CON NGƯỜI - TRONG TƯ TƯỞNG


CỦA MARTIN HEIDEGGER


Giuse Trần Quốc Thịnh

MARTIN HEIDEGGER

I. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP:


- Martin Heidegger sinh ngày 26 – 09 -1889 tại Messkirch, Nước Đức.
- Heidegger là cựu học sinh Ḍng Tên và được đào luyện do các Linh mục Ḍng này.
- Năm 1909 ông vào trường đại học Fribourg theo những giảng khoá triết và thần học tại đây và đạt được bằng Tiến sĩ triết học năm 1913.
- Năm 1914, ông gia nhập quân đội, nhưng hai tháng sau, v́ lư do sức khoẻ, ông bị thải hồi. Năm 1915, ông được gọi làm “giáo sư hợp đồng” tại đại học Fribourg en Brisgau, nhưng ông lại đăng kư vào quân đội và được gửi ra mặt trận ở Verdun, làm việc trong một trạm khí tượng học của quân đội. Sau chiến tranh ông dạy tại học viện Marbourg (1923), rồi ở Fribourg en Brisgau.
- Năm 1933, Martin Heidegger gia nhập Đảng Quốc Xă, được đặt làm khoa trưởng của Đại học Fribourg en Brisgau, thay thế cho Husserl bị cách chức v́ có nguồn gốc Do thái. Người ta tố cáo việc Heidegger gia nhập Đảng Quốc Xă và tự hỏi điều ấy có liên hệ ǵ với tư tưởng triết học của ông không. Người ta cũng t́m một bài viết của Heidegger cho thấy ông gắn bó với phe Quốc xă, kêu gọi ủng hộ Hitler. Những tài liệu ấy cho thấy, có lẽ Heidegger thành thật chọn lựa con đường Quốc xă chứ không phải chỉ bị sự ép buộc theo thời thế. Đó là một lựa chọn của ông trong khi mà những người trí thức khác, hoặc t́m cách trốn ra nước ngoài, hoặc ở lại trong nước nhưng giữim lặng.
Tuy nhiên, người ta cũng thấy chẳng bao lâu sau đó, ông bị Quốc xă coi là thành phần bất hảo. Đến tháng 10-1933, ông đă bị cách chức khoa trưởng. Sau những giây phút hứng khởi ban đầu dành cho đảng Quốc xă, trong thời gian c̣n lại Heidegger cẩn trọng hơn và giữ một thái độ thinh lặng tuyệt đối về vấn đề này.
Heidegger là một người sử dụng tiếng Đức và các tài liệu triết Đức một cách thần t́nh. Là giáo sư nổi tiếng, Heidegger đồng thời là một triết gia lớn của thếkỷ XX này.
Sau khi nghiên cứu Franz Brentano vào những năm cuối trung học, th́ mùa hạ 1906, ông quyết định truy vấn ư nghĩa hữu thể trong triết sử, đặc biệt của Aristote. Thế nào là “Hiện thể được nói trong nhiều cách”, câu hỏi này đă mở đường cho cái nghiệp triết gia của ông, như ông thuật lại về sau.
Tư tưởng chính yếu của Heidegger được tŕnh bày trong cuốn “Hữu Thể và Thời Gian”, được giải thích lại do các triết gia khác và được để ư trong khía cạnh như: bi kịch của thân phận con người, chủ thể tính...
Ít có triết gia khó hiểu như Heidegger. Sự khó hiểu này không do khiếm khuyết ngôn ngữ hay kém về cơ cấu luận lư học, v́ tác phẩm của ông luôn luôn h́nh thành trong một thể điệu rất mạch lạc. Đúng ra, khó là do thuật ngữ lạ lùng và bất thường mà ông tạo ra với hy vọng đưa ra một thứ ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng của ḿnh. Đó là căn nguyên của một số hiểu lầm và là lư do tại sao triết học của ông thường bị chỉ trích là một cuộc trào lộng, nhất là những người theo chân thực chứng luận.
Heidegger là một tư tưởng gia vô cùng độc đáo, ông vay mượn phương pháp của Husserl, chịu ảnh hưởng của Dilthey trong nhiều đường hướng, và thể tài tổng quát của ông được gợi hứng rất nhiều từ Kierkegaard. Ông có một kiến thức lạ thường về những triết gia lớn của quá khứ. Ông thường trích dẫn Aristote, mặc dầu ông giải thích Aristote theo cách riêng rất tự tại. Tác phẩm đă gây nên chấn động được ông dành cho Kant, Kant et des problème de Métaphysic (Kant và những vấn đề của Siêu h́nh) (1929).
Cả cuộc đời cũng như những ǵ ông để lại cho thấy ông là một triết gia lớn của thế kỷ XX. Tư tưởng triết của ông đóng góp rất lớn cho nền tư tưởng triết học của thế kỷ XX này . một trong những tác phẩm lớn có giá trị mà ông để lại là: Hữu thể và Thời gian (1927) và cũng là tư tưởng chính của ông.


II. TÁC PHẨM:
Một số tác phẩm chính của Heidegger như sau:
1. Hữu Thể Và Thời Gian, 1927 . Là tác phẩm quan trọng nhất.
2. Siêu H́nh Học Là Ǵ? 1929
3. Yếu Tính Của Chân Lư, 1943
4. Thư Về Chủ Nghĩa Nhân Bản, 1947
5. Triết Học Là Ǵ? 1956


III. TƯ TƯỞNG:
Heidegger có một thời người ta gọi triết học của ông là triết học hiện sinh theo kiểu Kierkegaard, Jaspers, hay Sartre. Đó là một kiểu hiểu lầm mà Heidegger phản đối. Triết hiện sinh, dù thuộc khuynh hướng hữu thần hay vô thần, đều t́m ư nghĩa đời sống con người. Chủ ư của Heidegger không phải thế. Ngay từ đầu, ông muốn hiểu “hiện hữu” (être) chứ không phải “hiện sinh”( existence) tức cuộc sống con người. Hiện hữu là nguồn phátxuất của hiện sinh, nó nằm sâu hơn hiện sinh. Đúng là Heidegger đă đưa ra những phân tích sâu sắc về con người, nhưng không theo quan điểm hiện sinh, nghĩa là không bận tâm về định mệnh con người, ông nhắm con người như là mục đích. Điều ông muốn làm là đưa người ta đến hiện hữu, đến nền tảng của con người.
Tư tưởng của Heidegger rất khó đọc, đặc biệt là v́ có một số từ ngữ chuyên môn do chính ông tạo ra. Ơ Ûđây, chúng tôi cố gắng lược bỏ những từ ngữ chuyên môn, sử dụng những cách diễn tả quen thuộc hơn, với hy vọng làm dễ hiểu hơn những nét chính trong tưtưởng của ông. Điều này dĩ nhiên sẽ làm mất đi tính cách độc đáo và những khía cạnh tế nhị nhất trong tư tưởng ông.


1. Vấn đề hữu thể
Vấn đề chính yếu của Heidegger là vấn đề hữu thể. Đây là một vấn đề truyền thống và cũng là một vấn đề căn bản trong lịch sử triết học Tây phương. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về hữu thể, Heidegger khám phá ra một sự lệch hướng hết sức quan trọng của lịch sử triết học. Đó là:
- Khi nh́n các sự vật trong thế giới, các triết gia thường muốn khám phá ra những điểm chung, tập hợp các sự vật lại thành các loại giống nhau... Nỗ lực ấy đưa đến việc khám phá ra hữu thể như là cái chung nhất của tất cả mọi sự. Hữu thể là cái ǵ có, tất cả mọi sự trên trần gian này đều chung nhau ở chỗ là nó có. Thế rồi để hiểu được căn bản nhất của mọi sự, các triết gia phân tích khái niệm “hữu thể” t́m cho ra những nền tảng để thống nhất chúng lại. Con đường ấy mang tính cách biểu tượng; thay v́ t́m hiểu một sự vật đích thực, người ta t́m hiểu khái niệm hữu thể như một biểu tượng về sự vật ấy.
- Một con đường khác cũng biểu lộ sự lệch hướng, đó là con đường siêu việt Khi các triết gia nh́n tới các sự vật, họ thấy các sự vật biến đổi không ngừng, khó có thể nắm bắt và xác định chúng. Do đó, họ coi những sự vật ấy chỉ là những ảo ảnh, những hiện tượng. Muốn hiểu biết chúng th́ phải t́m đến một nền tảng vững bền hơn, minh bạch hơn. Thế là người ta buộc ḷng t́m đến một thế giới căn bản hơn, lư giới của Platon chẳng hạn, những mô thể của Aristote chẳng hạn, hoặc Thiên Chúa trong truyền thống triết học Ki tô giáo, xé t như Ngài là hữu thể trường tồn, chân chính mà mọi hữu thể khác phải qui chiếu, phải tham dự...


2. Hậu quả của cách thức truyền thống.
Những cách thức t́m kiếm hữu thể như thế, theo Heidegger là một sự quên lăng hữu thể; người ta bỏ quên hữu thể thực sự để lạc vào thế giới khác. Cách thức như thế cũng làm cho những khái niệm về hữu thể trong giới biểu tượng và siêu việt trở thành cứng đọng.
Do vậy, ta thấy trong truyền thống triết học Tây phương, chân lư được định nghĩa là. “Sự trùng hợp giữa trí khôn và sự vật”. Hữu thể trở thành đối tượng của một nhận thức nào đó; và bởi v́ bản chất của hữu thể đă cứng đọng, nên chân lư chỉ c̣n tùy thuộc vào việc nhận thức.
Bởi đó, nỗ lực của Heidegger là t́m lại một khoa hữu thể học căn nguyên.


3. Con đường truy vấn hữu thể
Cách thức t́m hiểu hữu thể truyền thống như thế, theo Heidegger nhận thấy, đă đồng hóa con người với sự vật, không nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của con người. Thật ra, trong việc t́m hiểu hữu thể, chỉ có con người có khả năng có được một sự hiểu biết hàm ẩn ư nghĩa hữu thể. Nói cách khác, nếu ta muốn đặt câu hỏi “hữu thể là ǵ? “, th́ câu hỏi đó chỉ có thể đặt ra cho con người mà thôi.
Nhận định đó có tầm quan trọng của nó, tầm quan trọng khiến ta phải đặt lại tự căn bản một số cách thức quen thuộc, nếu không muốn nói là phải lật đổ tất cả truyền thống triết học để khai mở ra một con đường truy vấn hữu thể mới.
Thứ nhất, không thể đánh đồng mọi thứ gọi là hữu thể chung trong một khái niệm. Heidegger phân biệt:
- Hữu thể người.
Heidegger đặt một tên riêng cho hữu thể người là Dasein. Đây là một từ ngữ Đức, với những nội dung riêng biệt mà Heidegger gán cho nó, nên hầu như người ta không thể dịch ra một ngôn ngữ nào khác với đầy đủ ư nghĩa tương đương. Dasein mang ư nghĩa là “hiện hữu người”, hay “thực thể – có đấy - một ḿnh”. Chúng ta sẽ thấy rơ hơn ư nghĩa của Dasein với những phân tích của Heidegger về hữu thể người tự h́nh thành ḿnh trong thời gian.
- Hữu thể vật.
Hữu thể vật là tất cả những ǵ c̣n lại, là cái cây, cái ghế, cục đá hayngọn núi. Đây là những hữu thể cần phải đón nhận ư nghĩa từ hữu thể người. Hữu thể vật là những hữu thể giả thiết phải có hữu thể người, v́ nếu khô ng th́ chú ng khô ng là ǵ cả.
Thứ hai, con đường t́m kiếm ư nghĩa của hữu thể phải xuyên qua con người. Chính hữu thể người là nguồn ánh sáng chiếu soi vào thế giới và làm bật lên ư nghĩa đích thực của hữu thể. Một đàng, hữu thể người đảm nhận lấy nhiệm vụ đặc biệt để làm cho ư nghĩa hữu thể được tỏ hiện, nếu không “chu toàn” được nhiệm vụ này, hữu thể người cũng tự đánh mất chính ḿnh. Đàng khác, không có hữu thể người soi chiếu th́ cũng không có thế giới ở mức độ ư nghĩa hữu thể. Như thế, việc h́nh thành thế giới đồng nhất với việc hữu thể người h́nh thành ra chính ḿnh.


4. Phương pháp hiện tượng luận thông diễn
Như thế, Heidegger đă dọn sạch tất cả mọi gai góc và đá sỏi để có thể khai mở một con đường t́m hiểu ư nghĩa hữu thể khác. Con đường đó tập trung vào hữu thể người, nhưng không phải theo đường lối t́m những khái niệm biểu tượng hoặc những nền tảng siêu việt như triết học cũ, mà là bằng cách mô tả hiện tượng luận về hiện hữu con người.
Đây là phương pháp “Hiện tượng luận thông diễn”; nghĩa là, với phương pháp này, người ta sẽ không chỉ ngồi đó để sắp xếp các khái niệm, lư luận để nối kết chúng với nhau cho hợp lư... nhưng là mô tả những hiện tượng trong cuộc sống thực tại của con người và nhờ việc mô tả ấy mà làm bật lên ư nghĩa đích thực của hiện hữu con người.
Điều này có nghĩa là Heidegger đă nhờ tới những tính chất đặc biệt của đời sống con người để t́m ra ư nghĩa đích thực của hữu thể; nghĩa là qua việc phân tích, mô tả những t́nh huống trong cuộc sống hiện hữu của con người mà làm cho cơ cấu nền tảng của hữu thể được tỏ


5. Phân tích hiện hữu người
Như thế, đối với Heidegger, cần khám phá ư nghĩa của hữu thể khởi từ hữu thể người. đường nét trọng tâm trong triết học của ông là “yếu tính của hữu thể người nằm trong hiện hữu của nó”. Cuộc truy tầm ư nghĩa hữu thể, như thế, trước hết là cuộc phân tích những phẩm chất căn bản của cuộc sống hiện sinh, Heidegger nhận ra những đường nét căn bản trong hiện hữu của hữu thể người như sau :
a/ Hữu thể tại thế
Giờ đây, không c̣n những cột mốc chỉ đường của triết học cổ truyền, Heidegger nh́n con người thuần túy là “hữu thể có đó”; nó mở mắt ra và nhận ḿnh có đó như một sự kiện. Con người thấy ḿnh “bị bỏ lại đó” giữa ḷng thế giới. Nền tảng chính yếu của hữu thể người, cho đến lúc này, là “hữu thể tại thế chứ không phải là một hữu thể trừu tượng hay có nguồn gốc thần thánh ǵ cả.
b/ Hữu thể siêu việt.
Tuy từ bỏ tính cách siêu việt của đường lối triết học cổ truyền, nhưng Heidegger vẫn nh́n thấy một khía cạnh siêu việt khác của hữu thể người, đó là sự kiện con người luôn luôn có những dự phóng cho cuộc đời ḿnh; con người là hữu thể ở trong tư thế luôn vươn ḿnh lên măi. Hiện sinh có ư nghĩa căn bản là xuất hiện ra khỏi t́nh trạng đang là, đó là ư nghĩa căn bản của hiện hữu.
Việc con người luôn vươn ḿnh lên, với những dự phóng cho cuộc đời ḿnh lên, với những dự phóng cho cuộc đời ḿnh, lôi kéo theo tất cả thế giới chung quanh, tạo nên một cơ cấu liên hệ của mọi sự vật với hữu thể người; điều này xác định thêm tính chất hữu thể tại thế của con người
c/ Hữu thể lo âu.
Hai yếu tố “bị ném ra đó” và h́nh thành những “dự phóng” làm cho cuộc sống của hữu thể người luôn ở trong t́nh trạng lo âu. Heidegger phân biệt lo âu với sợ hăi. Lo âu là tâm t́nh của con người khi phải lựa chọn chính ḿnh, lựa chọn cách thức thực hiện vận mạng của ḿnh, lo âu là lo âu về chính ḿnh.
C̣n sợ hăi là sợ hăi một điều ǵ ở ngoài ḿnh, chẳng hạn sợ ma, sợ người khác, sợ đói…
Đây là tính chất căn bản của tất cả những tâm t́nh của con người trong cuộc sống, nó cắt nghĩa những tâm t́nh thường ngày của con người như lo làm ăn, lo học hành, lo thăng tiến bản thân, lo đến t́nh yêu…tất cả những tâm t́nh đó chỉ là biểu lộ của nỗi lo siêu việt, nỗi lo v́ đồng thời thấy ḿnh bị ném vào giữa ḷng thế giới với những giới hạn cụ thể không thể vượt qua được. Lo âu, xao quyết là tâm trạng căn bản của hữu thể người.
d/ Hữu thể tự do
Chính sự việc con người luôn có những dự phóng cho thấy con người là hữu thể tự do, nó thể hiện hành vi tự do của ḿnh bằng việc chăm lo đến sự chung quanh, cũng như chăm lo đến tha nhân.
Tuy vậy, con người không phải là một tự do hoàn toàn. Ngay chính khi h́nh thành nên những dự phóng của đời ḿnh, hữu thể người đồng thời vẫn sống tâm trạng ḿnh bị bỏ rơi giữa ḷng thế giới. Cho nên tính chất tự do của hữu thể người luôn luôn ở trong thế liên hệ, trong thế giằng co với thế giới xung quanh. Con người luôn có những dự phóng và cũng luôn vấp phải những giới hạn nên lại phải tiếp tục dự phóng măi.
Đây không phải là một thứ tự do trừu tượng, hoặc ảo tưởng như thể bay bổng trên mây xanh, mà là một thứ tự do trong hoàn cảnh giới hạn thực tế. Đây cũng là tính chất tự do đặc trưng của một hữu thể tại thế.
e/ Hữu thể và thời gian
Hiện hữu của hữu thể người là hiện hữu trong thời gian. Heidegger cẩn thận phân biệt thời gian ở đây khác với thời gian khách quan của chiếc đồng hồ đang chạy; và cũng khác với thời gian tồn tục của tâm lư. Thời gian khách quan không liên hệ ǵ tới bản chất của hữu thể người; c̣n thời gian chủ quan theo nghĩa thời gian tồn tục th́ chỉ liên hệ tới ư thứ mà thôi.
Thời gian ở đây là tính chất gắn liền với cuộc sống hiện hữu của hữu thể người [nó là một “hiện sinh chất”]; nghĩa là, v́ con người nhất thiết phải thực hiện vậnmạng của ḿnh trong một tiến tŕnh, nên hữu thể người gắn liền với thời gian. Mặt khác, v́ chính hữu thể người là trung tâm soi chiếu ánh sáng hữu thể cho thế giới, làm cho thế giới này cũng mang tính chất thời gian, có được một lịch sử.
Đây là một đề tài tinh tế nhất của Heidegger. ông tŕnh bày tính cách thời gian của hữu thể người với ba góc cạnh, hay ba cuộc xuất thần:
- Con người mở mắt ra đă thấy ḿnh có đó, với tất cả hoàn cảnh cụ thể, giới hạn. Con người, tự căn bản, vẫn mang tâm t́nh “bị ném ra đo”. Đó là qúa khứ mà cho dù đi đến đâu, sống làm sao th́ hữu thể người vẫn phải đảm nhận, không thể từ chối. Tôi là quá khứ của tôi, đời tôi là bài toán chưa có kết luận.
- Nhưng con người lại luôn dự phóng, luôn xoay xở thể hiện vận mạng ḿnh với những dự định cho tương lai. Bản chất của hiện hữu là dự định trước cuộc đời của ḿnh. Hoạt động này cấu tạo nên tương lai của hữu người.
- Hai khía cạnh quá khứ và tương lai cấu tạo nên một hoàn cảnh mà hữu thể người phải đảm nhận trong hiện tại. Con người sống luôn là giằng co giữa tâm t́nh bị ném ra đó và những dự định trước cho cuộc đời ḿnh. Những ai bỏ quên hai đầu mối quá khứ và tương lai của cuộc sống sẽ là những người hiện hữu không chân chính, chỉ để đời ḿnh trôi theo những khoảng khắc độc lập hoặc chỉ tính đếm đời ḿnh bằng một chuỗi thời gian kéo dài của ngày tháng khách quan. Hiện hữu không chân chính là một hiện hữu không có lịch sử, bởi nó là một hiện hữu tầm thường.
Ba khía cạnh căn bản này gắn liền với cuộc sống con người, nghĩa là gắn liền và làm nên bản chất của hiện hữu người.
f/ hữu thể hướng về cái chết
Sự việc hữu thể người lo âu về những dự phóng của đời ḿnh, luôn xao xuyến về việc thực hiện bản thân của ḿnh cho thấy một sự mong manh, dang dở, đe dọa căn bản nào đó.
Mặt khác, cuộc đời với những dự phóng liên tục của hữu thể người, dự phóng này hoàn thành lại sẽ mở ra một dự phóng mới, điều ấy mỗi lúc lại vén mở cho thấy tính cách phù du, tính cách tạm bợ của chính bản thân ḿnh. Hoặc nói một cách triệt để hơn, điều đó biểu lộ mầm mống của hư vô trong chính hữu thể người. Hư không nằm trong bản chất của hữu thể người, nó ám vào tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống. Hư không tỏ hiện trong thực tế cuộc sống con người không là ǵ khác hơn “sự chết”. Hữu thể người dù có loay hoay đến đâu đi nữa th́ rồi cũng đi đến cái chết; cái chết là điều con người phải đón nhận, không phải chỉ ở cuối cuộc đời, nhưng là dấu ấn in đậm trong tất cả những ưu tư, những dựphóng, trong tự do của con người. Trước cái chết, hữu thể người thực sự là ḿnh với tất cả sự độc đáo của ḿnh, bởi v́ con người chết một ḿnh và tự ḿnh phải tự nhận lấy nó. Cái chết là điều tuyệt đối riêng tư, cái chết không được tháp tùng… do đó, có thể “định nghĩa “con người là hữu thể hướng về cái chết.
Ở đây, người ta thấy tính cách “bi quan”, tính cách “phi ly” trong triết học Heidegger. Con người phải dự phóng, con người phải lo âu để thực hiện bản thân ḿnh, con người tự do... Tất cả đều hướng tới, hoặc đúng hơn mang sẵn trong ḿnh, cái chết rồi. Hơn nữa, con người chỉ thật sự tự do khi dám tự do đảm nhận cái chết.
Cái chết hoàn thành cuộc đời con người, nhưng là hoàn thành trong sự dở dang.
h/ Hữu thể và tính chính thực.
Tất cả những điều nói trên đều là những tính chất căn bản của hữu thể, bộc lộ trong hiện hữu của con người. Hiện hữu thực tế của con người không c̣n phải nhằm vươn tới một cuộc sống hạnh phúc mai sau; hoặc trở nên siêu thoát, cao cả ǵ hết. Nét căn bản của đời sống chỉ c̣n là hoặc sống chính thực, hoặc sống giả trá với bản chất của ḿnh.
- Con người sống chân chính, hay hữu thể chính thực, là hữu thể đảm nhận trung thành những tính chất đó: không lẩn trốn nỗi lo âu về bản thân ḿnh; h́nh thành những dự phóng của đời ḿnh, dù biết rằng nó sẽ chấm dứt trong sự dở dang; nhận ra tính cách hư không, dấu ấn của sự chết trong mọi bước đi của cuộc hiện hữu con người…
- Ngược lại sẽ là một cách sống hư ngụy, giả trá, lừa dối chính ḿnh:
+ Người ta biến lo âu về chính ḿnh trở thành một điều ǵ đó ở ngoài ḿnh; điều đó làm cho những khó khăn của hiện hữu con người có vẻ dễ giải quyết hơn
+ Con người sống giây phút hiện tại như thể một giây phút độc lập, không dính dáng ǵ tới quá khứ và tương lai, không dám nh́n thẳng vào sự kiện con người bị ném ra đó và không h́nh thành nên những dự phóng căn bản củ a đờ i ḿnh.
+ Người ta lẩn trốn cái chết, ngầm giả tưởng như ḿnh không chết; chết chỉ là điều xảy ra cho “người ta “.


6. Một nền triết học phổ sinh
Thật ra, Heidegger không muốn chấp nhận coi triết lư của ḿnh là triết học hiện sinh. Chủ tâm của ông là t́m đến một nền tảng hữu thể học tổng quát, có khả năng đảm nhận tất cả trọng lượng của hữu thể chân chính. Con đường ông dấn thân vào là triển khai một nền hữu thể học nền tảng, dựa vào việc phân tích những tính chất căn bản của hữu thể người.
Tuy nhiên, Heidegger lại mới chỉ đi được một đoạn đường. Công tŕnh của ông dừng lại ở việc phân tích hữu thể người; một công tŕnh dở dang như chính học thuyết về hữu thể dở dang của ông vậy.
Mặt khác, nhưng phân tích ở bước đầu như thế lại trở thành nền tảng, là nguồn hứng khởi cho trào lưu triết học hiện sinh của thế kỷ XX, đặc biệt nơi J.P.Sartre, do vậy, người ta vẫn có xếp ông vào hàng các triết gia hiện sinh.


7. Những nỗ lực cuối cùng
Con đường Heidegger đă đi qua quả thực là một con đường gai góc. Heidegger không tiếp tục được phần hai của cuốn “Hữu thể và Thời Gian”. Nhưng nỗ lực cuối cùng của ông quay sang một hướng khác: b́nh luận thi ca.
Ông cho rằng ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thi ca có một khả năng bộc lộ những tính chất của hữu thể. Con người không sử dụng ngôn ngữ nhưng sống trong ngôn ngữ; ngôn ngữ là ngôi nhà của con người.
Điều mà lư trí trừu tượng đă thất bại trong lịch sửtriết học, th́ Heidegger t́m thấy nó trong thi ca; thi ca là “chứng nhân” cuối cùng về bản chất của hữu thể đích thực. Trong thi ca, con người chăm chú nghe lời tỏ lộ của hữu thể.
Trong giai đoạn này thay đổi thứ ngôn ngữ gai góc, hóc búa của ḿnh để t́m một thứ ngôn ngữ tươi mát hơn. Ông lao vào b́nh luận thi ca của Horderlin. Heidegger cũng tiên báo rằng, trong thời kỳ mới, không phải siêu h́nh học chi phối lịch sử tư tưởng nữa, nhưng chính ngôn ngữ sẽ bộc lộ sức mạnh và khả mặc khải hữu thể.


IV. NHẬN ĐỊNH:


1.Thân Phận Con Người Qua Cái Nh́n Của Heidegger
Con người đă được Heidegger đặt vào một chỗ đứng vinh dự, đặc ân, trong sân khấu vũ trụ, và đă được ông giao phó cho một trách nhiệm: làm phát ngôn viên cho bầu hữu thể trong tất cả mọi biến cố xảy ra trên sân khấu ấy; nhận lấy trách vụ lớn lao ấy, con người sớm thấy ḿnh đặt vào thế vinh nhục, cây càng cao lớn càng lay, trèo càng cao càng té đau. Đó là số kiếp, là nghiệp mệnh của giống người. Phân tách nghiệp mệnh ấy, Heidegger cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ, và mở ra cho ta một viễn tưởng triết lư không kém kỳ thú.
Với ng̣i bút hiện tượng luận sắc bén của ông, ông đă nói lên thân phận con người bị ném vào thế giới tha phương này,bị bỏ rơi ở đó, kiếm lấy mà ăn, đổ máu ra mà sống, ngày đêm bồn chồn, ưu tư, kinh hoàng… và kinh hoàng nhất, đau khổ nhất là thấy ḿnh phải dầu muốn dầu không, t́m về quê quán, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi thôn xóm ḿnh đă chào đời đen bạc. Con đường về làng, là con đường thôn dă, không trải nhựa bóng loáng, thênh thang như các đường phố ở chốn thị thành. Đường thành phố là đường của thị dân, của văn minh, kỹ thuật, quyến rũ, nhưng hời hợt, phiếm diện, mất gốc, đường của lư trí lột da, trừu tượng, thiếu nhựa sống đích thực và phong phú. Trái lại, con đường về làng uốn khúc quanh co, gập gềnh lu mờ, xuyên qua gai góc cỏ giả, rừng rậm nguy hiểm, dễ lạc, dễ lầm phương hướng. Đó là con đường khó khăn nhất , xa nhất và mệt nhọc nhất. Có đi trên con đường ấy, con người ta mới thấy thế nào là đời người, thế nào là thân phận con người. Có đi trên con đường ấy, con người mới là người chân thật, v́ phải đối phó với biết bao cạm bẫy, trớ trêu, của hùng thiêng, vực thẳm. Đó là con đường hiện sinh, dưới sự d́u dắt của hiện tượng luận. Và đó cũng là con đường của hữu thể.
Thực vậy, hơn nhiều các triết gia khác, Heidegger là người vác cuốc xẻng xung phong phát kinh các con đường làng của hữu thể với hy vọng t́m được đại đạo chính là hữu thể luận. Nhưng khác với các học giả hàn lâm viện khác. Ông đă tự sáng tạo ra những phương pháp riêng biệt. Ông không muốn theo chân người xưa, và ít ra , đó là điểm son độc đáo của triết gia. Đúng như Jean Beaufret đă nhận xét : “Heidegger không phải là một người trí thức. Và tư tưởng nơi ông là một hơi thở hoàn toàn khác. Chính v́ thế mà lời nói của ông làm cho tư tưởng ông bị người ta tấn công tơi bời, âu đó cũng là sứ mệnh. V́ thế ông lủi thủi một ḿnh, bước từng bước một của gă nông phu, trên con đường tư tưởng ông đă chọn lựa, con đường ấy chỉ là một con đường , không phải là con đường duy nhất, và không có ǵ trong đó làm cho ta yên ḷng rằng đó chính là cái mà người ta thường gọi bằng “đường”.
Một số triết gia cho rằng Heidegger đă tỏ ra thần bí hoặc huyền nhiệm khi nói đến sự mặc khải, sự tự lộ hoặc thi ân của hữu thể. Nhưng có đại triết gia nào màđă không cầu cứu đến huyền thoại? Platon, Aristote, thánh Âutinh, Plotin, Descartes, Kant, Hégel…tất cả đều bay vào thế giới vô h́nh trên đôi cánh của tưởng tượng sáng tạo. Do đó không phải vô lư khi Bachelart nói rằng tư tưởng triết lư của nhân loại cổ kim đều bơi lội giữa hai nguồn mạch thần bí và lư tính, huyền thoại và lư luận. Heidegger đă gặp Merleau Ponty trong cái nh́n từ hữu h́nh đến vô h́nh vậy. Vậy Heidegger càng ngày càng vươn cao trong thực thể độc hữu tuyệt đối. Phải chăng, triết lư đă nói lên tiếng nói độc thần, tiếng nói hiển nhiên nhất mà cũng tối tăm nhất, gần với ta nhất, mà cũng xa chúng ta nhất. Tiếng nói ở giữa thế giới của người ta mà người ta đă không nhận biết, tiếng nói đồng nghĩa với ánh sáng, tiếng nói thấy được và ánh sáng nghe được. Tiếùng nói mà mỗi người Kitô hữu chúng ta gọi là Thượng đế, là Đấng Tối Cao, là Đấng từ bi. Phải chăng tiếng nói ấy đang hướng dẫn cố gắng kiếntạo một lư thuyết đạo đức của Heidegger ?


2. Những suy tư về tư tưởng của Martin Heidegger.
Heidegger là một trong những triết gia đầu tiên xây dựng nền triết hiện sinh. V́ thế, một trong những vấn đề Heidegger cũng như các triết gia hiện sinh đặc biệt quan tâm đó là: Con người.
Con người được các triết gia hiện sinh nghiên cứu với những sinh hoạt của nó trong thực tại cụ thể và trên b́nh diện cá nhân trong xă hội. Nói cách khác, đó là nghiên cứu về sự hiện hữu “có đó” cùng với những sinh hoạt, những tương quan của con người.
Đối với triết gia Heidegger, con người là một “đối tượng” không những đáng mà dù muốn dù không phải quan tâm. Bởi v́ theo Heidegger th́ “Chỉ có con người mới đáng quan tâm thôi”. Với học thuyết mà Heidegger nghiên cứu đó là: Thuyết “Đặc sinh”, (Philosophie existentielle) chuyên t́m hiểu nếp sống cụ thể của con ngướ trên thế gian và trong lịch sử và mô tả các thái độ cơ bản của con người; và thuyết “Phổ sinh” (philosophie existentiale) chuyên t́m hiểu cái thực thể của con người, cái thực tại bản thể của Dasein, của cái “có đấy”. Nói theo cách khác, học thuyết đặc sinh chú trọng vào sự miêu tả thực nghiệm của nhân sinh, c̣n thuyết phổ sinh chú trọng vào phạm vi siêu h́nh, đi t́m cái ư nghĩa cơ bản của nhân sinh. Vơí những vấn đề mà Heidegger thường tập trung: Sự hiện hữu của con người; tương quan của con người với vũ trụ, với tha nhân; và trong cả con người với Đấng Siêu Việt. Chúng ta cùng những nghiên cứu vấn đề này.
a. Sự hiện hữu của con người
Cũng như các triết gia hiện sinh, con người được Heidegger đặt lên lên hàng đầu trong việc xây dựng học thuyết của ḿnh. Với những cầu hỏi: Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? tôi sẽ đi đâu? Và đâu là ư nghĩa của cuộc đời Tôi?
Và một trong những vấn đề cơ bản đó là sự hiện hữu của con người. Có thể nói được rằng sự hiện hữu là cái nền cho sự hiện diện, tồn tại và phát triển của con người. Và nó cũng là nền cho tất cả mọi sự hiện hữu khác. Cho nên, cách mạnh mẽ Heidegger đă khẳng định: “Không có sự hiện hữu của con người sẽ không có vũ trụ”. Với sự khẳng định giúp cho con người ra nhận và xác định được tôi là tôi”, Tôi có quyền và có bổn phận xây dựng cuộc sống của tôi cũng như làm chủ cuộc đời tôi. Sự hiện hữu này giúp cho con người ư thức ḿnh đang sống, ḿnh đang hiện diện và tồn tại. Và theo Heidegger sự hiện hữu này giúp cho con người ư thức “sống sao cho ra sống”.
Đây là một trong những điểm nổi bật của Heidegger v́ triết gia này này có công đưa con người một lần nữa nh́n lại chính ḿnh và có trách nhiệm với chính cuộc đời ḿnh. Xác định sự hữu hiện giúp cho chúng ta tránh được lối sống tạm bợ, dựa dẫm. Sống bám vào những sự hiện hữu khác hoặc đánh mất hoăïc quên đi sự hiện hữu của ḿnh. Đó là những lối sống không có ư nghĩa, không lư tưởng để sống để xây dựng cho chính ḿnh. Nói tóm lại là một sự “thức tỉnh nhân vị”. Nếu đối chiếu ư tưởng với tinh thần Kitô giáo sẽ gặp một chung điểm đó là trách nhiệm cá nhân mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en đă diễn tả “đă đến lúc không c̣n cảnh cha ăn nho xanh, con ê răng. Nhưng mỗi người phải chịu h́nh phạt cũng như hưởng công phúc tuỳ theo tội và phúc đức của ḿnh”. Và theo tinh thần của Tân ước th́ mỗi người có một chổ đứng trong “Trái Tim của Thiên Chúa” Và ơn cứu độ của Đức Giêsu dành riêng của từng người và mỗi người.
Thế nhưng, theo Heidegger, th́ sự hiện hữu của của người “vừa bền vững vừa mong manh”, sự hiện đó làm cho “con người vừa là vừa chưa là”. Và theo Hiedegger th́ vấn đề“Đời người có hạn” trở thành một vấn đề tuyệt đối và thuộc về bản thể, không thể có thể “hoàn tất” và “hoàn bị” về đời người. Như vậy th́ tuyệt đối là con người không bao giờ có thể cùng với lịch sửđể là hoặc để trở nên “chủ nhân ông” của cuộc sống ḿnh được. Mỗi bước sống là phải tiến về cái chết. Và Triết gia đă nhấn mạnh: Hiện hữu là để chết hoặc ngay lúc con người sinh ra là y đủ già để chết. Do đó, Heidegger coi đó là: “T́nh cảm nguyên ủy của phận làm người”, đó là một t́nh cảm nguyên ủy về một hiện hữu như bị bỏ rơi, ở trong một hoàn cảnh bơ vơ không ổn định. Nghĩa là hiện hữu của con người là một vật ở đấy (Dasein) một vật vượt ra khỏi ḿnh (ex-Sister).
Ở đây chúng ta nhận ra tư tưởng của Heidegger giống với tư tưởng của Gabriel Marcel đó là: “Con người một huyền nhiệm”. Sự huyền nhiệm trong sự hiện hữu và đang trên hành tŕnh đi đến hiện hữu. V́ thế con người một mặt vừa khẳng định chính ḿnh, xây dựng cuộc sống cho ḿnh. nhưng một mặt cũng cảm thấy âu lo xao xuyến bất ổn. Sự huyền nhiệm đó làm cho con người biết rất rơ về ḿnh nhưng rồi không biết ǵ cả.
Đó một yếu tố tích cực của Heidegger v́ đă được một đưa ra một qui luật con người “vừa là hiện tại, vừa là tương lai” cho nên con người chỉ biết hiện tại mà không biết tương lai, nên hăy vui sống đầy đủ trong giây phút hiện tại “hăy là tất cả mọi sự như tôi c̣n có ngày hôm nay để sống và để hiện hữu”.
Thế nhưng, v́ là triết gia hiện sinh, nên Heidegger bỏ qua một yếu tố rất quan trọng (đây cũng là khuynh hướng chung của các triết gia hiện sinh) đó là: Đấng siêu Việt là Nguyên Nhânvà là SựHiện Hữu Tuyệt Đôí của mọi sự hiện hữu.
Thật vậy, mỗi con người là một sự hiện hữu nhưng chưa trọn vẹn, chưa hoàn chỉnh. Sựhiện hữu này chỉ hoàn chỉnh khi và chỉ khi nó được kết hợp và đặt trong SựHiện Hữu Tuyệt Đối cho nên chúng ta không cảm thấy lạ khi thấy con người luôn muốn “vượt lên cái ḿnh là” và J. Sartre cũng sẽ nói là “Con người là một thực thể không phải là cái ḿnh là nhưng là cái ḿnh chưa là”. Do đó sự hiện hữu của con người là một sự hiện hữu đang là. Nói cách khác là một hành tŕnh đang đi về với cái ḿnh là Tuyệt Đối. Hành tŕnh này phải một vấn đề rất sâu xa và nhức nhối nhất của con người đó là Sự Chết. Đối với Heidegger, hiện hữu của con người là sự chết và sự chết chân lư tất yếu nhất mà tất cả mọi người phải công nhận và nó là tận cùng của con người “sinh ra là để chết”. Hay nói cách khác “chết là hết hiện hữu”.
Thế nhưng, trên b́nh diện siêu h́nh (trừu xuất siêu h́nh), cái chết không phải phải là tận cùng của con người, không phải là con người hết khả năng hiện hữu. Nhưng cái chết giúp cho người đạt đạt một hiện hữu tuyệt đối v́ nó vượt ra khỏi những giới hạn về không gian và thời gian cũng như những giới hạn thể lư. Nhất là khi được kết hiệp với Đấng Siêu Việt, là Sự Hiện Hữu Vĩnh Cữu. Như vậy, cái chết không làm cho con người mất đi sự hiện hữu. Trái lại nó làm cho con người đạt được một sự hiện hữu tuyệt đối.
b. Tương quan với tha nhân với vũ trụ
Theo Heidegger, hiện hữu của con người phải sống tương quan với tha nhân, với vũ trụ. Đây là một yếu tố vừa tích cực vừa hiện sinh nhất của Heidegger. Bởi v́ khi đặt sống bên người khác tôi mới nhận ra được sự hiện hữu của tôi. Cho dẫu “tha nhân là địa ngục” theo một nghĩa đó nào, nhưng tha nhân giúp cho tôi là tôi theo nghĩa tích cực của nó.


V. ĐÓNG GÓP CHO NỀN TRIẾT HỌC:


Trong toàn bộ tác phẩm “Hữu Thể và Thời Gian”, Martin Heidegger chỉ nhằm triển khai nội dung của chữ Dasein. Chữ Dasien theo Martin Heidegger không có thể dịch ra bất cứ một ngôn ngữ nào v́ không có từ nào khác tương đương trong các ngôn ngữ ấy.


1. Vậy Dasien là ǵ?
Thưa chúng ta chỉ có thể nêu lên các ư nghĩa của nó mà chính Martin Heidegger đă tŕnh bày trong tác phẩm trên, vậy:
- Nghĩa thứ nhất của Dasien là một sự tiên liệu về ḿnh (anticipation de soi).
V́ Dasien cũng là một dự phóng (Projet). Nhưng nói đến dự phóng là nói đến một cuộc tự vượt. Nghĩa là phóng ra khỏi bản thân và đặt ḿnh trên các sự vật. Đặt tính tự vượt đó cũng được ông gọi là siêu việt, theo nghĩa nó là tựï do. Nhưng tự do ở đây không có nghĩa là muốn làm ǵ th́ làm, nhưng đó chính là khả năng tự tạo và tạo ra thế giới. Ta thấy Martin Heidegger hoàn toàn đối lập với Hégel v́ Hégel định nghĩa hữu thể “là” tức là “đă là”. Theo Martin Heidegger nếu con người chỉ là một cái “đă là”, th́ c̣n ǵ là hiện sinh bởi v́ hiện sinh th́ giả định rằng ta đang làm cái ḿnh là. Và cái là ấy luôn được coi như một dự phóng: nó mang tính dang dở triền miên. Nói tóm lại Dasien dứt khoát phải là cái giang dở v́ nó là tự do.
Những cái ǵ làm cho Dasien trở thành giang dở? Theo Martin Heidegger chính cái chết tiêu diệt Dasien v́ qua cái chết tất cả mọi giá trị nơi con người bị tiêu diệt và cũng chính cái chết xác định tính phi lư của cuộc đời. Ơû đây ta thấy rơ cái nh́n bi quan của triết lư hiện sinh vô thần. Nơi Jaspers, Gabriel Marcel, một Kierkegaard, cái chết chỉ là một chướng ngại vật có thể kích thích ta thực hiện một bước nhảy vào một thế giới siêu h́nh. Vậy th́ có cách nào giải thoát ta khỏi cái nh́n bi quan của Martin Heidegger về cái chết không? Ông trả lời: có. V́ chân nhận rằng: cái chết mang đặc tính hết sức riêng tư: tôi chết và không ai chết thay cho tôi. Đành rằng đă rất nhiều lần tôi đánh tráo sự thật ấy bằng cách tự ḿnh biến thành một cái “người ta” (dasman), nghĩa là tôi ḥa ḿnh vào nếp sống của mọi người và để ḿnh mất hút trong ḍng chảy chung của nhân loại, với nhận thức rằng : ḿnh cứ lo chu toàn bổn phận hôm nay, cần ǵ để ư đến ngày mai. Nhưng tránh né cái chết bằng cách ấy mang đến cho con người một cảm nghĩ không tốt, không đúng về Dasien và nếu con người cứ sống măi trong cái “không đích thực ấy” (Uneigentlich), cuối cùng sẽ nảy sinh sự lo âu. Tốt hơn là chúng ta hăy trở về cái Dasien đích thực.


2. Trở về cái Dasien đích thực:
Dasien đích thực là tự do. Nhưng tự do của tôi đạt tới đỉnh cao của nó, khi nó quyết định chọn một cái khó chọn nhất đó là cái chết. Nhưng tại sao chọn một cái khó chọn nhất? Có ai bắt buộc tôi ư ? Thưa không ai bắt buộc tôi cả. Tự tôi muốn chứng minh rằng ḿnh thực là ḿnh, chứ không chấp nhận để ḿnh mất hút trong cái người ta. Nói rơ hơn, tôi chấp nhận cái chết, v́ như thế tôi mới xứng đáng là một thực thể tự do, như thế tự do khiến tôi chấp nhận cái thân phận của ḿnh: thân phận bị bỏ rơi từ nguyên thủy. Không ǵ cao đẹp hơn khi con người tự đặt ḿnh đối diện với một thực tại không thể chối bỏ được đó là cái chết. V́ làm sao ta có thể sung sướng khi đi ngược với sự thật. Vậy để giải thoát ḿnh khỏi sự lo âu trước cái chết tôi tự nguyện chấp nhận nó và biến nó như là yếu tố trắc nghiệm Dasien của tôi là tự do.


3. Nhận Xét:
Nếu tự do là nền tảng của mọi nền tảng th́ con người có tự do ấy trở thành một Thiên Chúa. Chúng ta thấy cái mộng trở thành Thiên chúa của nguyên tổ Adam đă được biến thành hiện thực trong triết lư của ḿnh. Thế nhưng nếu chân lư xuất phát từ tự do con người th́ lúc ấy mọi sựđều được phép. Và từ đó cả đạo đức lẫn trật tự xă hội sẽ không c̣n nữa. Tự do? Đồng ư. Nhưng ai muốn xử dụng cách trưởng thành tự do của ḿnh, không thể không kèm theo một ư thức về trách nhiệm: Trách nhiệm đối với bản thân và nhân quần xă hội (Lm Dom Phạm văn Hiền.Triết Sử Tây Phương. tr 139).
Tự do trước cái chết:
Martin Heidegger khuyên ta sống thực với chính ḿnh chứ đừng lẩn tránh cái chết với những lư lẽ ngụy tạo. Thế nhưng, một câu hỏi cần đặt ra: Ta cần chấp nhận thứ chết nào? Cái chết của một tên cướp hay cái chết của một chiến sĩ nơi chiến trường? Cái chết v́ nô lệ lạc thú hay cái chết v́ một lư tưởng? V́ thật ra điều làm cho con người có giá trị không phải là cái chêt, nhưng là lư do đưa tới cái chết. Chính lư do cao đẹp mới có sức thuyết phục ta chấp nhận chết một cách tự nguyện và hân hoan (Lm Dom Phạm văn Hiền.Triết Sử Tây Phương. tr 139).


VI. KẾT LUẬN:
Heidegger chỉ mới cho biết một phần tư tuởng của ông sưu tầm về hữu thể. Nhưng cái phần tư tưởng đó đă đề cập đến con người. Theo ông, con người là hiện hữu của cô đơn, của lo âu, của cái chết; số phận con người là thế. Nhưng phản ứng của ta là phải thế nào? Là chấp nhận cái số phận đó với tất cả cái sáng suốt, cái can trường, cái cam tâm của con người biết suy tư, có trách nhiệm và có tự do, phải lănh trách nhiệm và có tự do, phải lănh trách nhiệm, lănh tự do để đổi số mệnh, đổi lo âu, cô đơn, tuyệt vọng ra anh dũng, đổi con người tầm thường ra con người thực thụ (être authentique). Đó là cái tốt nhất cho con người, mặc dù con người cuối cùng rồi cũng phải chết. Cái chết chính là khả năng của hữu thể mà chính mỗi thực thể con người ḿnh phải đảm nhận.
Cuối cùng, theo Heidegger, hiện hữu của con người phải sống tương quan với tha nhân, với vũ trụ. Triết gia đă viết “Bản chất của con người là đối lập với cái ǵ tự khép kín, vào tháp ngà” Sự hiện hữu của con người là “sự hiện hữu với, là sống với” (Sein est mitsein).
Tuy nhiên, sống tương quan với tha nhân với vũ trụ không có nghĩa là tôi thành nộ lệ hay là dụng cụ của người khác, bị người khác đồng hoá. Nhưng là sống với một sự hiện hữu đặt bên sự hiện hữu khác để nâng đỡ, để xây dựng cuộc sống này. Mối tương quan này làm cho chúng ta có trách nhiệm và ư thức hơn với tha nhân với vũ trụ. Và mặc dù là một hữu thể độc lập, là sự hiện hữu tách biệt, nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước những ǵ đang xảy ra trong vũ trụ. Tôi đang sống trong vũ trụ nên tôi có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển vụ. Đó cũng là một cách thức xácđịnh tôiư thức “Tôi đang hiện hữu”. Người Kitô hữu chúng ta trên hành tŕnh tiến về quê trời, về với SựHiện Hữu Tuyệt Đối, chúng ta không cho phép ḿnh bỏ quên một vũ trụ, một người anh em đang hành tŕnh với chúng ta. Một cuộc sống đẹp hơn, hạnh phúc hơn, đầy đủ ư nghĩa hơn khi mọi người cùng chung sức xây dựng “Kiếp sống này ta xây dựng thế giới để dọn đường cho Nước Trời mai sau”.


 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. William s. Sahakan - Mabell. Sahakan (2001). Tư Tưởng Của Các Triết Gia Vĩ Đại. Biên dịch: Lâm Thiện Thanh - Lâm Duy Chân. Nhà xuất bản Thành phố Hồ chí Minh – 2001.
2. Lm Dom Phạm Văn Hiền (Tháng 05-1999). Triết Sử Tây Phương. Tài liệu lưu hành nội bộ.
3. Nguyễn Trọng Viễn, (1995). Lịch Sử Triết Học Tây Phương. Tài liệu lưu hành nội bộ.
4. Nguyễn Hào Hải, (03-2001). Một Số Học Thuyết Triết Học Phương Tây Hiện Đại. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.
5. http://www.google.com/images/heidegger