă đón nhận trên 70 học sinh ở xa thị xă học cấp II và cấp III: các học sinh gồm lương giáo,Kinh, Banah, Sêdăng, và Giarai. Cũng trong thị xă Pleiku, cuối táhng 02.1995, lớp giáo liên xứ Đức An – Thăng Thiên khai giảng, ban giảng viên gồm hai mươi người: linh mục, tu sĩ và giáo dân. Giáo xứ An Khê, mở lớp “Giáo lư hôn nhân” đầu năm 1995. Cuối năm 1995, cộng đoàn giáo xứ Plei Chuet (ḍng Chúa Cứu Thế) tổ chức buổi trại trong ba ngày 7,8,9 tháng 12, nhân ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm bổn mạng cộng đoàn. Hơn 600 thanh niên từ các buôn làng tuôn về nhà thờ Plei Chuet tham dự trại. Mục tiêu của những ngày này là tạo sự gắn bó giữa các bạn thanh niên.
Ngày 13.04.1995, đức cha Alexi Phạm Văn Lộc (76 tuổi) nghỉ hưu. Cũng ngày ấy đức cha Phêrô Trần Thanh Chung nhận quyền cai quản giáo phận, với một hàng giáo sĩ 31 vị (7 không mục vụ), cha Micae Hoàng Đức Oanh được đặt làm tổng đại diện (1996), kiêm chính xứ Thánh Tâm Pleiku. Hai linh mục trẻ du học: Một ở Canada, một ở Pháp. Ḍng tu nam có bốn cha ḍng Chúa Cứu Thế; 124 nữ tu: Chúa Quan Pḥng (12), Thánh Phaolô (52), Aûnh Phép Lạ (59), Đức Maria Vô Nhiễm – Phú Xuân (2). Số giáo dân khoảng 170.000 (75% sắc tộc ) trên tổng dân số 1,2 triệu (Kinh 2/7. Sắc tộc 5/7). Số người xin nhập đạo tăng nhanh, có vùng cả buôn làng xin ṭng giáo. Tiến tr2inh học hỏi không thể hời hợt, 25 linh mục có khả năng làm mục vụ quần quật ngày đêm, mỗi vị đều phụ trách nhiều giáo xứ cách xa nhau hằng chục cây số. Năm 1998, giáo phận có 40 thanh niên dự tu chuẩn bị vào đại chủng viện Huế.
Ngày 23.04.1998, ḍng Aûnh Phép Lạ kỉ niệm long trọng 50 năm thành lập, một hội ḍng dành cho các thiếu nữ Sắc tộc , nhằmm phục vụ đồng bào thiểu số trong giáo phận. Hai đức Giám mục giáo phận, tất cả linh mục giáo phận, nhiều linh mục có liên hệ với giáo phận và hội ḍng từ xa đến dâng Thánh Lễ đồng tế tạ ơn. Các nữ tu tự lực xoay sở để phục vụ chăm sóc người già cả, tàn tật, nuôi cô nhi. Hiện nay, hội ḍng có 68 nữ tu, 23 tập sinh và nhiều thỉnh sinh, đệ tử.
Ngày 24.03.1998, cha Trần Sơn Nam chính xứ Thăng Thiên Pleiku khánh thành nhà thờ lớn nhất giáo phận. Một công tŕnh kiến trúc đường nét “thời đại” và “minh họa”, mang tước hiệu Đức Mẹ Thăng Thiên (Mông Triệu). Giáo xứ nằm ngay trung tâm thị xă, mới được nâng lên thành phố, sầm uất và phát triển.
Ngày 25.08.1998, đức cha Phêrô phong một tân linh mục. Năm liền sau 1999 ngày 14.04 thêm hai tân linh mục nữa. Hàng giáo sĩ Kontum lên con số 32 vị. Ngày 26.06.1999, khánh thành nhà thờ giáo xứ An Mỹ, xă An Phú (Pleiku), đồng thời mừng bát thọ cha chính xứ Tôma Lê Thành Anh. V́ thiếu linh mục, không cha nào muốn nghỉ hưu mặc dù đă 80 tuổi.
Năm 1848, một hôm thánh Cúenot - Thể Giám mục Đàng trong ở Gó Thị sai thầy sáu Do, tức phó tế Phanxico Xaviê Nguyễn Do (Lm 1853), lên vùng cao nguyên mở đạo: “ Thầy cứ xẻ rừng mà đi, khi gặp con sông lớn, dừng lại lập làng và rao giảng Tin Mừng”. Kế từ năm ấy (1848) đến ngày nay 1998 là 150 năm, giáo phận Kontum được Ṭa Thánh ban phép mở Năm Thánh Toàn Xá, kỉ niệm 150 năm truyền gíao Tây Nguyên.
Năm Thánh khai mạc ngày 01.01.1998, bằng một thánh lễ đồng tế, đức Giám mục giáo phận Phêrô Trần Thanh Chung chủ lễ, với ba đức Cha và khoảng 40 linh mục trong và ngoài giáo phận, đông đảo giáo dân và tu sĩ tham dự. Ngày cao điểm 12.11.1998, lễ kính thánh Giám mục Cúenot - Thể tử đạo. Ngày 11,15 giờviếng đất thánh, 19 giờ chào mừng các đức giám mục và quí khách tại lễ đài, dựng trên công trường nhà thờ chính ṭa, 19g30 canh thức và cầu nguyện tại Lễ đài. Ngày 12, 6 giờ Thánh Lễ đồng tế, do đức Giám mục giáo phận chủ tế, với đức Tổng Giám mục Huế và 16 Giám mục, 250 linh mục từ nhiều giáo phận, trên 40.000 giáo dân và tu sĩ. Thánh Lễ kết thúc lúc 8 giờ, sau khi đức Giám mục giáo phận ban ơn Toàn xá. Trở về toà Giám mục tham quan gian nhà Truyền Thống, đặt trong chủng viện thừa sai, trưng bày những hiện vật tiêu biểu của các buôn làng Sắc tộc, những điêu khắc nghệ thuật, và những h́nh ảnh lịch sử giáo phận,…, một giáo phận 180.000 giáo dân, mà 75% là Sắc tộc. Ngày 01.01.1999, Thánh Lễ bế mạc Năm Thánh một cách đơn giản.
Nhân Năm thánh kỉ niệm 150 năm, giáo phận Kontum trưng bày những con số trong mấy thập niên gần đây:

Năm

1970

1975

1990

1998

Giáo dân

78.955

68.745

100.000

180.000

Giáo xứ (họ)

262

250

242

359

Linh mục

83

95

30

31

 

Cuối năm 1999, giáo phận được thêm ba tân linh mục, nâng lên hàng giáo sĩ lên 35 vị, phục vụ khoảng 190.000 giáo dân, với 133 nữ tu, 13 chủng sinh, 39 chủng sinh dự bị.


IV. THỜI TRƯỞNG THÀNH
4.1 Những Người Lèo Lái Giáo Phận Kontum
Giáo phận Kontum rộng 70.000 km2 gồm ba tỉnh cao nguyên Kontum, Pleiku và Daklak (Ban Mê Thuột), và tỉnh Attopeu (Lào). Giáo dân và các cơ sở tôn giáo tập trung cả ở Kontum, đồng bào Thượng chiếm trên 2/3 tổng dân số công giáo. Giáo xứ Ban Mê Thuột từ đầu năm 1938 không có linh mục. Do luật động viên thừa sai Pierre Janningros (Qui Nhơn), tuyên úy quân đội đóng tại Ban Mê Thụôt, cùng với linh mục Romeuf Phương trong thời gian nghĩa vụ quân sự, được tạm trú trong nhà xứ, đă thi hành mục vụ chăm sóc giáo dân vùng này.
Ngày 14.07.1940, đức cha Jannin Phước từ trần, thừa sai Jean Sion Khâm, bề trên tu hội Thánh Giuse, được tấn phong Giám mục hiệu ṭa Mideo kế vị. Năm 1944, Ṭa thánh lấy tỉnh Attopeu cho nhập giáo phận Thakhek (Hạ Lào): Kontum c̣n 32.000 km2.
Đức tân Giám mục nhận quyền ngày 28.06.1942,. Người lập nhà in cạnh trường Giáo phu Cúenot, với nguyệt san Mục Vụ, đặt cha Romeuf Phương (giải ngũ) làm chính xứ ban Mê Thuột. Trước đấy, mùa Phục Sinh 1941, cha Romeuf Phương đă vận động tậu một hecta đất để xây cất nhà thờ mới. Chiến tranh khi ấy không lên tới vùng đéo heo hút gió này. Nhưng khi Nhật đảo chính Pháp (09.03.1945) quân Nhật tập trung các thừa sai, nữ tu và kiều dân Pháp tại tiểu chủng viện Kontum một thời gian, để rồi đưa xuống Qui Nhơn và Nha Trang. Cha Simon Diên được đức Khâm sứ Drapier đặt làm Giám quản giáo phận.
Khi Nhật đầu hàng và Việt Minh nắm quyền chính, th́ giáo phận Kontum thuộc vùng “giải phóng”. Giáo dân được nghe những cán bộ từ Bắc vào tuyên truyền và hứa hẹn: “Chúng tôi sẽ phân chia ruộng đất, đồng bào Thượng sẽ khỏi phải đi làm công, sẽ có máy bay, tưới nước các đồng ruộng, đồn điền, và trần gian chúng ta sẽ trở thành một Thiên Đàng”.
Hội nghị Fontainebleau (Pháp) khai mạc ngày 06.07.1946, nhằm t́m lối thoát cho cuộc bang giao Việt – Pháp, th́ D’Argenlieu thượng sứ Pháp ở Việt nam t́m cách phá vỡ, bằng cách tuyên bố lập thêm xứ Tân Ḱ, tức miền Cao Nguyên Trung Việt, lấy Ban Mê Thụôt làm thủ phủ, và thành lập Liên Bang Đông Dương gồm Cao Miên, Ai Lao, Nam Ḱ tự trị và Tây Ḱ. Như vậy cả giáo phận Kontum là xứ Tây Ḱ của D’Argenlieu. Năm 1947 khi quân đội Pháp tới Kontum, Việt Minh theo lệnh “tiêu thổ kháng chiến” Khi quân đội “giải phóng” rút lui, một số họ đạo, hai nhà thờ, nhà xứ ở Pleiku bị đốt phá, các đồn bốt, cơ quan, ngay cả bệnh viện công cũng bị triệt hạ; chỉ c1 nhà thờ và tiểu chủng viện ở Kontum đă được bảo vệ, nên thoát nạn. Nhưng ở Ban Mê Thuột, khi cha Romeuf Phương từ trại tập trung Nha Trang trở về nhiệm sở cũ hồi cuối mùa xuân 1946, th́ giáo xứ chỉ c̣n 8 tín hữu. Tất cả làng công giáo đă bị phá b́nh địa, trừ nhà thờ, nhà xứ và một nhà thường dân.
Đức cha Simon Khâm từ trần năm 1951, tháng 06.1952 cha Paul Seitz Kim 54 tuổi, bề trên thừa sai ở Bắc Việt, được ṭa thánh phong Giám mục hiệu ṭa Catula. Lễ tấn phong được cử hành ngày 03.10.1952 tại nhà thờ chính ṭa Hà Nội do đức Khâm sứ Toà Thánh Jonh Dooley chủ phong. Vị Tân Giám mục nhận quyền một giáo phận, đa số là người Thượng: trên 20.000 chỉ có 6.000 người Kinh.
4.2 Các Ḍng Tu Lên Hoạt Động
Việc đầu tiên của vị Tân Giám mục làm là đi thăm tất cả các giáo xứ Kinh và Sắc tộc. Ngày 18.12.1952, đức cha thăm giáo xứ Buôn Mê Thuột, bổ nhiệm thừa sai Bianchetti đặc trách giảng đạo cho sắc tộc Rhađê. Mục vụ ở Kontum hướng về văn hóa, giáo dục và xă hội. Đức Giám mục giáo phận mời nhiều ḍng tu đến hoạt động. Các giáo xứ đều có trường học, nhà trẻ, cơ sở từ thiện.
Đức cha Jannin c̣n mời một số tu sĩ ḍng Anh em Hèn mọn Thánh Giuse Kim Châu của thừa sai Simon Khâm. Các thầy ḍng này đều là những bàn tay đắc lực và rất cần thiết, dành cho Đức Giám Mục (1940 – 1951), người đă lập Hội Ḍng nữ Aûnh vảy phép lạ Kontum, dành cho các thiếu nữ Thượng, có mục đích dạy giáo lư cho trẻ em và làm y tá. Trước đấy, từ thời đức cha Jannin Phước đă có một Tu Viện Ḍng Mến Thánh Giá cải tổ, tức Tu Viện Thánh Têrêsa Kontum. Các nữ tu này phụ trách giáo dục trẻ em và hoạt động bác ái xă hội.
Ngoài những hội ḍng giáo phận nói trên, c̣n có Ḍng Nữ tử Bác Aùi Thánh Vinh Sơn Phaolô đă tới đây từ hồi tháng 04 năm 1938, coi sóc trại cùi Dak – Kin, với một pḥng phát thuốc. Các nữ tu c̣n có “Foyer Montagnard” ở Kontum, mở trường dạy học, và làm y tá ở Kontum Hơring và Buôn Mê Thuột.
Theo lời mời của đức cha Seitz Kim, một số nữ đan sĩ ḍng Biển Đức đến lập đan viện tại Buôn Mê Thuột hồi tháng 07.1954. Các đan sĩ này gốc từ đan viện thánh Bathilda Vannes (Pháp), thuộc nhiều quốc tịch: Aùo, Armenia, Pháp. Các nữ tu sống chiêm niệm theo luật ḍng Biển Đức, cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo. Từ năm 1956, các nữ đan sĩ phụ trách giáo dục thiếu nữ Thượng tân ṭng. Năm 1954, một số đan sĩ Thiên An (Huế) lên Buôn Mê Thuột, lập đan viện Thánh Mẫu Thiên Ḥa.
Ḍng sư huynh Lasan điều khiển trường Lasan Kim Phước Kontum và trường Lasan Buôn Mê Thuột. Nữ tu thánh Phaolô dạy học, làm y tá tại Kontum. Pleiku và coi sóc “Foyer Montagnard” ở Phú Bổn.Lập Hội Giáo Phu
T́nh h́nh giáo phận Kontum đầu năm 1954 như sau: Đức cha Paul Seitz Kim, cha chính Paul Renaud, 45 linh mục giáo phận, 4 đại chủng sinh, 29.528 giáo dân trên tổng dân số 300.000 (9,8%), chia làm 173 giáo xứ và họ đạo, 179 nhà thờ lớn nhỏ.
Tháng 07.1954, giáo phận Kontum đón tiếp gần 30.000 dân di cư công giáo, phần lớn định cư lập nghiệp trong tỉnh Daklak. Con số giáo dân nâng lên 45.000 người Kinh và 30.000 đồng bào Thượng hồi năm 1957, Kontum không c̣n là giáo phận riêng của người Sắc tộc nữa. Hàng giáo sĩ cũng gia tăng : 35 thừa sai Pháp, 59 linh mục Việt.

 

4.3 Vài Số Liệu Thống Kê:
Phong trào tin đạo nơi người Jarai, 1988 - 1997

Năm

Giáo điểm

Số làng

Giáo dân

Dự ṭng

Tổng số

Tỉ lệ tăng %

1988

 

8

332

457

789

137,7

1989

Pleikly

Ia sol

Ia Piar

Ia Hiao

Ia Hru

7

5

12

7

7

357

200

26

146

76

904

730

64

204

493

1261

930

90

350

569

253.2

365,0

246,1

139,7

648,7

1990

An Mỹ

Pleit Toât

3

8

13

131

48

843

61

974

369,9

643.5

1991

An Mỹ

Banah

Mang Yang

8

 

8

13

 

409

179

 

862

192

 

1271

1376,9

 

210,7

1992

Ia Rto

Chooâ

Athai

 

 

26

 

 

409

 

 

1968

 

 

2377

 

 

481,1

1993

Ia Tul

16

115

1070

1185

930,4

1994

Pleikly

13

57

615

672

1078,9

1995

Mrôn

9

54

580

1106

1074,0

1996

Kual

16

157

275

432

175,1

1997

Plei

Tôdrah

12

00

198

198

198,0

(10)

(14)

165

2006

9490

9490

473,0

 

V. KẾT LUẬN:
Chúng ta chưa có điều kiện để t́m hiểu đầy đủ chính xác về những nguyên nhân làmphát sinh phong trào tin đạo diễn ra hiện nay nơi các dân tộc thiểu số tại Kontum. Phải chăng đây là mùa bội thu sau biết bao năm tháng gieo văi hạt giống Tin Mừng trong mồ hôi nước mắt và cả máu đào, cùng biết bao hi sinh đủ loại khác trong cuộc sống thế gian b́nh thường.
Giáo Hội hơn lúc nào hết, trong thời đại ngày nay, cần những giáo dân nhiệt thành – nhất là giáo lư viên, các thầy giảng hiện đại, tham gia vào công cuộc Phúc Aâm hóa, có khi phải thay thế các linh mục, tu sĩ c̣n rất thiếu hay chưa thể thi hành được các trách vụ b́nh thường hiện nay,nơi những cánh đồng bao la chín vàng đang thiếu quá nhiều thơ gặt. Gíao Hội đang muốn có những tín hữu thực hiện tinh thần Anrê Phú Yên mang hơi ấm của niềm tin đến với những tâm hồn đang giá lạnh v́ chưa được chia sẻ Lời Chùa, với sứ vụ truyền giáo ở các vùng dân tộc thiểu số, Gíao Hội chắc chắn rất cần thật nhiều”Anrê Phú Yên hiện đại”
Cùng với cầu nguyện và hi sinh, Gíao Hội cần đầu tư thêm các phương thức trần gian, như đào tạo cán bộ truyền giáo chuyên trách, người việt hay cả người dân tộc thiểu số, có những đức tính và năng lực thích đáng cho từng dân tộc đang có nhu cầu t́m đến Chúa, kết hợp với những nghiên cứu tập trung về dân tộc học, xă hội học, văn hóa học, ngôn ngữ học, và các nghành khoa học có liên quan đến sứ vụ truyền giáo, ứng dụng vào thực tế các chương tŕnh vệ sinh, y tế, giáo dục, nữ công, công tác xă hội bổ sung cho các dân tộc. Kế hoạch này được đặt dướ sự đềiu khiển của một Uûy Ban Giám Mục trong Hội Đồng Giám Mục Đặc Trách về Các Dân Tộc thiểu số, có nhiệm vụ hoạch định việc có liên quan ở các giáo phận có người dân tộc thiểu số cư trú, trong các đềiu kiện và bối cảnh xă hội thực tiễn ở Việt Nam.
Phải chăng đă đến lúc cần tổ chức những phương thức liên giáo phận có dân tộc ít người, theo địa bàn cư trú hay đặc điểm dân tộc để giúp đỡ cho anh chị em dân tộc một cách hữu hiệu thể hiện tinh thần bác ái Kitô Giáo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam,(?) Một Phó Tiến Sĩ biên soạn, Tập I,II,III,IV, 1997.
Giáo Hội Công Giáo Ở Việt Nam, (?) Một Giáo Sư Sử Học, Phụ Chương, Calgary – Canada, 2000.
Công Giáo Việt Nam Sau Quá Tŕnh 50 Năm 1945 – 1995, Công Giáo Dân Tộc, 1996.
40 Năm Thành Lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam,(?).
Tập Sử Liệu Giáo Sử, Sh Gustave Diệp Tuấn Đức,(?).
150 Năm Truyền Giáo Kontum 1848 – 1998, Nhà Thờ Chánh Ṭa Kontum, 1998.
Một Vài H́nh Aûnh Tiêu Biểu Về Các Vị Thừa Sai Và Một Số Nơi Phục Vụ Truyền Giáo