TRIẾT HIỆN SINH VÔ THẦN

FRIEDERICH NIETZSCHE

(1884-1900)

 

Phêrô Phạm Quang Thoại

 

TÓM LƯỢC

       
Friédrich Nietzsche (Nitsê), triết gia tiêu biểu của giai cấp tư sản Đức trong thời kỳ quá độ sang chủ nghĩa đế quốc, là đại diện của chủ nghĩa chủ quan cực đoan, chủ nghĩa phi lư và ư chí luận, là nhà hư vô chủ nghĩa đồng thời là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của ngôn ngữ Đức. F. Nietzsche sinh trưởng trong một gia đ́nh mục sư thuộc phái Luther, học trung học ở Schulpforta (1858-1864), sớm sáng tác thơ và nhạc. Từ năm 1864 bắt đầu học thần học và triết học cổ điển tại các trường đại học ở Born và Laixich. Từ năm 1869 đến 1878 là giáo sư ngữ văn cổ điển tại trường đại học Basel, t́nh nguyện làm y tá trong cuộc chiến tranh Đức - Pháp (1870-1871), bắt đấu công bố các tác phẩm từ năm 1872. F. Nietzsche bị bệnh tâm thần, sống 12 năm cuối đời trong trạng thái điên loạn và qua đời tại Weimar ngày 25. 08. 1900.
 F. Nietzsche là triết gia đại diện cho hiện sinh vô thần. Nói tới vô thần là ta suy
nghĩ ngay tới những trường phái chối bỏ Thiên Chúa hay chối bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa một sự chối bỏ trong chính thái độ sống của ḿnh. Sự chối bỏ đó có thể nằm trên b́nh diện khoa học như khoa học vô thần, có thể trên b́nh diện kinh tế, xă hội như vô thần Karl Marx chủ trương. với hiện sinh vô thần, họ đă chối bỏ Thiên Chúa, cả trên b́nh diện lư tưởng lẫn b́nh diện của cuộc sống và mối tương quan con người với tha nhân, và cả nơi tự do nữa. Như thế, họ đă từ chối Thiên Chúa trong toàn bộ cuộc sống hiện sinh của ḿnh và đặt nền tảng cho tất cả chỉ trên con người mà thôi.


I. DẪN NHẬP


Đầu thế kỷ XX, nhiều nhà tư tưởng bác bỏ lập trường của cả chủ nghĩa duy tâm
lẫn chủ nghĩa duy vật. Theo họ, đường hướng thoả đáng phải là sự khẳng định tính đồng thời của ư thức và thế giới. Họ cũng nhận thấy sự bế tắc và nỗi bất lực của khoa học khi trả lời cho những thắc mắc và boăn khoăn của con người. Do đó, các triết gia thuộc chủ nghĩa hiện sinh đi t́m nguồn tư tưởng mới, nhấn mạnh vào những đặc điểm tổng quát như sau: Triết lư không c̣n đặt nặng vấn đề thế giới vật chất hay thượng đế như là nền tảng của mọi thực tại và chân lư, mà phải hướng về tâm điểm con người. Triết lư không cho rằng yếu tố tổng quát của con người, bản tính loài người là then chốt, mà muốn xem xét con người hiện hữu, trong thực tại cụ thể, ở một t́nh huống giữa thế giới. Đây là nền triết học của tự do, xem như là đặc điểm cơ bản của con người. Nơi những sinh vật khác, vận mạng, trong một số điều kiện ngoại tại, đă được tiền định từ trong mầm mống. Trái lại ảnh hưởng di truyền cũng như tác động của môi trường không ngăn cản con người chọn lựa và tự quyết về số phận của ḿnh.
Triết hiện sinh nhắm tới con người, con người trong sinh hoạt cụ thể của ḿnh,
với trách nhiệm nặng nề về chính vận mạng của ḿnh, con người đó không thể sống một cách dễ dăi như sự vật, không thể ăn sẵn những khuôn khổ sống. Triết hiện sinh là triết học về ư nghĩa của cuộc hiện sinh và nói tắc là triết học về con người. Nhưng chính từ đây, triết hiện sinh sẽ bị phân rẽ thành hai ḍng vô thần và hữu thần; trong đó, có nhà triết gia Friedrich Nietzsche là một đại diện cho hiện sinh vô thần mà sau đây chúng ta sẽ t́m hiểu về ông.


II.NỘI DUNG


 1. Thân Thế Và Sự Nghiệp
Fréderic Nietzsche sinh ngày 15 tháng 10 năm 1884 tại Rocken, thuộc miền Saxe nước phổ. Cha là mục sư gốc Ba Lan, thuộc ḍng dơi trưởng giả. Lên 5 tuổi Fréderic Nietzsche đă phải mồ côi cha, gia đ́nh sống khá chật vật. Hơn nữa, sau cái chết của thân sinh một vài tuần, người em trai Joseph Nietzsche cũng qua đời, sự kiện đó làm cho Fréderic Nietzsche trở thành người con trai duy nhất, sống trong gia đ́nh toàn những phụ nữ: bà , mẹ , hai d́ và em gái là Elizabeth, cậu được cưng chiều và mang tâm hồn một sự nhảy cảm, tế nhị gần như phụ nữ vậy.
Fréderic Nietzsche sống thời thơ ấu trong không khí đức tin và có một phong cách nghiêm trang, sốt sắng.Cậu không thích những đứa bé hư hỏng, phá pháchhàng xóm, nói dối... cậu chỉ thích đơn độc, đọc Kinh Thánh hay đọc cho người khác nghe với một giọng thật cảm động làm cho họ phải rưng rưng lệ.
Năm 14 tuổi (tháng 10-1858), Fréderic Nietzsche được học bổng nội trú 6 năm của trường trung học danh tiếng Schulpforta. Thời gian này, cậu vẫn có vẽ trang nghiêm, tế nhị, thích làm thơ, nghe nhạc. Bạn bè gọi cậu là " mục sư tí hon ", có đứa gọi cậu là " Đức Giêsu ở trong nhà thờ ". Nhưng trong con người nghiêm trang, nhảy cảm đo,ù vẫn ẩn tàng một niềm kiêu hănh và một ư chí mạnh mẽ: Khi những người bạn học ḥai nghi chuyện về Mutiu Scaevola, cậu đă đốt cháy một hộp diêm trong ḷng bàn tay " cái ǵ không phải bản tính tôi, cái đó đối với tôi chính là Thượng Đế và đức hạnh ".
Năm 1864, Fréderic Nietzsche vào đại học Born. Ban đầu chàng định học thần học, nhưng ít lâu sau, lại chuyển sang học môn ngữ học cổ điển, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Hy ngữ Ritsch. Rồi Fréderic Nietsche theo giáo sư Ritsch sang đại học Leipzig. Năm sau đó, Fréderic Nietzsche t́nh cờ t́m được cuốn sách của Schopenhauer trong một tiệm sách củ, tác phẩm " thế giới, Ư dục và biểu tượng "; ông đọc ngấu nghiến hai tuần liềnvà nhận thấy tác phẩm đó là: "Một tấm gương, trong đó tôi nh́n thấy thế gian, cuộc đời và chính bản tính của tôi được tŕnh bày dưới một vẽ hùng tráng kinhhồn ", cậu nghiền ngẫm từng chữ trong tác phẩm đó, và cảm thấy “Dường như Schopenhauer đang nói riêng cùng tôi. Tôi cảm thấy nguồn phấn khởi của ông, và tưởng như thấy ông trước mắt. Mỗi hàng chữ đều kêu gào thúc dục sự khước từ, chối bỏ, cam chịu ".Cuốn sách đó tạo nên trong chàng thanh niên Fréderic Nietzsche một cơn khủng hoảng tôn giáo trầm trọng, chàng bắt đầu ư thức về giai đoạn lịch sử nhân loại với phong trào vô thần đang bành trướng mănh mẽ trong xă hội. Fréderic Nietzsche cho rằng ḿnh bị đánh lừa trong tôn giáo và bị mất mát tất cả; bừng mắt ra, cuộc đời trở nên trống rỗng và vô nghĩa. Rồi chàng lao ḿnh vào một cuộc đời phóng đăng, ăn chơi với các bạn cùng trường ở Born và Leipzig, cố gắng tập những nghệ thuật của nam giới như hút thuốc và uống rượu. Nhưng chẳng bao lâu, chàng chán ngấy rượu, thuốc lá, đàn bà, và tỏ vẽ khinh bỉ những điều đó nữa. Thời gian này, Nietzsche có làm một luận án về Schopenhauer nhưng không được chấp nhận.
Năm 23 tuổi (1868), chàng t́nh nguyện gia nhập quân đội, đáng lẽ chàng được miễn v́ là con một quá phụ và cận thị. Nhưng thời gian quân ngũ của Nietzsche chẳng được bao nhiêu, chàng bị ngă ngựa vẹo xương sườn. Chứng bệnh từ cú ngă ngựa đó vẫn đeo đẵng Nietzsche măi. Thất bại trong cuộc đời quân ngũ, nhưng chàng luôn tỏ ra tôn sùng các quân nhân như là một h́nh ảnh của những người anh hùng, chịu được dăi dầu cam go. Chàng trở lại đại học Leipzig và vùi đầu vào việc học.
Nhờ giáo sư Ritsch giới thiệu, tháng 2 năm 1869, Nietzsche được bổ nhiệm làm giáo sư môn ngữ học cổ điển tại đại học Balê, Thụy Sĩ, dù không có bằng tiến sĩ. Ngày nhậm chức, ông đọc bài thuyết tŕnh về đề tài "Homere và ngữ học cổ điển", bài diễn văn này được mọi người ca ngợi. Công tác dạy học của Nietzsche khá thành công, nên ông được cấp bằng tiến sĩ và thăng cấp giáo sư chính thức. Ông nhập quốc tịch Thụy Sĩ và dạy học tại đó suốt 10 năm.
Khi ở Balê, Nietzsche làm quen với nhạc sĩ Richard wagner. Khi đó Nietzsche mới có 24 tuổi. Cuộc gặp gỡ với Wagner là một biến cố quan trọng trong cuộc đời Nietzsche. Khâm phục tài năng của Wagner, ông muốn` nói lên giá trị của Wagnercho cả thế giới, ông coi Wagner như một Achilles tân thời.
Năm 1872, Nietzsche trở về Ba Lê, thể xác đau yếu, nhưng tinh thần bùng cháy tham vọng, ông viết: "tôi có trước mắt công việc đủ để làm trong 50 năm nữa và phải canh chừng thời gian một cách nghiêm ngặt". Ngày đầu năm 1872, tác phẩm "Nguồn gốc bi kịch Hy Lạp từ tinh thần âm nhạc" ra đời, nhằm đề cao Wagner. Tác phẩm này được dư luận khen ngợi và coi Nietzsche như vị cứu tinh của dân tộc Đức bằng con đường âm nhạc. Năm 1873, ông cho ấn hành hai phần đầu của tác phẩm " Quan điểm phi thời gian" với những tựa đề: "David Strausse, tín đồ và nhà văn"; "về sử dụng và nguy hại của sử học đối với đời sống".
Lúc này Nietzsche đă hơi thất vọng về chiến tranh; v́ chiến thắng của người Đức có vẽ tự phụ cách thô lỗ. Nietzschecho thái độ đó cản trở sự trưởng thành đích thực của tâm hồn. Oâng viết phần ba của cuốn " Quan điểm phi thời gian" năm 1874, với tựa đề "Schopenhauer, Nhà giáo dục", trong đó ông than thở: "Đế quốc Đức quả đang tuyệt diệt tinh thần Đức". ông quay mũi súng vào các đại học có tinh thần ái quốc quá trớn.
Năm 1876, ông viết bài tiểu luận "Richard Wagner ở Bayreuth ",(phần ba của cuốn quan điểm phi thời gian), ôg hết ḷng ca ngợi Wagner như một Sierfried, “người chưa từng biết sợ hăi". Bài tiểu luận kêu gọi Đức Quốc phải coi buổi lễ tŕnh diễn nhạc Wagner sắp đến mang ư nghĩa hùng vĩ: "Bayreuth với chúng ta có ư nghĩa là phép bí tích ban mai vào ngày lâm chiến".
Nhưng rồi Nietzsche cũng thấy bất măn với Wagner; ông không chịu được thái độ Wagner công kích người Pháp. Ông kinh ngạc v́ sự ganh tị của Wagner đối với Brahms. Thế là ông bỏ đi không một lời với Wagner, giữa lúc Wagner đang ở tột đỉnh vinh quang. Sau đó, ở miền Sorento xa xôi, ông lại chạm mặt với Wagner, nhạc sĩ đến đó để nghĩ ngơi sau vinh quang của ḿnh và đang h́nh thành một bản nhạc kịch mới (Parsufal, đấy sẽ là một bản tụng ca Kitô Giáo, ḷng trắc ẩn, và t́nh yêu không xác thịt, ca tụng một thế giới được cứu chuộc nhờ một "người điên thuần tuư", "người điên trong Chúa Kitô"), Nietzsche không thèm nh́n mặt Wagner và không bao giờ nói chuyện với ông. Nietzsche không thể tha thứ cho Wagner v́ ông ca tụng Kitô Giáo.
Tâm hồn của Nietzsche thật tinh tế; ông nhận ra ngay nhưĩng ǵ lố bịch, những ǵ có chút giả tạo trong cuộc đời. Nhưng khốn khổ thay sự tinh tế ấy lại không nhận ra được tính hay làm bộ của chính con người ḿnh. Chúng ta thấy, ngay từ bé, Nietzsche thích đọc Tin Mừng cách thật cảm động cho người khác; Nietzsche ca tụng người chiến sĩ… những điều ấy phản ảnh một sự tinh tế trong nhận xét thế giới, vừa có vẽ như một sự ve vuốt chính bản thân của ḿnh. Tâm hồn Nietzsche vừa cần sự an ủi, vùa khát khao sự hùng dũng. Will Durant nói: "Nietzsche vốn có thói quen tự đánh lừa và vốn là một người viết tự thuật không đáng tin cậy lắm".
Sức khoẻ của ông càng lúc càng xấu đi nhiều; bắt đầu từ năm 11875, Frederic Nietzsche đă có những chịu chứng bệnh thần kinh, ông thường bị những cơn đau đầu kinh hồn đến nôn mữa liên miên, mắt th́ yếu không chịu được ánh sáng. Năm 1876, ông phai ngưng dạy học một năm để đi dưỡng bệnh. Năm 1879 phải từ chức giáo sư , nhưng chính lúc ấy, triết gia mới bỏ khuynh hướng bi quan và tuyệt giao với Wagner. Những văn phẩm "Nguồn gốc bi kịch" và "Những quan điểm phi thời gian", trong khoảng 1872-1876 phản chiếu tư tưởng bi quan của tác giả. Conø văn phẩm "Nhân đạo, quá nhân đạo" và "Du khách với bóng ḿnh" biểu lộ tâm trạng mới, không bi quan của ông.
Từ năm 1879 đến năm 1889, triết gia sống đời gian hồ, mùa đông du ngoạn những miền trong Địa Trung Hải như: Nice, Pháp, Ghenova, Ư; mùa hè trở về Thụy Sĩ. Trong thời gian này, ở những miền cao cô quạnh, ông đă cảm hứng cho tác phẩm vĩ đại nhất của ḿnh "Zarathoustra đă nói như thế" (1885), "Vượt qua thiện ác" (1886).Trong thời gian này ông sống cô độc. Tuy luôn cương quyết thể hiện cuộc sống theo đúng triết lư của ḿnh, nhưng con người nhảy bén và vốn yếu ớt đó nhiều lúc không khỏi cảm thấy quá cô đơn. Từ đó, ông sống trong t́nh trạng tê liệt hoàn toàn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Ông c̣n sống thêm 11 năm nữa và qua đời tại Weimar ngày 25-8-1900.


 2. Tác Phẩm
+ Khởi nguyên bi kịch từ tinh thần âm nhạc (1872).
+ Những qua điểm phi thời gian (1873-1876).
+ Tính người, quá đổi là tính người (1878).
+ Vừng hồng (1881).
+ Khoa học hân hoan (1882).
+ Zarathustra đă nói như thế (1883-1891).
+ Ưù chí quyền lực (1906).
+ Schopenhauer, nhà giáo dục (1874).
+ R. Wagner tại Bayreuth (1876).
+ Bên kia bờ thiện ác (1886).
+ Tiến đến một phổ hệ luân lư (1887).
+ Kẻ chống Chúa (1888).
+ Hoàng hôn của những thần tượng (1889)


 3. Tư Tưởng.


 3.1 Nitzsche Phê B́nh Các Gía Trị Cổ Truyền
Nietzsche chống lại duy niệm, và chống lại những giá trị luân lư mà ông gọi là "chân lư của bọn nô lệ".
 3.1.1 Nietzsche Phê B́nh Triết Lư Duy Niệm
Ngay từ hai tác phẩm đầu tay của ông, cuốn "Nguồn gốc của bi kịch" và cuốn "Sự phát sinh của triết học", Nietzsche đă nhằm đă phá triết học duy niệm mà ông coi Socrate là tổ phụ. Theo Nietzsche triết duy niệm không những không mang lại lợi ích ǵ cho nhân loại, mà conø mắc tội mê hoặc và làm tê kiệt sự t́m hiểu của các thế hệ sau.
Dưới mắt Nietzsche, Socrate là điển h́nh của con người lư thuyết, và triết học của Socrate chỉ là một bộ máy vô hồn điều hành một mớ những quan niệm. Ông thoá mạ thuyết duy niệm muốn lấy tư tưởng trừu tượng để thay thế cho sinh hoạt dào dạt của trường đời. Đây ông nhằm Parménide và Platon để công phá: "Họ đă khai trừ giác quankhỏi công việc tri thức trừu tượng; họ dành công việc đó cho một ḿnh lư trí là hai lĩnh vực biệt lập mà họ gọi là "xác" và "hồn": do sự phân chia này, các triết gia đó và nhất là Platon đă làm hỏng công việc tri thức. Thái độ này của họ là tai vạ đè nặng trên lịch sử triết học. Triết lư trừu tượng là triết lư vô hồn và vô vi. Nietzsche đă mô tả nó như sau: "Đó là một tư tưởng không hương vị, không màu sắc, vô hồn và vô h́nh, không có một giọt sinh lực, không một tâm t́nh đạo hạnh, hoàn toàn như một kư hiệu trừu tượng".
Như thế, Nietsche đă đi xa hơn Kierkegaard trong công việc diệt trừ những tệ đoan của thuyết duy niệm. Đôí với Kierkegaard trong công việc diệt trừ những tệ đoan của thuyết duy niệm. Đối với Kierkegaard th́ duy niệm là Hegel; đối với Nietzsche th́ duy niệm là cả một truyền thống Tây phương, truyền thống đi tự Parménide và nhất là tự Socrate và Platon xuống cho tới Kant và Hegel.
Theo Nietzsche, không thể có chân lư trừu tượng, không thể có sự nhận thức tuyệt đối, sự nhận thức không của ai hết và không do một quan điểm nhất định nào hết. Trừu tượng là tri thức tuyệt đối, một thứ tri thức h́nh thức, tri thức bắt buộc trăm người cùng một quan điểm như nhau: đó chỉ là tri thức người ta chấp nhận cách thụ động, không dám mở mắt của ḿnh ra để nh́n nhận. Đó là một thứ tri thức do người khác dạy và ta chấp nhận và không xem lại. Nietzsche tranh đấu cho một thứ tri thức mới: tri thức cụ thể .Và tri thức này th́ linh động, uyển chuyển: uyển chuyển v́ vạn vật cũng uyển chuyển và biến dịch không ngừng. Cho nên tri thức thực thụ nhất phải là tri thức gắn liền với thực tế, lấy thực tại làm thước đo chân lư, chớ không lấy những "chân lư trừu tượng" để ru ngủ và làm cho con người xa ĺa cuộc sinh hoạt muôn màu của trường đời.
3.1.2. Nietzsche Phê B́nh Nền Luân Lư Cổ Truyền
Công việc phê b́nh thuyết duy niệm đă chỉ chiếm một phần nhỏ trong sự nghiệp của Nietzsche, phần trọng yếu hơn chính là phần ông phê b́nh các giá trị luân lư cổ truyền ḥng đưa ra một bảng giá trị mới về con người hùng của ông.
Trọng tâm phê b́nh: Nietzsche chia cách sống của nhân loại làm hai, cách sống của người chủ ông và cách sống của người nô lệ.
"Trăi qua tất cả các nền luân lư thanh nhă hoặc thô tục đă hay c̣n đang thống trị thế giới, tôi nhận thấy một ít nét căn bản. Tôi nhận định có hai nền luân lư khác hẳn nhau: luân lư chủ ông và luân lư nô lệ. Luân lư chủ ông là luân lư của giai cấp thống trị, giai cấp quí tộc, tất cả những ǵ liên quan tới giai cấp quí tộc đều"tốt” ; trái lại, tất cả những ǵ do đám phàm nhân hoặc có liên can đến sinh hoạt của bọn này đều bị cấp quư tộc cho là "xấu", là hèn. Như thế cấp chủ ông đă tác tạo ra một bảng giá trị và họ cùng nhau chia sẻ niềm tin tưởng này: bọn lê dân thiển cận và hay nói dối." Thành thử tất cả những ǵ các chủ ông nói với nhau đều có giá trị xác thực. "chúng ta là những người chân thật". Họ không nhận thấy nơi phàm nhân có điều chi đáng quư hết ; và giả thử họ có thương bọn lê dân, th́ không phải ǵ bọn này đáng thương , nhưng chỉ v́ các chủ ông thừa sức để ban phát cho họ những thặng dư của đời sống “tốt” của ḿnh. Người quư tộc có bản tính ngang tàng, kiêu hănh. Chư thần đă đặt trong ngực họ một quả tim sắt đá, cho nên một vị anh hùng đă nói : “Lúc thiếu thời aiđă không có quả tim cứng rắn, th́ không bao giờ sẽ có nữa”. Những người theo luân lư này thực khác xa với những thứ luân lư tân thời chuyên môn giảng dạy từ bi, xăû kỷ và vị tha. Luân lư chủ ông xây trên tự tín, tự đại: họ là những người tôn trọng kể hào hùng.
Luân lư nô lệ th́ ngược lại. Họ là những kẻ bị ḱm chế, sống trong ức hiếp và đau khổ. Họ là những tâm hồn nhu nhược, hèn yếu, mỏi mệt. Nhưng họ cũng lập ra một bản giá trị riêng cho họ, xứng hợp với hoàn cảnh sinh hoạt của họ. Con mắt của kẻ nô lệ luôn luôn lo sợ cái oai phong của người hùng, sợ cái những nhân đức của ông chủ. Kẻ nô lệ chỉ mến yêu những ǵ có khả năng xoa dịu nỗi thống khổ của họ. V́ thế, họ lập ra những nhân đức nô lệ như : đức nhẫn nại, đức khiêm tốn, đức từ bi. Trái lại, tất cả những nhân đức của ông chủ đều trở thành mối lo sợ cho họ.Họ cho là “xấu” tất cả những ǵ có tính chất hùng mạnh, đáng ghê sợ.
Tóm lại, theo luân lư nô lệ, th́ “người xấu”, “người ác” là người làm cho kẻ khác kinh sợ. Trái lại, theo luân lư chủ ông, th́ “người tốt” là người được kẻ khác kính sợ và làm cho bọn lê dân kinh khiếp, c̣n “người xấu” là người đáng khinh bỉ.
Quay đi quẩn lại, Nietzsche vẫn chỉ trích các tôn giáo và các nền luân lư cổ truyềnvề tội miệt thị những giá trị hiện sinh, không những không khyến khích con người phát triển khả năng của ḿnh, các tôn giáo và luân lư cổ truyền c̣n gieo kinh hăi và bạc nhuợc và tâm hồn con đạo, làm họ sống mà nhưbị tê liệt bởi định mệnh. Nietzsche cho rằng các nền luân lư cổ truyền không nhắm các giá trị hiện sinh, nghĩa là không nhằm phát triển những đức tính con người tại thế, nhưng chỉ nhằm phát triển những đức tính có mục đích chê chối và ghét bỏ cuộc hiện sinh. Các tôn giáo cũng như nền luân lư cổ truyền mắc vào tội “yếm thế “đó, Nietzsche bảo rằng thà họ đừng sống nữa, v́ sống để chờ chết như thế là sống thừa.
3.2. Nietzsche Xây Dựng Triết Người Hùng
Nietzsche đă lấy những giá trị hiện sinh để làm nền tảng và thước đo những giá trị các triết thuyết: những học thuyết nào không giúp con người phát triển những khả năng vô tận của hiện sinh, đều bị ông coi là thuyết duy niệm và vô bổ. Đối vớiNietzsche, hiện sinh là giá trị uyên nguyên và là giá trị duy nhất làm nền tảng cho những giá trị khác, chẳng hạn tri thức chỉ có giá trị khi nó nh́n nhận những giá trị hiện sinh và giúp ta phát huy những giá trị hiện sinh thôi; không hướng về hiện sinh, tri thức chỉ là một giá trị h́nh thức,nghĩa làmột giá trị chết.
Những hiện sinh của Nietzsche khác hiện sinh của Kierkegaard nhiều quá: Kierkegaard nh́n nhận sinh hoạt tôn giáo là h́nh thức hiện sinh cao quí nhất và trung thực nhất, trái lại Nietzsche gớm ghét tất cả mọi h́nh thức tôn giáo và coi tôn giáo là h́nh thức hiện sinh nô lệ. Do đấy, Nietzsche chủ trương : “Thượng đế đă chết rồi, phải giết Thượng đế th́ con người hùng, tức con người siêu nhân mới có cơ hội xuất hiện”.
Hiện sinh của Nietzsche là thứ hiện sinh gắn liền với trái đất này, hiện sinh đó nhất định chỉ nhận “những thức ăn của trái đất” mà thôi.
Nietzsche ư thức một cách bi đát rằng: đời sống là giá trị duy nhất, tất cả những ǵ khác chỉ có giá trị tùy theo chúng có thông phần vào giá trị căn bản đó không. Tuy nhiên, tự nó đời sống không có giá trị nào hết, v́ giá trị đời sống phải có giá trị mà ta,chủ thể hiện sinh, đặt cho nó.Sở dĩ từ trước tới nay, đời sống không có giá trị là v́ nền luân lư nô lệ đă dạy con người sống trong thụ động và tiêu cực. Cái mà ông nghĩ ḿnh có sứ mệnh mang lại cho nhân loại là nếp sống hùng cường của con người siêu nhân. Siêu nhân và ư chí anh hùng là hai phương diện của cùng một thực tại: con người hiện sinh siêu phàm. Nói đến ư chí anh hùng là nói đến cách người siêu nhân nh́n vũ trụ, c̣n nói đến các siêu nhân là nói đến các h́nh ảnh ghê sợ của người đó. Chúng ta sẽ lần lượt bàn đến hai phương diện đó.
 3.2.1. Ư ChíHùng Cường
Muốn nói một cách gọn ghẽ có dễ nhớ, chúng ta có thể gọi ư chí hùng cường của Nietzsche là ư chí cương quyết đặt ḿnh làm trung tâm và làm quan điểm nh́n xă hội. Ư chí hùng cường là ư chí thống trị: không thống trị bằng vơ lực hoặc bằng mưu mô, nhưng bằng cách đặt cho vạn vật những giá trị mới,những giá trị hoàn toàn do tôi đặt ra.
Muốn kiến tạo một lớp người tự do, biết tự chủ và tự ḿnh đặt lấy những giá trị cho ḿnh, Nietzsche đă nêu cao tôn chỉ sau đây, một tôn chỉ mà người ta có thể đọc thấy nhiều lần trong các tác phẩm của ông : “Hăy luôn luôn trở nên chính ḿnh anh, hăy là chủ ông và là nhà điêu khắc để tạo nên chính ḿnh anh”. Theo Nietzsche, tất cả những ai nhắm mắt tuân theo những thể lệ và cách sống của xă hội, đều là người nô lệ tinh thần: Bọn này sinh ra để phục vụ xă hội, mang thân làm những viên gạch cho người hùng xây dựng xă hội, nhưng nếu người hùng chưa xuất hiện, th́ tất cả nhân loại giống như một đàn cừu, một đoàn người nô lệ.T́nh trạng này kéo dài, v́ người ta chưa chân nhận những giá trị của tự do.
Người hùng của Nietzsche là con người hoàn toàn tự chủ, không lệ thuộc vào những thói tục do luân lư cổ truyền tạo nên để nô lệ hóa con người, con người hùng ư thức sâu xa về tính cách tự chủ của ḿnh, nó muốn dùng cuộc đời của nó để thể hiện quyền tự chủ vô cùng qúi báu đó.
 Nietzsche luôn luôn nhắc lại điều đó, và ông đă nói mạnh một cách đau đớn v́ ông chứng nghiệm luân lư tây phương thời đó đang đi vào hưvô chủ nghĩa, một thứ luân lư tiêu cực coi mọi sự là vô ích.Hư vô chủ nghĩa dạy người đời rằng : “Đời không đáng sống. Tất cả một sự đều vô ích. Thôi, cứ sống cho qua ngày. Sống chờ đợi. Sống chờ chết”. Đó là h́nh ảnh sống của người nô lệ sống nơi lưu đày, sống không ư vị v́ không có chủ đích vàdự tính, họ sống như thể sống giúp ai. Chính v́ muốn lay tỉnh con người thời đại, Nietzsche đă rao giảng lư tưởng con người hùng.
3.2.2. Con Người Siêu Nhân
3. 2.2.1. Con người siêu nhân là con người luôn luôn vươn lên
“Con người là một cái ǵ phải vượt qua”: câu này được lập đi lập lại rất nhiều lần dưới ng̣i bút của Nietzsche. Con người là một nhịp bước, là một quá tŕnh đi lên, không phải là một an hưởng hoặc tận cùng. Con người hiện sinh phải biết xấu hổ mỗi khi nh́n vào ḿnh, dầu ḿnh đă tiến đến đâu, ḿnh vẫn phải bảo ḿnh rằng như thế chưa ra ǵ hết, cho nên phải vượt lên măi. Con người là một cái ǵ phải vượt qua.   
Nhưng vượt qua thế nào? Nietzsche không cho vượt lên siêu việt do con đường tôn giáo, nhưng chỉ muốn con người tự vượt chính ḿnh mà thôi. Đó là một thứ viễn việt không phải là siêu việt. Và đó là ư chính của danh từ siêu nhân : các tôn giáo đặt con người những lư tưởng làm thần thánh trên trời, c̣n Nietzsche th́ đặt con người cái lư tưởng làm người siêu nhân. Có thể coi siêu nhân như là một vị thánh hiền của những giá trị trần gian :
 “Anh em phải luôn luôn trung thành với trái đất, trung thành với tất cả sức mănh liệt của nhân đức anh em. T́nh yêu và tri thức của anh em phải phụng sự ư nghĩa của trái đất. Tôi nài xin anh em điều đó”.
“Hăy làm như tôi, hăy đem những nhân đức lạc đường về với trái đất. Phải đem nhân đức trở về với thân xác và cuộc sống để nhân đức của anh em làm cho trái đất có ư nghĩa, nghĩa nhân bản”.
Nietzsche luôn luôn noí đến “ư nghĩa của trái đất” tức ư nghĩa cuộc hiện sinh. Ông hô hào những phần tử giác ngộ phải giúp ông tái lập nền luân lư hiện sinh và lư tưởng sinh hoạt như vũ băo, lấy trần gian này làm nơi phát triển những nghị lực và những dự tính cao cả nhất của nhân vị con người.
Đối với Nietzsche, cuộc hiện sinh này có giá trị duy nhất của đời người: hỏng mất cuộc đời, là hỏng mất tất cả.
 Phản đối mặc, và lên án cũng mặc, người siêu nhân cứ đi con đường ḿnh, cứ sáng tạo, cứ dám nghĩ như chưa từng ai nghĩ. Mặc cho ai khuyến khích những giá trị viễn vông, mặc cho ai sống để chờ chết, người siêu nhân quyết phát triển những giá trị hiện sinh: người siêu nhân ư thức một cách đau đớn rằng con người là một cái ǵ phải vượt qua, vượt qua và vượt lên măi. Tất cả nghị lực của người siêu nhân đổ dồn vào cuộc hiện sinh, cần “làm cho cuộc hiện sinh có một ư nghĩa” và đó là “ư nghĩa của trái đất” mà Nietzsche luôn miệng nhắc đến.
3.2.2.2.Con người siêu nhân là con người đă tự giác
Người siêu nhân là con người tự trong quần chúng bước ra, nhưng là người phải giẵm lên trên quần chúng. Theo nghĩa đen: siêu nhân là vượt lên đầu con người thường. Người siêu nhân là người biết ḿnh không c̣n bị trói buộc bởi một hạn chế nào khác. Đó là con người tự giác và đă được giải thoát. Người siêu nhân không nhắm tin theo những lời truyền dạy của luân lư nữa, nhưng luôn luôn xét lại xem có hợp và có sức phát triển hiện sinh chăng. Khi người ta sống nhắm mắt theo luân lư cổ truyền, người ta không thấy cần phải suy nghĩ chi, hễ thấy kẻ khác làm th́ ḿnh cũng làm, nhưng một khi đă tự giác, đă tự nhận trách nhiệm làm ánh sáng soi lấy đường ḿnh đi, người ta phải tỉnh trí luôn, suy nghĩ luôn, đắn đo luôn. Đó là h́nh ảnh cao quí nhất của con người tự giác và tự chủ.


 4. F. Nietzsche và những đóng góp cho sinh viên thần học
Ông có quan điểm tương đồngvới Schopenhauer về bản chất con người, bao
gồm cả bản năng sống: “sống là thực hiệncách sung măn những bản năng của con người.” Nhưng ông hoàn toàn bất đồng với triết lư bi quan của Schopenhauer. Ông tin chắc vẫn c̣n khả năng hoàn thiện nếu ta dành trọn vai tṛ quyết định ư nghĩa cuộc sống cho bản năng thay v́ dồn nén chúng.
Ông cho rằng những ǵ thực sự là đạo đức th́ phải phù hợp và không bao giờ mâu
thuẫn với bản chất của con người. Điều phải làm là tôn trọng qui luật của sự sống, nó buộc phải loại bỏ kẻ yếu, bắt họ qui phục kẻ mạnh: “Nguyên lư đứng đầu của t́nh yêu thương mà chúng ta dành cho người khác là: kẻ yếu và kẻ thất bại phải tiêu vong. Hơn nữa, phải giúp họ biếđi.” Ḍng lịch sử nhân loại luôn cho thấy có hai hệ thống đạo đức, với những qui tắc luân lư riêng: Đạo đức của kẻ yếu. Đây là khuynh hướng đạo lư của nền văn minh Cơ Đốc và Do Thái, chỉ thích hợp cho giới nô lệ. Đặc điểm của nó là chỉ biết qui lụy chấp nhận phục tùng, cổ suư cho tính khiêm cung và từ tâm, kềm chế t́nh cảm, không dám bộc lộ sự phản kháng, c̣n đạo đức của kẻ mạnh là luân lư của những chủ nhân, của tầng lớp quư tộc, cầm quyền, của giống người ưu thắng, đă cống hiến vào sự nghiệp chiến tranh, thảm hiểm, chinh phục, đă tước bỏ được óc đàn đúm, đă hạ được đối thủ và buộc họ phải thừa nhận quy luật “kẻ mạnh có quyền thống trị kẻ yếu”. Người mạnh được dựng nên để chỉ huy, để phát triển ḷng kiêu hảnh, ư chí quyền lực và ích kỷ tuyệt đối. Theo Nietzsche, nguyên tắc “sức mạnh làm nên lẽ phải” là quy luật của tự nhiên. Như thế, kẻ mạnh là người tự đặt cho ḿnh luân lư, làm đảo lộ bậc thang giá trị sao cho cái lợi về phía ḿnh.
Ông cho rằng quá tŕnh tiến hóa sẽ đưa nhân loại tới một dạng “người khổng lồ”
về mặt đạo đức, được phú cho một thể chất siêu việt: đó là bậc siêu nhân. Siêu nhân là thành viên của ṇi giống tương lai. Nếu xem con người là động vật thượng đẳng so với loài khỉ, th́ siêu nhân là giống thượng đẳng so với loài người. Những con người hoàn hảo nhất của nhâ loại đều hoá ra nhỏ bé và tật nguyền khi đứng trước siêu nhân. Quan niệm của Nietzsche đ̣i hỏi siêu nhân phải là một đấg có quyền năng, uy nghiêm như Caesar và có đức độ vị tha cao vời như Đức Kitô, như thế mới trở nên mẫu mực lư tưởng cho mọi người.
Mặc dù là người vô thần, Nietzsche tỏ ra rất sâu sắckhi phê phán những kẻ
thờ phượng thượng đế trên danh nghĩa, nhưng lại báng bổ ngài trong cung cách hành xử. Ông bác bỏ các giá trị đạo đức theo tih thần đạo Cơ Đốc và Do Thái v́ cho rằng chúng đi ngược lại với xu hướng tự nhiên của những chủ nhân, và ông lên án những đạo hữu đă sử dụng tôn giáo như một phương tiện để làm những điều xấu xa. Cứ xét đến các hành tung của các tín đồ Cơ Đốc và Do Thái, th́ Thượng Đế hẳn đă chết, nếu không, những kẻ thờ phượng Ngài nào dám hành xử sai trái một cách tàn tệ đến thế. Mặt khác theo nhận định của Nietzsche, sự kiện Đức Kitô chết đi v́ yêu thương con người chứng tỏ rằng t́nh yêu mang đến những khổ đau và bất hạnh. T́nh yêu khiến cho mọi cá nhân dễ bị tổn thương và bị lung lạc trong một môi trường thù địch. Tuy Đức Kitô là mẫu mực lư tưởng của siêu nhân, là tấm gương sáng để ta noi theo, và “chỉ có một ḿnh Ngài là tín đồ Cơ Đốc mà thôi, và người ấy đă chết trên thập gía…” phải nhớ rằng Ngài đă chết v́ t́nh yêu thương con người, như ng cũg chết bởi thái độ bất trị của nó nữa.


 5. Suy Tư Thần Học Về F. Nietzsche
Có nhiều phản ứng khác nhau về con người và triết lư của Nietzsche. Một số người coi ông là kẻ phá hoại những nền tảng của đời sống luân lư con người, là "người chứng" cho những ǵ ghê tởm nhất của một con người mà triết lư có thể đạt tới. Nhiều người khác lại coi Nietzsche như nhà tiên tri cô độc luôn tha thiết với hạnh phúc của nhân loại.
Có lẽ cuộc đời và triết lư của Nietzsche có cả hai điều đó. Ông vừa thực sự là kẻ phá hoại cuộc sống nhân loại, nhưng đồng thời ông cũng làm cho cuộc đời ḿnh thật bi tráng, cũng như làm lực đẩy cho cuộc sống nhân sinh cất bước đi lên. Học thuyết của Nietzsche là một phản ảnh khá trung thực về con người và cuộc đời đó. Hào hùng và bi thảm, tinh tế và giả tạo, khinh ghét và yêu mến, mạnh mẽ và yếu nhược…...tất cả những điều trái nghịch được pha trộn với nhau trong hiện tượng Nietzsche, để tạo nên một thứ cay, thứ đắng làm cho người ta phải xuưt xoa chảy nước mắt, nhưng cũng là thứ cay đắng có thể làm cho người ta say sưa và nghiện ngập v́ mùi vị quyến rũ riêng của nó. Thật khó có thể đánh giá một lần về con người và học thuyết này . Nhưng qua Nietzsche, ta không khỏi cảm thươngcho thân phận con người. Có lẽ cuộc đời của ôngcũng là một " bi kịch Hy Lạp " như chính ông đă hết lời đề cao, và có lẽ ta không nên dễ dàng đánh giá Nietzsche, cho bằng chiêm ngắm ở đó một “bi kịch " của thân phận con người và một lời "ngôn sứ " cho chính thân phận con người.
Đối với hai ông tổ của hiện sinh hữu thần và vô thần: Kierkegaard và Nietzsche,ta thấy Nietzsche có ảnh hưởng lớn hơn Kierkegaard. Nietzsche là tiếng sét phá tan sự yên tĩnh và không khí an nghỉ của thời đại; ông là hiện thân của tinh thần chống đối. Đọc ông ta cảm thấy bị tố cáo. V́ thế, việc đọc Nietzsche là nguồn phát động suy nghĩ cho các triết gia hiện nay. Nhưng nếu thiếu Kierkegaard th́ Nietzsche sẽ dẫn chúng ta đến thất vọng và phi lư. Nietzsche giúp ta phá bỏ những tượng thần cũ kỹ, những lề thói hủ lậu, và đă tiến hành công việc định hướng lại một cách cực đoan nền triết học tư sản cho phù hợp với những đ̣i hỏi tư tưởng của một thời đại mới, một thời đại với xu hướng phản động, bạo lực, xâm lược và tàn bạo. Các triết gia mácxít cũng nhận định rằng: thực chất, sự phê phán của Nietzsche đối với xă hội và thời đại là phê phán từ phía hữu, xuất phát “ từ quan điểm của một người cực kỳ phản động”, bên vực và tánthưởng vô hạn hững cơ sở nền tảng của chủ nghĩa tư bản và xă hội có giai cấp, tán thưởng tư hữu, “bản năng chủ sở hữu”, tán thưởng áp bức và bóc lột, thậm chí xem chế độ nô lệ là cơ sở của mỗi một nền văn hóa cao cấp hơn.
Thật khó đưa ra phê b́nh chính xác về học thuyết của Nietzsche. Lịch sử có cáinh́n khác nhau về con người này trong khi đánh giá ảnh hưởng tốt và xấu của Nietzsche đă làm thức tỉnh thái độ yếu hèn nô lệ thụ động của cuộc sống trong triết học đặc biệt là đời sống tôn giáo. Nhận xét của Yves de Montcheuil diễn tả thái độ đúng đắn người Kitô hữu với hiện tượng Nietzsche: “ với một tín đồ Kitô giáo đă vững tâm khôg sợ bị lôi cuốn, chúng tôi có thể quyết rằng ít có chi bổ ích cho tinh thần bằng sự suy nghĩ và phản ứng: chúng ta đừng theo chước cám dỗ tai hại thường làm chứng ta muốn biện hộ và thần thánh hoá những yếu hèn của chúng ta , chúng ta nấp sau những mặt nạ đạo đức để yên thân trong cảnh nhu nhược”


III. KẾT LUẬN


Trong cuốn “Minh triết trong tư tưởng phương tây” của Nguyễn Thu Phong trang 229-235 có ghi rằng: Đối với tác phẩm của ông người ta đă xem ông là một vĩ nhân của thời đại, về tư tưởng là “cái ngă tuyệt đối” của Fichte đưa đến “cái ngă siêu việt” của Nietzsche tức con người siêu nhân mà người ta gọi đó là thuyết phi đạo đức của siêu nhân. Hai nền lưân lư chủ ông và nô lệ Nietzsche cho tôn giáo là sản phẩm của kẻ yếu hèn, họ không hiểu giá trị đích thực của đời này nên mới tạo ra những giá trị của đời sau “đau khổ và bất diệt”. Từ quan niệm này ông cho rằng cái lớn lao trong con người là ở chổ nó là một cây cầu chứ không phải là mục đích, là sự chuyển tiếp và là một sự phá hủy. Ông kêu gọi con người phải tỉnh thức, cần sống một cuộc đời thật của chính ḿnh: “Hởi những huynh đệ của ta, xin các ngươi hăy trung thành với trái đất, đừng tin tưởng những kẻ nói cho các người nghe về những hy vọng siêu trầm…” và thông báo : “Thượng đế chết rồi, phải giết Thượng đế th́ con người hùng, tức siêu nhân mới có cơ hội xuất hiện”. Thế là siêu nhân Nietzsche tung lên là khả năng sáng tạo tuyệtvời nhằm phục vụ cho chính ḿnh, tức là xây dựng nên một con người hoàn hảo về hai phương diện “thể xác lẫn linh hồn”.
Chúng ta muốn hiểu Nietzsche phải thậm định giá trị tư tưởng của ông, chúng ta phải có tinh thần siêu tôn giáo, siêu đạo đức. Siêu tôn giáo ở đây là vượt thoát những hưởng vọng vào thưởng phạt ở đời sau, và sự “tái sinh” làm người hoặc làm qủy, và những ngụy sự do con người đặt ra để mê hoặc người đời tin theo. Nếu có chấp nhận tôn giáo, con người chỉ chấp nhận chức năng của nó, đó là nơi con người có thể thổ lộtâm t́nh riêng tư của ḿnh với Đấng Tối Cao ngự trị tâm thức của chính ḿnh, và là nơi dùng làm điểm tựa đối kháng những bất công xă hội. Do đó, niềm tin vào sự thưởng phạt ở đời sau trở thành niềm tin vào thưởng phạt hiện kiếp, tức kẻ ác bị người đời thoá mạ, hoặc bị trừng phạt thích đáng c̣n người thiện được ca ngợi và ái mộ. Đó là qua niệm về tôn giáo của giới người vượt ra ngoài tin mê: khi các tôn giáo thời của ông gieo rắc nhiều mê tín để nuôi tham vọng và quyền bính, nên chúng ta không trách ǵ thái độ quá cứng nhắc của ông với tôn giáo.
   
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 * Trần Thái Đỉnh. (1968).Triết Học Hiện Sinh, Thời Mới.
 * Quang Chiến.(2000).Chân Dung Triết Gia Đức, Viện Triết Học: Trung Tâm VănHoá Ngôn Ngữ Đông Tây.
 * Lê Thành Tốt. (2003). Giáo Tŕnh Triết Học Tây Phương. Tp. HCM Lasan Tu Thư.
 * Nguyễn Ngọc Vinh. (2001). Con Người Dưới Cái Nh́n Của Triết Hiện Sinh. Bài Tiểu Luận, Đà Lạt: Học Viện Salêdiêng Don Bosco.
 * Vũ Đăng Tŕnh. (1993). Đại Cương TriếtSử Tây Phương, Giai Đoạn Thời Mới, Đại Chủng Viện Thánh Qúi.